Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cây Giác-Ngộ (The Tree of Enlightenment)

07/02/202417:45(Xem: 7796)
Cây Giác-Ngộ (The Tree of Enlightenment)

duc the ton

Cây Giác-Ngộ
The Tree of Enlightenment.
Nguyên tác: Peter Della Santina, Ph.D.
Việt dịch: Minh Thiện Trịnh Chỉnh
Melbourne 2001
***
Đây là quyển sách Phật học Tây phương thực dụng và cận đại,
đề cập đến các Tông phái chính của Phật giáo, gồm Bốn Phần. Cuối mỗi Phần đều có Chương chỉ dẫn các cách tu tập cho đời sống thực tiễn hằng ngày.
(An Introduction to the Major Traditions of Buddhism and Practices in Daily Life).


Mục lục
---o0o---

Lời tác giả
Lời người dịch
Đôi nét về Tác giả

Phần Một.
Các Nguyên tắc Căn bản của Phật giáo (Tài liệu từ tiếng Nam Phạn Pali: LND)

Chương 1

Phật giáo: Một Triển vọng Cận đại

Chương 2
Bối cảnh Tiền Phật giáo

Chương 3
Cuộc đời của Đức Phật

Chương 4
Tứ Diệu Đế

Chương 5
Đức hạnh (Giới)

Chương 6
Phát triển Tinh thần (Định)

Chương 7
Trí tuệ (Huệ)

Chương 8
Nghiệp quả

Chương 9
Tái sinh

Chương 10
Duyên khởi

Chương 11
Ba Đặc tính Phổ biến (Tam Ấn)

Chương 12
Năm Món Hợp thành Người (Ngũ Uản: LND)

Chương 13
Thực hành cho Đời sống

Phần Hai.

Đại Thừa (Tài liệu từ tiếng Bắc Phạn Sanscrit: LND))

Chương 14
Nguồn gốc Đại thừa

Chương 15
Kinh (Diệu) Pháp (Liên) Hoa

Chương 16
Kinh Bát nhã Ba la mật đa

Chương 17
Kinh Lăng già

Chương 18
Triết lý Trung đạo

Chương 19
Triết lý Duy tâm

Chương 20
Sự Phát triển của Triết lý Đại thừa

Chương 21
Thực hành cho Đời sống

Phần Ba.

Kim cương Thừa (Tài liệu từ tiếng Bắc Phạn)

Chương 22
Nguồn gốc Kim cương thừa

Chương 23
Các Nền tảng Triết lý và Tôn giáo

Chương 24
Phương pháp luận

Chương 25
Huyền thoại và Biểu tượng học

Chương 26
Tâm lý học, Sinh lý học và Vũ trụ học

Chương 27
Thực hành tiên khởi

Chương 28
Lễ kết nạp trong Kim cương thừa

Chương 29
Thực hành cho Đời sống

Phần Bốn.

Vi diệu Pháp (Tài liệu từ tiếng Nam Phạn Pali)

Chương 30
Vi diệu pháp nhập môn

Chương 31
Triết lý và Tâm lý trong Vi diệu pháp

Chương 32
Phương pháp luận

Chương 33
Phân tích Thức

Chương 34
Sắc giới và Vô sắc giới

Chương 35
Siêu thức

Chương 36
Phân tích các Tâm hành (Tâm sở)

Chương 37
Phân tích các Tiến trình Tư tưởng

Chương 38
Phân tích Sắc (Vật chất)

Chương 39
Phân tích thuyết Duyên khởi (hay: tính Bị Tác động, luật Nhân Quả...)

Chương 40
Ba mươi bảy phẩm trợ đạo

Chương 41
Thực hành cho Đời sống





PDellaSantina1Lời Tác giả


Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.

Nhằm giữ được các mục tiêu độc đáo của các bài giảng, quyển sách này cố giữ không có nhiều từ khó hiểu. Nó nhắm vào đại chúng không quen nhiều với các môn học hay các loại ngôn ngữ kinh điển Phật giáo. Vì thế, các từ ngôn ngữ gốc được giữ ở độ tối thiểu và các phụ chú đã được tránh dùng. Các tên của kinh điển đôi khi được để nguyên không dịch ra, đó là vì các chữ dịch tiếng Anh nghe không ổn và không làm đề tài được rõ ràng hơn. Nói chung tôi hy vọng rằng quyển sách này sẽ được xem như là bước đầu của việc giáo dục về Phật giáo của các độc giả và đòng thời cũng không phải là bước cuối. Quyển sách này có thể cung cấp như là một sự làm quen tổng quát về các tông phái chính của Phật giáo, nhưng tôi cũng không có ý cho nó là toàn bộ và dứt khoát. Tôi cũng không dám xác quyết là không còn lỗi. Vì thế tôi xin lỗi trước nếu có lỗi dù rằng tôi đã cố gắng hết sức mình.

