Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Nhân Duyên Quá Khứ

17/03/201409:06(Xem: 19217)
38. Nhân Duyên Quá Khứ
blank

Nhân Duyên Quá Khứ


Câu chuyện về gia đình người thợ săn vẫn chưa chấm dứt. Tuy đại chúng đã thỏa mãn mọi câu hỏi nghi ngờ, nhưng họ cũng còn tò mò không hiểu, do nhân duyên gì mà chàng thợ săn Kukkuṭamitta, vợ và các con trai, con dâu đồng loạt đắc quả Tu-đà-hoàn như thế? Một gia đình săn thú, giết thú mấy mươi năm, sát hại không biết bao nhiêu sinh linh vô tội mà lại dễ dàng đắc quả như thế sao?

Thế là đức Bổn Sư lại phải kể lại câu chuyện xưa.

“- Vào thời đức Chánh Đẳng Giác Kassapa, lúc ngài nhập diệt, cận sự nam nữ hai hàng bàn tính với nhau về việc xây dựng thánh tháp để tôn trí xá-lợi. Sau khi thống nhất ý kiến, họ đồng thuận là lấy hùng hoàng vàng và thạch tín đỏ làm đất, lấy dầu mè làm nước. Tiếp đến, họ nghiền thêm nhiều loại đá thành bột, trộn chung với nhau để đúc thành những viên gạch, lấy dầu có chất dính kết trộn với cát làm hồ vữa để xây. Họ còn dự định bên trong, bên ngoài tháp sẽ được dát vàng; riêng cửa ra, cửa vào thì phải lót gạch toàn bằng vàng khối, mỗi viên gạch như thế trị giá cả trăm ngàn đồng tiền vàng.

Công trình xây dựng như thế là phải phí tổn một ngân khoản rất lớn. Vị triệu phú nổi tiếng ở một ngôi làng ngoài thành phố, cư sĩ lâu năm, phát hỷ tâm cúng dường mười triệu đồng tiền vàng rồi tuyên bố:

- Tôi muốn là người chủ trì công trình, và sau khi hoàn tất, cũng chính tôi là người chủ lễkhánh thành tòa bảo tháp này, bà con có đồng ý không?

Cận sự nam nữ bàn tán xôn xao về số tiền lớn lao ấy, và ai cũng nghĩ thầm, thế thì ông ta làm chủ trì công trình, chủ lễ khánh thành là xứng đáng. Tuy nhiên, có một số người nghe vậy lại chạm tự ái, nghĩ rằng: “Cả trong thành phố mà lại không có ai đủ sức, đủ tài của, lại để cho một ông triệu phú ngoài thành cuỗm mất danh dự!”

Trong thành có một vị triệu phú, ai cũng biết danh, bình tĩnh lắng nghe mọi dư luận, ông cười vui trong lòng, sau đó, tuyên bố với mọi người:

- Nếu chỉ mười triệu mà được cả hai danh dự kia thì không đáng, tôi xin cúng dường hai mươi triệu! Xin bà con bầu chọn tôi.

Vị triệu phú ngoài thành phố cũng không ngán, ông ta tuyên bố:

- Vậy thì tôi xin cúng dường ba mươi triệu, được chưa?

- Chưa được! Vị triệu phú trong thành cười ha hả - vậy thì đã thấm chi. Ông mà ba mươi thì tôi xin cúng dường tám mươi! Theo nổi không nào?

Nghe con số quá khủng, vị triệu phú ngoài thành phố nghĩ thầm: “ Ông ta giàu hơn mình nhiều. Gia tài của mình chỉ có chín chục triệu, còn ông ta nghe đâu có đến bốn trăm triệu. Thế nếu mình cố gắng tận cùng, hô lên chín mươi, hết cả gia sản, còn ông ta hô lên một trăm thì mình sẽ rớt đài rồi. Dại chi cho họ thấy ‘điểm yếu’ của mình”.

Sau khi suy nghĩ chín chắn, ông triệu phú ngoài thành chậm rãi, điềm đạm nói:

- Tám mươi, nghe ra cũng không nhiều! Tôi có thể lên chín mươi và ông có thể lên một trăm. Và nếu thế thì chúng ta cứ đấu với nhau mãi. Tôi nghe đức Đạo Sư dạy rằng: Bố thí, cúng dường, phước báu cao thượng nhất là tâm ly, tâm xả, chứ không phải với tâm đấu, tâm tranh! Quý vị nghĩcó phải không?

