Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đến chùa lạy Phật.

09/04/201312:23(Xem: 4168)
Đến chùa lạy Phật.

ĐẾN CHÙA LẠY PHẬT

Diệu Trân

--- o0o ---

Ai đến chùa cũng vào lạy Phật, trừ người hảo tâm đưa giùm người khác đến cửa chùa, rồi đi. Không người nào lạy Phật mà không lâm râm khấn vái. Tôi đoan chắc những lời khấn vái đều là những điều thiện, lành, không cầu phước cầu lộc cho mình thì cầu cho chồng cho con, cho họ hàng thân thuộc, bằng hữu xa gần; người có tâm lượng rộng rãi hơn thì cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình …… Người lạy Phật bận rộn cầu xin như vậy, chắc ít để thì giờ chiêm ngưỡng tôn nhan tượng Phật. Bận cầu xin đã đành, mà vì tin rằng đã cầu thì phải thành tâm Phật mới chứng, nên trong lúc cầu, ai cũng cúi rạp xuống mà tỏ lòng kính ngưỡng. Tự suy nghĩ như thế, tôi mới dám kết luận rằng, khi người Phật tử đến chùa lạy Phật, ít ai ngước mắt lên CHIÊM NGƯỠNG TÔN NHAN ĐỨC PHẬT, MẮT KHÔNG TẠM RỜI (như một câu trong Kinh A Di Đà.)

Là Phật tử sơ cơ nên khi chợt nghiệm ra như thế, tôi sửng sốt và có cảm tưởng mình chưa từng nhìn rõ tôn nhan Đức Thế Tôn mà chỉ biết qua Kinh là Ngài có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Biết như thế thì cũng như không biết vì 32 tướng tốt đó thế nào, 80 vẻ đẹp ra sao ? Những lời tả đó không giúp cho Phật tử “thấy” được Phật hơn là sự chăm chú chiêm ngưỡng tôn tượng. Tất nhiên, tượng cũng chẳng chứng thực được tôn nhan Phật nhưng qua hình tướng chúng ta còn có thể “thấy” Phật. Nghĩ thế, tôi dọ dẫm, tự kiểm chứng.

Lần đến chùa sau đó, thay vì quỳ rạp lạy Phật, tôi chắp tay, lắng tâm thanh tịnh rồi từ từ nhìn lên chánh điện. Tôi chăm chú ngắm tượng Đức Thích Ca Mâu Ni tọa trên tòa sen. Mắt tôi chạm vào đôi mắt Ngài trước nhất. Lạ thay, tôi phảng phất thấy nụ cười từ ái nơi đuôi hai con mắt nhìn xuống. Nụ cười bằng mắt tỏa ra bát ngát bao dung và thương xót. Đôi mắt đang nhìn xuống thế gian mà biểu lộ cả tấm lòng Ngài. Chính đôi mắt đó đã chứng kiến bốn nỗi khổ Sinh, Lão, Bệnh, Tử của thế gian khi đi dạo ngoài bốn cửa thành. Những cảnh khổ đó không phải chỉ riêng đôi mắt Thái Tử Tất Đạt Đa thấy, mà hàng tỷ tỷ đôi mắt nhân gian đã thấy; nhưng nhân gian thấy chỉ để mà thấy, thấy rồi lại tiếp tục ngụp lặn trong biển khổ. Chỉ có vị Thái tử con vua Tịnh Phạn thành Ca Tỳ La Vệ là băn khoăn ray rứt vì biển khổ triền miên này.

Từ đôi mắt thấy cảnh thương đau, đôi tai Ngài đã lắng nghe bao lời rên siết. Tất cả những tôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mà tôi từng được nhìn thấy, tuy nét mặt, có khác đôi chút (có lẽ tùy tâm trạng nghệ nhân khi đúc tượng) nhưng hai tai Phật đều được thực hiện như nhau. Đó là vành tai lớn và dài, biểu tượng lòng từ bi lắng nghe hết thảy thống khổ của nhân gian. Sự thật nhĩ căn của Phật có như thế hay không, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng chính là lòng Từ Bi và Trí Tuệ tuyệt luân của Ngài. Lòng từ bi đã thúc đẩy Thái tử từ bỏ cung vàng điện ngọc trở thành sa-môn Gotama, quyết đi tìm con đường giải thoát khỏi trói buộc của khổ đau. Với trí tuệ và kiên cường, sau sáu năm khổ hạnh, sa-môn Gotama đã tìm ra tên cai ngục cái nhà tù khổng lồ từng triền miên giam hãm, trói chặt nhân loại trầm luân trong thống khổ. Tên cai ngục đó là Vô Minh. Vì vô minh mà chúng sanh cho Vô Thường là Thường, Khổ là Lạc, Vô Ngã là Ngã, Không là Tịnh. Đó là đầu mối của mọi khổ đau.

