Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Thêm Một Vị Đại A-La-Hán

26/11/201319:38(Xem: 33727)
10. Thêm Một Vị Đại A-La-Hán
mot_cuoic_doi_tap_4

Thêm Một Vị Đại A-La-Hán


Gần Himalaya có một tiểu quốc với kinh thành Kukkuṭavatī rộng lớn đến ba trăm dặm(1)là quê hương của một vị vua trẻ tên là Mahā Kappina, hoàng hậu là Anojā đến từ nước Madda, kinh thành Sāgala(2). Họ đều là những người có căn trí tu tập từ nhiều đời.

Đức vua Mahā Kappina có năm con ngựa nòi giống tuyệt hảo, đó là Vāla, Puppha, Vālavāhana, Pupphavāhana và Supatta. Cứ mỗi buổi sáng, ông trao bốn con ngựa cho bốn sứ giả thân tín, ra khỏi bốn cổng thành, sẽ có phần thưởng trọng hậu nếu ai tìm được cho vua những bậc vĩ nhân, những vị hiền triết để đức vua có dịp tham cứu, học hỏi. Riêng đức vua cỡi con ngựa Supatta với sự trang sức tối thượng, luôn với đám trọng thần rường cột rong ruổi, kiếm tìm.

Thời gian trôi qua, sự khao khát chân lý vẫn nóng bỏng trong trái tim của đức vua hiền thiện.

Lúc ấy, đấng Giác Ngộ đã ra đời, đã chuyển pháp mười năm nhưng chưa có vị tỳ-khưu nào đến giáo hóa xứ sở xa xôi ấy. Hôm kia, có đoàn thương buôn đi từ Sāvatthi đến kinh thành Kukkuṭavatī để trao đổi hàng hóa. Vị trưởng đoàn vốn là một nam cư sĩ đã thấy pháp, nghe tràn tai về chuyện đức vua Mahā Kappina tầm cầu minh triết nên ông ta cảm thấy rất thích thú. Đến địa giới Kukkuṭavatī chưa được bao xa thì họ thấy một đoàn kỵ mã rần rộ tung bụi trên đường, người dẫn đầu với diện mạo quang hảo, sắc phục như một vị tướng nhà trời, sợ hãi quá, họ nép một bên.

Chợt đoàn quân binh kỵ mã dừng lại. Người trên ngựa chính là đức vua Mahā Kappina, số còn lại là một ngàn vị gồm các quan trọng thần, cận thần, tùy tùng trẻ trung và oai vệ.

- Đừng sợ hãi! Ta là đức vua trị vì ở quốc độ này. Các người từ đâu đến mà trông có vẻ phong sương và bụi cát lắm vậy?

Cả đoàn quỳ xuống, khấu đầu, sau đó, vị trưởng đoàn thưa bạch:

- Chúng tôi đến từ kinh thành Sāvatthi, nước Kosala, cách đây rất xa, tâu đại vương!

- Ồ! Vậy ở đấy có tin lành nào vừa xuất hiện không?

- Tâu đại vương! Chúng tôi chẳng biết một tin lành nào khác, chỉ biết là đã có một đấng minh triết đang có mặt ở đời.

- Là ai? Ở đâu? Đức vua với đôi mắt sáng rỡ, dồn dập hỏi - Vị ấy như thế nào?

Vị trưởng đoàn mỉm cười:

- Tâu bệ hạ! Chúng tôi không dám nói đến “vị ấy, đấng ấy” với cái miệng bẩn.

- Ồ, ta hiểu, ta hiểu! Nói thế xong, đức vua sai hầu cận lấy một cái bình vàng đựng nước thơm, trao cho người thương buôn - Vậy thì ngươi hãy súc miệng đi, rửa miệng đi, và ta cũng phải rửa sạch cái lỗ tai trước khi nghe ngươi đề cập đến Đấng ấy.

