Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Sư Ấn Thuận

09/04/201317:30(Xem: 8988)
Đại Sư Ấn Thuận

62.phapsuanthuan-2

ĐÔI NÉT VỀ
HÒA THƯỢNG
THÍCH ẤN THUẬN
(1906-2005)

---o0o---

Thân thế:

Pháp sư Ấn Thuận thế danh là Trương Lộc Cần, sinh năm 1906 (Thanh Quang năm thứ 32), tức Âm lịch ngày 12 tháng 03, thuộc tỉnh Triết Giang, huyện Hải Ninh, trong một gia đình nông - thương nghiệp thuộc tầng lớp trung lưu. Cha là Trương Học Nghĩ; mẹ là Lục Thị. Ngài là con thứ hai trong gia đình, chị gái đầu sau khi xuất giá vài năm thì sức khỏe dần suy yếu và chết.

Năm bảy tuổi Ngài theo cha đến thị trấn Tân Thương học tiểu học, đến mười tuổi thì tốt nghiệp sơ tiểu học. Mùa thu năm kế Ngài đến thị trấn Hiệp Ðịnh học cao tiểu học tại trường tiểu học Khai Trí. Năm 13 tuổi tốt nghiệp cao tiểu học. Mùa thu năm ấy Ngài cũng bắt đầu học Ðông đến năm 16 tuổi. Mùa hạ năm 1921, tuy chưa phải chính thức một người dạy học, chủ yếu là tự học. Trong thời gian này, Ngài cũng từng đọc qua các sách :"Dung Tánh Cương Uyên", "Tính Mạng Khuê Chỉ", "Kim Hoa Tông Chỉ", "Tiên Thuật Bí Khố" và "Huệ Mạng Kinh", "Kỳ Môn Ðộn Giáp" và những sách đạo đức khác. Từ đó Ngài rất thích thú những vấn đề sản sinh ra Thần tiên, Ngài quyết định học về thuật biến hóa củaThần tiên. Cha Ngài sợ con mình đi vào con đường nghệ thuật nên giới thiệu Ngài đi vào con đường giảng dạy.

Mùa Thu năm 1921 (16 tuổi) đến 25 tuổi, khoảng thời gian này Ngài từng dạy qua 8 năm tiểu học, trong thời gian 8 năm này Ngài cũng đọc qua các sách :"Ðơn Kinh", "Thuật Số", "Lão Tử ", "Trang Tử", " Tân Ước", "Cựu Ước", và các kinh luận của Phật giáo, tư tưởng bắt đầu thay đổi.

Năm 1925 (20 tuổi), Ngài đọc đến Bình Mộng Trinh trong lời tựa của Trang Tử, lời chú của Ðôn Hoàng và những sách Phật pháp khác, đó là những động cơ làm Ngài thâm nhập Phật pháp. Ngài thường đến những chùa miếu lân cận thỉnh những kinh về đọc như:"Kim Cang kinh", "Long Dự Tịnh Ðộ Văn", "Nhân Thiên Nhãn Mục" và những kinh sách khác. Không bao lâu Ngài đọc đến "Thành Duy Thức Luận Học Ký "ù, "Tướng Tông Cang Yếu", “Tam Luận Tông Cang Yếu", "Trung Luận", "Tam Luận Huyền Nghĩa"..v..v...Trải qua bốn - năm năm tư duy cuối cùng ít nhiều Ngài đã liễu ngộ được tông chỉ của Phật pháp, bắt đầu tín ngưỡng Phật giáo, thâm cầu chân lý và phát nguyện xuất gia làm Tăng.

Trải qua mấy tuần suy nghĩ, vào tháng 10 năm 1930, năm 25 tuổi của thời thanh niên, Ngài đến Phổ Ðà sơn xin vị tri sự ở am Phúc Tuyền là Hoà Thượng Thanh Niệm xuất gia, có pháp danh là Ấn Thuận, hiệu Thĩnh Chánh. Sau mười tháng, Ngài cùng với sư huynh là Thành Minh pháp sư cùng nhau đến chùa Thiên Ðổng ở huyện Ninh Ba thọ Tỳ kheo giới với Viên Anh pháp sư. Từ đó Ngài chính thức trở thành vị Tăng của Phật giáo.

