Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phúc lợi Xã hội và cuộc Khủng hoảng do Đại dịch Covid-19 qua Góc nhìn Phật giáo

16/09/202110:07(Xem: 3737)
Phúc lợi Xã hội và cuộc Khủng hoảng do Đại dịch Covid-19 qua Góc nhìn Phật giáo

Phúc lợi Xã hội và cuộc Khủng hoảng do Đại dịch Covid-19 qua Góc nhìn Phật giáo
(Social Welfare and the Coronavirus Crisis: A Buddhist Perspective)

Phúc lợi Xã hội và cuộc Khủng hoảng do Đại dịch Covid19 qua Góc nhìn Phật giáo 1

Sự bùng phát vào cuối tháng 12 năm 2019, bắt nguồn từ Hồ Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, virus Corona chủng mới (Covid-19) ban đầu được xác nhận là một loại bệnh "viêm phổi lạ" hoặc "viêm phổi không rõ nguyên nhân". Đại dịch hiểm ác này chỉ xuất hiện sau 100 ngày, Covid-19 đã nhanh chóng tác động đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính lao đao, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa từng có trong lịch sử, và đã gây biết bao đau thương khổ sầu cho nhân loại trên toàn thế giới.

Đau khổ của con người là mối quan tâm chính, và chân lý cao quý đầu tiên trong đạo Phật. Theo quan điểm của Phật giáo có ba loại đau khổ căn bản: thể chất, chính trị xã hội và tâm lý. Sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia, trong việc đối phó với đại dịch Covid-19 phụ thuộc vào 3 yếu tố: 1. Hệ thống chăm sóc sức khỏe hợp ý; 2. Các quyết định nhanh chóng và có trách nhiệm của các Chính phủ; 3. Tình yêu thương bao hàm ý thức chia sẻ và hợp tác giữa người dân. Trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch Covid-19, thiền định Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng, trong việc chữa lành và vượt qua những nỗi khổ niềm đau trong tâm lý. 

Đảo quốc Đài Loan là một ví dụ điển hình về phản ứng của Phật giáo trước cơn đại dịch Covid-19. Phật giáo Đài Loan hùng mạnh nhất tại châu Á. Khắp nơi trên đất nước Đài Loan đều có các trường giáo dục đào tạo ngành y dược, và bệnh viện Phật giáo tốt nhất. Chính phủ dân chủ của Đài Loan đã nhanh chóng phong tỏa lãnh thổ, trong khi vẫn quản lý cẩn thận nền kinh tế địa phương. Tại Đài Loan, Lý tưởng Bồ tát đạo thông qua Phật giáo Đại thừa (hy sinh bản thân cá nhân vì lợi ích cho cộng đồng tha nhân) đã truyền cảm hứng cho mạng xã hội Phật giáo, nhằm mang lại phúc lợi xã hội đến với mọi người. 

Vương quốc Thái Lan đạo Phật Quốc giáo, cũng đã phát triển một hệ thống chăm sóc sức khỏe tuyệt vời, cùng với văn hóa Phật giáo "Từ bi tâm" (慈悲心, hiểu và thương, chia sẻ những nỗi khổ niềm đau) giữa người dân, nhưng tiếc là chính quyền quân phiệt độc tài Thái Lan đã đóng cửa đất nước, lại không có bất kỳ kế hoạch rõ ràng nào, để quản lý tình trạng thất nghiệp, khiến rất nhiều người phải đối mặt với những khó khăn của một cuộc khủng hoảng kinh tế đang rình rập. 

Sự phân bố của cộng đồng tôn giáo ở Hàn Quốc tính đến năm 2005 như sau:

1 – Phật giáo đứng đầu, chiếm 43% tổng số người theo đạo ở Hàn Quốc với 10,7 triệu Phật tử.

2 – Đạo Tin Lành chiếm 34.5% với 8,6 triệu tín đồ.

3 – Thiên Chúa giáo chiếm 20.6% với 5,1 triệu tín đồ.

4 – Các tôn giáo khác chiếm 1.9% với 483.000 tín đồ.

