Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. “Người ta có thể thâm nhập sâu thẳm bao nhiêu?”

19/07/201114:19(Xem: 6621)
43. “Người ta có thể thâm nhập sâu thẳm bao nhiêu?”

TIỂU SỬ CỦA KRISHNAMURTI
Krishnamurti's biography by Pupul Jayakar
Lời dịch: Ông Không
Tháng 4-2011

PHẦN 6

TÓM TẮT LỜI GIẢNG

1978-1985

CHƯƠNG 43

“Người ta có thể thâm nhập sâu thẳm bao nhiêu?”

S

áng hôm sau Krishnaji đi vào trong khi tôi đang dùng tách trà sáng sớm của tôi. Chúng tôi bắt đầu nói chuyện. Chúng tôi sẽ có một nói chuyện trễ hơn trong ngày và Krishnaji nói, “Pupul, chúng ta có thể bàn luận những giới hạn của suy nghĩ và vượt khỏi?”

Anh đang ở trong một tâm trạng hứng khởi. Tôi bị ho nhiều và không cảm thấy đặc biệt tỉnh táo buổi sáng đó. Tôi không suy nghĩ về chủ đề chúng tôi sẽ bàn luận, tôi cũng không cố gắng đánh thức bộ não trong bất kỳ cách nào.

Sau đó, khi Krishnaji và tôi đang ngồi đối diện nhau, tôi vẫn không biết tôi sắp sửa nói gì. Rồi thì tôi bắt đầu nói, và những từ ngữ tuôn ra như thể chúng đã được lập trình. Tôi nói lưu loát, minh mẫn; có chiều sâu của đang thâm nhập và một đang thấy tổng thể. Tôi nói rằng vừa mới đây tôi đã đọc về một hỏa tiễn sẽ bay vào vũ trụ bên ngoài và sẽ không kết thúc chuyến hành trình của nó. Sẽ không có ma sát, không có thời gian, và thế là không kết thúc. Tôi hỏi, “Liệu trong những phương cách của cái tôi, trong cái trí của con người, trong bộ não của con người, có một bên trong của những sự vật? Liệu có những không gian bao la, không thể đo lường mà nằm trong phía bên trong của thiên nhiên?”

“Bạn đang hỏi liệu phía bên trong bộ não của con người – tôi muốn sử dụng ‘cái trí’ như tách khỏi ‘bộ não’ – liệu có hay có thể có một không gian không-kết thúc, một vĩnh cửu vượt khỏi thời gian? Chúng ta có thể suy đoán về nó, nhưng suy đoán không là thực sự.”

“Nhưng do bởi một thấu triệt vào khả năng có thể thám hiểm không gian phía bên ngoài mới có thể khiến cho con người thám hiểm không gian phía bên ngoài. Nếu chúng ta không thể thừa nhận một việc, chúng ta không thể thâm nhập và chứng thực rằng nó là như thế,” tôi nói.

“Chúng ta đang suy đoán, hay chúng ta thực sự đang thâm nhập liệu có bao la như thế, liệu có một chuyển động không thuộc thời gian, một chuyển động vĩnh cửu?”

“Muốn có sự thâm nhập này chúng ta phải đặt ra nghi vấn. Điều gì lộ diện từ nghi vấn đó sẽ khẳng định liệu nghi vấn là suy đoán hay thâm nhập.”

“Chúng ta đã đưa ra nghi vấn liệu bộ não có thể nhận ra sự thật, rằng có vĩnh cửu hay không có vĩnh cửu. Chúng ta bắt đầu thâm nhập như thế nào? Làm thế nào chúng ta cảm giác nghi vấn này một cách siêng năng, một nghi vấn mà đã được đưa ra bởi con người suốt hàng ngàn năm? Liệu con người vĩnh viễn bị trói buộc trong thời gian? Hay liệu có – hay liệu có thể có – thực sự phía bên trong bộ não, một nhận ra, cho chính nó, rằng có một trạng thái của vĩnh cửu?”

“Anh thâm nhập vào nghi vấn này như thế nào? Anh bắt đầu bằng cách vẽ ra một phân biệt giữa bộ não và cái trí. Anh sẽ giải thích chi tiết?”

“Bộ não bị quy định. Tình trạng bị quy định đó được tạo ra bởi hiểu biết, ký ức, trải nghiêm. Bộ não bị giới hạn. Vì vậy muốn khám phá điều gì đó mới mẻ phải có một thời kỳ, thậm chí nhất thời, khi suy nghĩ không đang chuyển động, khi nó ở trong tình trạng đọng lại.”