Tháng 02 năm 1931 (26 tuổi), ngài đến học ở Mân Nam Phật học viện do Ngài Thái Hư làm viện trưởng (Hạ môn của Nam Phổ Ðà) bấy giờ lớp học đang vào học kỳ hai của năm thứ nhất, đến học kỳ một của năm thứ hai thì Ngài được các bạn cùng lớp đề cử giảng về những bài khoá Phật học, tuy Ngài xuất gia chưa được bao lâu nhưng đối với vấn đề Phật học có sự hiểu biết thật uyên thâm. Sau đó Ngài đến học ở Vũ Xương Phật học viện cũng do Ngài Thái Hư làm viện trưởng.

Từ năm 1932-1936 Ngài cũng từng ở tại núi Phổ Ðà đọc qua Phật Giáo Ðại Tạng kinh, và chiêm bái các thắng địa của Phật Giáo như Phúc Châu Cổ Sơn, Nam Kinh -Thê Hà Sơn..v..v.. Mục đích của Ngài là nghiên cứu uyên thâm về chân lý trong Phật pháp.

Ngài từng nói trong ba điều của người xuất gia là:1-Tu hành, 2-Học vấn, 3-Tu Phúc. Trong ba điều này Ngài đặt trọng nơi học vấn,tức là chú trọng ở "Văn-Tư, nghiên cưú thâm sâu trong tam tạng kinh -luật -luận, điều này Ngài đã thực hiện sau khi xuất gia và đã chứng minh Ngài là một bậc thật nghiêm khắc, tuân thủ những nguyên tắc đã đưa ra.

Tháng 07 năm 1938( 33 tuổi), Ngài đến Hán Tạng Giáo Lý Viện ở Trùng Khánh, cũng do ngài Thái Hư làm viện trưởng,dạy lớp Nghiên Cứu Phật Học trong một lĩnh vực mới, sau khi chiến tranh thắng lợi Ngài lưu lại đây khoảng bốn năm .

Mùa hạ năm 1941 Ngài đến Tứ Xuyên, tại Hợp Giang Pháp Vương Phật học viện do Pháp sư Diễn Bồi sáng lập. Ngài làm đạo sư và viện trưởûng tại đây. Trong thời gian này vừa nghiên cứu vừa biên soạn và tự chính mình đã hình thành nên một hệ tư tưởng phật học, có thể xem đây là thời gian mà tư tưởng Ngài bộc phát và đã viết ra nhiều tác phẩm.

Năm 1942 Ngài cho xuất bản tác phẩm "Ấn Ðộ Chi Phật giáo", cũng thời gian tại Trùng Khánh Ngài đã xuất bản những tạp chí và bán nguyệt san, có lần tham gia phát biểu với đề tài là : "Thử bình về Phật Giáo Aán Ðộ",do cư sĩ Trần Gia Khang biên soạn lại,Ngài nói rằng:Từ năm Tân Hợi về sau khoảng thời gian 32 năm Ngài đưa ra những hoài nghi về Tư Tưởng Ðại Thừa,Ngài cũng là người góp phần công kích,tuy nó không là vấn đề.Ngài không nghĩ rằng trong thời binh mã loạn lạc mà tác phẩm "Ấn Ðộ Chi Phật Giáo" của Ngài lại có thể xuất bản, điều này làm cho công chúng thấy được điểm mới lạ của một kiến giải mới. Ngài tuy không dám hoài nghi Ðại Thừa , phê bình công kích Ðại Thừa Phật Giáo , nhưng trong những tác phẩm của Ngài chúng ta có thể thấy địa vị của Ðại Thừa Phật Giáo trong cái nhìn của những nhà tư tưởng phật học Trung Quốc, không thể không dao động.

