Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 18

22/04/201317:32(Xem: 8953)
Phần 18

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2001

TOÀN TẬP

TÂM NHƯ TRÍ THỦ

--- o0o ---

TẬP 3

HIỆP CHÚ

CHƯƠNG BẢY

PHÁP CHÚNG HỌC

I. TỔNG TIÊU:

A. CHÁNH VĂN:

Thưa các Đại đức, đây là một trăm pháp chúng học, xuất từ giới kinh, mỗi nửa tháng tụng một lần.

B. LƯỢC GIẢI:

Chúng học pháp, hoặc gọi là chúng đa học pháp. Tiếng Phạn của nó được phiên âm Hán là thi xoa kế lại ni, hoặc thức xoa ca la ni, nghĩa đen là “điều cần phải thực hiện”. Theo nguyên văn Phạn, sự cấu tạo văn cú của các điều khoản thuộc chương này có điểm khác biệt với các chương trước. Trong các chương trước, văn cú của mỗi điều khoản bắt đầu rằng: “Tỳ kheo nào…” và cuối cùng xác định Tỳ kheo phạm tội thuộc thiên tụ nào. Trong chương các pháp chúng học này, văn cú theo tiếng Phạn có thể được diễn ra như sau: “cần học tập rằng tôi sẽ…”. Cách dùng động từ được chia với ngôi thứ nhất, số ít, thì tương lai, trực thuyến cách, đã nêu rõ bản chất của các điều học này. Nếu bản chất của các chương trước là chỉ trì và chỉ phạm, thì bản chất của chương này là tác trì và tác phạm. Mặc dù có rất nhiều điều khoản chứa đựng từ phủ định không, nhưng phải hiểu nó luôn đi kèm với động từ thì tương lai: tôi sẽ không…

Các vi phạm đối với các điều khoản thuộc chương này đều phạm tội đột kiết la. Đối tượng của những điều khoản trong đây đại bộ phận là bốn oai nghi cử chỉ, cùng với những những sự việc ăn uống, thuyết pháp, v.v… Nói một cách tổng quát, đấy là những điều tác thành tư cách lịch sự, cao nhã của một Tỳ kheo. Ngoài tác phong trong sự giao tiếp với thế tục ấy, các điều khoản trong chương này còn nhắm đến mục đích quan trọng khác trong đời sống tu tập của Tỳ kheo: đó là sự hộ trì chánh niệm, là nền tảng của sự tu tập các thiền định. Do ý nghĩa này, một số lớn các điều khoản căn bản của chúng học được đề cập thường xuyên trong Kinh tạng, nhất là A hàm, mỗi khi mô tả đời sống tu tập nhiệt thành của một Thánh đệ tử xuất gia.

Tuy nhiên, con số điều khoản, cũng như nội dung các điều khoản thuộc pháp chúng học này, khác biệt rất lớn giữa các bộ. Đây hẳn là do ảnh hưởng địa phương, tập quán xã hôi của địa phương nơi mà mỗi bộ phái sinh hoạt và phát triển riêng biệt. Chẳng hạn. Trong số 100 điều chúng học của luật Tứ phần, có tất cả 26 điều, từ 60 đến 85, với đối tượng chủ yếu là sự kính trọng và cúng dường tháp; các điều này hoàn toàn không có trong tất cả các bộ khác. Sự kiện này chững tỏ truyền thống Đàm vô đức có một quan niệm đặc biệt về việc xây dựng tháp Phật. Theo đà phát triển về lịch sử nghệ thuật của đạo Phật Ấn, các bộ phái khác không phải nhất thiết cấm chỉ việc dựng tháp, nhưng các bộ ấy không thiên trọng đặc biệt về công việc này như Đàm vô đức.

Mặt khác, sự khác biệt giữa các bộ về các điều khoản chúng học là một trong những tư liệu quý giá, và có thể nói là rất xác thực, đối với việc nghiên cứu sinh hoạt thường nhật của Tỳ kheo trong các địa phương, và từ đó có thể mở rộng đến việc nghiên cứu tình trạng phát triển của các bộ phái Phật giáo tại Ấn. Nhưng đấy là những công trình nghiên cứu ngoài phạm vi của tập giải Giới bổn này.

Tổng chi, một trăm pháp chúng học của Tứ phầncó thể được phân thành 10 nhóm như sau:

1)Y phục: điều 1 và 2;

2)Tác phong tại nhà bạch y: từ điều 3 đến 25;

3)Tác phong trong sự ăn uống: điều 26 – 47;

4)Hộ bát: điều 48;

5)Đại tiểu tiện, khạc nhổ: điều 49 –51;

6)Tác phong thuyết pháp: điều 52 – 59, 86 – 92, và 96 – 100;

7)Đối với tháp và tượng Phật: điều 60 – 85;

8)Tác phong đi đường: điều 93;

9)Leo cây: điều 94;

10)Tích trượng: điều 95.

Về những khác biệt giữa các bộ, xem bảng đối chiếu trong phần tổng luận.

