Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương II: Văn học Saṅskrit Phật Giáo trong Tam Tạng (Tripiṭaka) Văn học Saṅskrit trong Luật Tạng

13/05/201317:41(Xem: 3296)
Chương II: Văn học Saṅskrit Phật Giáo trong Tam Tạng (Tripiṭaka) Văn học Saṅskrit trong Luật Tạng

Lược Sử Văn Học Sanskrit

& Hán Tạng Phật Giáo

Thích Kiên Định

Chương II:

VĂN HỌC SAṄSKRIT PHẬT GIÁO TRONG TAM TẠNG (TRIPIṬAKA)

VĂN HỌC SAṄSKRIT TRONG LUẬT TẠNG

Khái quát về Luật Tạng Saṅskrit Phật giáo: 

Lịch sử Văn học Luật Tạng Saṅskrit có lẽ được cứ vào thời điểm ly giáo của Giáo đoàn Phật giáo. Không những về tư tưởng văn học mà còn về quá trình phát triển Luật Tạng của những trường phái nổi bật như Sarvāstivāda, Lokottaravāda làm cơ sở chuyển tiếp từ Hīnayāna đến Mahāyāna xuyên qua cửa ngỏ và nhịp cầu của Mahāsaṅghikā. Phạn bản (có pha trộn phương ngữ Ấn_Prākrit) quan trọng nhất và hoàn hảo nhất trong những bộ Luật của các trường phái khác là Mahāvastu. Ngoài ra, bộ Mūlasarvāstivāda của phái Sarvāstivāda cũng sẽ được đề cập khái quát về một vài nét chính trong nội dung của nó.

Theo sự thống kê mang tính ước lệ chung của các sử gia, có đến 20 trường phái Phật giáo. Dĩ nhiên mỗi một đều có Luật Tạng riêng để duy trì và chỉnh đốn hội chúng của trường phái mình, nhưng chẳng may Luật Tạng về Saṅskrit của những trường phái này phần lớn đã bị thất lạc. Trong quá trình góp nhặt, những mảng về Prātimokṣa-Sūtra (Giới Kinh) của Sarvāstivādins (những người theo Nhất Thiết Hữu Bộ) cũng như những văn bản khác thuộc Luật Tạng Saṅskrit đã được phát hiện ở Central Asia (Trung Á) và Eastern Turkestan (Đông Thổ Nhĩ Kỳ) và một số ít ở Nepal, mà chúng ta có thể tìm thấy trong những bản dịch của Trung Hoa và Tây Tạng.[11]

  1. Mahāvastu (Đại Sự_the Book of the Great Events):

Quan trọng nhất là bộ Mahāvastu của Lokottaravādins (những người theo Xuất Thế Bộ) cũng được gọi là Caityakas, con đẻ của Mahāsaṅghikas. Nó cho chúng ta biết về những chuyện tiền thân của đức Phật cũng như nhiều vấn đề pha tạp khác, đặc biệt về lịch sử của Ngài, mà nó được cân nhắc như là chủ đề chính đã đóng góp khá nhiều đến sự phát triển của Đại thừa sau này.[12]Trong phần nội dung chính, nó tương đồng với Nidānakathā trong Pali, ghi lại tiểu sử của đức Phật, mà cuộc đời của Ngài có lẽ được phân ra làm ba thời kỳ.

a) Cuộc đời của một vị Bồ-tát ở vào thời đức Phật Dīpaṅkara (Nhiên Đăng), và kể lại sự xuất hiện của Ngài trong thời quá khứ.

b) Giới thiệu cho chúng ta biết rằng Bồ-tát đang trú ở cung trời Tuṣita (Đâu Suất), và xác định sự tái sanh vào thai tạng của Hoàng Hậu Ma-gia. Nó kể lại những điều phi thường từ khi Thái Tứ được sinh ra, sự xuất gia, sự hàng phục ma quân và cuối cùng Ngài đã chứng ngộ tại cội Bồ đề.