Mùa xuân năm 1946 (41 tuổi) Ngài muốn trở về Hàng Châu nhưng cả vé tàu và máy bay quá đắt không mua được vé, ngay cả Ngài Diễn Bồi và Diệu Khâm cũng vậy nên đành phải tiêu dao các nơi như : Thành Ðô, Tây An, Khai Phong ở lại chỗ của Tịnh Nghiêm pháp sư là bạn đồng học ở Vũ Xương Phật học viện, là trụ trì Khai Phong Phật Học Xã. Trải qua chặng đường dài vân du, khi đến Khai Phong Ngài ngã bệnh, nên đành phải lưu lại nơi đây, ngài Diễn Bồi và Diệu Khâm phải về Hàng Châu trước. Khoảng trung tuần tháng 07 Tịnh Nghiêm pháp sư đưa ngài đến đất Trịnh, đến nơi thì Trịnh Châu Phật Học Xã đã ngưng hoạt động, Ngài lại phải đến Vũ Hán tạm thời dừng nghỉ lại đây.

Ðầu năm 1947, Ngài đến Thượng Hải, tại chùa Ngọc Phật, trước yết kiến Thái Hư Ðại Sư ở đất Hội (một thành phố nhỏ tại Thượng Hải), sau đó trở về Linh Phong Vũ Lâm Phật học viện ở Hàng Châu, bấy giờ hai Ngài Diễn Bồi và Diệu khâm đã giảng dạy tại đây. Không bao lâu được tin ngài Thái Hư tại Thượng Hải lâm trọng bệnh, ngài cùng pháp sư Diễn Bồi và Diệu Khâm lại trở về Thượng Hải.Ngài Thái Hư tại đây viên tịch và chư vị phải ở lại lo tang lễ. Hậu sự hoàn tất, Ngài được ủy thác nhiệm vụ chủ trì biên tập bộ "Thái Hư Ðại Sư Toàn Thư". Trong thời gian ba tháng Ngài ở tại Hán Tạng Giáo Lý Viện tiếp tục làm công việc của học sinh, sau đó đến chùa Tuyết Ðậu ở Triết Giang, trụ trì chùa này là một đệ tử lớn của ngài Thái Hư là Ðại Tỉnh pháp sư; năm tháng sau Ngài tại đây chính thức bắt đầu biên tập bộ "Thái Hư Ðại Sư Toàn Thư". Cuối tháng 05 năm 1948 công việc biên tập hoàn tất, bộ này khoảng bảy trăm vạn chữ biên soạn thời gian khoảng một năm. Sau đó Ngài trở về Hàng Châu, Phúc châu, Hạ Môn bắt đầu công việc hoằng pháp.

Tháng 06-1949 (44 tuổi), trước một ngày Trung Quốc giải phóng Ngài cùng với một vài vị pháp sư từ Hạ Môn đến Hương Cảng( Hồng Kông). Ngài trú lại đây ba năm vừa làm công việc giảng dạy vừa biên tập. Trong thời gian này Ngài đi lại Hương Cảng và Ðài Loan.

Trung tuần tháng 07 1953 (48 tuổi), Ngài đến Ðài Loan cùng với Diễn Bồi pháp sư, Tục Minh pháp sư, Thường Giác pháp sư, Quảng Phạm pháp sư, Diệu Khâm pháp sư. Trải qua 25 năm xuất gia, thời gian một năm đối với Ngài thật là có ý nghiã sâu xa. Sau khi đến Ðài Loan Ngài đi Nhật một lần, Thái Lan, Miến Ðiện một lần, Hương Cảng hai lần, Phi Luật Tân 4 lần.

Ðầu năm 1973 (68 tuổi) Ngài được Hội Phật Giáo Hoa Kiều tại Mỹ thỉnh, nên Ngài đã đến Mỹ, tại New York vừa dưỡng bệnh vừa hoằng pháp thời gian hơn nửa tháng. Tháng 07 ngài trở lại Ðài Loan. Trong khoảng thời gian chưa đến 60 tuổi, Ngài có đến Singapore, Malaysia hoằng pháp. Còn Nhật và Miến Ðiện tham dự Hội Nghị Phật Giáo Quốc tế. Tại Ðài Loan Ngài ngoài bận công việc giảng dạy, viết lách, ngoài ra còn công tác ngoại sự rất bận rộn.