Tìm ra được sự thật đó, sa-môn Gotama lập tức thoát xác ! Bao giây trói vô hình chằng chịt bấy lâu như đều đứt tung ra ! Bao phiền não như vừa bật rễ, trốc gốc, ào ạt lăn trôi, mất hút. Chỉ còn vầng thái dương rực rỡ, khai sinh Đạo Cả cứu độ chúng sanh.

Và đó là lúc nụ cười mầu nhiệm nở trên môi sa-môn Gotama khi Ngài đạt Giác Ngộ, thành Phật; nụ cười ban vui, cứu khổ, nụ cười an ủi, chở che được tạc lại trên hầu hết tôn tượng Ngài. Chỉ cần tĩnh lặng chiêm ngưỡng nụ cười ấy, ta sẽ cảm ngay được lạc thọ của giòng suối trong vắt, ngọt lịm đang từ triền non cao chảy xuống miền đồng bằng nắng cháy. Nhìn kỹ thêm, hình như ẩn sau nụ cười đầy thương yêu, là lời dạy: “Ta là Phật đã thành; các con là Phật sẽ thành”. Lời dạy này cốt nhắc nhở chúng sanh phản quang tự kỷ, phải biết nhìn lại mình, phải biết gạn lọc sỏi đá cho hạt minh châu vốn sẵn có, sớm được hiển lộ.

Từ khi tự chuyển “Đến chùa lạy Phật” thành “Đến chùa ngắm Phật”, tôi có được bao nhiêu là an vui hồi nào không hay. Này nhé, vừa tới trước cổng chùa, tôi đã dặn lòng “Không cầu xin gì cả, chỉ ngắm Phật thôi”; thế là tâm mong cầu, hờn giận biến mất. Tôi đã “XẢ” được tâm thế gian bên ngoài. Sau đó, quỳ trước Phật đài với lòng nhẹ tênh, với tâm thanh tịnh, tôi thấy được ánh điện quang Từ Bi của Phật hiển lộ rõ hơn trên mắt, trên môi Ngài, trên suốt con đường Trung Đạo Ngài đã đi, thể hiện qua chính bản thân Đức Phật, dũng mãnh mà lặng thầm, uy nghi mà điềm đạm, trí tuệ mà đơn sơ, nhẹ nhàng mà quyết liệt ……. Bằng đời sống của chính mình, Đức Phật đã dung hòa, đã hóa giải mọi trạng thái đối nghịch của thế gian để từ đó, Ngài dẫn dắt chúng sanh tìm dần về con đường Giác Ngộ.

“Đến chùa ngắm Phật” còn vô tình giúp tôi cơ duyên liễu nghĩa được nhiều bài pháp mà trước đây càng nghe tôi càng mù tối, vì rõ ràng nghe thế, mà sao không phải thế ? Tri và Hành nếu chẳng đi đôi được với nhau thì Tri đó chẳng phải tri, mà Hành kia cũng chẳng phải hành !

Tới đây tôi mới thấm thía câu Phật dạy: “49 năm qua, ta chưa nói lời nào”.

Đóa sen đưa lên.

Nụ cười Ca Diếp.

Đã là bài pháp vô ngôn mà bất tận.

Tôi cứ tiếp tục cách “lạy Phật” của mình như thế. Nghĩa là, dù đến chùa nào tôi cũng lạy Phật bằng cách “Ngắm Phật” mà thôi. Chính vì chỉ ngắm Phật tôi mới khám phá ra rằng, cũng vẫn là tượng Phật Thích Ca với những nét tiêu biểu đặc thù nhưng thật ra không hề có tượng nào giống tượng nào cả, cho dù tôn tượng đó có cùng một xuất xứ. Tôi không cho là lạ vì ngoài nét tinh xảo khác nhau của mỗi nghệ nhân khi đúc tượng, còn tâm ý của Đức Thế Tôn trao cho người đúc tượng nữa. Chẳng phải ai cũng đúc tượng Phật được đâu ! Tại sao có những tác phẩm nghệ thuật qua nhiều ngàn năm vẫn là vô giá ? Vì đó là những tác phẩm CÓ HỒN. Với những tác phẩm này, chúng ta chỉ có thể cảm nhận mà không thể dùng bất cứ loại ngôn từ nào để giải thích hay diễn đạt được. Tượng Phật, tự thể đã mang ý nghĩa thiêng liêng, người đúc tượng Phật nếu còn biết đặt cả lòng thành kính trên việc làm này thì khi hoàn thành, bức tượng không thể chỉ là sự kết hợp của đất đá vôi vữa. Bức tượng sẽ mang những bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn, những bài pháp ẩn trong ánh mắt từ bi, qua môi cười độ lượng, trên vầng trán trí tuệ, nơi dáng ngồi kiết già vững chãi an nhiên, nơi vòng tay nhân ái muốn ôm hết muôn loài mà cứu độ ……

Tôi vô cùng xúc động khi khám phá ra điều đó. Nhờ thế, mỗi khi ngắm Phật tôi lại có cảm tưởng như đang được nghe bài pháp mới. Và niềm vui bất tận khi thầm lặng theo dõi bước chân Phật đã vô tình XẢ cho tôi mọi mong cầu ước muốn vị kỷ của nhân gian.