Thấy mọi người gật gù và có vẻ đã thấm ý, ông triệu phú ngoại thành nói tiếp:

- Nói tóm lại, ở chỗ này, tại đây, về tiền bạc, thế là tôi đã thua. Tôi thua với tâm phục, khẩu phục – vì tâm thí xả tám chục triệu đồng tiền vàng, thật không dễ gì thế gian làm được. Tuy nhiên, dù thua “tiền của” nhưng tôi sẽ cố gắng bù thêm “công sức” vào, thêm mồ hôi và lao lực vào! Vậy, bắt đầu từ ngày mai, tôi, vợ tôi, bảy đứa con trai của tôi, bảy cô con dâu của tôi, cả thảy mười sáu người sẽ tự nguyện đến đây làm công quả cho đến khi hoàn tất công trình, hoàn mãn lễ lạc thành. Vậy xin bà con cận sự hai hàng, xét bình chọn, xem thử tôi có xứng đáng với hai danh dự kia hay không?

Cả ngàn người đại diện chia ra từng toán, từng nhóm, tìm cách lấy ý kiến đồng thuận là nên bầu chọn cho ai làm chủ trì kiêm chủ lễ. Cuối cùng, ông triệu phú ít tiền của nhưng nhiều công sức được mọi người bầu chọn với số phiếu nhiều hơn.

Nghe kết quả, ông triệu phú tám chục triệu đồng tiền vàng thua cuộc mỉm cười:

- Đem cả lực lượng vợ chồng con cái dâu rể mười sáu người đến làm công quả suốt thời gian công trình thì quả là tôi không bằng được. Tôi thua. Tôi thua cũng với tâm phục khẩu phục. Chính tôi cũng muốn bầu chọn ông bạn già đấy!

- Tại sao vậy? Có người hỏi.

Ông triệu phú thua cuộc ôn tồn đáp:

- Tôi chỉ cúng dường tiền vàng, tức là vật ngoại thân mà thôi. Còn gia đình kia, ngày này sang ngày khác còn cúng dường cả thân, cả khẩu, cả ý của mình nữa. Nếu đức Đạo Sư còn hiện tiền, thì Đạo Sư cũng dạy rằng, đấy là sự cúng dường cao thượng nhất: Cúng dường ba-la-mật đó!

Quả thật vậy, ai cũng đồng ý đấy là sự cúng dường cao thượng.

Nên sau kiếp ấy, cả mười sáu người đồng hóa sanh lên thiên giới. Trong suốt thời gian dài không có Phật, họ thọ hưởng phước báu vinh quang và sang cả không kể xiết. Kiếp hiện tại, người nữ hạ sanh vào gia đình ông triệu phú tại Vương Xá, đắc quả Tu-đà-hoàn khi mới vừa mười sáu tuổi. Người nam do nghiệp quá khứ còn nặng nên hết phước cõi trời, lại rơi vào gia đình thợ săn. Tiểu thư con ông triệu phú vừa mới thấy mặt chàng thanh niên thợ săn đã đem tâm ái luyến mạnh mẽ do họ đã từng là vợ chồng thương yêu thủy chung nhiều đời rồi. Đấy là mối tình tiền kiếp. Các con trai từ thiên giới lại tìm cách đầu thai vào lòng bà mẹ cũ. Chư thiên nữ, những nàng dâu thuở trước, sinh hạ rải rác đó đây, tìm duyên trở lại với những người chồng xưa của mình. Thế là cả một đại gia đình mười sáu người từ thời đức Phật Kassapa thuở xưa, bây giờ họ đoàn tụ ở đây. Do công và của xây dựng thánh tháp tôn trí xá-lợi Phật nên họ đồng đắc quả Tu-đà-hoàn.