II. GIỚI TƯỚNG:

ĐIỀU 1:Nên bận niết bàn tăng cho tề chỉnh, cần phải học

+ Niết bàn tăng, cũng âm là Nê hoàn tăng; Hán dịch là quần, hoặc hạ quần. Thực sự nó là cái váy mặc lót bên trong, che phần dưới thân thể. Trung quốc không có loại phục sức này, do đó không có dịch ngữ tương đương chính xác. Ở đây, bận tề chỉnh, được giải thích là không quá thấp xệ xuống khỏi rốn; không quá cao lên đến đầu gối; không túm thành vòi voi để thòng lọng trước bụng; không túm thành lá đa la ở hai bên hông; cũng không xếp thành những nếp nhăn quanh hông.

+ Cần phải học, cuối mỗi điều khỏan đều kết thúc như vậy, để nêu rõ bản chất của điều học. Nếu nói theo nguyên văn Phạn, phải nói đủ là: Cần học tập rằng “tôi cần bận niết bàn tăng cho tề chỉnh.”

ĐIỀU 2: Nên khoác ba y cho chỉnh tề, cần phải học.

+ Ba y tức tăng già lê, uất đa la và an đà hội. Sự tề chỉnh, cũng được giải thích như điều 1 trên.

ĐIỀU 3: Không nên vắt ngược y khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 4: Không nên vắt ngược y khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

Nội dung 2 điều này giống nhau; chỉ khác nhau về tác phong khi đang vào nhà, và lúc đang ngồi trong nhà.

+ Vắt ngược, tức vén ngược, hay tốc ngược lại y phần dưới vắt lên vai, khiến để lộ phần dưới, hay một phần hông của thân thể.

+ Nhà bạc y, Hán: bạch ý xá, được giải là thôn xóm.

ĐIỀU 5:Không nên quấn y nơi cổ khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 6: Không nên quấn y nơi cổ khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Quấn y nơi cổ, được giải thích là nắm cả hai cheo y vắt qua vai trái. Ở đây cần hình dung cách khoác một trong ba y. nếu khoác y chừa vai phải, thì một chéo y sẽ buông thỏng trước ngực, và một chéo khác buông thỏng phía sau lưng. Như vậy là hợp cách. Trái lại, nắm luôn cả chéo sau, vòng qua vai rồi vắt ngược qua vai trái, như vậy là dùng quấn y nơi cổ.

ĐIỀU 7: Không nên trùm đầu khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 8: Không nên trùm đầu khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Trùm đầu, tức dùng y, hoặc lá cây, hoặc các thứ vụn vặt khác che kín đầu, như tác phong của kẻ trộm.

ĐIỀU 9: Không nên nhún nhảy khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 10: Không nên nhún nhảy khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Nhún nhảy, nguyên Hán nói: khiêu hành,vừa đi vừa nhảy. Giải thích của chính Tứ phần 20 (700a) nói: nhún nhảy (khiêu hành), nghĩa nhảy (khiêu) hai gót chân (song cước). Giải thích như vậy tức muốn nói vừa đi vừa nhảy hai gót chân. Nếu là ngồi, thì động tác nhún nhảy này có thể được hiểu là rung đùi bằng cách nhún nhảy hai gót chân. Theo một ý nghĩa rộng rãi, nhún nhảy cũng bao gồm cả động tác nhảy, như nhảy băng qua một mương nước, hay một chướng ngại vật. Dó đó, Tứ phần 20 (700a) nêu các ngoại lệ không phạm, như bị người đuổi đánh, bị giặc cướp, thú dữ rượt, hoặc khi cần qua suối, qua hầm mà không có lối nào khác, thì được phép nhảy.

ĐIỀU 11: Không nên ngồi chồm hổm trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Ngồi chồm hổm, cũng nói là ngồi chò hõ, Hán: tốn cứ tọa. Duyên khởi của Tứ phầnnói, một Tỳ kheo ngồi chồm hổm trong nhà bạch y. Trong lúc đó, một Tỳ kheo ngồi cạnh vo tình duỗi tay đụng phải khiến vị ấy bị ngã lăn. Tuy nhiên, cách ngồi này cũng còn được coi là tư thế khiêm nhường khi cần bày tỏ tháiđộ cung kính đối với hàng trưởng thượng. Đây là một phong tục đặc biệt của Ấn Độ. Do đó, Tứ phần ghi các trường hợp ngoại lệ, như khi ngồi để sám hối, để thọ giáo. Mặt khác, các kinh điển A hàm rải rác kể một số tu sĩ ngoại đạo chủ trương khổ hạnh, luôn luôn chỉ ngồi chồm hổm. Chủ trương này bị coi là tà vạy. Điều học này như vậy còn có mục đích phân biệt tác phong của một Tỳ kheo với các tu sĩ ngoại đạo khác khi ngồi trong nhà bạch y.