“Bộ não là một vật thuộc vật chất, nó có hoạt động riêng của nó.”

“Vâng, một hoạt động không bị áp đặt bởi sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

“Đối với chúng ta, sự vận hành của bộ não đã là sự vận hành của sự suy nghĩ,” tôi nói.

“Vâng, chuyển động của bộ não, bộ phận của bộ não đang được sử dụng, bị quy định bởi sự suy nghĩ. Suy nghĩ luôn luôn bị giới hạn, bị quy định vào xung đột. Cái bị giới hạn phải tạo ra xung đột. Cái trí là một kích thước hoàn toàn khác hẳn mà không có sự tiếp xúc với sự suy nghĩ. Cho phép tôi giải thích. Bộ não mà đang vận hành như một dụng cụ của sự suy nghĩ, bộ não đó đã bị quy định; và chừng nào bộ phận đó của bộ não vẫn còn trong trạng thái đó, không có sự hiệp thông hoàn toàn cùng cái trí. Vậy là, khi không có đang vận hành của sự suy nghĩ, có sự hiệp thông, mà là một kích thước hoàn toàn khác hẳn; cái đó có thể hiệp thông cùng bộ não đang sử dụng sự suy nghĩ.”

“Anh đang công nhận một trạng thái phía bên ngoài lãnh vực của sự suy nghĩ?” Tôi hỏi.

“Đó là nó. Cái đó ở phía bên ngoài lãnh vực của thời gian.” Krishnaji nói.

“Bởi vì thời gian và sự suy nghĩ dường như là hạt nhân cốt lõi của vấn đề này, có lẽ nếu chúng ta có thể thâm nhập dòng chảy của thời gian chúng ta có thể khám phá tại khoảnh khắc nào sự cắt đứt dòng chảy có thể xảy ra được.”

“Bạn có ý gì khi sử dụng từ ngữ ‘ngắt ngang’?” Krishnaji hỏi.

“Tôi không đang nói về người ngắt ngang, nhưng về một hiệp thông trực tiếp mà là sự kết thúc của thời gian. Thời gian không phải từ một quá khứ không thể nhớ nổi, đang chiếu rọi vào một tương lai không kết thúc, hay sao?”

“Không, tương lai bị quy định bởi quá khứ.”

“Vậy là, nếu con người không kết thúc, không ngừng bị…”

“Không ngừng bị quy định,” Krishnaji nói.

“Nhưng anh vẫn sẽ sử dụng sự suy nghĩ. Nội dung của nó sẽ trải qua sự thay đổi, nhưng hệ thống máy móc của sự suy nghĩ sẽ tiếp tục,” tôi nói.

“Lúc này, sự suy nghĩ là dụng cụ chính mà chúng ta có. Sau hàng ngàn năm của xung đột, những chiến tranh, dụng cụ đó đã bị làm cho cùn lụt. Nó không thể vượt khỏi sự trói buộc riêng của nó. Sự suy nghĩ bị giới hạn, nó bị quy định và trong một tình trạng của xung đột liên tục.”

“Tôi đã sử dụng từ ngữ ‘ngắt ngang’ để biểu thị sự hiệp thông cùng chuyển động khỏi quá khứ, như ngày hôm qua.”

“Như ngày hôm nay,” Krishnaji nói.

“Ngày hôm nay là gì? Làm thế nào chúng ta hiệp thông cùng ngày hôm nay?”

“Ngày hôm nay là chuyển động của quá khứ được bổ sung. Chúng ta là một mớ của những kỷ niệm, mà là cái gì? Quá khứ, hiện tại, tương lai là một chuyển động của thời gian – suy nghĩ. Làm thế nào bạn nhận ra nó?”

“Liệu có một việc như một hiệp thông đích xác cùng nó?”

“Làm thế nào anh hiệp thông cùng cái sự kiện này? Làm thế nào người ta có sự tiếp xúc cùng sự kiện rằng tôi là nguyên một chuỗi của những kỷ niệm, mà là thời gian – suy nghĩ?”

“Chúng ta hãy cụ thể. Suy nghĩ rằng tôi sẽ đi khỏi đây chiều nay và tôi sẽ rời bạn là một sự kiện.”

“Nó là một thực sự.”