Tại Ðài Loan, Ngài đã đảm nhiệm công việc chủ biên nguyệt san "Hải Triều AÂm" do Ngài Thái Hư sáng lập năm 1920. Cũng như từng là đạo sư tại chùa Thiện Ðạo, trụ trì và các chức vụ khác. Ngài là một vị tăng có học vấn cao phật sự đa đoan nên không thể ở lại một tự viện. Ngài thích ở nơi vắng vẻ ngoài giờ làm việc ra còn phải nghiên cứu kinh điển nên phải có một trú xứ riêng biệt, đó là cá tính của Ngài.

Năm 1953 tại Tân Trúc Ngài cùng với những pháp lữ đã tu sửa và xây thêm Phước Nghiêm tinh xá. Muà đông 1954 đã xây thêm theo ý nguyện của mình khi còn ở Hương Cảng (nay là Phước Nghiêm Phật Học Viện nằm trong khuông viên Phước Nghiêm tinh xá)

Năm 1960, Tại Ðài Bắc Ngài đại trùng tu Huệ Nhật Giảng Ðường.

Năm 1964 tại Gia Nghĩa Ngài đã xây thêm Diệu Vân Lan Nhã, Hoa Vũ Tinh Xá là nơi để nhập thất tịnh tâm. Ðó là những đạo tràng của Ngài tại Ðài Loan làm cơ sở để vân tập đồ chúng giảng dạy, trước tác. Trong đó Huệ Nhật giảng đường có thể xem như là "Tịnh Ðộ" trong thành thị náo nhiệt, cũng là nơi dừng nghỉ của chư Tôn Túc từ các phương đến phật Sự tại thành phố Ðài Bắc, đó là những năm đầu của Ngài tại Ðài Loan. Những cơ sở Ngài trùng tu lại đều là những nơi cũ kỹ bị sụp đổ theo năm tháng.

Năm 1949 Ngài cho xuất bản tác phẩm "Phật Pháp khái Luận" tại nhà xuất bản ở Hương Cảng, tập sách này được Ngài viết khi ngài còn ở Ðại Lục, sau này là một tập trong "Diệu Vân tập", trong tập sách này Ngài có đềụ cập đến vấn đề của cõi "Bắc Cu Lô Châu", một thế giới cực kỳ vui vẻ, con người bình đẳng không có giai cấp, chủng tộc, tài sản cá nhân, tổ chức gia đình ..v..v..

Trong những năm đầu ở Ðài Loan những việc làm của Ngài không phải là thuận buồm xuôi gió, khoảng thời gian đầu một số vị đương quyền của Phật giáo Ðài Loan cũng như Ðảng Quốc Dân cho rằng tác phẩm "Phật Pháp Khái Luận" của ngài là vì tuyên truyền cho Ðảng Cộng Sản nên đã công kích và dùng nhiều áp lực đối với Ngài. Sau đó người ta mới tìm thấy được thực sự nội dung giới thiệu về cõi Bắc Cu Lô Châu không gì lạ hơn là Ngài miêu tả cảnh sinh hoạt truyền thống thời Ấn Ðộ cổ và Phật Giáo đối với Bắc Cu Lô Châu mà thôi.Trong thời gian này tập sách này qua nhiều cơ qua chức năng của Quốc Dân Ðảng kiểm tra. Ngài cũng được mời đến để thẩm vấn nhưng Ngài vẫn duy trì lập trường của mình lấy giáo nghĩa của phật pháp làm chính, tức tinh thần "Từ Bi -Vô Ngã". Trải qua thời gian kiểm tra thì tác phẩm đó nội dung không như những gì người ta tuyên truyền nhằm để công kích Ngài. Sau đó tác phẩm này được tu chỉnh lại, ít nhiều có thêm bớt một chút chứ không như nguyên bản. Ðó là thời gian được xem như là đại nạn nhưng trong cuộc đời hoằng pháp của Ngài. Cũng chính vì điểm nổi bật này nên tác phẩm này được xem là một thời sự nóng bỏng của phật giáo Ðài Loan ở thập niên 19. Nhưng khi mọi việc được sáng tỏ, những người công kích Ngài trước đây sau này đa số trở thành những người hỗ trợ đắc lực cho Ngài rất nhiều trong công việc hoằng pháp tại đây.