c) Giống như những đặc trưng chính trong Mahāvagga (Đại Phẩm) của Nam Tạng, Mahāvastu liên quan đến sự chuyển hoá và những cuộc tọa đàm đầu tiên của Giáo đoàn cũng như lịch sử của sự hình thành cộng đồng tu viện. Đây là tại sao nó thuộc về Luật Tạng.[13]

Ngoài ra, nó là một tác phẩm định rõ về văn chương nghệ thuật, song không kém phần phức tạp; vì thiếu tính lôgic và những dụ về chuyện tiền thân của đức Phật còn mang tính giáo điều. Thêm vào đó, cùng một câu chuyện tiền thân, mà nó thường lập lại đến vài ba lần, ban đầu theo thể văn xuôi nhưng sau bằng những vần kệ; còn về ngôn ngữ của nó thì chưa mấy thống nhất, thậm chí cả kệ tụng đã quá lỗi thời vì ít thông dụng.[14]Tựu trung, có thể nói rằng toàn bộ tác phẩm này_văn xuôi cũng như bằng kệ_được viết bằng ‘Saṅskrit pha trộn’ (Mixed Saṅskrit).

Về phương diện giáo lý, nó duy trì nhiều truyền thống cổ và giáo lý của đức Phật, như: tất cả các pháp thế gian là không thật, còn tất cả các pháp xuất thế là thật,[15]chứ không phải đơn thuần là những giáo lý đặc thù của riêng Lokottaravādins (những người theo Xuất Thế Bộ), như: Catvāri-ārya-satyāni (Bốn chân lý), Aṣṭa-āryā-mārga (Bát chánh đạo), Pratītyasamūtpada (Duyên sinh), Anitya (Vô thường) về sự hình thành của một chúng sanh (các uẩn), không hiện hữu của linh hồn (ātman)[16]...

Hơn thế nữa, nó còn hàm tàng nhiều hương vị của Đại thừa với những điểm nổi bật về khái niệm thân Phật, như: Sắc thân (rūpakāya hay nirmāṇakāya), mà ngài Paramārtha (Chân Đế) giải thích là vô hạn. Vô hạn ở đây có nghĩa là “bất khả tư nghì” và “bất khả lượng”[17]mà bấy giờ đã thịnh hành giữa Mahāsaṅghika (Đại Chúng Bộ) và Lokottaravādins (những người theo Xuất Thế Bộ) với tư tưởng chuyển tiếp đến Đại thừa. Bên cạnh đó, nó mô tả một quan điểm mới bằng sự giải thích về Thập Địa mà xuyên qua đó một vị Bồ-tát phải trải qua mới có thể chứng được Phật quả.[18]

Ngoài ra những đặc trưng về Đại thừa cũng như một số đoạn văn của nó có ảnh hưởng nhiều đến nghệ thuật điêu khắc ở Gandhāra[19], mà nó thuộc về những thế kỷ đầu sau Công Nguyên. Nhìn chung, tác phẩm này chuyên tải một nội dung khá cổ, cho nên niên đại thuộc nguồn gốc của nó có lẽ lui xa về thế kỷ thứ 2 tr. CN, mà thậm chí nó còn mở rộng và kéo dài đến thế kỷ thứ 4 sau CN; vì có những sự kiện được thêm vào ở những thời gian sau đó nữa.[20]

Đến thế kỷ thứ tư sau CN, khi trường phái Yogācāra (Du-già) xuất hiện, Mahāvastu chỉ được xem như là sự pha trộn của giáo lý đại thừa chứ không phải là thần thoại của đại thừa, và từ đó Yogācāra có lẽ cũng đã có vay mượn từ Mahāvastu này, mà tựa đề đầy đủ của nó là Mahāvastu-avadāna (Mahāvastovadāna). Ngoài Mahā-vastu như đã đề cập, lịch sử của đức Phật có thể được tìm thấy trong Divyāvadāna(Thiên Thí Dụ: những chuyện thí dụ về chư Thiên). 