Lúc tẩy uế đã xong, vị trưởng đoàn nói:

- Tin lành ấy là đức Phật (Buddha) đã xuất hiện ở thế gian! Ông ta chấp tay hướng về phương nam, thành kính nói - là nhân vật độc nhất, vô nhị không ai trong tam giới có thể sánh bằng.

Vừa nghe đến danh từ “Buddha” thì toàn thân đức vua đã nổi ốc rần rần, tẩm mát luôn năm loại phỉ lạc chưa từng có(1).

- Thế còn tin lành nào nữa không?

- Thưa, có! Đức Phật ấy đã công bố một giáo pháp (Dhamma), một chánh pháp bất tử, đem đến sự an lạc tối thượng cho chư thiên và loài người.

Vừa nghe đến “Dhamma”, đức vua cũng rần rần phỉ lạc tương tợ như thế.

- Thế còn tin lành nào nữa không?

- Thưa, có! Chư đệ tử của ngài, chư tăng thánh hạnh (Saṇghā) là những bậc vô cùng chơn chánh, khéo được giải thoát tất thảy mọi khổ ách, không còn lậu hoặc phiền não.

Cũng tương tợ thế khi đức vua nghe đến “Saṇghā”, ngài đã hoan hỷ và sau đó tặng cho vị thương buôn một trăm ngàn đồng tiền vàng(2).

Để cho sự phỉ lạc dần dần lắng dịu xuống, đức vua trang nghiêm nói:

- Khi Tam Bảo đã xuất hiện ở đời thì không có lý do gì mà ta còn nấn ná trên cái quyền uy và hư vị này nữa. Này các bạn! Các bạn hãy về đi! Ta sẽ đi tìm đức Chánh Đẳng Giác để xin xuất gia thôi!

- Bệ hạ nói gì vậy? Họ như cất giọng đồng thanh - Về đi, về đi là sao? Bệ hạ xả bỏ hết thì chúng hạ thần cũng xả bỏ hết! Bệ hạ lên đường xuất gia thì chúng hạ thần cũng lên đường xuất gia theo, chần chờ gì nữa!

Đức vua nhíu mày:

- Đức vua đi! Tất thảy quan lại trọng thần cũng ra đi hết thì quốc độ bỏ cho ai?

Lát sau, vua mỉm cười, trao cho vị trưởng đoàn thương buôn một tín vật rồi nói:

- Ngươi hãy đến vương cung, xin gặp hoàng hậu Anojā, trao tín vật này, kể lại câu chuyện này, nói là ta và một ngàn quan lại trọng thần đã đi xuất gia cả rồi. Quốc độ từ nay ta giao phó cho hoàng hậu đó!

Với một ngàn hầu cận, tùy tùng thân tín, kể luôn các quan văn võ, quý tộc triều đình cùng đức vua Mahā Kappina lại lên ngựa xuôi nam, hướng về Kosala. Từ Kukkuṭavatī xuống Sāvatthi xa đến một trăm hai mươi dặm(1), bị cách trở bởi ba con sông là Aravacchā, Nīlavāhana và Candabhāgā. Hai con sông trước thì có thuyền bè qua lại, nhưng khi đến con sông Candabhāgā thì họ đành chịu vì nước nổi mênh mông, tràn bờ...

Đức vua ra dấu hiệu cho cả đoàn cùng ngồi bên bờ sông, cùng ông chấp tay lên đỉnh đầu, đặt tuyệt đối đức tin vào Tam Bảo rồi phát nguyện chân thật rằng:

“- Nếu đức Phật là bậc đã vượt qua dòng sông sinh tử, là bậc đã đi đến chỗ tận cùng của thế giới, là bậc có đại trí tuệ vô song thì do lời nguyện chân thật nầy, xin cho chúng đệ tử bước qua được con sông này như đi trên đất bằng!

Nếu đức Pháp là con đường dẫn đến sự thanh tịnh, giải thoát và an lạc tuyệt đối thì do lời nguyện chân thật nầy, xin cho chúng đệ tử qua được con sông này như đi trên đất bằng!