Một số từ ngữ và tên riêng thuộc ngôn ngữ gốc mà hiện nay đã trở thành ngôn ngữ Anh như Pháp (Dharma), nghiệp (karma), Niết bàn (Nirvana) và Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) đã được dùng trong suốt quyển này đưới hình thức của tiếng Bắc Phạn Sanscrit. Phần còn lại, các từ ngữ gốc Nam Phạn Pali, tựa sách và các tên riêng đã được giữ lại trong phần I và IV được dựa vào nguồn tài liệu Pali; trong khi đó các từ chuyên môn gốc Bắc Phạn, các tựa sách và danh từ riêng đã được dùng trong phần II và III hầu hết đều dựa vào nguồn tài liệu Bắc Phạn và Tây tạng. Thỉnh thoảng, luật chung này đã được bỏ qua khi tên sách và người muốn nói đến trong một tài liệu nhất đ?h lại xãy ra vào các ngôn ngữ kinh điển khác. Trong nhiều trường hợp cả hai tiếng Bắc Phạn Sanscrit và Nam Phạn Pali đều tương đối giống nhau, tôi tin rằng độc giả trung bình sẽ không có sự khó khăn trong việc tìm hiểu với sự sắp xếp này.

Tôi chịu ơn rất nhiều một số lớn bạn bè cho việc thực hiện quyển sách này. Trên và trước nhất, tôi xin cảm ơn H.H. Sakya Trizin. Nếu không nhờ vị này, sở thích của tôi về Phật giáo vẫn còn nông cạn và chỉ là tri thức mà thôi. Kế đến tôi xin cảm ơn Yeo Eng Chen và nhiều thành viên của cộng đồng Phật giáo Singapore. Nếu không có sự giúp đỡ và khuyến khích, các bài pháp này sẽ không bao giờ được giảng và những bài viết gốc mà quyển sách này dựa vào sẽ không bao giờ thực hiện được. Kế đến nữa, tôi cũng xin cảm ơn rất nhiều bạn và học viên khắp Á, Âu và Mỹ châu đã khuyến khích tôi nghĩ đến việc các bài giảng pháp này có thể đem lợi lạc cho một giai tầng độc giả nhiều hơn và cao hơn. Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả những người nào đã liên hệ đến việc thực hiện thực sự quyển sách này. Những người này bao gồm, các thành viên của nhóm nghiên cứu Pháp Phật vùng Chico (California), đặc biệt, Jo và Jim Murphy, Victoria Scott cho việc giúp đỡ soạn bản thảo của cô, L. Jamspal cho việc giúp đỡ của anh về các từ nguyên ngữ, vợ tôi Krishna Ghosh cho việc nàng bỏ ra hằng giờ kiểm lại bản thảo, và con trai tôi Siddharta Della Santina cho việc vẻ bìa và sắp xếp chương trình thành bản in.

Sau cùng, tôi xin được cống hiến quyển sách này cho đại chúng. Cơ sở Học hỏi Pháp Phật Chico hy vọng khởi xướng được một chương trình, qua đó các tài liệu Nghiên cứu các Vấn đề Phật giáo có thể có được cho các học viên Phật giáo qua một số lớn phương tiện truyền thông mà khỏi phải qua sự trả công có lợi nhuận. Hiện nay, quyển sách này đang có dưới hình thức bìa cứng và trên mạng lưới toàn cầu. Trong tương lai, Cơ sở Nghiên Cứu Pháp Phật Chico dự định in ra nhiều tài liệu quan trọng trong các lãnh vực triết lý, thực hành và dân gian Phật giáo, bao gồm tài liệu cho trẻ em và thanh thiếu niên. Chúng tôi sẽ vui mừng có sự giúp đỡ của bất kỳ quí vị nào muốn đóng góp dưới bất cứ hình thức nào cho những hoạt động giáo dục của Cơ sở và chúng tôi mời các bạn tiếp xúc với chúng tôi cùng với những lời đề nghị của bạn.

Peter Della Santina
7.7.1997 Chico, California, USA.
Chico Dharma Study Foundation
26 Kirkway, Chico, CA. 95928
U.S.A.
E-mail: [email protected]




PDellaSantina1
Đôi nét về Tác giả

Peter Della Santina sanh tại Hoa kỳ. Ông đã bỏ ra nhiều năm nghiên cứu và dạy học ở Đông Nam Á . Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Tôn giáo tại Đại học Wesleyan, Connecticut (Mỹ) vào năm 1972, ông sang Ấn độ và học lấy bằng Cao học Triết học tại Đại học Tân đề li (Ấn) 2 năm sau đó. Năm 1979, Santina đã hoàn thành học vị Tiến sĩ Phật giáo cũng tại Đại học Tân đề li.