  1. Mūlasarvāstivādavinaya:(Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-nại-gia):

Bộ Luật Mūlasarvāstivādavinaya của Phái Nhất Thiết Hữu Bộ bao gồm nhiều truyền thuyết của Phật giáo liên quan đến Hội nghị ở Kashmir và Tây Bắc Ấn. Mūla-sarvāstivāda này, theo Nalinaksha Dutt, được phát hiện ở Gilgit, có thể đối chiếu với bản dịch của Tây Tạng[21], song chúng ta chỉ dựa vào bản dịch của Trung Hoa thuộc nền văn chương Luật Tạng của Sarvāstivāda. Nó nói rằng những bản dịch về Luật của Sarvāstivāda và bộ Mūlasarvāstivāda dường như không có khác nhau.

Nếu dựa vào Thư Mục của Nanjio, thì chúng ta có thể thấy được thư mục thuộc Văn chương kinh điển của Trung Hoa, mà Vinaya (Luật_Tỳ-nại-gia) của Sarvāstivāda gồm có 7 Bộ:

1) Sarvāstivāda-vinaya-mātṛkā (Tát-bà-đa-bộ Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già), Saṅghavarman (Tăng-già-bạt-man) dịch năm 445 sau CN, Đại Chính [ĐC] 23, 1441.

2) Sarvāstivāda-vinaya-vibhāṣā (Tát-bà-đa Tỳ-ni Tỳ-bà-sa), chưa rõ người dịch, phát hiện năm 350-431 sau CN, ĐC, 23, 1440.

3) Sarvāstivāda-vinaya-saṅgraha (Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-nại-gia Nhiếp Tụng?), Jinamitra (Thắng Hữu) soạn, ngài Nghĩa Tịnh dịch năm 700 sau CN.

4) Daśādhyāya-vinaya-nidāna (Thập Tụng Tỳ-nại-gia Ni-đà-na), ngài Vimalākṣa (Tỳ-ma-la-xoa) dịch.

5) Daśādhyāya-vinaya-bhikṣu-prātimokṣa (Thập Tụng Tỳ-kheo Ba-la-đề-mộc-xoa Giới Bổn), ngài Kumārajīva (Cưu-ma-la-thập) dịch năm 404 sau CN, ĐC 23, 1436.

6) Daśādhyāya-vinaya-bhikṣuṇī-prātimokṣa (Thập Tụng Tỳ-kheo-ni Ba-la-đề-mộc-xoa Giới Bổn), Fayin soạn năm 420-479 sau CN, ĐC 23, 1437.

7) Daśādhyāya-vinaya (Thập Tụng Luật) hay Sarvāstivāda Vinaya, Puṇyatara (Phất-nhã-đa-la) cùng với Kumārajīva (Cưu-ma-la-thập) dịch năm 404 sau CN, ĐC 23, 1435.

Trong 7 Bộ này, bộ thứ 7 được xem là quan trọng nhất.[22]

Giống như Mahāvastu của Lokottaravādins, Mūla-sarvāstivāda giới thiệu nhiều tình huống liên quan đến những đời sống của đức Phật.[23]Mūlasarvāstivāda này bao gồm 15 chương thuộc về Luật Tạng.[24]Trên cơ sở của Bộ Luật Mūlasarvāstivāda này, một số truyền thuyết trong Divyāvadāna (Thiên Thí Dụ) phần lớn cũng đều được vay mượn từ nó.

--------------------

[11]Tuy cả hai Kinh điển Saṅskrit của Sarvāstivādins và Luật của phái Mahīśāsakas (Hoá/Chúng Địa Bộ) và Mahāsaṅghikas (Đại Chúng Bộ) đã nêu lên những điểm khác nhau với Kinh Tạng Pali, nhưng tựu trung nó cũng được xem như những điều lệ của Tạng Luật.