“Từ đó được sinh ra một luyến tiếc nào đó khi phải rời xa bạn, mà là cảm xúc, thuộc tâm lý, mà che phủ sự kiện đó. Cái gì phải được hiệp thông, chắc chắn, không là sự kiện rằng tôi sắp sửa đi khỏi, nhưng sự đau khổ của tôi đi khỏi.”

“Sự đau khổ của đi khỏi, của một ngàn thế kỷ đau khổ, lo âu, buồn bực. Liệu điều đó tách khỏi bạn mà cảm thấy nó?” Krishnaji nói.

“Nó có lẽ không tách khỏi. Làm thế nào tôi hiệp thông cùng nó?” Tôi hỏi.

“Bạn có ý gì?” Kishnaji hỏi.

“Chỉ trong hiện tại thì tôi mới có thể hiệp thông cùng toàn cơ ngơi này,” tôi nói. “Ngay lúc này chứa đựng quá khứ, tương lai, và hiện tại.”

“Hiện tại là quá khứ và tương lai. Hiện tại đang chuyển động. Hiện tại là một ngàn năm quá khứ đang được bổ sung, và tương lai là ‘ngay lúc này,’ hiện tại.”

“Hiện tại cũng không đứng yên. Khoảnh khắc anh cố gắng thấy nó, nó đã qua rồi. Vì vậy, anh thực sự quan sát cái gì?” Tôi hỏi.

“Sự kiện rằng hiện tại là toàn chuyển động của thời gian và sự suy nghĩ. Liệu người ta có thể thấy sự thật của điều đó? Liệu người ta có thể có thấu triệt, nhận biết sự kiện, rằng ngay lúc này là tất cả thời gian và suy nghĩ?” Krishnaji hỏi.

“Nhận biết đó bắt nguồn từ bộ não?”

“Hoặc nó bắt nguồn từ đang nhận biết, hoặc sự nhận biết là một thấu triệt mà không liên quan đến thời gian và sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

“Liệu nó nảy ra phía bên trong bộ não?” Tôi hỏi.

“Vâng, hay liệu nó nảy ra phía bên ngoài bộ não?” Krishnaji nói. “Liệu nó ở phía bên trong phạm vi của bộ não, hay có thấu triệt mà hiện diện khi có sự tự do khỏi tình trạng bị quy định? Thấu triệt này, cái trí này, là thông minh tột đỉnh,” Krishnaji nói.

“Tôi không theo kịp.”

“Bộ não bị quy định bởi thời gian và sự suy nghĩ. Chừng nào tình trạng bị quy định còn tồn tại, thấu triệt không thể xảy ra được. Bạn có lẽ có một thấu triệt thỉnh thoảng, nhưng thấu triệt mà chúng ta nói này là sự hiểu rõ về tổng thể, một nhận biết về toàn bộ trọn vẹn. Đúng chứ? Thấu triệt này không bị trói buộc bởi thời gian – sự suy nghĩ. Thấu triệt đó là bộ phận của bộ não đó mà là một kích thước khác hẳn.”

Có một ngừng lại. Lắng nghe đã tại chiều sâu thăm thẳm.

“Nếu không có hành động của thấy, không thể có thấu triệt,” tôi nói. “Vì vậy thấy, nhận biết, lắng nghe dường như là cốt lõi cho thấu triệt. Từ ngữ ‘thấu triệt’ là đang thấy vào. Nó là đang thấy vào đang thấy?”

“Không. Đang thấy, đang hiểu rõ cái tổng thể, sự bao la của cái gì đó. Thấu triệt chỉ có thể xảy ra cùng sự kết thúc của suy nghĩ và thời gian. Suy nghĩ và thời gian bị giới hạn. Vì vậy, trong sự giới hạn như thế không thể có thấu triệt,” Krishnaji nói.

“Muốn hiểu rõ điều gì anh nói, tôi phải có một tai khoáng đạt và hai mắt mà thấy. Từ âm thanh, hình dạng, nảy ra một đang thấy mà vượt khỏi. Anh nói về thấu triệt, nhưng thấu triệt không thể nảy ra nếu không có hành động của thấy.”

“Thấu triệt không thể nảy ra chừng nào còn có thời gian, sự suy nghĩ.”

“Cái nào đến trước tiên? Tôi không thể bắt đầu cùng thấu triệt. Tôi chỉ có thể bắt đầu bằng sự quan sát,” tôi nói.