Đại chúng thở phào nhẹ nhõm khi thấy rõ nhân quả cùng duyên xưa lối cũ thật nhiệm mầu như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 4425)
Hema Goonatilake đã nhận học vị Tiến sĩ tại Khoa Á Phi Hoc thuộc Viện Đại Học Luân Đôn năm 1974. Bà là giáo sư tại đại học Kelaniya của Sri Lanka cho đến năm 1989. Sau đó, bà phục vụ như một chuyên gia về phát triển và giới tính cho tổ chức UNDP và UNIFEM ở New York và UNDP ở Cam-Bốt, và là một Cố Vấn của Viện Phật Học Cam-Bốt. Bà là sáng lập viên của hội Tiếng Nói Phụ Nữ, một hội bảo vệ nữ quyền đầu tiên của Tích Lan, và là đồng sáng lập viên của Trung Tâm Nghiên Cứu Phụ Nữ ở Tích Lan.
08/04/2013(Xem: 3447)
Ni trưởng thế danh Hồ Thị Hạnh, húy thượng Trùng Hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh, sinh năm 1905, là con gái út của cụ Hồ Đắc Trung và bà Châu Thị Lương, người làng An Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Cụ Hồ Đắc Trung là một vị đại thần trong triều đình Huế thời bấy giờ.
08/04/2013(Xem: 7278)
Tôi may mắn được diện kiến Người một lần duy nhất, vào năm 1990, tại Chùa Huê Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc ấy, tôi làm trợ lý cho thầy Thích Phước Cẩn trong việc vận động phiên dịch và ấn hành Phật Quang Đại Từ Điển. Tôi được Người ân cần khích lệ và truyền trao những kinh nghiệm quý báu về cuộc đời tu học và làm việc Phật sự của Người, trong hơn năm mươi năm qua. Lúc ấy, Người đã tròn 80 tuổi. Sức khỏe của Người còn khá tốt. Tinh thần của Người sáng suốt khác thường. Giọng nói của Người thật từ tốn, nhẹ nhàng.
08/04/2013(Xem: 10472)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 2736)
Người phụ nữ cũng đóng một vai trò phát triển PG tại Úc. Một trong những người phải được kể đến là bà Marie Byles, một nữ luật sư đầu tiên ở quốc gia này và bà được nhiều người biết đến lúc đó như là một người hòa giải, đối thoại và là người tranh đấu quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bà đã viết nhiều sách và báo về PG trong những năm bốn mươi và năm mươi.
08/04/2013(Xem: 4208)
Đức Phật, khi sinh tiền, có hai Đại đệ tử tại gia, hộ trì Tăng Già nòng cốt nhất, là thiện nam Anàthapindika (Tu Đà Cấp Cô Độc) và tín nữ Visàkhà (Nguyệt Trang Đài). Câu chuyện ông bá hộ Cấp Cô Độc đã được soạn giả dịch xong, ấn tống vào mùa Vu Lan 1993. Bây giờ đến lượt sự tích bà Visàkhà, để hoàn tất công tác dịch soạn ra Việt ngữ cuộc đời đôi nam nữ đại ân nhân của đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 4097)
Tất cả những vật hữu tình trong thế gian, có loài thì hiền lành, hung dữ, trí tuệ, ngu muội, nghèo hèn, sang trọng khác nhau, từ những biệt tính khác nhau mà hình thành có nam nữ, trong đó nữ tính với mỗi con người có một quan hệ mật thiết, mỗi người không luận là nam hay nữ, đều từ trong bụng mẹ mà sinh ra và lớn lên, không có người mẹ thì không có mạng sống được sinh ra , thế nên đức tính của người mẹ là suối nguồn của sự sinh sản.
08/04/2013(Xem: 3219)
Trong hai ngày Hội thảo quốc tế với chủ đề: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức,” chắc chắn có rất nhiều vấn đề được thảo luận, phân tích và chia sẻ. Trong bài viết này, chúng tôi xin trình bày hai thiển ý liên hệ đến vấn đề tiềm năng đóng góp của Ni giới.
08/04/2013(Xem: 4669)
Bát Kính Pháp đã từng là đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu Phật học Đông Tây quan tâm. Không phải một mình Sư Cô Thích Chiếu Huệ ở Đài Loan đề nghị bỏ Bát Kính Pháp mà từ trước và cho đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và soi sáng vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó ngầm ý kêu gọi nên xoá bỏ Bát Kính Pháp.
08/04/2013(Xem: 3313)
Ở nước ta, khi còn là đất Giao Chỉ thuộc nhà Hán, nhà Ngô, thế kỷ thứ 2 Tây lịch, đã có các Tăng người Ấn Độ sang ở thành Luy Lâu (huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), các Sa-môn này lập am thờ Phật ở chung, đấy là các Tăng đầu tiên của Phật Giáo nước ta. Số Tăng chắc đã khá đông khi Mâu Tử viết sách Tri hoặc Luận tại Luy Lâi vào cuối thế kỷ thứ 2. Còn đến bao giờ mới có nữ giới tu đạo Phật, thành Sa-di-ni, Tỷ-khưu-ni, ta không biết được vì không có sách chép.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567