[12]Xem Keith, A.B.,A History of Sanskrit Literature, tr. 491; cũng xem Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism, tr. 17; và xem Dutt, N. Buddhist Sects in India, tr. 60.

[13]Xem Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism, ..., tr. 12; xem Dutt, N. Buddhist Sects in India, tr. 60-1; cũng xem Bapat, P.V., 2500 years of Buddhism, tr. 97-8.

[14]Trong Mahāvastu, ‘một nửa của tác phẩm này bao gồm những chuyện tiền thân của đức Phật, mà nó liên quan đến một phần bắng thể văn xuôi thuần tuý, một phần bằng văn xuôi và kệ tụng pha trộn, đôi khi ban đầu bằng thể văn xuôi, nhưng rồi sau bằng kệ tụng... Nhiều chuyện tiền thân là những bản dịch mà chúng ta có thể tìm thấy trong Jātakas (Những Câu Chuyện Tiền Thân của đức Phật) trong Pali.’ [Winternitz, M., History of Indian Literature, tr. 243].

[15]Dutt, N., Sđd., tr. 69.

[16]Dutt, N., Sđd., tr. 76.

[17]Dutt, N., Sđd., tr. 72.

[18]Keith, A.B.,A History of Sanskrit Literature ..., tr. 491.

[19]Xem Winternitz, M., History of Indian Literature, ..., tr. 247; cũng xem Nariman, J.K., Literature History of Sanskrit Buddhism,..tr. 18.

[20]Winternitz, M., History of Indian Literature,..., tr. 247; cũng xem Bapat, P.V., 2500 Years ... tr. 98.

[21]Xem Dutt, N. Buddhist Sects in India, Motilal Banarsidass, Delhi, 1998, tr. 141.

[22]Sđd., tr. 140.

[23]Sđd., tr. 141-2.

[24]Sđd., tr. 142.

----o0o---

Trình bày: Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 9193)
-Phim màu Đại Hàn (Sony Pictures Classics), dài 103 phút; -Xếp loại R (có cảnh khỏa thân, làm tình…); -Nói tiếng Đại Hàn với phụ đề Anh ngữ; -Đạo diễn : Kim Ki Duk. -Kỹ thuật và quay phim (Cinematographer/ Cameraman): Baek Dong Hyeon. Phim được dàn dựng và quay tại Hồ Pusan là một hồ nhân tạo có trên 200 năm, phía Bắc tỉnh Kyungsang.
09/04/2013(Xem: 5461)
Nghi thức dâng hương là tập quán mà hầu như mọi người dân Á châu bất kể lứa tuổi nào và sống ở nơi đâu đều biết đến. Nén hương đã đi vào đời sống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, gần gũi và thiêng liêng. Dù không mê tín dị đoan, trong tâm thức mọi người Á Châu đều tin rằng nén hương khi đốt lên, cũng như một nhịp cầu vô hình nối kết hai thế giới hữu hình và vô hình với nhau.
09/04/2013(Xem: 3269)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
08/04/2013(Xem: 13087)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 18946)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
05/04/2013(Xem: 5704)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
04/04/2013(Xem: 11640)
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
01/04/2013(Xem: 7778)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
29/03/2013(Xem: 3218)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần,..v..v…. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả thật đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được Đinh Tiên Hoàng Đế phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư vào năm Thái Bình thứ 2 (971) và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam. Cho đến các Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Vạn Hạnh,..v..v….. là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
13/03/2013(Xem: 3376)
Tại sao người ta cứ phải nhắc đến cái nghèo khổ (bần cố nông) như một “giá trị”, “di sản” đáng tội nghiệp, nhằm phản ánh “chân lý”, “đạo đức xã hội” của lãnh tụ, trong khi những lời hô hào phải thoát nghèo, phải chống tham nhũng vẫn tỏ ra ít hiệu lực trước thực tế cuộc sống?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]