Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng Tuyệt Vọng

23/04/202020:58(Xem: 5771)
Đừng Tuyệt Vọng

hope_bird
Đừng Tuyệt Vọng

 

Nhiều người trong chúng ta đang vật lộn với phản ứng của chúng ta, trước những khổ đau của quốc gia dân tộc và thế giới. Chúng ta có thể làm gì khi đối mặt với nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, bất công và tàn phá môi trường? Theo dòng thời sự, thật dễ dàng để tuyệt vọng, trở nên hoài nghi hoặc tê liệt. Hướng về phía nó là cách tiếp cận của Phật giáo đối với sự đau khổ chung này. Chúng ta hiểu rằng, hạnh phúc và thực sự ý nghĩa sẽ đến, thông qua xu hướng khổ đau. Chúng ta vượt qua tuyệt vọng của chính mình, bằng cách giúp đỡ người khác vượt qua mọi chướng nạn khổ đau.

 

Chúng ta có thể nghe thấy điều này, và trở nên sợ bị choáng ngợp. Nhưng mỗi chúng ta có thể đóng góp cho sự định tỉnh của thế giới. Làm như vậy chúng ta mới khám phá ra vai trò của vị Bồ tát. Yếu tố cơ bản của Bồ Tát là từ bi tâm đi song song với trí tuệ. Bồ Tát cứu độ người khác và sẵn sàng thụ lãnh tất cả mọi đau khổ của chúng sinh cũng như hồi hướng phúc đức mình cho kẻ khác. Con đường tu học của Bồ tát bắt đầu bằng luyện tâm Bồ đề và giữ Bồ Tát hạnh nguyện. Cách thức của Bồ tát là một trong những hiện thực hóa từ bi, trí tuệ, thực hành triệt để và mạnh mẽ nhất trong tất cả các pháp môn của Phật giáo. Bồ tát hạnh là triệt để, bởi việc thực hiện những gì mang đến sự an lạc hạnh phúc đến với tha nhân, cũng như sự an lạc hạnh phúc của chính mình. Hạnh phúc cao nhất của chính mình được sự kết nối với sự an lạc hạnh phúc tuyệt vời của tha nhân.

 

Con đường của Bồ tát là một sự tương phản nổi bật, với chủ nghĩa cá nhân quá mức trong văn hóa của chúng ta. Mọi thứ có thể tập trung xung quanh cái tôi riêng lẻ: “nỗi sợ hãi, hạnh phúc, nhu cầu của tôi. Chúng ta có thể bị cuốn hút vào bộ phim của chính mình, đến nỗi chúng ta ngăn chặn sự phát triển của chính mình”.

 

Sự hấp thu phản xạ có thể có giá trị trong một thời gian, nhưng chúng ta không muốn dừng lại ở đó. Các nhà trị liệu nói về việc cuối cùng khách hàng phát ốm vì lắng nghe chính họ, đó thực sự là một dấu hiệu tốt. Có nghĩa là nó giúp chúng ta đang vượt ra ngoài sự đồng nhất với nỗi khổ cá nhân của chúng ta. Chúng ta sẵn lòng chăm sóc cho một thế giới rộng lớn hơn thế giới chúng ta.

 

Mỗi truyền thống ứng xử trí tuệ cho chúng ta biết rằng, ý nghĩa và sự an lạc hạnh phúc của con người không thể tìm thấy trong sự đơn phương, mà xuất phát từ sự hàp phóng, tình yêu thương (từ bi) và sự hiểu biết (trí tuệ). Biết rõ điều này, vị Bồ tát xuất hiện dưới đa dạng hóa hình thức, từ một người phụ nữ hiền thục chu toàn cho đến công dân toàn cầu. Các thiền giả thường niệm danh hiệu chư vị Bồ tát khi họ ngồi, đưa ra bất kỳ lợi ích nào từ việc thực hành của họ vì lợi ích cho tha nhân: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ; Tôi thệ nguyện sẽ mang lại sự an lạc giải thoát đến với tất cả chúng ta”. Giống như thời cổ đại, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp, với tinh thần vô ngã vị tha, phát huy Bồ đề tâm, từ bi tâm, vị Bồ tát thệ nguyện phục vụ vì phúc lợi cho tất cả mọi người.

