Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Bức Tranh Xưa Và Bình Hoa Đẹp

13/12/201017:52(Xem: 15692)
IV. Bức Tranh Xưa Và Bình Hoa Đẹp

Khi nhìn vào một bức cổ họa, chúng ta thường thấy ở giữa là một hòn núi lớn, mây che mờ ảo (tượng trưng cho Đạo hay cho Chân tâm, Phật tánh luôn luôn hiện hữu), hai bên là hai ngọn núi Đông và Tây. Dưới đó là một ngọn núi nhỏ hơn với đường nét rõ rệt. Bên sườn núi là một ngọn thác đổ xuống. Dưới đó là đồi, thung lũng, khu rừng nhỏ trong đó thấp thoáng ngôi chùa của vị thiền sư hay căn lều của vị ẩn sĩ. Vùng gần nhất (cận ảnh) thường vẽ các cành lá hay các bụi hoa mọc phía trên phiến đá cùng các ngôi nhà rải rác, phía xa là một dòng sông uốn khúc.

Trường phái hình thức đã phối hợp chín nét nơi bức cổ họa đó như sau:

BỨC CỔ HỌA


Nếu nhìn bức tranh xưa và hình bình hoa này, chúng ta thấy:

1. Ngọn núi lớn nhất.
2. Hai ngọn núi Đông và Tây.
3. Ngọn núi gần nhất.
4. Dòng thác chảy.
5. Ngọn đồi.
6. Khu rừng, trong đó thấp thoáng hình ảnh một thiền thất hay ngôi chùa.
7. Một con sông.
8. Một con đường đất.
9. Vùng gần nhất (cận ảnh) của bức tranh có các tảng đá cùng hình ảnh các căn nhà rải rác.

BÌNH HOA


1. Một cành cây (lá hay hoa) đẹp và lớn nhất.
2. Hai nhánh cây bên phải và trái.
3. Một đóa hoa thật đẹp.
4. Những chiếc lá.
5. Một cành cong.
6. Một chùm hoa nhỏ hay lá có màu sắc.
7. Một cành dài uyển chuyển.
8. Chùm hoa nhỏ hay lá hướng về phía trước.

Cách cắm hoa trên rất trang trọng và nặng về hình thức, thích hợp cho các trang thờ và các buổi lễ lạt. Cắm một bình hoa như thế đòi hỏi rất nhiều công phu cũng như khả năng của người cắm hoa.

Nhiều trường dạy cắm hoa chú trọng nhiều đến sự giản dị tự nhiên và tính cách sáng tạo của nghệ thuật này. Các hoa lá cắm trong bình phô bày nét đẹp thiên nhiên biểu lộ trong dòng sống trôi chảy. Đó là nét đẹp của giây phút hiện hữu, của bây giờ và nơi đây trong dòng thời gian vô tận và không gian vô cùng.

Nét đẹp của bình hoa do sự phối hợp các đường nét của cành lá, các đóa hoa, dáng dấp và màu sắc của mọi cánh hoa dù nhỏ hay lớn, sang hay hèn với những ý nghĩa mà con người đã gán cho mỗi loại, cùng với sự hòa hợp màu sắc và hình dáng của bình hoa. Sự quân bình của toàn thể các yếu tố ấy cộng với nơi bình hoa được chưng bày tạo nên một cảm giác có sự chuyển động, có sự biến chuyển của hai cực âm dương sinh động, đổi thay đồng thời vẫn im lìm và bất động. Nét đẹp ấy tạo nên một ấn tượng và đưa đến một cảm xúc riêng biệt trong lòng người thưởng ngoạn, chẳng khác gì khi mỗi người chúng ta đọc bài thơ Hài cú chỉ gom vài chữ mà thấy được sự mênh mang của vũ trụ:

Một cành cây trụi lá
Một con quạ đậu trên cành
Chiều thu sang.
Ba Tiêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 9195)
-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút; -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…); -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ; -Đạo diễn : Kim Ki Duk. -Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.
09/04/2013(Xem: 5463)
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
09/04/2013(Xem: 3269)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 13089)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 18953)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5706)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 11646)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 7781)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 3220)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3378)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]