Nếu đức Tăng là những bậc đã ra khỏi khu rừng rậm của phiền não, là phước điền vô thượng của chư thiên và loài người thì do lời nguyện chân thật nầy, xin cho chúng đệ tử đi trên con sông này như đi trên đất bằng!

Lạ lùng thay, lời nguyện chân thật vừa dứt thì con sông chợt đứng yên rồi cứng lại như đóng băng nên vua tôi phi ngựa sang bờ như đi trên đất bằng một cách êm thắm dễ dàng.

Đức Chánh Đẳng Giác, hôm ấy, với đôi mắt thuần tịnh, siêu nhân thấy rõ toàn bộ câu chuyện xảy ra của đức vua Mahā Kappina và quần thần nên ngài đã cùng với hội chúng gồm chư vị trưởng lão, A-la-hán có lục thông đã ngồi chờ đợi sẵn bên kia sông trong một khoảng rừng im mát.

Vậy nên, khi vua tôi họ một ngàn người vừa đến bìa rừng, ngước mắt lên thì thấy một không gian vàng sáng mà họ diễn tả là: Đức Phật ngồi đấy trước chư vị Thanh Văn như mặt trời đang mọc lên, tợ như ngọn núi vàng đang chói sáng, tợ như cây đèn được thắp rực rỡ trong đêm đen, tợ như mặt trăng được tháp tùng bởi các vì sao...(1)

Khi họ xuống ngựa, đồng đến đảnh lễ, đức Phật biết được tâm tư, thiên hướng của họ nên ngài đã thuyết giảng một thời pháp tợ như trời cao đang đổ xuống một cơn mưa lành mát mẻ.

Đức vua Mahā Kappina và tùy tùng mắt được mở sáng, thấy pháp, vào dòng, họ đồng xin được xuất gia. Về đến Jetavana, tỳ-khưu Mahā Kappina nghe được một thời pháp nữa, ông đắc quả A-la-hán, bốn tuệ phân tích cùng với thắng trí. Mahā Kappina sống trong hạnh phúc giải thoát tột cùng, miệng lúc nào cũng cảm thán thốt lên: “Hạnh phúc quá, hạnh phúc quá!” giống như vị quan tổng trấn Bhaddiya thuở nào. Sau đó, ông được đức Phật giao phó dẫn dắt một ngàn tỳ-kheo hầu cận, được ngài tuyên bố, khen ngợi trước đại chúng là “Một trong những vị đứng đầu công hạnh giáo giới tỳ-khưu”.

Chuyện hy hữu tiếp theo nữa, kể về chuyện hoàng hậu Anojā. Là khi người trưởng đoàn thương buôn trao tín vật, kể lại ba tin lành Buddha, Dhamma, Saṇghā vừa xuất hiện trên thế gian rồi vua tôi đã đi xuất gia như thế nào, bà cũng rần rần năm loại phỉ lạc, tặng cho vị thương buôn ba trăm ngàn đồng tiền vàng. Sau đó, bà triệu tập tất cả quý phu nhân, mệnh phụ, bạn đời của các quan để kể lại chuyện trên rồi nói:

- Đức vua đã coi giang sơn, vương vị này như đống nước bọt, đã nhổ bỏ đi rồi. Ổng muốn ta làm vua và chị em ta điều hành đất nước này! Thế chị em ta là ai hử? Họ đã coi thường chị em ta quá lắm! Chị em ta là ai, mà lại cúi xuống đất để liếm cái đống nước bọt mà vua tôi họ đã nhổ ra? Quý công nương nghĩ thế nào? Chúng ta có nên cúi xuống để liếm cái đống dơ uế ấy không?

- Không nên! Cả ngàn cái miệng hoa đồng thốt lên - Chúng ta cũng nên quẳng bỏ tài sản, phú quý, tuổi thanh xuân để đi xuất gia như chư vị phu quân khi Tam Bảo đã xuất hiện ở đời!