“Bạn chỉ có thể bắt đầu bằng thấy rằng thời gian thuộc tâm lý luôn luôn bị giới hạn, và vì vậy bất kỳ việc gì nó thực hiện sẽ bị giới hạn. Thời gian và sự suy nghĩ đã tạo ra thảm họa trong thế giới. Bạn có thể thấy điều đó. Câu hỏi là, liệu có khi nào sự giới hạn đó có thể kết thúc? Hay liệu con người phải sống vĩnh viễn trong quy định đó?”

“Sự liên quan của những tế bào não với những giác quan là gì? Điều gì xảy ra khi bạn nghe một câu nói như thế này: rằng thời gian, sự suy nghĩ, bị giới hạn? Nó giống như đang bảo cho tôi, ‘Bạn là một ảo tưởng,’ Pupul là một mớ thuộc tâm lý gồm có quá khứ, thời gian và sự suy nghĩ.”

“Cái tôi là bộ phận của cái tinh thần, và bất kỳ việc gì nó thực hiện đều bị giới hạn,” Krishnaji nói.

“Vậy thì có gì sai lầm đối với điều đó?” Tôi hỏi.

“Không gì cả. Nếu bạn muốn sống trong sự xung đột liên tục,” Krishnaji nói.

“Bản chất của sự kết thúc này mà anh nói là gì?” Tôi hỏi.

“Kết thúc là gì?” Krishnaji quẳng nghi vấn lại tôi.

“Thấy rằng sự trôi chảy ngừng trôi chảy,” tôi nói.

“Vâng, thấy rằng thời gian và sự suy nghĩ chấm dứt thuộc tâm lý,” Krishnaji nói.

“Có một vị trí của nhận biết, mà là một vị trí của thấu triệt. Tôi thấy nó trong không gian-thời gian nào?” Tôi hỏi.

“Hãy theo dõi, Pupul, chúng ta hãy đơn giản. Thời gian và suy nghĩ đã phân chia thế giới. Liệu bạn không thể thấy sự kiện của điều đó, hay sao?”

“Không, thưa anh. Tôi không thấy sự kiện. Khoảnh khắc tôi thấy sự kiện, tôi sẽ kết thúc thời gian và sự suy nghĩ. Nếu nó là một việc đơn giản như thế – nhưng nó không phải như vậy. Nó có những cách ranh ma của nó,” tôi nói.

“Liệu bạn có thể có một thấu triệt rằng chuyển động của sự suy nghĩ và thời gian, tại bất kỳ mức độ nào, tại bất kỳ lãnh vực nào, tại bất kỳ phạm vi nào, là một khu vực của xung đột vô tận?” Krishnaji hỏi.

“Anh có thể thấy nó phía bên ngoài trong thế giới,” tôi nói.

“Nếu bạn thấy nó phía bên ngoài, vậy thì phía bên trong liệu bạn có thể thấy rằng cái tinh thần là thời gian và sự suy nghĩ? Chuyển động phân chia thuộc tâm lý đã tạo ra sự kiện phân chia phía bên ngoài. Cảm thấy rằng tôi là một nguời Ấn giáo; tôi cảm thấy an toàn trong từ ngữ, trong phụ thuộc cái gì đó, đây là nhân tố của phân chia và xung đột.”

“Tất cả điều này có thể kết thúc. Người ta có thể thấy nó như một chuyển động của thời gian, sự suy nghĩ, nhưng phía bên trong tất cả nó, có một ý thức của ‘Tôi hiện diện.’ Đó là cốt lõi vấn đề. Tại sao tôi không thể thấy nó?” Tôi hỏi.

“Bởi vì tôi đã suy nghĩ về cái tinh thần như cái gì khác biệt tình trạng bị quy định,” Krishnaji nói. “Tôi đã nghĩ rằng có cái gì đó trong tôi, trong bộ não, mà không-thời gian, và nếu tôi có thể đến được đó, mọi việc sẽ được giải quyết. Đó là bộ phận của tình trạng bị quy định của tôi. Tôi cảm thấy Thượng đế, Nguyên lý Tối thượng, sẽ bảo vệ tôi.”

“Bản chất của nền tảng từ đó thấu triệt khởi nguồn là gì?” Tôi hỏi.

“Thấu triệt chỉ có thể xảy ra khi có sự tự do khỏi thời gian và sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

“Đây là một tiến hành vô tận.”

“Không, không phải vậy. Sống trong an bình là nở hoa, hiểu rõ thế giới lạ thường của an bình. An bình không thể được tạo ra bởi sự suy nghĩ,” Krishnaji nói.