Hàn quốc là một quốc gia có dân số là nửa đạo Phật, nửa Thiên Chúa giáo. Họ đã làm rất tốt trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng do đại dịch virs Corona, mặc dù đã có những thất bại từ đầu. Họ có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, trong mạng lưới chính phủ, chính sách và quản lý hiệu quả, sự hợp tác giữa người dân. Trong cuộc bầu cử gần đây, chiến thắng của Đảng Hàn Quốc Tự do (자유한국당), phản ánh thành công của chính phủ trong việc giải quyết các vấn đề do Covid-19 gây ra. Tại Hàn Quốc, tinh thần yêu thương, chia sẻ hài hòa và hợp tác bắt nguồn giữa những người  từ Cơ Đốc giáo và Phật giáo, đã góp phần tạo nên thành công trong phòng chống dịch bệnh Covid-19. Người dân ở các quốc gia khác nhau có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan, cùng với lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): xét nghiệm virus, giữ khoảng cách an toàn với người khác, và đeo khẩu trang những nơi công cộng.
  

Theo một cách nào đó, đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng toàn cầu hóa. Tất cả nhân loại trên thế giới đã dừng tất cả các chuyến hành hương tham quan du lịch, từ hàng không và hàng loạt các hình thức kinh doanh dịch vụ vận tải khác đều gặp khó khăn trong kinh tế tài chính. Hầu hết các quốc gia đã đóng cửa các thành phố, thị trấn và vùng lân cận của họ. Việc kinh doanh vui chơi giải trí đều ngưng hoạt động. Giáo dục và học tập đã tạm dừng và học sinh hiện đang học trực tuyến. Tất cả những ai tha hương nơi ngoại quốc đều về nước. Người lao động thành thị đã trở về quê nông nghiệp hoặc vùng nông thôn của họ. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới được khuyên ở đâu nên yên đó (tại tư gia). Tuy nhiên, những khu vực bận rộn nhất của hầu hết các quốc gia là bệnh viện và hệ thống chăm sóc sức khỏe. Dân số thế giới đang phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe cộng đồng, và một số lượng rất đáng kể bởi những người tử vong vì dịch Covid-19.

Gần 500 lịch sử chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia, với tốc độ gia tăng khoảng thời gian nửa thế kỷ (50 năm) qua, đã góp phần gây ra các cuộc khủng hoảng trên thế giới: các vấn đề kinh tế, chính trị, quân sự, ý thức hệ, xã hội, văn hóa, sức khỏe cộng đồng, môi trường và sinh thái. Hầu hết các quốc gia khai thác, sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên để "phát triển tốc độ cao" quốc gia của họ, đặc biệt là các cường quốc trên thế giới, tạo ra khoảng cách thu nhập lớn giữa người giàu có và người nghèo khó, để lại chất thải khó phân hủy cho toàn cầu, và dư thừa carbon dioxide vào khí quyển. Thông qua kinh doanh nông sản thực phẩm, con người tạo ra một thiên đường cho mình, nhưng lại dành một địa ngục cho động vật nông trại và các loài động vật sống khác. Tiêu thụ quá mức dẫn đến vấn đề nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu, từ đó thách thức sự tồn tại của chính con người. Thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và mất cân bằng.

Dù nguyên nhân thực sự của nó là gì, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đề là phản ứng của hành tinh trái đất, đối với những thiệt hại do con người gây ra. Theo cơ chế tự nhiên của hành tinh, nó tạo ra virus Corona như một hệ thống miễn dịch để tự bảo vệ mình khỏi sự xâm nhập bởi dân số quá tải của "virus" kỳ lạ được gọi là con người. Trong đợt bùng phát đại dịch Covid-19 này với việc con người trú ẩn tại chỗ, bầu trời trở nên trong xanh hơn, đại dương sạch hơn, mức độ carbon dioxide trong khí quyển thấp nhất so với trong nhiều thập kỷ qua, động vật hoang dã trong rừng, và dưới đại dương ít bị đe dọa hơn, có khả năng sống tốt hơn: hành tinh đang chữa lành. Đây không phải là điều mà các nhà bảo vệ môi trường cấp tiến nhất đã kêu gọi sao? 

Đức Lão Tử, bậc khai tổ của Đạo giáo, cách đây khoảng 2.600 năm đã gọi nó là "đảo ngược chuyển động của Đạo (tự nhiên)". Khi chúng ta đi đến một thái cực, cuối cùng tự nhiên nó xoay trở lại một thái cực khác. Con người nên học hỏi và tìm ra "Con đường Trung đạo" của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy, để chung sống hòa bình với tất cả chúng sinh khác, và môi trường trên hành tinh này.

