Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. George Ritchie, Người Trở Về Từ Cõi Chết

13/12/201018:36(Xem: 15417)
I. George Ritchie, Người Trở Về Từ Cõi Chết

 

Ritchie được bác sĩ khám nghiệm xác nhận là đã chết vì tim ngưng đập, phổi hết thở trong một thời gian dài, nhiệt độ cơ thể không còn, áp suất máu cũng không có, đồng tử trong mắt nở lớn ra. Tóm lại, anh ta không còn một dấu hiệu gì để có hy vọng là còn sống. Lúc đó anh Ritchie ra sao? Chúng ta hãy nghe anh ấy kể câu chuyện về thời gian khi anh chết rồi sau đó sống lại như sau:

Ritchie bị bệnh phổi nặng, nhiệt độ cơ thể lên quá cao nhưng anh ta vẫn muốn đi chuyến xe lửa chót ngày 20 tháng 12 năm 1943 đến Richmond thuộc tiểu bang Virginia để dự kỳ thi tuyển nhân viên y tế chuyên môn cho quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Khi bác sĩ tuyên bố anh đã chết thì Ritchie lại thấy khác hẳn. Anh ta thấy mình ngồi dậy trên giường và mong muốn đi ra nhà ga xe lửa cho kịp giờ. Anh nhảy xuống giường tìm quần áo để mặc vào. Bỗng nhiên anh ta tê cứng, sững sờ khi thấy có người nào đó đang nằm trên chiếc giường anh vừa nhảy xuống. Nhưng rồi anh ta phải đi tìm quần áo gấp để đi cho kịp.

Anh ta chạy ra hành lang và thấy có người y tá đi về phía mình. Anh ta lên tiếng hỏi nhưng người y tá hình như không nghe gì cả và tiếp tục đi về hướng anh. Ritchie la lên “Coi chừng đụng”, nhưng người y tá vẫn tiếp tục bước đến làm anh ta phải nhảy tránh qua một bên. Anh thấy lạ lùng quá nhưng không có thì giờ để tìm hiểu, vì anh vẫn bị thôi thúc bởi một điều duy nhất là làm sao đến được Richmond cho kịp kỳ thi. Rồi thì anh thấy mình bay bổng ra khỏi nhà thương, băng qua những vùng đen tối, băng qua sa mạc giá buốt với tốc độ nhanh gấp trăm lần xe lửa.

Anh ta bay như thế qua sa mạc, qua các cánh rừng tuyết phủ cùng các làng mạc. Anh ta bay chậm lại và hạ xuống trên một đường phố gần một cửa tiệm bán cà-phê. Anh ta tiến đến một người đàn ông trung niên và hỏi: “Xin ông vui lòng cho biết đây là thành phố gì?” Người kia không trả lời, anh phải hét to câu hỏi với giọng năn nỉ khẩn trương, nhưng người ấy rõ ràng chẳng nghe được lời anh nói. Anh ta cố nắm vai người ấy nhưng chỉ bám vào khoảng không như nắm bắt ảo ảnh.

Những điều xảy ra từ khi anh rời khỏi bệnh viện cho đến bây giờ thật quá lạ lùng. Anh bay trở về Texas, đến bệnh viện, nơi anh đã giã từ. Anh thấy rõ mình nằm chết trên giường và tự hỏi tại sao mình đã chết nhưng vẫn còn tỉnh táo như thế này.

Bỗng nhiên căn phòng tràn đầy ánh sáng chói lọi của một Người Ánh sáng Siêu việt, tỏa chiếu ánh sáng chói lọi nhưng thật êm dịu và từ ái. Rồi một màn ảnh lớn ba chiều xuất hiện, trong đó anh thấy cuộc đời của anh diễn lại một cách nhanh chóng nhưng đầy đủ mọi chi tiết. Sau đó Người ánh sáng đưa anh đến một thành phố như mọi thành phố Hoa Kỳ. Nơi ấy, anh thấy những người bằng xương bằng thịt cũng như những con người không có thể xác, những hình ảnh rõ rệt nhưng không phải người thật đang đi đầy đường phố. Những hình ảnh đó tức là linh hồn người đã chết, họ cố gắng tìm mọi cách để nói với người còn sống, nhưng những người sống không hay biết gì cả. Người thì cứ nài nỉ xin bia uống, kẻ thì xin thuốc hút. Có người lại tiếp tục làm những công việc như khi còn sống, kẻ thì chạy theo con cái mình mà la mắng, dù người kia chẳng biết gì cả. Ritchie cho đây là địa ngục, nơi mà các người chết thèm khát mong muốn các thứ mà họ không bao giờ thỏa mãn được.

Bỗng Ritchie và Người Ánh sáng bay vào chốn trống vắng bao la, đến một nơi mà hình như mọi người và mọi vật đều là ánh sáng mà anh cho đó là chốn thiên đàng, nơi những người bằng ánh sáng ấy đã kết hợp Người Ánh sáng cùng tình yêu của ông ấy thành đời sống của chính họ.