“Liệu chính bộ não lắng nghe điều gì anh nói?”

“Vâng. Thế là, nhìn ngắm điều gì xảy ra.”

“Nó yên lặng. Nó không đang huyên thuyên, nó yên lặng.”

“Khi nó yên lặng và lắng nghe, vậy thì có thấu triệt. Tôi không phải giải thích trong mười cách khác nhau về những giới hạn của sự suy nghĩ.”

“Liệu có bất kỳ điều gì thêm nữa?” Tôi do dự hỏi.

“Ồ, vâng, có chứ. Nhiều hơn nữa. Liệu lắng nghe là một âm thanh, một âm thanh trong một phạm vi, hay liệu tôi đang lắng nghe điều gì bạn đang nói mà không có âm thanh thuộc từ ngữ? Nếu bạn muốn chuyển tải cái gì đó nhiều hơn những từ ngữ, vậy thì nếu có âm thanh trong đang nghe của tôi, tôi không thể hiểu rõ chiều sâu của điều gì bạn đang nói. Hiện tại là ‘ngay lúc này.’ Trong đó là nguyên chuyển động của suy nghĩ-thời gian, toàn cấu trúc của suy nghĩ-thời gian kết thúc. Vậy là ‘ngay lúc này’ có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Vậy là ‘ngay lúc này’ là ‘không-gì cả.’ Không-gì cả trong ý nghĩa rằng ‘số không’ chứa đựng tất cả những con số. Vì vậy, không-gì cả chứa đựng tất cả. Nhưng chúng ta sợ hãi là không-gì cả.”

“Khi anh nói không-gì cả chứa đựng tất cả, liệu nó có nghĩa rằng toàn môi trường sống, chủng tộc – thiên nhiên – vũ trụ?” Tôi hỏi.

“Vâng, vâng. Liệu bạn thấy sự kiện rằng không có gì cả? Cái tôi là một mớ của những kỷ niệm; những kỷ niệm mà chết rồi. Chúng vận hành, nhưng chúng nảy sinh từ quá khứ mà đã chấm dứt. Nếu tôi có thấu triệt vào điều đó, nó kết thúc. Tôi thấy rằng trong ‘ngay lúc này’ có ‘không-gì cả.’

“Bạn đã nói điều gì đó về âm thanh và lắng nghe. Vâng, có thể lắng nghe như thế, khi chính cái trí hoàn toàn yên lặng.”

“Chúng ta sẽ không nói về cái trí, nhưng khi bộ não tuyệt đối yên lặng, vì vậy không có âm thanh được thực hiện bởi từ ngữ. Đây là lắng nghe thực sự. Từ ngữ chỉ nói cho bạn điều gì tôi muốn chuyển tải. Tôi lắng nghe điều gì bạn nói.”

“Bộ não không có hành động nào khác hơn lắng nghe?” Tôi hỏi.

“Khi bộ não hoạt động, nó gây ồn ào. Tìm hiểu về âm thanh rất lý thú. Âm thanh thuần khiết chỉ có thể hiện diện khi có không gian và yên lặng. Ngược lại nó chỉ là sự nhiễu loạn. Liệu chúng ta có thể quay lại nghi vấn của chúng ta? Tất cả giáo dục, hiểu biết, là một chuyển động trong trở thành, thuộc tâm lý cũng như phía bên ngoài. Trở thành là sự tích lũy của ký ức. Điều này chúng ta gọi là hiểu biết. Chừng nào chuyển động đó còn tồn tại, có sự sợ hãi của là không-gì cả. Nhưng khi người ta thấy ảo tưởng của trở thành, và trở thành đó là thời gian, sự suy nghĩ, và xung đột vô tận, có một kết thúc của nó. Một kết thúc của chuyển động của cái tinh thần mà là suy nghĩ-thời gian. Sự kết thúc của nó là ‘không-gì cả.’

“Vậy là, ‘không-gì cả’ chứa đựng toàn vũ trụ. Không phải những sợ hãi, những lo âu, những đau khổ nhỏ nhen tầm thường của tôi. Rốt cuộc, Pupulji, ‘không-gì cả’ có nghĩa toàn thế giới của từ bi. Từ bi là ‘không-gì cả,’ và vì vậy ‘trạng thái không-gì cả’ đó là thông minh tột đỉnh.

