Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Sử Văn Học Sanskrit & Hán Tạng Phật Giáo.

09/04/201312:19(Xem: 7555)
Lược Sử Văn Học Sanskrit & Hán Tạng Phật Giáo.

Lược Sử Văn Học Sanskrit

& Hán Tạng Phật Giáo

Thích Kiên Định

LỜI TỰA

Vào năm 2005, được sự tin tưởng và đề nghị của Hội Đồng Điều Hành Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế, thể theo lời yêu cầu, chúng tôi đã đảm nhiệm giảng dạy bộ mônVăn Học Saṅskrit & Hán Tạng Phật Giáo. Nhờ thiện duyên ấy, giáo trình đã được biên soạn và hoàn tất cuối Học kỳ II của năm thứ 2, Khoá III tại Học Viện. Tuy nhiên trong ba năm qua, vì phải liên tục tham gia giảng huấn cho quý Tăng Ni Sinh tại Học Viện và lớp Cao Đẳng tại Trường Trung Cấp Báo Quốc Huế cũng như các công tác Phật sự của Ban Hoằng Pháp tại Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế, cho nên chưa thể in ấn bản giáo trình này thành thư tịch.

Nay nhân duyên tuy chưa đầy đủ mấy, nhưng xét thấy giáo trình này có thể làm tài liệu cho việc tham khảo và nghiên cứu trong việc tu học của quý Tăng Ni cũng như quý Phật tử; do đó tác giả bèn mạo muội cho ra đời Tác phẩm này. Vẫn biết khả năng còn rất nhiều lãnh vực hạn chế trong viết lách và diễn đạt, biên soạn và dịch thuật chưa có nhiều kinh nghiệm và độ chín muồi như những bậc Cao minh, những vị Thiện tri thức và những Học giả ưu việt khác, nhưng nếu cứ đắn đo và cân nhắc, ngần ngại và chần chừ mãi thì chẳng biết đợi đến bao giờ mới có thể thành tựu viên mãn.

Trên đây là những lời lẽ khiêm cung và thiển cận nhưng cũng bộc bạch và nói lên được một phần nào tâm trạng khắc khoải và đường đột của tác giả, âu đó nó cũng tỏ bày lý do trong phần Lời Tựa của tác phẩm: “Lược Sử Văn Học Saṅskrit & Hán Tạng Phật Giáo”.

Cả hình thức và nội dụng của Tập sách nhỏ này còn quá khiêm tốn và nhiều mặt hạn chế, những khiếm khuyết và sai sót có lẽ không thể nào tránh khỏi, kính mong những bậc Cao Minh, những vị Thiện tri thức chỉ bày những nhược điểm ngõ hầu tác giả sẽ chỉnh đốn và bổ sung trong kỳ tái bản kế tiếp. Âu đó có lẽ cũng là vì sự nghiệp giáo dục và hoằng pháp, vì phụng đạo giúp đời, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc và an lạc cho nhiều người. Những tưởng rằng hoài bảo của chư Phật và tâm nguyện của chư Tổ không ngoài mục đích thiêng liêng cao cả là tồi tà phụ chánh, hưng long chánh pháp, truyền đăng tục diệm và hộ trì chân lý.

Kính dâng chút công tâm này để tỏ lòng niệm ân Bổn Sư, Hoà Thượng đạo hiệu thượngThiện hạSiêu và hồi hướng công đức để sám hối nghiệp lực cho Song thân Phụ mẫu cũng như nguyện pháp giới chúng sanh cùng đăng Phật đạo, thể nhập Phật trí. 

Xin thành tâm niệm ân Hoà Thượng Viện Trưởng, đạo hiệu thượng Chơn hạThiện cùng Chư tôn Hoà Thượng, chư Thượng Toạ Đại Đức Tăng Ni trong Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Huế đã trợ duyên cho sự nghiệp giáo dục và giúp cho công việc hoằng pháp được hanh thông.