Chỉ thoáng chốc, Ritchie lại quay về nơi nhà xác, thấy thân thể mình phủ một tấm khăn trắng. Người Ánh sáng giải thích là anh phải trở lại vào xác mình. Ritchie năn nỉ xin được ở lại với ông ta, nhưng rồi anh thấy đầu óc mình mờ đi. Rồi thì anh thấy cổ họng và ngực đau. Anh muốn cử động cánh tay nhưng chỉ có bàn tay anh là nhúc nhích. Người con trai nhìn thấy cử động của anh, vội chạy đi gọi vị bác sĩ đã xác nhận là Ritchie đã chết mười phút trước đây. Bác sĩ Franey đến khám nghiệm lại và vẫn tuyên bố là Ritchie đã chết. Nhưng người con trai này không đồng ý và năn nỉ xin bác sĩ chích cho Ritchie một mũi adrenaline vào ngay nơi bắp thịt tim. Bác sĩ thực hành điều ấy và Ritchie sống lại. Sau đó, ông đi học và trở thành bác sĩ phân tâm học. Ông rất tử tế, dễ dàng cảm thông và có lòng thương yêu đối với cuộc đời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4471)
Với người vô tâm, thiếu trách nhiệm, thờ ơ và mù tịt thì cuối đề tựa trên sẽ là một dấu chấm hoàn mãn. Ngược lại, với những ai có tâm huyết, luôn trăn trở không ngừng nghỉ thì sau đó sẽ là dấu chấm than!
09/04/2013(Xem: 3959)
Như suối nguồn vô tận, đề tài nói về công ơn cha mẹ không thể cạn ý khô lời, nhất là ở lãnh vực Văn học-Nghệ thuật. Chỉ riêng khía cạnh thơ ca thôi cũng đủ làm chúng ta choáng ngợp, cảm thấy bé nhỏ dưới bầu trời vô tận của mênh mông tình mẹ.Với đạo lý nhà Phật, điều đó thêm trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn.
09/04/2013(Xem: 4331)
Người bạn đạo rủ tôi lên chùa trên núi nghe pháp vì có người cho quá giang. Thật là duyên lành vì đấy là ngôi chùa tôi mong một lần được viếng mà chưa có phương tiện.
09/04/2013(Xem: 3993)
Những ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho nghi lễ và tu hành.
09/04/2013(Xem: 3585)
Buổi sáng hôm đó, nắng vàng rất đẹp, mây xanh trong vắt và những bông hoa lựu đỏ thắm, nở rực rỡ trên con đường dẫn ra bờ sông Neranjara. Trong không gian ấm áp đó, một vị sa-môn như đang cố gắng tiến về bến sông. Nhìn thân hình quá gầy ốm, tiều tụy của ông, ai cũng có thể biết rằng ông là một nhà tu khổ hạnh như rất nhiều nhà tu khổ hạnh khác, dùng hình thức ép xác để mong tìm sự giải thoát cho tâm linh.
09/04/2013(Xem: 3483)
Tổng vụ Văn hóa công bố Quyết nghị 8 điểm sau Ðại hội Văn hóa Phật giáo tổ chức tại San Diego, Hoa Kỳ, dự kiến thiết lập một Giải thưởng Văn hóa Phật giáo Việt Nam, một Quỹ Văn hóa giúp đỡ văn thi nghệ sĩ, học giả, và tổ chức Ngày Văn hóa Việt Nam hằng năm, cũng như tiến hành phiên dịch và ấn hành Ðại Tạng Kinh
09/04/2013(Xem: 4349)
Thời Đông Tấn (316-420) năm 340 quan phụ chính Dũ Băng đã từng thay mặt Thành Đế hạ chiếu ra lệnh các Sa môn phải chí kính đối với vương giả, song gặp phải sự phản đối kịch liệt của thượng thư lệnh Hà Sung và các đại thần khác, thế nên sự vụ ấy bị đình chỉ lại, không đi tới đâu. Hơn sáu mươi năm sau, năm 402 trào vua An Đế, Hoàn Huyền tự phong Thái Úy, chuyên đoán triều chính, hạ lệnh sa thải những phần tử "xấu" trong hàng ngũ tăng ni, tức thanh lọc tăng ni.
09/04/2013(Xem: 5573)
Trên Trang nhà Đạo Phật ngày nay, vào tháng 1 năm 2007, Thầy Nhuận Ân có viết một bài giới thiệu về nhục thân Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân, thủ đô Bangkok, Thái lan. Từ bài viết đó, tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết tại Thái lan, ngoài nhục thân của Hòa thượng Phổ Sái tại chùa Khánh Vân còn có một nhục thân nữa.
09/04/2013(Xem: 3920)
Triển lãm, thuyết trình, đại hội, thường khi giới thiệu cho chúng ta những hình ảnh văn hóa trong quá khứ, hiện tại hay tương lai. Ðây hẳn nhiên là thành tựu mà Ðại hội Văn hóa Phật giáo do Thượng tọa Thích Nguyên Siêu, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn hóa, trực thuộc Văn phòng II Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trì và ra công tổ chức hôm nay tại San Diego.
09/04/2013(Xem: 9076)
Những bài viết trong tập sách này chỉ là một cố gắng nhỏ bé nhằm trình bày những đóng góp của Phật giáo vào nền văn hóa nhân loại. Hiện nay ở các nước Âu châu, Úc châu và Mỹ châu người ta đã bước qua giai đoạn tìm hiểu tư tưởng và sinh hoạt Phật giáo. Rất nhiều người đã tham dự vào các chương trình tu tập cùng thưởng thức các nét đẹp của nền văn hoá Phật giáo qua các sinh hoạt thiền quán, hoa đạo, trà đạo, vườn cảnh cùng các sinh hoạt khác mà các dân tộc Á châu mang đến các xã hội Tây Phương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]