- Các em thật là tuyệt vời! Hoàng hậu Anojā hoan hỷ thốt lên - Chính ta cũng muốn nói với quý phu nhân như vậy đó!

Thế rồi như một cơn bão lịch sử thổi qua kinh thành Kukkuṭavatī, hoàng hậu mỹ nhân Anojā có sắc đẹp yêu kiều như đóa hoa màu vàng cam (anojā) cùng một ngàn mệnh phụ phu nhân thắng ngựa xe, bỏ kinh thành mến yêu, hướng phương nam, rầm rộ trực chỉ.

Chuyện kể rằng, đến con sông Candabhāgā, họ cũng bị trở ngại; sau nhờ lời nguyện chân thật, đặt đức tin tuyệt đối nơi Tam Bảo họ sang bờ bình yên. Duyên tế độ cho tất thảy những nữ nhân này lại là tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇā. Sau thời pháp của bà, toàn thể họ đều đắc quả Tu-đà-hoàn rồi nương tựa tu tập với trưởng lão Ni Gotamī.

Đồng một lúc giáo hội có thêm 1001 tỳ-khưu, 1001 tỳ-khưu-ni quả thật là lạ lùng, hy hữu, ai cũng xôn xao, bàn tàn, không những trong giáo hội mà lan sang cả giới cư sĩ, quần chúng và cả ngoại đạo nữa.

Hôm kia, tại đại giảng đường chùa Kỳ Viên, đức Phật lại phải vén mở bức màn khói sương quá khứ:

- Vào thời đức Chánh Đẳng Giác Padumuttara, Mahā Kappina là một vị quan trọng thần của triều đình, ông ta đã đặt bát cúng dường đến đức Phật cùng hai muôn Thinh Văn rồi quỳ dưới chân ngài vô cùng thành kính. Lúc ấy, đức Chánh Biến Tri đang tán thán khen ngợi một vị lậu tận có kinh nghiệm giáo giới chư tỳ-khưu. Mahā Kappina rất thỏa thích, phát nguyện thành lời cũng với ước mong sau này được thành tựu được như vậy. Đức Vô Thượng Sư mỉm nụ hoa sen rồi cất giọng dịu dàng như chúa thiên nga, đã thọ ký cho ông, nói rằng: “Người đang quỳ bên cạnh bàn chân của Như Lai đây, có tóc râu đen mịn, có nước da vàng sáng, có dung mạo rạng rỡ, có ánh mắt và khuôn mặt ngời ngời tịnh tín. Ông ta hiện là bậc có danh vọng lớn của triều đình, có thiên hướng hoan hỷ đang phát nguyện vị thế của một bậc Thinh Văn có kinh nghiệm giáo giới tỳ-khưu tăng. Do phước báu cúng dường vật thực ngày hôm nay, với nguyện lực và tác ý cao đẹp ấy, ông ta sẽ thoát ly được tất thảy khổ cảnh trong một trăm ngàn kiếp. Phước báu ấy cũng nâng đỡ ông ta với hình dong, sắc tướng, thiên bào lộng lẫy trong các cõi trời, phú quý và danh vọng trong các cõi người. Cuối cùng, vào thời đức Phật Gotama, ông ta sẽ trở thành bậc Thinh Văn thừa tự giáo pháp, là đứa con chánh thống được hóa sanh bởi pháp, có tên là Kappina!”