ĐIỀU 12: Không nên chống nạnh khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 13: Không nên chống nạnh khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Chống nạnh: chống bàn tay lên hông và đưa cùi chõ ra, được mô tả là tác phong đắc chí của người vừa cưới vợ. Ở đây, Tứ phần cũng nêu các trường hợp ngoại trừ không phạm: trong tăng già lam, ngoài phạm vi thôn xóm, trên đường đi, lúc đang chấp tác, hoặc có bịnh như thế, hoặc dưới hông có ghẻ.

ĐIỀU 14: Không nên uốn éo thân mình khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 15: Không nên uốn éo thân mình khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Uốn éo thân mình, Hán: dao thân, tức động tác lắc lư thân mình hay vặn vẹo thân mình qua trái hay qua phải.

ĐIỀU 16: Không nên khoát tay khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 17: Không nên khoát tay khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Khoát tay, Hán: trạo thủ, chỉ động tác khoát hay vẫy tay, được mô tả như là động tác tở ra sự oai vệ của quốc vương, đại thần, v.v… Theo mô tả này, đây không nhất thiết chỉ động tác làm dáng của người nữ, tức đánh đăng xa. Liệt kê các trường hợp ngoại lệ của Tứ phần cho thấy rõ thêm về động tác này: bị người đánh bèn đưa tay lên đỡ; gặp thú dữ, đạo tặc bèn khoát tay để chạy; hoặc khi phải tránh né người đang vác một bó gai; hoặc khi bơi qua song phải khoát tay; hoặc nhảy qua ao, qua hầm hố mà phải khoát tay; hoặc đi không kịp bạn đồng hành bèn đưa tay vẫy gọi. Các trường hợp này đều không phạm.

ĐIỀU 18: Nên trùm kín thân thể khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 19: Nên trùm kín thân thể khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Trùm kín thân thể: ăn bận kín đáo không để hở hang.

ĐIỀU 20: Không nên liếc nhìn hai bên khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 21: Không nên liếc nhìn hai bên khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Liếc nhìn hai bên, được nói là tác phong của kẻ trộm. Tác phong đứng đắn của Tỳ kheo là phải nhìn thẳng phía trước, không quay đầu nhìn phải, nhìn trái. Trừ các trường hợp bắt buộc, hoặc cần thiết, như nhìn bóng nắng để biết thời gian; hoặc khi nghi ngờ có sự nguy hiểm, muốn tìm đường thoát thân.

ĐIỀU 22: Nên khẽ tiếng khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 23: Nên khẽ tiếng khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Khẽ tiếng, Hán: tĩnh mặc, nghĩa đen là lặng lẽ và nín thinh. Nhưng giải thích của Tứ phần nêu sự trái ngược với nó là sự ồn ào, lớn tiếng. Trong điều học này, Tỳ kheo khi đi trong thôn xóm, hay ngồi tại nhà bạch y, không bắt buộc phải im lặng, câm in; nhưng chỉ nên nói nhỏ nhẹ, vừa đủ nghe, không gây ồn ào, kêu réo náo nhiệt. Các trường hợp ngoại trừ: hoặc có bịnh nói to tiếng; hoặc nói chuyện với người điếc, lãng tai; hoặc khi gặp nguy hiểm cần lớn tiếng kêu cứu.

ĐIỀU 24: Không nên cười cợt khi đi vào nhà bạch y, cần phải học.

ĐIỀU 25: Không nên cười cợt khi ngồi trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Cười cợt, haycười giỡn. Theo giải thích của Tứ phần, điều này bao ggòm tất cả sự há miệng để hở răng. Do đó, luật này liệt kê những trường hợp không phạm như người có bịnh hở răng, hay người môi đau không ngậm để che kín răng được; hoặc khi cười nghĩ đến điều hay trong Phật pháp.

ĐIỀU 26: Phải dụng ý khi thọ nhận thức ăn, cần phải học.

+ Dụng ý, tức chú tâm, hay chú ý, khi thọ nhận thức vật thực từ người, không để rơi đổ. Theo phép, khi thọ nhận, tay trái bưng bát, tay phải giữ miệng bát.

ĐIỀU 27: Thọ nhận thức ăn vừa ngang bát, cần phải học.

+ Ngang bát, tức vừa ngang miệng bát, không nhận đầy quá, khiến thức ăn rơi rớt ra ngoài.

ĐIỀU 28: Thọ nhận canh vừa ngang bát, cần phải học.

+ Cách thọ nhận như điều 27 trên; ở đây nói về canh. Canh, ở đây chỉ chung các thức ăn ngoài cơm ra.

ĐIỀU 29: Ăn cơm và canh đồng đều nhau, cần phải học.

+ Đồng đều, theo giải thích, cơm đã được dọn nhưng canh chưa dọn lên mà đã ăn hết; hoặc ngược lại. Việc này bị chỉ trích là ăn như kẻ đói. Duyên khởi (703b) nói, có nhà cư cĩ thỉnh Tăng cúng dường. Cư sĩ dọn cơm lên trước, rồi trở vào trong để bưng canh ra. Khi bưng canh ra, nhóm sáu Tỳ kheo đã ăn hết cơm. Cư sĩ bèn trở vào lấy cơm; khi trở ra, nhóm sáu Tỳ kheo lại ăn hết canh. Do đó, họ bị cư sĩ này chê bai. Trường hợp không phạm: chỉ cần dùng một trong hai thức, hoặc cơm hoặc canh; hoặc khi có việc khẩn cấp, cần ăn nhanh.