Ông làm việc với tư cách học giả trong 3 năm cho Viện Nghiên cứu Các Tôn giáo Thế giới Cao cấp thuộc tiểu bang New Jersey, phiên dịch các kinh sách triết học Phật giáo Tây tạng thế kỷ thứ VIII. Ông dạy tại Đại học Pisa ở Ý, Đại học Quốc gia ở Singapore.

Học viện Tây tạng ở Tân đề li. Ông là điều hợp viên của Chương trình Nghiên cứu Phật giáo tại Nha Phát triển Chương trình Giảng dạy, thuộc Bộ Giáo dục Singapore từ 1983 đến1985.

Mới vừa đây nhất, Santina là giảng viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Simla (Ấn độ) và dạy Triết học tại Viện Phật giáo Trung hoa Fo Kuang Shan, Đài loan.

Trong 25 năm, Peter Della Santina là môn sinh của Ngài H.H. Sakya Trizin, Viện trưởng Tăng đoàn Thích Ca của Phật giáo Tây tạng và là thiền sinh xuất chúng. Ông đã tu tập thiền định Phật giáo và tham dự nhiều khoá tu.

Santina đã ấn hành một số sách và tạp chí như ‘Thư của Bồ tát Long Thọ gửi vua Gautamiputra’, Delhi 1978 và 1982; ‘Các Tông phái Trung đạo ở Ấn độ’, Delhi 1986; ‘Trung đạo và Triết học Tây phương Hiện đại’ và ‘Triết học Đông và Tây’,Hawaii, 1986.



 


Minh Thien Trinh Chinh
Lời Người Dịch


Dịch phẩm này ra đời phần lớn nhờ nhiều nhân tố khác, người dịch xin lại nơi đây lòng tri ân chân thành của những vị có tên sau đây:Ba Má của con, Việt nam, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thiền tông Việt nam Cận đại, Thiền viện Trúc Lâm, Đà lạt, Việt nam, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Thiền viện Làng Mai Làng Hồng, Pháp quốc, Thầy Thích Thông Giác, Thiền viện Hiện Quang, Tuệ Đăng, Melbourne, Úc đại lợi, Nhị vị chánh phó trụ trì Tu Viện Quảng Đức, HT Thích Thích Tâm Phương và TT Thích Nguyên Tạng, Anh Ngô Thanh Tùng, kỹ sư Ericcson, Melbourne, con người của Lão Trang, của Khổng, của ‘‘Người Sống Một Mình’’, Các Em các Cháu, Việt nam và Úc đại lợi, Sau cùng nhưng không phải là ít nhất, Đại Gia đình Mỹ Ngọc, Ba Má Trương Thế Xương, Bạn đường Mỹ Ngọc cùng các Con Ngọc Trâm, Trịnh Hội, Quỳnh Trâm và Thu Trâm.

Một lần nữa tôi xin biết và ghi ơn Tất Cả đã tạo tác các Duyên khởi Nghiệp cảm, Duyên khởi A Lại da, Duyên khởi Như Lai tạng, Duyên khởi Pháp giới, giúp đỡ tôi thành một người cho đến ngày nay.

Quý độc giả sẽ lần lượt  đọc qua quyển ‘‘Cây Giác Ngộ’’ này, trong muôn một, tôi chúc nguyện quý vị áp dụng và thực hành cho được những   lợi lạc từ tác phẩm cho riêng mình và tiếp ban đến cho người.

Nhân đây người dịch xin phép nói rõ thêm vài điểm: 1. Thực Hành: chỉ có thực hành tu tập mới chứng được các giáo thuyết suông bằng chữ bằng lời trong quyển này. Đạo Phật là đạo thực dụng, ta cứ hành (hạnh) nó tức sẽ dùng (dụng) được nó một cách huyền diệu không ngờ trong đời sống hằng ngày. Có một điều kiện (duyên khởi) trớ trêu là ‘‘không gặp khó khăn, không gặp phiền não, không chứng một cách dễ dàng’’. Không chứng một cách dễ dàng không có nghĩa là không chứng được. Xin phụ chú là chữ ‘‘chứng’’ tiếng Anh dịch là experience, witness, substantiate, penetrate, attain. Mọi người trong chúng ta đều có khả năng ‘kinh nghiệm qua, chứng kiến thấy sự thật, chứng minh cho đúng, thâm nhập sự lý, đạt được’; 2. Cho Được: đây là cái quả của cái nhân cố gắng (tinh tấn) (xin xem bốn giai đoạn Tinh tấn hay Tứ Chánh Cần (mẫn). Có ai trong chúng ta lại không (chuyên) cần mẫn (cán), chăm chỉ siêng năng?

 


pdf-download








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5479)
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
09/04/2013(Xem: 3277)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 13353)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 19213)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5728)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 11714)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 7878)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 3223)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3385)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
07/03/2013(Xem: 8847)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]