“Nhưng chúng ta sợ hãi là ‘không-gì cả.’ Liệu tôi thấy rằng tôi là không-gì cả ngoại trừ một ảo tưởng đang dạo bộ, rằng tôi là ‘không-gì cả’ ngoại trừ những kỷ niệm chết rồi? Vì vậy, liệu tôi có thể được tự do khỏi ký ức như suy nghĩ-thời gian và thấy sự kiện rằng chừng nào còn có chuyển động của trở thành này, phải có xung đột, đau khổ vô tận?” Anh ngừng, anh đang nói từ chiều sâu không đáy.

“Những người vật lý thiên văn đang cố gắng hiểu rõ vũ trụ. Họ chỉ có thể hiểu rõ dựa vào thế giới vật chất, dựa vào những giới hạn của họ. Nhưng họ không thể hiểu rõ sự bao la của nó; sự bao la như bộ phận của con người; không chỉ ở đó, nhưng còn ở đây” – anh đặt hai bàn tay của anh trên ngực – mà có nghĩa phải không có cái bóng của thời gian và sự suy nghĩ. Đó là thiền định thực sự. Đó là ý nghĩa của từ ngữ Sunyatrong tiếng Phạn.

“Chúng ta đưa ra một trăm bình phẩm, nhưng sự kiện thực sự là, chúng ta là ‘không-gì cả’ ngoại trừ một đống từ ngữ. Liệu người ta có thể thông suốt rằng con số không là tất cả những con số? Vậy là trong ‘không-gì cả’ tất cả thế giới hiện diện.” Giống như một con sông đang gầm thét, những thấu triệt đang trôi chảy.

“Nhưng trong sống, khi tôi đau khổ hay có sợ hãi, nó là sự việc duy nhất mà tôi biết. Nhưng tôi không thấy rằng chúng là tất cả những việc nhỏ nhen tầm thường. Bạn lắng nghe tất cả điều này như thế nào? Bạn nhận ra điều gì? Nếu bạn có thể diễn tả nó thành những từ ngữ, điều đó sẽ tốt lành. Bạn cảm thấy thế nào? Những người sẽ đọc cái này, họ sẽ cảm thấy ra sao? Nó có lẽ là rác rưởi, nó có lẽ đúng thực, bạn nắm bắt hay nhận ra cái gì? Liệu bạn thấy sự bao la của tất cả cái này?” Krishnaji ngừng rất lâu.

Do dự vô cùng, tôi nói, “Cái này hàm ý một kết thúc của bản chất tâm lý của cái tôi.”

“Vâng. Tôi đã đặt ra một nghi vấn. Sẽ rất hữu ích cho tất cả chúng ta nếu, khi bạn lắng nghe nghi vấn này, bạn có thể nói phản ứng của bạn là gì. Hương thơm của tất cả nghi vấn này là gì?”

Tôi không thể tìm ra những từ ngữ để nói. “Đừng đặt ra cho tôi nghi vấn đó. Bởi vì bất kỳ từ ngữ nào tôi nói ra đều có vẻ hoàn toànkhông đầy đủ. Bởi vì khi anh đang nói, có sự bao la,” tôi nói.

“Vâng. Tôi có thể cảm thấy sự căng thẳng của điều đó. Liệu nó là nhất thời? Liệu nó chỉ trong khoảnh khắc, sau đó biến mất? Rồi thì lại toàn bộ sự căng thẳng của đang nhớ lại nó – đang nắm bắt nó,” Krishnaji nói.

“Không. Người ta đã chuyển động khỏi việc đó,” tôi nói. “Một việc khác mà người ta nhận ra. Điều khó khăn nhất trong thế giới là, hoàn toàn đơn giản.”

“Vâng. Nếu người ta thực sự đơn giản, từ đó người ta có thể hiểu rõ toàn sự phức tạp của sống. Nhưng chúng ta khởi đầu bằng sự phức tạp và không bao giờ thấy sự đơn giản. Chúng ta đã đào tạo bộ não của chúng ta để thấy sự phức tạp, và cố gắng tìm ra một đáp án cho sự phức tạp. Nhưng chúng ta không thấy sự đơn giản lạ thường của những sự kiện.” Lại có một ngừng lại.

“Trong truyền thống Ấn độ, từ âm thanh được sinh ra tất cả những nguyên tố, Panch Maha Bhutas,” tôi nói. “Âm thanh mà vang lại và tuy nhiên vẫn không nghe được.”