Ngay cả khi phải nhận những oan trái, vạ lây mà nhân thế vô tình hay cố ý ném vào, tôi cũng chỉ thấy đôi mắt Phật, nụ cười Phật bảo rằng “Hãy chọn sự im lặng của người Phật tử. Đó là sự im lặng của giòng sông”.

Diệu Trân

Tháng Hai 2005


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3946)
Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không thể cạn ý khô lời, nhất là ở lãnh vực Văn học-Nghệ thuật. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ.Với đạo lý nhà Phật, điều đó thêm trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn.
09/04/2013(Xem: 4328)
Người bạn đạo rủ tôi lên chùa trên núi nghe pháp vì có người cho quá giang. Thật là duyên lành vì đấy là ngôi chùa tôi mong một lần được viếng mà chưa có phương tiện.
09/04/2013(Xem: 3978)
Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ và tu hành.
09/04/2013(Xem: 3580)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara. Trong không gian ấm áp đó, một vị sa-môn như đang cố gắng tiến về bến sông. Nhìn thân hình quá gầy ốm, tiều tụy của ông, ai cũng có thể biết rằng ông là một nhà tu khổ hạnh như rất nhiều nhà tu khổ hạnh khác, dùng hình thức ép xác để mong tìm sự giải thoát cho tâm linh.
09/04/2013(Xem: 3477)
Tổng vụ Văn hóa công bố Quyết nghị 8 điểm sau Ðại hội Văn hóa Phật giáo tổ chức tại San Diego, Hoa Kỳ, dự kiến thiết lập một Giải thưởng Văn hóa Phật giáo Việt Nam, một Quỹ Văn hóa giúp đỡ văn thi nghệ sĩ, học giả, và tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam hằng năm, cũng như tiến hành phiên dịch và ấn hành Ðại Tạng Kinh
09/04/2013(Xem: 4344)
Thời Đông Tấn (316-420) năm 340 quan phụ chính Dũ Băng đã từng thay mặt Thành Đế hạ chiếu ra lệnh các Sa môn phải chí kính đối với vương giả, song gặp phải sự phản đối kịch liệt của thượng thư lệnh Hà Sung và các đại thần khác, thế nên sự vụ ấy bị đình chỉ lại, không đi tới đâu. Hơn sáu mươi năm sau, năm 402 trào vua An Đế, Hoàn Huyền tự phong Thái Úy, chuyên đoán triều chính, hạ lệnh sa thải những phần tử "xấu" trong hàng ngũ tăng ni, tức thanh lọc tăng ni.
09/04/2013(Xem: 5567)
Trên Trang nhà Đạo Phật ngày nay, vào tháng 1 năm 2007, Thầy Nhuận Ân có viết một bài giới thiệu về nhục thân Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân, thủ đô Bangkok, Thái lan. Từ bài viết đó, tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết tại Thái lan, ngoài nhục thân của Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân còn có một nhục thân nữa.
09/04/2013(Xem: 3912)
Triển lãm, thuyết trình, đại hội, thường khi giới thiệu cho chúng ta những hình ảnh văn hóa trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Ðây hẳn nhiên là thành tựu mà Ðại hội Văn hóa Phật giáo do Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa, trực thuộc Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trì và ra công tổ chức hôm nay tại San Diego.
09/04/2013(Xem: 9069)
Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay ở các nước Âu châu, Úc châu và Mỹ châu người ta đã bước qua giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hoá Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, hoa đạo, trà đạo, vườn cảnh cùng các sinh hoạt khác mà các dân tộc Á châu mang đến các xã hội Tây Phương.
09/04/2013(Xem: 3315)
Có những bài kinh mà ta thường đem ra để đọc và để tụng trong các buổi lễ ở chùa, ở tu viện, ở tư thất…Tôi nghĩ rằng đọc kinh hay tụng kinh là một phần chủ yếu trong sự tu tập hằng ngày. Ảnh hưởng của đọc và tụng hết sức tích cực và rộng lớn : giúp ta hiểu và thấu triệt giáo lý của Phật hoặc để khơi động lòng từ bi, tập trung tâm thức của ta....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]