ĐIỀU 30: Theo thứ tự mà ăn, cần phải học.

+ Thứ tự, ở đây chỉ thứ lớp các thức ăn trong bình bát. Không ăn theo thứ lớp, là chỉ tìm lựa những vật ngon trong bình bát mà ăn trước. Cách này bị chê là ăn như chó, như bò, nhựa, chim chóc, v.v… Trường hợp không phạm: vật thực trong bát quá nóng nên phải lựa thứ nguội hơn để ăn trước; hoặc có việc khẩn cấp, phải ăn vội.

ĐIỀU 31: Không nên moi giữa bát mà ăn, cần phải học.

+ Moi giữa bát, chừa lại bốn phía, lấy thức ăn từ giữa lòng bát khiến thành lỗ trống. Cách này bị chê là ăn như chó, như heo, như lừa, chim chóc, v.v…

ĐIỀU 32: Tỳ kheo không bịnh, không được vì mình yêu sách cơm, canh, cần phai học.

+ Yêu sách, tức đòi hỏi những thứ theo ý mình. Trường hợp không phạm, chánh văn đã nói rõ: trường hợp bịnh, hoặc xin cho người khác.

ĐIỀU 33: Không nên dùng cơm che lấp canh để mong được thêm, cần phải học.

+ Dùng cơm che lấp canh: dùng cơm phủ lên canh, nghĩa là các thức ăn khác ngoài cơm ra,với dụng ý để được tiếp thêm thức ăn nữa. Đây là thái độ của kẻ tham ăn, bị chê là tư cách của kẻ sắp chết đói.

ĐIỀU 34: Không nên liếc nhìn vào bình bát người khác sanh tâm tỵ hiềm, cần phải học.

+ Nhìn sang bát người ngồi cạnh, để so sánh sự ít nhiều giữa mình và người, rồi nhân đó sanh tâm ganh tị. Trong Quảngluật của Tứ phần, và trong Giớibổncủa Hoài Tố tập, không đề cập đến sự ganh tỵ hiềm. Chủ yếu trong điều học này là không được nhìn sang bát người ngồi cạnh. Trường hợp không phạm: người ngồi cạnh bịnh cần được mình chăm sóc; hoặc mắt mình mờ; hoặc nhìn để biết đã nhận thức ăn hay chưa, thức ăn tịnh hay bất tịnh.

ĐIỀU 35: Phải chú tâm vào bát mà ăn, cần phải học.

+ Chú tâm vào bát của mình, không nhìn ngó hai bên. Duyên khởi (705c), nhóm sáu Tỳ kheo vừa ăn vừa nhìn ngắm hai bên, bất giác vị Tỳ kheo ngồi cạnh dấu mất bình bát.

ĐIỀU 36: Không nên vắt cơm lớn, cần phải học.

+ Vắt cơm lớn: phong tục Ấn Độ, người ta ăn bốc. Vắt cơm thành khối lớn quá, sẽ bỏ không vừa miệng.

ĐIỀU 37:Không nên há miệng lớn đợi cơm mà ăn, cần phải học.

+ Há miệng lớn đợi cơm: cơm hay thức ăn chưa đưa lên gần miệng mà há miệng để chờ.

ĐIỀU 38: Không nên ngậm cơm mà nói, cần phải học.

+ Ngậm cơm mà nói: cơm hay thức ăn trong miệng chưa được nuốt xuống, vừa ngậm vừa nói, khiến lời nói không rõ ràng, người nghe không hiểu.

ĐIỀU 39: Không nên thảy vắt cơm vào miệng, cần phải học.

+ Điều này cũng do tục lệ ăn cơm bốc. Theo pháp, tay bốc cơm, vắt thành nắm, đưa từ từ vào miệng, chứ không được thảy vào.

ĐIỀU 40: Không nên bỏ cơm rơi rớt khi ăn, cần phải học.

+ Bỏ cơm rơi, Hán: di lạc phạn, được giải thích là phân nửa cắn vào trong miệng phân nửa còn lại trong tay. Theo giải thích này, đây cũng là do phong tục ăn bốc. Như vậy, điều này muốn nói rằng, mỗi vắt cơm là mỗi miếng ăn; không nên chỉ cắn phân nửa vắt cơm, chừa lại phân nửa. Do đó, khi bốc cơm, hoặc lớn hoặc nhỏ phải tùy theo miệng mà vắt thành nắm cho vừa, không nên vắt lớn quá để phải cắn làm hai. Ngoại trừ những loại thức ăn không tùy ý vắt thành những nắm lớn nhỏ được, như miếng thịt lớn phải cắn làm hai, hoặc mía phải cắn từng miếng, v.v…

ĐIỀU 41: Không nên búng má mà ăn, cần phải học.