“Đó là nó. Nhưng rốt cuộc, trong truyền thống Ấn độ, Buddha, Nagarjuna, đã nói con người phải phủ nhận toàn sự việc. Nagarjuna phủ nhận mọi thứ, mọi chuyển động của cái tinh thần. Tại sao họ không theo đuổi cái đó?” Krishnaji hỏi. “Không phải bằng cách phủ nhận thế giới, bạn không thể phủ nhận thế giới. Nhưng họ đã phủ nhận thế giới. Nhưng bằng sự phủ nhận tổng thể của ‘cái tôi.’ ”

“Sự từ bỏ là sự phủ nhận của ‘cái tôi,’ ” tôi nói. “Tại cơ bản, sự từ bỏ không bao giờ ở phía bên ngoài.”

“Sự từ bỏ ở phía bên trong. Đừng bị quyến luyến ngay cả cái khố của bạn. Tôi nghĩ chúng ta bị trói buộc trong một mạng lưới của những từ ngữ, chúng ta không sống trong những thực sự. Tôi bị đau khổ, và phương cách để kết thúc nó là không tẩu thoát vào ảo tưởng. Tại sao những con người đã không đối diện sự kiện và đã thay đổi sự kiện? Liệu có phải bởi vì chúng ta đang sống cùng những ý tưởng, những lý tưởng – những không thực sự? Chúng ta đang sống cùng lịch sử của nhân loại. Nhân loại là ‘tôi,’ và ‘tôi’ là đau khổ vô tận. Và vì vậy, nếu bạn muốn kết thúc đau khổ, phải có một kết thúc của ‘cái tôi.’ ” Krishnaji đang thâm nhập khi anh nói.

“Liệu chính xác là sự kết thúc của thời gian, đúng chứ?”

“Vâng. Sự kết thúc của suy nghĩ-thời gian, đó là lắng nghe mà không có âm thanh. Lắng nghe vũ trụ mà không có âm thanh.” Anh ngừng lại. Krishnaji thật xa xôi. “Một bác sĩ ở New York đã nói, vấn đề cơ bản là liệu những tế bào não, mà đã bị quy định suốt hàng thế kỷ, có thể tạo ra một đột biến? Tôi đã nói, điều đó chỉ có thể xảy ra được qua lắng nghe. Nhưng không người nào sẵn lòng lắng nghe trong tổng thể của nó. Nếu thực sự con người nói, ‘Tôi phải sống an bình,’ vậy thì có an bình trong thế giới. Nhưng anh ấy không muốn sống trong an bình. Anh ấy đầy tham vọng, hung hăng, nhỏ nhen. Thế là chúng ta đã thâu hẹp sự bao la của tất cả cái này thành những phản ứng nhỏ nhen nào đó. Bạn nhận ra điều đó, Pupul? Chúng ta có những sống quá nhỏ nhen – từ sống tột đỉnh xuống sống thấp kém nhất.” Anh ngừng.

“Đối với anh, âm thanh là gì, thưa anh?” Tôi hỏi. Lại nữa có một yên lặng thăm thẳm, từ đó Krishnaji nói, “Âm thanh là cái cây. Ví dụ những thánh ca Ấn độ, thánh ca Georgia, chúng gần gũi nhau lạ thường. Bạn lắng nghe âm thanh của những con sóng, của cơn gió mạnh, âm thanh của một người mà bạn đã sống cùng suốt nhiều năm, bạn đã quen thuộc với tất cả nó.

“Nhưng nếu bạn không quen thuộc, vậy thì âm thanh có một ý nghĩa lạ thường. Vậy là, bạn nghe mọi thứ mới mẻ lại. Bạn bảo cho tôi, thời gian và sự suy nghĩ là toàn chuyển động thuộc sống của con người. Bạn đã chuyển tải một sự kiện đơn giản. Liệu tôi có thể lắng nghe nó mà không có âm thanh của những từ ngữ?

“Vậy là, tôi đã nắm bắt những chiều sâu của câu nói đó, và tôi không thể mất nó. Tôi đã lắng nghe nó trong tổng thể của nó. Nó đã chuyển tải sự kiện rằng nó là như thế và cái gì là như thế, luôn luôn là tuyệt đối. Trong truyền thống Hebrew, chỉ có Jehovah Đấng Không tên mới có thể nói, ‘I Am,’ ‘Ta Là,’ đó là Tat Tvam Asitrong tiếng Phạn.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]