Thế rồi, sau đó, ông ta đi tới, đi lui các cõi người và cõi trời. Vào thời không có đức Phật, ông ta làm thôn trưởng một thôn thợ dệt nổi tiếng trong kinh thành. Ông ta và phu nhân đã cùng nhau vận động một ngàn gia đình thợ dệt hộ độ, cúng dường cho một ngàn vị Độc Giác Phật. Họ lại còn chung tay làm một ngàn thảo am (paṇṇasālā)(1)rồi thỉnh các ngài an cư mùa mưa. Suốt ba tháng hộ độ tứ sự đầy đủ, mãn hạ, họ cũng cúng dường mỗi vị một xấp vải để may y, trị giá mỗi xấp là một ngàn đồng tiền vàng. Hết kiếp ấy, ông bà trưởng thôn và một ngàn vợ chồng gia chủ thợ dệt đều hóa sanh lên cõi trời Đao Lợi. Đến thời đức Chánh Đẳng Giác Kassapa, ông thôn trưởng xưa sanh xuống một gia đình đại trưởng giả trong kinh thành Bāraṇasī; bà sanh xuống làm một tiểu thư khuê các trong gia đình đại trưởng giả khác. Duyên xưa tơ kết, họ lại tái hợp vợ chồng. Một ngàn gia chủ thợ dệt thuở xưa cũng sanh xuống ở đây trong những gia đình phú túc, sang cả và họ lại gặp nhau nữa, tái duyên vợ chồng nữa. Thế là một ngàn lẻ một gia đình lại trở thành bà con huyết thống hoặc bè bạn thâm tình, thâm giao cả. Khi đã trở thành những gia chủ giàu sang, uy tín họ thường rủ nhau đi nghe pháp rồi trở thành những người cư sĩ thuần thành hộ độ cho đức Phật Kassapa và tăng chúng. Họ đã cùng nhau hùn góp xây dựng một đại giảng đường (Mahāpariveṇa)(2). Ông đại trưởng giả bỏ ra một một trăm ngàn đồng tiền vàng. Một ngàn ông gia chủ bỏ ra mỗi vị năm chục ngàn đồng tiền vàng, một ngàn phu nhân mỗi vị hai chục ngàn đồng tiền vàng. Thế nhưng do công trình vĩ đại quá, kiến trúc cả ngàn nóc mái nên họ phải góp thêm lần hai rồi lần ba mới đủ. Riêng phu nhân ông đại trưởng giả, bà đợi dịp khánh thành, cũng là ngày mãn hạ, bà cúng dường đức Phật một đóa hoa màu vàng cam (anojā) bằng vàng rất đẹp, gói trong một chiếc y choàng trị giá một trăm ngàn đồng tiền vàng, cũng màu vàng cam và có ước nguyện sanh vào cảnh giới nào, thân thể và màu da cũng tỏa sáng dịu dàng, đẹp đẽ như sắc hoa màu vàng cam...

Do nhân duyên quá khứ như vậy, kiếp này vị đại trưởng giả sinh làm vua kinh thành Kukkuṭavatī với phước báu vi diệu. Bà phu nhân thuở trước lại gặp nhau, đúng như lời nguyện xưa, sinh ra, da thịt bà tỏa hương thơm cùng sắc da màu vàng cam nên được gọi là anojā, một loại hoa lan màu vàng cam! Một ngàn gia đình thuở xưa đều sanh làm quan lại nắm quyền triều đình mà phước báu chỉ thua kém đức vua một ít thôi.

Kể đến ngang đây, đức Phật kết luận:

- Nghiệp ác cũng có cộng nghiệp, nghiệp thiện cũng có cộng nghiệp. Hai ngàn lẻ hai gia đình cùng chung tâm (thiện), chung ý (tư tác), chung tín, chung giới, chung thí nên bây giờ trở thành hai ngàn lẻ hai tăng ni cũng là hiển nhiên, cũng là chuyện đương nhiên của nhân quả nghiệp báo vậy.


(1)01 dặm này bằng 03 dặm Anh, tức là 4,8km. Vậy 300 dặm là 1440 km(?).

(2)Cũng là sinh quán của thứ hậu Khemā và Bhaddā-Kāpilānī (bạn đời của Mahā Kassapa).

(1)Do nhân duyên quá khứ đã từng nghe giáo pháp từ thời đức Chánh Đẳng Giác Padumuttra, và cũng đã từng hộ độ cho 500 vị Độc Giác Phật.

(2)Có tư liệu nói, ba lần tặng ba trăm ngàn đồng tiền vàng.