+ Búng má: dồn cơm vào hai bên má, khiến má căng phồng lên, như khỉ vượn.

ĐIỀU 42: Không nên nhai cơm có tiếng khi ăn, cần phải học.

ĐIỀU 43: Không nên hớp cơm có tiếng khi ăn, cần phải học.

+ Hớp cơm có tiếng, Hán: đại hấp phạn, được giải thích là há miệng rồi hô hấp cơm mà ăn. Nghĩa là, thay vì đưa cơm thẳng vào miệng, thì lại để cách xa rồi há miệng và dùng hơi miệng hút cơm vào. Trường hợp ngoại trừ là các thứ canh, sữa, v.v.., cần phải phải húp, tức hút bằng hơi miệng, nhưng cũng không khiến kêu thành tiếng.

ĐIỀU 44: Không nên lấy lưỡi liếm cơm mà ăn, cần phải học.

+Lấy lưỡi liếm, nghĩa là, thay vì vắt cơm thành nắm rồi đưa vào miệng, ở đây thè lưỡi ra liếm. Quảngluật(708b)nêu các trường hợp không phạm: tay dơ, hoặc bị người trói, v.v…, Điều này cho thấy rõ ý nghĩa là luôn luôn phải ăn bằng tay, và ăn bốc. Rải rác trong các kinh thuộc A hàm cũng có kể các tu sĩ ngoại đạo chủ trương khổ hạnh, trong đó có những người không đụng tay vào thức ăn mà luôn luôn chỉ dùng lưỡi để liếm.

ĐIỀU 45: Không nên rảy tay khi ăn, cần phải học.

+ Rảy tay, Hán: chấnthủ, nghĩa đen là rung cánh tay; được giải thích là giống như tác phong của vua chúa hay đại thần. Trường hợp không phạm: trong thức ăn có cỏ hoặc sâu, hoặc tay dơ phải rảy cho sạch.

ĐIỀU 46: Không nên tay lượm cơm rơi rớt mà ăn, cần phải học.

+ Cơm rơi rớt, Hán: tán phạn, được giải thích là tán khí phạn, nghĩa là cơm bị đỏ rơi rớt rải rác. Cách ăn này bị chê giống như gà, như chim.

ĐIỀU 47: Không nên tay dơ bưng đồ đựng nước, cần phải học.

+ Tay dơ, được giải thích là tay còn dính cơm. Đồ đựng nước, bản văn của Quảng luật, cũng như bản tập của Hoài Tố đều nói là ẩm khí;nhưng các bản hiện lưu hành đều chép là thực khí. Theo giải thích của Tứ phần về tay dơ như đã nói, thì ở đây chính xác phải hiểu là các thứ đựng nước để dùng hoặc để uống. Trường hợp ngoại lệ mà luật đã nêu: nếu nhận nước để rửa tay; điều này lại càng chứng tỏ là ẩm khí chứ không phải là thực khí.

ĐIỀU 48: Không nên đổ nước rửa bát trong nhà bạch y, cần phải học.

+ Nước rửa bát: được chỉ rõ là nước còn lộn cơm hay thức ăn. Sở dĩ có sự nêu rõ này là để phân biệt với nước sạch trong bát, mà các cư sĩ khi khánh thành nhà mới thường yêu cầu các Tỳ kheo dùng nước trong bát rưới khắp nhà như một hình thức sái tịnh.

ĐIỀU 49: Không nên đại, tiểu tiện, hỷ, nhổ lên cỏ tươi, cần phải học.

+ Rau cỏ tươi, Hán: sanhthảo thái, chỉ rau hoặc cỏ còn sống. Yù nghĩa của điều này, có thể tham chiếu thêm điều 11 ba dật đề, về việc Tỳ kheo phá hoại mầm sống.

ĐIỀU 50: Không nên đại, tiểu tiện, hỷ, nhổ trong nước, cần phải học.

+ Trong nước, theo bản tập của Hoài Tố, chỉ nói như vậy, không phân biệt nước sạch hay dơ. Các bản chép khác có thêm chữ tịnh, tức chỉ cấm đối với nước sạch. Ýnghĩa của điều học này, có thể tham chiếu các giải thích điều 52 ba dật đề, về việc Tỳ kheo đùa giỡn trong nước.

ĐIỀU 51: Không nên đứng mà đại, tiểu tiện, cần phải học.

+Đứng đại tiểu tiện không thích hợp với Tỳ kheo, do khoác ba y hoặc bận váy. Tư cách này bị chê là giống như bò, như ngựa.

ĐIỀU 52: Không nên thuyết pháp cho người vắt ngược áo không cung kính, trừ bịnh, cần phải học.

+ Vắt ngược áo, xem giải thích điều 3 và 4 trên.

Từ điều này đến điều 59, và cuối chương, từ điều 96 đến 100, đều là các trường hợp khác nhau của sự thuyết pháp cho người không có thái độ cung kính, trừ người bịnh.