Vì chính thống kinh tế học thống trị thế giới, nên hầu hết các quốc gia ngày càng cạnh tranh để "phát triển" bằng cách sử dụng hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, để thỏa mãn dục vọng (lòng tham không đáy) vô hạn của con người. Sự phát triển mất cân đối này bằng cách nhấn mạnh đến 'bên cung" đã tạo ra căng thẳng giữa con người, đã chứng kiến trong hai cuộc chiến tranh thế giới và căng thẳng giữa con người và thiên nhiên, đã chứng kiến trong cuộc khủng hoảng sinh thái. 

Kinh tế học Phật giáo (Buddhist economics) đã nhấn mạnh đến mặt "nhu cầu" bằng cách con người biết sống với hai nguyên tắc "thiểu dục & tri túc" (Content with few desires, 少欲知足) để tài nguyên thiên nhiên sẽ cung cấp đầy đủ cho con người. Khái niệm "giảm thiểu chi tiêu và tối đa hóa lợi nhuận" nên được thay đổi thành "giảm thiểu tiêu dùng và tối đa hóa phúc lợi cho con người". Mục tiêu phát triển cần được chuyển từ Tổng Sản phẩm Quốc nội (Gross Domestic Product, GDP) sang Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness, GNH). Để rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng virus Corona chủng mới, con người nên tìm ra một con đường trung đạo "chánh mạng" (sinh kế đúng đắn), để duy trì sự phát triển bền vững, sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên, từ đó tạo ra sự chung sống hài hòa cho cả hai. 

Phúc lợi Xã hội và cuộc Khủng hoảng do Đại dịch Covid19 qua Góc nhìn Phật giáo

Tác giả Tiến sĩ Tavivat Puntarigvivat, giáo sư thỉnh giảng về nghiên cứu Thái Lan tại Trường Cao đẳng Quốc tế Pridi Banomyong, Đại học Thammasat ở Bangkok. Giáo sư Tavivat Puntarigvivat đã nghiên cứu và xuất bản sâu rộng về các vấn đề tôn giáo và đạo đức xã hội, đặc biệt là từ các quan điểm đa văn hóa và chính trị xã hội. 

Nghiên cứu của Giáo sư về Lý thuyết xã hội Phật giáo Thái Lan, đã được Đại học Phật giáo Thế giới xuất bản vào năm 2013, và Lý thuyết xã hội về ton giáo thuộc Đại học Mahidol vào năm 2019. 


Tác giả: Giáo sư Tavivat Puntarigvivat

Biên dịch: Thích Vân Phong

(Nguồn: Berkley Center for Religion, Peace & World Affairs at Georgetown University)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/03/2011(Xem: 5561)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
17/03/2011(Xem: 3914)
Phật giáo là một phương cách sống và cũng là một quan điểm. Hai yếu tố này đã tạo thành một đạo Phật độc nhất trên thế gian. Vậy, phương cách sống của Phật giáo là gì và bằng cách nào để Phật giáo hội nhập vào giới hiện đại?
13/03/2011(Xem: 14725)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
10/03/2011(Xem: 3689)
Ja-in (Jaïn) là một tôn giáo nhỏ nhưng rất lâu đời chủ trương một vài khái niệm giáo lý khá gần với Phật giáo. Tín ngưỡng này xuất hiện cùng thời hoặc có thể trước cả Phật giáo trong thung lũng sông Hằng và hiện nay vẫn còn tồn tại.
23/02/2011(Xem: 12234)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
22/02/2011(Xem: 10508)
Tập sách mỏng này chính là muốn chia sẻ với các bạn đôi điều về những giọt mồ hôi thanh thản, những giọt mồ hôi luôn mang lại cho bạn cả giá trị vật chất cũng như những giá trị tinh thần cao quý nhất!
21/02/2011(Xem: 9808)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
20/02/2011(Xem: 5495)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
19/02/2011(Xem: 12613)
Mọi nỗ lực của chúng ta trong tất cả các lãnh vực nghiên cứu, xây dựng, rèn luyện... chung quy cũng đều là nhắm đến một đời sống hạnh phúc cho con người...
19/02/2011(Xem: 17630)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]