(1)Tức 576 km ( 01 dặm được ghi chú là bằng 3 dặm Anh: 120x4,8km).

(1)Xem thêm Thánh nhân ký sự - tập 2 - bản song ngữ của Tỳ-khưu Indacanda; Nxb Buddihst Cultral Center - Nedimala, Dehivala, Sri Lanka.

(1)Paṇṇa: Một loại lá như lá bối để chép kinh.

(2)Pariveṇa: Nơi học hành - vậy thì có thể là đại học đường(?).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2010(Xem: 3555)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
30/09/2010(Xem: 5313)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
29/09/2010(Xem: 9764)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
28/09/2010(Xem: 3628)
Tín ngưỡng, triết lý, và thực hành của Á châu đang ảnh hưởng mọi thứ từ cung cách mà chúng ta đối phó với bệnh tật đến việc chúng ta chế tạo xe hơi như thế nào. Bây giờ, một giáo sư Thương Mãi Đại Học Harvard đang hướng về phương Đông như một phương thức cho việc phát triển những lãnh đạo thương nghiệp mạnh mẽ. Bill George, một chuyên gia về bồi dưỡng phát triển lĩnh đạo, mới đây phối hợp với một vị thầy thiền quán của Phật Giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche để tổ chức một hội nghị về “lĩnh đạo tỉnh thức,” một tiến trình thế tục để khám phá những vai trò của sự tự tỉnh giác và tự từ bi trong sự phát triển những lĩnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả.
27/09/2010(Xem: 5404)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
22/09/2010(Xem: 14840)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
21/09/2010(Xem: 5427)
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp. Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?... Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
21/09/2010(Xem: 3648)
Ở phía trên chúng tôi trong những làn mây của Hy Mã Lạp Sơn là những ngọn núi tuyết phủ lởm chởm - Annapurna, Damodar, Gangapurna, Dhalguri. Bên dưới chúng tôi là băng hà Thulagi, một dòng sông băng cỗ xưa ngoằn ngoèo cheo leo trãi dài xuống thung lũng Mashyangdi từ gần đỉnh núi Manasulu. Bước trên những cây tiêu huyền nhỏ ngăn bờ và lướt qua một lối mòn cô độc và chúng tôi thấy điều mà chúng tôi đã từng tìm kiếm: tại mõm của Thulagi là một hồ nước màu sửa xanh dương đánh dấu trên một ít bản đồ.
18/09/2010(Xem: 4090)
Với Phật Giáo, hôn nhân được coi là một vấn đề riêng tư, cá nhân và không phải là một bổn phận tôn giáo. Hôn nhân là một tập quán xã hội, một sự xây dựng tạo nên bởi con người cho sự sung sướng và hạnh phúc của mình, để phân biệt xã hội loài người với đời sống loài vật, và để duy trì trật tự và hòa hợp trong tiến trình sinh sôi nẩy nở. Tuy kinh sách Phật Giáo không đề cập đến vấn đề một vợ một chồng hay đa thê, người cư sĩ Phật Giáo vẫn được khuyên dạy là nên giới hạn một vợ mà thôi.
18/09/2010(Xem: 5601)
Hôn nhân theo tự điển nghĩa là sự liên hệ hỗ tương giữa một người nam và một người nữ. Họ kết hợp với nhau theo một kiểu cách đặc biệt về sự lệ thuộc vào nhau trên pháp lý xã hội với mục đích là cùng nhau tạo dựng và duy trì gia đình. Trong hôn nhân thật sự, người chồng và người vợ nghĩ nhiều đến những người trong gia đình hơn là nghĩ đến chính họ. Họ hy sinh vì lợi ích của gia đình hơn vì lợi ích của chính cá nhân họ. Trong đạo Phật, nếu chưa có đại duyên xuất gia thì không có gì sai trái với việc kết hôn; tuy nhiên, việc lập gia đình phải được xem như là một tiến trình của đời sống và Phật tử tại gia phải coi đây như là cơ hội tốt cho họ thực hành những điều tu tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]