ĐIỀU 53: Không nên thuyết pháp cho người quấn áo nơi cổ, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Quấn áo nơi cổ: phong tục Ấn Độ bận áo choàng. Khi cần tỏ thái độ cung kính, chừa lại vai phải. Trái lại là không cung kính. Xem thêm các giải thích điều 5 và 6 trên.

ĐIỀU 54: Không nên thuyết pháp cho người trùm đầu, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Trùm đầu, xem giải thích điều 7 và 8 trên.

ĐIỀU 55: Không nên thuyết pháp cho người quấn khăn trên đầu, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Quấn khăn trên đầu, tức chít khăn. Phong tục Ấn Độ, để đầu trần là tỏ thái độ cung kính. Do đó, quấn khăn trên đầu là sự bất kính.

ĐIỀU 56: Không nên thuyết pháp cho người chống nạnh, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Chống nạnh, xem các giải thích điều 12 và 13 trên.

ĐIỀU 56: Không nên thuyết pháp cho người mang dép da, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Dép da, Hán: cánh tỷ, chỉ chung các thứ giày dép làm bằng da thú. Xem tham chiếu điều 58 dưới đây.

ĐIỀU 58: Không nên thuyết pháp cho người mang guốc gỗ, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Guốc gỗ, Hán: mộc tỷ. Tổng hợp điều này và điều 57 trên, mang giày, dép, guốc bất cứ làm bằng thứ gì thảy đều là bất kính.

ĐIỀU 59: Không nên thuyết pháp cho người cưỡi ngựa, ngồi xe, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Cưỡi ngựa, ngồi xe, Hán: kỵ thừa.

ĐIỀU 60: Không nên ngủ nghỉ trong tháp Phật, trừ vì canh giữ, cần phải học.

+ Từ điều này đến điều 85, là các trường hợp phải tỏ sự cung kính đối với tháp Phật. Các điều này hoàn toàn không có trong các bộ khác.

ĐIỀU 61: Không nên chôn giấu tài vật trong tháp Phật, trừ vì để cho chắc chắn, cần phải học.

+ Vì để cho chắc chắn, Hán: vị kiên lao cố. Đây chỉ trường hợp có nạ duyên, khẩn cấp, hay không có nơi nào khác để cất giữ.

ĐIỀU 62: Không nên mang dép vào tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 63: Không nên tay cầm dép da vào tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 64: Không nên mang dép da đi nhiễu quanh tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 65: Không nên mang giày phú la vào trong tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 66: Không nên tay cầm giày phú la vào trong tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 67: Không nên ngồi ăn dưới tháp, lưu lại cỏ và thức ăn làm dơ đất, cần phải học.

+ Cỏ: chỉ chung các thứ lá lay, cỏ rác. Chủ yếu trong điều này là không ngồi ăn dưới tháp Phật. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt, như vì phòng ăn của Tăng chật, hoặc lúc đang lao tác, không còn chỗ nào ngồi ăn thích hợp hơn; bấy giờ được phép, nhưng ăn xong phải dọn sạch, không được để sót lá lay, cơm, thức ăn dư, v.v…, làm dơ chân tháp.

ĐIỀU 68: Không được khiêng tử thi đi qua dưới tháp, cần phải học.

+ Khiêng: chỉ chung các việc khiêng, vác hoặc ẳm.

ĐIỀU 69: Không được chôn tử thi dưới tháp, cần phải học.

ĐIỀU 70: Không được thiêu tử thi dưới tháp, cần phải học.

ĐIỀU 71: Không được đối diện tháp thiêu tử thi, cần phải học.

ĐIỀU 72: Không được thiêu tử thi quanh bốn phía tháp, cần phải học.

ĐIỀU 73: Không được mang áo và giường người chết đi qua dưới tháp, cần phải học.

+Đây chỉ y phục và chăn giường của người mới chết. Nếu Tỳ kheo lượm y phấn tảo từ người chết, sau khi đã giặt, hoặc nhuộm, hoặc xông hương, bấy giờ không gọi là của người chết nữa.

ĐIỀU 74: Không nên đại tiểu tiện dưới tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 75: Không nên đại tiểu tiện đối diện tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 76: Không nên đại tiểu tiện quanh bốn phía tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 77: Không nên mang tượng Phật đến chỗ đại tiểu tiện, cần phải học.

ĐIỀU 78: Không nên nhăn nhành dương dưới tháp Phật, cần phải học.

+ Nhăn nhành dương, Hán: tước dương chi. Nhành dương được dùng làm tăm xỉa răng, để cạo lưỡi, và chà xát răng cho sạch. Trong đây, bao gồm tất cả các việc này, mà chủ yếu là cạo lưỡi, chà răng.

ĐIỀU 79: Không nên nhăn nhành dương đối diện tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 80: Không nên nhăn nhành dương quanh bốn phía tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 81: Không nên hy,û nhổ dưới tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 82: Không nên hy,û nhổ đối diện tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 83: Không nên hy,û nhổ quanh bốn phía tháp Phật, cần phảihọc.