Tháng 06-1973 (66 tuổi), Ngài tiếp tục cho xuất bản tập "Trung Quốc Thiền Tông Sử", chính tập sách này mà vào tháng 06 năm 1973 tại trường Ðại Học Ðại Chánh Nhật Bản cấp cho ngài bằng tiến sĩ văn học cho Ngài. Ðược xem là một vị Tăng đầu tiên đạt được học vị tiến sĩ trong thời cận đại của Phật Giáo Trung Quốc. Ngài không những mang lại vinh hoa cho giới Phật giáo mà còn mang lại vinh dự cho quốc gia.

Tháng 05 năm 1981 (76 tuổi), Ngài cho ra đời tác phẩm dày hơn tám chục vạn chữ mang tên "Sơ Kỳ Ðại Thừa Phật Giáo Chi Khởi Nguyên Dữ Khai Triển". Ðây là tác phẩm giá trị lịch sử và mang ý nghĩa học thuật uyên bác.

Cuộc đời xuất gia Ngài có thể được chia làm 4 giai đoạn: 1-Mười năm đầâu (Dân Quốc năm thứ 19 - năm 28) đây là thời kỳ học tập; 2-Mười hai năm tiếp theo (Dân quốc năm thứ 29 - muà hạ năm 41) đây là thời gian tư tưởng bộc phát, thuyết giảng và viết lách tương đối nhiều; 3- Mười hai năm kế (Dân Quốc mùa thu năm thứ 41- mùa hạ năm 53) đến Ðài Loan là thời gian dùng tư tưởng cho công việc giảng dạy cho thính chúng và xuất dương hoằng pháp thời gian này viết sách tương đối ít; 4-Dân Quốc mùa hạ năm thứ 53, thời kỳ trạng thái hồi phục lần thứ hai, tư tưởng tương đối thành thạo, công việc viết lách nghiêm mật hơn. Tất cả những vấn đề này được Ngài đề cập đến trong tác phẩm "Bình Phàm Ðích Nhất Sinh" của mình. Hiện nay pháp sư Ấn Thuận được xem là một bậc danh tăng thạc đức của Phật Giáo Trung Quốc và Ðài Loan. Ðệ tử và học trò của Ngài cả Tăng lẫn Ni hiện nay có nhiều vị là viện trưởng, giáo thọ các Phật học viện tại Ðài Loan như: Ðại Học Huyền Trang, Ðại Học và Bệnh viện Từ Tế, Viên Quang Phật Học Viện, Phước Nghiêm Phật Học Viện, Phật Học Viện Huyền Trang.

Trước Tác:

Diệu Vân Tập 25 cuốn được chia thành Thượng -Trung và Hạ biến

A-Thượng biến -Kinh luận giảng ký (7 cuốn)

1-Bát Nhã Giảng Ký (bao hàm Kinh Kim Cang và Bát Nhã)

2-Bảo Tích Kinh Giảng Ký

3-Thắng Man Kinh Giảng Ký

4-Dược Sư Kinh Giảng Ký

5-Trung Quán Luận Tụng Giảng Ký

6-Nhiếp Ðại Thừa Luận Giảng Ký

7-Ðại Thừa Khởi Tín Luận Giảng Ký

B-Trung biến- Những tác phẩm trên mười vạn chữ (6tập)

Phật Pháp Khái Luận

Trung Quán Kim Luận

Duy Thức Học Thâm Nguyên

Tánh Không Học Thâm Nguyên

Thành Phật Chi Ðạo

Thái Hư Ðại Sư Niên Phổ

C- Hạ Biến-Những tác phẩm ngắn (12 cuốn)