 

Về mặt tâm lý, đây để nói là một điều đáng kinh ngạc. Điều này có nghĩa là tôi sẽ đi vòng quanh và để cứu độ cho cho tất cả bảy tỷ người trên hành tinh này và hàng nghìn tỷ người khác? Làm thế nào tôi có thể thực hiện được như vậy? Khi chúng ta nghĩ về nó, từ ý thức hạn chế của bản thân, dường như là không thể được. Chúng ta hiểu, nhưng khi chúng ta biến nó thành một ý định từ Bồ đề tâm. Nhận lời thề nguyện như vậy là một phương hướng, một mục đích thiêng liêng, một tuyên bố của sự trí tuệ, một sự dâng hiến, một chúc phúc cát tường. Khi thế giới được nhìn bằng nhãn quang của một vị Bồ tát, không có ta và người khác, chỉ có chúng ta (vô ngã vị tha).

 

Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sinh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau. Tất cả chúng ta là những khía cạnh của cùng một thực thể, là những phần khác nhau của một tổng thể, giống như muôn vàn ngọn sóng nổi lên rồi lại lặn xuống giữa đại dương liên hệ qua lại với những biến đổi của đại dương. Tại vì chúng ta liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời trong đại dương bao la của sự tồn tại, cho nên Phật giáo khuyên mọi người nên thương yêu lẫn nhau. Chúng ta phải biết xem nhau như là sự nới rộng của cùng một thực thể. Từ đó chúng ta có thể đối xử với nhau như là những người bạn, người anh em của mình, và thế giới khổ đau, thù hận này sẽ được chuyển thành cảnh giới an bình và hạnh phúc. Thế giới luân hồi này sẽ chuyển thành cảnh giới Niết bàn.

 

Với mỗi hơi thở, chúng ta đan xen carbon dioxid và oxy với cây phong và cây sồi, cây gỗ và cây gỗ đỏ trong sinh quyển chúng ta. Chúng ta nuôi dưỡng hằng ngày và tham gia với chúng ta với nhịp điệu của loài ong, sâu bướm và thân rễ; nó kết nối cơ thể chúng ta với vũ điệu hợp tác vô số loài thực vật và động vật.

 

Nhà sinh vật học Lewis Thomas quan sát địa cầu và thấy đất Mẹ là một cơ thể, một tế bào của vũ trụ. Không có gì là riêng biệt. Tác động lực thúc đẩy trong tự nhiên, trên hành tinh có loại sinh quyển này, là sự hợp tác. Sáng tạo mới lạ nhất trong tất cả các phương án trong tự nhiên, và có lẽ là quan trọng nhất trong việc xác định các sự kiện mang tính bước ngoặc lớn trong quá trình tiến hóa, là sự  cộng sinh, đơn giản là hành vi hợp tác được thực hiện đến cùng cực của nó.

 

Trừ khi chúng ta hiểu điều này, chúng ta bị chia rẻ việc chăm sóc bản thân hoặc chăm sóc những rắc rối của thế giới. Vào một buổi sáng, tôi viết một bài tiểu luận EB White, đã bị giằng xé giữa mong muốn cứu thế giới và thiên hướng thưởng thức nó. Công nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giúp giải quyết vấn đề nan giải này. Thông qua thực hành thiền Phật giáo, chúng ta khám phá ra rằng tính hai mặt của bên trong và bên ngoài là sai. Do đó, người khai sinh của Đấu tranh Bất bạo động, nhà lãnh đạo, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Ấn Độ Mahātmā Gāndhī (1869-1948) được ca ngợi vì tất cả đại cuộc chung cho Ấn Độ của Ngài, Ngài đã từ chối, tôi không làm điều này cho Ấn Độ, tôi làm điều này cho chính mình.

 

Chúng ta chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng của chúng ta. Sẽ luôn có đau khổ. Vâng, tham lam, sân hận và si mê sẽ là một phần của tâm lý chung của chúng ta. Nhưng có những cách giúp chúng ta có thể sống trí tuệ. Nuôi một gia đình, điều hành một doanh nghiệp có ý thức và điều chỉnh một sự bất công, tất cả có thể đóng góp vào sự kết nối của toàn bộ. Mỗi người chúng ta đều có thể cảm nhận được tiềm năng này. Con người chúng ta có thể sống với lòng trắc ẩn hơn, quan tâm đến với nhau nhiều hơn, ít thành kiến, phân biệt chủng tộc và sợ hãi. Có những cách trí tuệ để giải quyết xung đột đang chờ bàn tay mát mẻ và trái tim ấm lòng từ bi của chúng ta.

 

Tác giả Trưởng lão cư sĩ Jack Kornfield

Thích Vân Phong dịch

(Nguồn: Jack Kornfield)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2012(Xem: 11377)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
30/03/2012(Xem: 12844)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
25/03/2012(Xem: 4711)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
15/03/2012(Xem: 5889)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 53321)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 4072)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 4280)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 7553)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 9686)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 5709)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]