ĐIỀU 84: Không nên duỗi chân về phía tháp Phật, cần phải học.

ĐIỀU 85: Không nên an trí tháp Phật phòng dưới, mình ở trên, cần phải học.

+ Tháp Phật, ở đây chỉ loại tháp nhỏ được dùng để biểu tượng Pháp thân Phật, bên trong có thể có hoặc không có xá lợi của Phật.

ĐIỀU 86: Không nên thuyết pháp cho người ngồi mà mình đứng, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 87: Không nên thuyết pháp cho người nằm mà mình ngồi, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 88: Không nên thuyết pháp cho người ngồi chính giữa còn mình ngồi một bên, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 89: Không nên thuyết pháp cho người ngồi chỗ cao còn mình ngồi chỗ thấp, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 90: Không nên thuyết pháp cho người đi phía trước còn mình đi phía sau, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 91: Không nên thuyết pháp cho người ở chỗ kinh hành cao còn mình ở chỗ kinh hành thấp, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Chỗ kinh hành, con đường mà các Tỳ kheo thường đi bách bộ để tập chánh niệm. Ở đây, chỉ chung các lối đi.

ĐIỀU 92: Không nên thuyết pháp cho người ở đường chính còn mình ở phi đạo, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Đạo và phi đạo, chỉ đường chính và đường phụ hay đường nhỏ thuộc đường chính. Ở đây bao gồm cả đường và lề đường.

ĐIỀU 93: Không nên nắm tay nhau khi đi đường, cần phải học.

+ Nắm tay nhau, Hán: huề thủ, hai người cùng nắm tay nhau mà đi. Ở đây cũng chỉ luôn việc song song làm cản trở lối đi của người khác.

ĐIỀU 94: Không nên leo lên cây cao quá đầu người, trừ có nhân duyên, cần phải học.

+ Leo cây: đây không chỉ việc leo lên chốc lát, mà chỉ luôn cả việc leo lên để ở. Trong duyên khởi (713a), một Tỳ kheo an cư trên cây, thường đại tiểu tiện xuống bên dưới. Trừ nhân duyên, tức trừ các duyên sự khẩn cấp như bị thú dữ đuổi.

ĐIỀU 95: Không nên bỏ bình bát vào trong đảy rồi xỏ vào đầu gậy, quảy lên vai mà đi, cần phải học.

+ Trong điều này, chủ yếu là dùng gậy quảy bình bát đi đường. Duyên khởi (713b), Bạt Nan Đà làm như vậy, khiến cho người đi đường phải tránh né do đó bị cư sĩ chỉ trích.

ĐIỀU 96: Không nên thuyết pháp cho người cầm gậy, không cung kính, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Từ đây cho đến điều100, các trường hợp thuyết pháp cho người không có thái độ cung kính các trường hợp này, cầm vũ khí các loại trong tay được coi là không cung kính.

ĐIỀU 97: Không nên thuyết pháp cho người cầm gươm, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 98: Không nên thuyết pháp cho người cầm mâu, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 99: Không nên thuyết pháp cho người cầm dao, trừ người bịnh, cần phải học.

ĐIỀU 100: Không nên thuyết pháp cho người cầm dù, trừ người bịnh, cần phải học.

+ Dù, hoặc ô, cũng chỉ luôn các thứ lọng, nón lá, những thứ che đầu, v.v…

III. KẾT VẤN:

Thưa các Đại đức, tôi đã thuyết xong một trăm pháp chúng học.

Nay hỏi các Đại đức trong đây có thanh tịnh không?

Các Đại đức trong đây thanh tịnh. Vì im lặng, tôi ghi nhận như vậy.

Như đã nói trên, tất cả các điều khoản thuộc pháp chúng học này đều thuộc tội đột kiết la. Nhưng trong Quảng luật, dưới phạm tướng của mỗi điều khoản, đều có phân biệt hai trường hợp đột kiết la. Nếu phạm vô tình, không cố ý, phạm đột kiết la trách tâm, tức đột kiết la với hình thức sám hối là chỉ tự khiển trách mình. Nếu phạm với sự cố ý, đột kiết la đối thuyết, tức phát lộ để sám hối trước một Tỳ kheo khác. Chi tiết về các thể thức sám hối, xem phần sau, sám hối và trị phạt.