Kính chúc quý Ngài cùng tất cả quý Thiện hữu tri thức thân tâm thường lạc, Phật sự viên thành. Kính xin nhận nơi đây lòng tôn kính nhất và trân trọng nhất.

Từ Đàm, Trọng Xuân, 23. 2. Mậu Tý

Thích Kiên Định

----o0o---

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3950)
Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không thể cạn ý khô lời, nhất là ở lãnh vực Văn học-Nghệ thuật. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ.Với đạo lý nhà Phật, điều đó thêm trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn.
09/04/2013(Xem: 4329)
Người bạn đạo rủ tôi lên chùa trên núi nghe pháp vì có người cho quá giang. Thật là duyên lành vì đấy là ngôi chùa tôi mong một lần được viếng mà chưa có phương tiện.
09/04/2013(Xem: 3979)
Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ và tu hành.
09/04/2013(Xem: 3581)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara. Trong không gian ấm áp đó, một vị sa-môn như đang cố gắng tiến về bến sông. Nhìn thân hình quá gầy ốm, tiều tụy của ông, ai cũng có thể biết rằng ông là một nhà tu khổ hạnh như rất nhiều nhà tu khổ hạnh khác, dùng hình thức ép xác để mong tìm sự giải thoát cho tâm linh.
09/04/2013(Xem: 3478)
Tổng vụ Văn hóa công bố Quyết nghị 8 điểm sau Ðại hội Văn hóa Phật giáo tổ chức tại San Diego, Hoa Kỳ, dự kiến thiết lập một Giải thưởng Văn hóa Phật giáo Việt Nam, một Quỹ Văn hóa giúp đỡ văn thi nghệ sĩ, học giả, và tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam hằng năm, cũng như tiến hành phiên dịch và ấn hành Ðại Tạng Kinh
09/04/2013(Xem: 4345)
Thời Đông Tấn (316-420) năm 340 quan phụ chính Dũ Băng đã từng thay mặt Thành Đế hạ chiếu ra lệnh các Sa môn phải chí kính đối với vương giả, song gặp phải sự phản đối kịch liệt của thượng thư lệnh Hà Sung và các đại thần khác, thế nên sự vụ ấy bị đình chỉ lại, không đi tới đâu. Hơn sáu mươi năm sau, năm 402 trào vua An Đế, Hoàn Huyền tự phong Thái Úy, chuyên đoán triều chính, hạ lệnh sa thải những phần tử "xấu" trong hàng ngũ tăng ni, tức thanh lọc tăng ni.
09/04/2013(Xem: 5568)
Trên Trang nhà Đạo Phật ngày nay, vào tháng 1 năm 2007, Thầy Nhuận Ân có viết một bài giới thiệu về nhục thân Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân, thủ đô Bangkok, Thái lan. Từ bài viết đó, tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết tại Thái lan, ngoài nhục thân của Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân còn có một nhục thân nữa.
09/04/2013(Xem: 3913)
Triển lãm, thuyết trình, đại hội, thường khi giới thiệu cho chúng ta những hình ảnh văn hóa trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Ðây hẳn nhiên là thành tựu mà Ðại hội Văn hóa Phật giáo do Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa, trực thuộc Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trì và ra công tổ chức hôm nay tại San Diego.
09/04/2013(Xem: 9070)
Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay ở các nước Âu châu, Úc châu và Mỹ châu người ta đã bước qua giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hoá Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, hoa đạo, trà đạo, vườn cảnh cùng các sinh hoạt khác mà các dân tộc Á châu mang đến các xã hội Tây Phương.
09/04/2013(Xem: 3316)
Có những bài kinh mà ta thường đem ra để đọc và để tụng trong các buổi lễ ở chùa, ở tu viện, ở tư thất…Tôi nghĩ rằng đọc kinh hay tụng kinh là một phần chủ yếu trong sự tu tập hằng ngày. Ảnh hưởng của đọc và tụng hết sức tích cực và rộng lớn : giúp ta hiểu và thấu triệt giáo lý của Phật hoặc để khơi động lòng từ bi, tập trung tâm thức của ta....
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]