1- Phật Tại Nhân Gian

2- Phật Học Tam Yếu

Dĩ Phật Pháp Nghiên Cưú Phật Pháp

Thanh Tịnh Dữ Thiền

Ngã Chi Tông Giáo Quán

Vô Tránh Chi Biện

Phật Chế Giáo Ðiển Dữ Giáo Học

Phật Giáo Sử Ðịa Khảo Luận

Hoa Vũ Hương Vân

10-Phật Pháp Thị Cưú Thế Chi Quang

11-Thanh Niên Ðích phật Giáo

12-Bình Phàm Ðích Nhất Sinh (Bản thêm sau này)

Ngoài ra còn Hoa Vũ Tập (5 cuốn)

Những tác phẩm không thuộc hệ thống trên (10 bộ)

Ấn Ðộ Chi Phật Giáo (Xuất bản tại Trùng Khánh 1942- Ðài Loan 1985)

Thuyết Nhất Thiết hữu Bộ Vi Chủ Ðích Luận Thư Dữ Luận Sư Chi Nghiên Cứu (Xuất bản tại Ðài Loan 1968)

Nguyên Thủy Phật Giáo Thánh Ðiển Chi Tập Thành (Xuất bản tại Ðài Loan 1971)

Trung Quốc Thiền Tông Sử (Xuất bản tại Ðài Loan 1971)

Sơ Kỳ Ðại Thừa phật Giáo Chi Khởi Nguyên Dữ Khai Triển (Xuất bản tại Ðài Loan 1981)

Như Lai Tạng Chi Nghiên Cứu (Xuất bản tại Ðài Loan 1981)

Không Chi Thâm Cứu (Xuất bản tại Ðài Loan 1985)

Ấn Ðộ Phật Giáo Tư Tưởng Sử (Xuất bản tại Ðài Loan 1988)

Trung Quốc Cổ Ðại Dân Tộc Thần Thoại Dữ Văn Hoá Chi Nghiên Cứu (bản cảo)

10-Tạp A Hàm kinh Luận Hội Biên (3 cuốn) (Xuất bản tại Ðài Loan 1983)

Hoà Thượng Thích Ấn Thuậnsau một cơn bệnh cũ tái phát đã thị tịch lúc 10h7’sáng ngày 04 tháng 06 năm 2005nhằm 28-04- Ất D ậutại bệnh viện Từ Tế huyện Hoa Liên - Đài Loan. Trụ thế 101 năm, giới Iạp 75 hạ , pháp thể được lưu lại tại Truy Ân đường của Đại học Từ Tế để tứ chúng chiêm ngưỡng và đảnh lễ. Ngày 06-06-2005 kim quan được đưa về và hoàn tại Phước Nghiêm tinh xá( Phước Nghiêm Phật học viện) ở huyện Tân Trúc – Đài Loan, và lễ Trà tỳ và Nhập tháp sẽ được cử hành vào ngày 11- 06-2005 ( nhằm 05-05- At dau)

Như Nguyệt
(Trích dịch từ Ấn Thuận Phật Học Tư Tưởng Nghiên Cứu của Quách Bằng)

______________ 


Hình ảnh Tang Lễ
cố Đại Lão Hòa Thượng Ấn Thuận tại Đài Loan

htanthuan-1

htanthuan-2

htanthuan-4

htanthuan-7

htanthuan-8

htanthuan-9

htanthuan-13

htanthuan-23

htanthuan-20

htanthuan-19
htanthuan-21

62phapsuanthuan-3

62.phapsuanthuan-22
62phapsuanthuan-20
62phapsuanthuan-21
62phapsuanthuan-6
62phapsuanthuan-8-nisuchungnghiem
62phapsuanthuan-9-tute
62phapsuanthuan-10-tute62phapsuanthuan-11-tute

62phapsuanthuan-13-tute




62phapsuanthuan-14

62phapsuanthuan-15

62phapsuanthuan-4

62phapsuanthuan-5

62phapsuanthuan-17

62phapsuanthuan-18

62phapsuanthuan-19-diquan

Chú Thích: Trong phần trên tên những tác phẩm của Hoà Thượng không được dịch thành văn tiếng Việt vì đa số những tác phẩm này chưa được dịch ra tiếng Việt, nên được giữ nguyên âm Hán để cho đọc giả dễ dàng trong công việc tìm tư liệu.

--- o0o ---

Trình bày: Đông Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567