--- o0o ---


Source:www.phatviet.net

Vi tính: Nguyên Trang, Nhị Tường - Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/11/2019(Xem: 11669)
Do bệnh duyên, Hòa thượng đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 07giờ 30 phút, ngày 24 tháng 11 năm 2019 (Nhằm mùng 28 tháng 10 năm Kỷ Hợi) tại chùa Gia Khánh, thôn Vĩnh Hy, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. * Trụ thế : 66 năm * Hạ lạp : 44 năm
25/11/2019(Xem: 7807)
Vào lúc 21 giờ 00 ngày 24/11/2019 (nhằm ngày 28/10/Kỷ Hợi) tại chùa Vân Sơn, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước môn đồ pháp quyến cùng quý Thiện tín Phật tử đã trang nghiêm cử hành lễ nhập kim quan cố Thượng tọa Thích Vạn Tịnh, Phó Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh Bình Định, Trưởng Ban Hoằng pháp huyện Tuy Phước, Trú trì chùa Vân Sơn.
24/11/2019(Xem: 21631)
Tâm Thư Kêu Gọi Ủng Hộ Ngân Quỹ Xây Dựng Chánh Điện Thiền Lâm Pháp Bảo tại Sydney, Úc Châu
18/11/2019(Xem: 5293)
Điếu Văn Tưởng Niệm Tổ Sư Minh Hải, Sơ Tổ Khai Tông Chúc Thánh pháp phái (7-11-AL) Nhớ khi xưa: Xứ Hoa Hạ sanh Bậc Thượng nhơn Đất Tuyền Châu dưỡng người tri thức. Truyền đời Gia tông, kế thừa LƯƠNG tộc Nhập môn thiền thất, lãnh thọ THÍCH CA. Giới đàn cụ túc, thoát ta bà Tâm ấn tương truyền, nương LÂM TẾ. Lạy Đức Bổn sư, từ giã Trung Hoa quê nhà, phương Nam hoằng hóa. Hứa khả Chúa tiên, chào đón Nam thiên Kinh kỳ, Đông hải vượt khơi. Vâng lời Phật dạy, Thiên Trúc sơ khai, kiến lập Giới đàn Đáp sự thỉnh cầu, Linh Mụ thập sư, trao truyền chánh pháp.
17/11/2019(Xem: 8148)
Phật Giáo Việt Nam được truyền thừa tương truyền đến ngày hôm nay, trải dài ba miền Bắc Trung Nam và đến hôm nay trải khắp bốn châu hải ngoại. Âu cũng là nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ và Lịch Đại Tổ Sư truyền thừa. Một trong những dòng truyền thừa Chánh Tông, đó là dòng Lâm Tế pháp phái Liểu Quán đời thứ 35 chánh truyền từ dòng Lâm Tế Nghĩa Huyền.
10/11/2019(Xem: 4816)
Nhẹ nhàng như những áng mây trôi lơ lững và bay khắp thế giới, đến và đi không vướng bận tơ hào…Nhân ảnh Ôn đã đến và ngự trị trong lòng con như thế đó ! Nhưng không phải là một áng mây trắng bồng bềnh và vô định, mà Ôn là một áng Hương Vân thơm lừng tỏa ngát....hiền hòa và bình dị đối với một môn hạ nhỏ bé như con. Hôm nay áng Hương vân không phải như thần tượng.. mà thân thiết,quý kính trong hồn con đã thật sự bay xa rồi sao?? Câu hỏi để như còn bao tiếc quý chưa trọn vẹn của một môn sinh suốt đời ngưỡng vọng về Ôn của chúng con.
09/11/2019(Xem: 18206)
HT.Thích Hải Ấn, trụ trì chùa Từ Đàm cho biết, theo lời di huấn của Đại lão Hòa thượng Ân sư Thích Trí Quang, sau khi ngài viên tịch 6 giờ sẽ nhập liệm, sau đó sẽ thiêu, không báo tang, không thành phục, không phúng điếu.
31/10/2019(Xem: 6230)
Thật là 1 phước duyên khi được gần gũi, thân cận và làm tập phim tiểu sử cuộc đời của Ôn Thắng Hoan. Bởi vì ngoài chuyện Ôn là bậc cao niên lạp trưởng của Tăng Già Hải Ngoại, Ôn còn là bậc uyên thâm Phật Pháp, đặc biệt là môn Duy thức. Xin cúi đầu kính thỉnh chư Tôn Đức Tăng Ni và đại chúng cùng đón xem... Nam Mô A Di Đà Phật
31/10/2019(Xem: 7462)
Trần Nhân Tông (1258 - 1308) còn có ngoại hiệu Trúc Lâm Đại Sỹ là một khuôn mặt lớn của nền văn học thi ca của Việt Nam và Phật Giáo. Một vị thiền tổ mà năng lực giác ngộ tỏa sáng rực rỡ trên bầu trời dân tộc và đạo pháp. Con người đó, siêu việt trong mọi tư duy và hành động, hoàn thành sứ mạng cao cả. Nhân cách đó, làm rạng rỡ cho giống nòi và gia phong của đạo. Tư tưởng đó, nhân bản và giải thoát, chuyên chở gánh trọn nỗi niềm chung riêng của dân tộc và đạo pháp một cách toàn thiện.
20/10/2019(Xem: 4429)
Viện chủ TỔ ĐÌNH SẮC TỨ TỪ QUANG (Đá Trắng - Phú Yên) Hòa thượng Thích Phúc Hộ, thế danh là Huỳnh Văn Nghĩa, sinh ngày 24 tháng 7 năm Giáp Thìn (1904) đời vua Thành Thái năm thứ 16 tại làng Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Song thân của Ngài là cụ ông Huỳnh Trung và cụ bà Trần Thị Nho.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]