Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các vấn đề của xã hội hôm nay

09/04/201314:14(Xem: 9285)
Các vấn đề của xã hội hôm nay

Các vấn đề của xã hội hôm nay
Human Life and Problems

Hòa thượng K. Sri Dhammananda
Thích Tâm Quang
dịch

---o0o---

cacvandecuaxahoi_thichtamquang 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, những căn bệnh thế kỷ gây nên những tệ nạn xã hội ngày càng bành trướng khắp nơi. Nguyên nhân của những tệ nạn xã hội này là do tâm con người không được huấn luyện, không loại bỏ được những ô trược cố hữu tham, sân si. Nếu nhân loại không thức tỉnh, cá nhân, gia đình và xã hội chúng ta ngày càng phải đối phó với những khó khăn hết sức nghiêm trọng.

Tác Phẩm Human Life and Problemscủa Đại-Lão Hòa-Thượng Tiến-Sĩ K. Sri Dhammananda, Tăng Thống Mã Lai- Tân Gia Ba, là một công trình khảo cứu rất công phu về những tệ nạn xã hội hiện đại, với cách trình bày, phân tích khéo léo cùng các giải pháp thực tiễn khoa học đầy tính thuyết phục và chan chứa tinh thần nhân đạo, giúp cho người đọc hiểu nguyên nhân của những tệ nạn ấy, đồng thời đáp ứng nhu cầu giáo dục, biện pháp cần phải có để giải quyết vấn đề.

Nhận thấy đây là một tác phẩm hết sức hữu ích và cần thiết cho mọi người, mọi gia đình, biết trách nhiệm và bổn phẩn của cha mẹ, vợ chồng, con cái, của mỗi công dân trước mối nguy cơ của những tệ nạn đang lan tràn trong xã hội, người dịch không ngại tài hèn trí thiển, lại một lần nữa, mạo muội đem tất cả lòng thành ra dịch, chỉ với tâm nguyện phục vụ Dân Tộc và Đạo Pháp.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ Chư Tôn Thiền Đức đã khích lệ, Quý Đạo Hữu Châu Kỳ-Diệu Thức, Trần Quốc Cường, Trần Minh Thư, đã tích cực bỏ nhiều thì giờ để sửa chữa và hiệu đính cùng các Đạo Hữu Nguyễn Thị Nhãn, Phan Thị Thu Hồng, Lê Thị Huệ, Phan Thị Yến Nhi, Phan Thị Yến Thu, Nguyễn Nam Hải, Minh Đắc Liêu Thành Hiệp, Lê Văn Phụng-Đặng Kim Sa, Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Thế Nhiệm-Phương Thị Tính, Nguyễn Nguyệt Ánh, Tâm Hoa Lê Nguyên Long-Tâm Bích, Quảng Đường Lê Thị Bính, Nguyễn Văn Lượng, Hình Văn Nghĩa-Diệu Châu, Phúc Hiền Ngô Trọng Vinh, Diệu Thuận, Đạt Lượng, Nguyễn Phổ, Minh Hỷ Phan Duyệt-Diệu Tâm, Trần Phụ, Nguyễn Phú, Trần Holly, Nguyễn Yêm, Nguyễn Cường, Ngô Hảo, Phan Thị Phượng, Huỳnh Thị Tuyết, Trần Minh Triết, Mai Huỳnh, Bùi Sáu, Ngô Thị Cháu, Tâm Hảo, Hàn Anh, Trần Quang Mùi, Phan Thị Cúc, Hồ Chẩn, Tâm Thanh, Hồ Tâm, Trần Hoi, Bùi Văn Hui, Nguyễn Vui, Nguyễn Thị Huệ, Trần Ngọc Thiêu, Nguyễn Quý Đường, Diệu Hiền, Quảng Lâm-Quảng Bình, Nguyên Giác-Quảng Duyên, Phạm Đình Khoát, Diệu Minh Trần Tố Nữ, Phùng Trí Quang, Nguyễn Thị Tuyền, Tommy Fong, Hi Ho Ho, Mây Cafe. Hong Kong Restaurant, Xiu Di Tan, Nguyễn Ngọc Hải, Tamara Logan, Kim's Restaurant, Golden Star Restaurant, China Palace, Shirley Tang, Lu Diem, Lu Lệ Bình, đã góp phần vào việc phát hành dịch phẩm này.

Chúng tôi xin hồi hướng công đức hoằng pháp này lên Ngôi Tam Bảo và cầu nguyện Hồng Ân Tam Bảo thùy từ gia hộ Quý Đạo Hữu cùng Bửu Quyến, thân tâm thường an lạc, hạnh phúc và các hương linh Châu Nguyệt Vân Thu, Nguyễn Thị Mỹ Linh, Lu Muội vãng sanh Cực Lạc Quốc.

Cũng như các lần trước, do giới hạn của loại sách song ngữ nên chắc chắn có nhiều thiếu sót, kính mong Chư Tôn Thiền Đức, các bậc thức giả cao minh, các bậc thiện trí thức, các bạn đạo ân nhân hoan hỉ bổ chính những sai lầm thiếu sót để cuốn sách đuợc hoàn chỉnh hơn trong kỳ tái bản.

MÙA VU LAN PHẬT LỊCH 2543, 1999
Tỳ-Kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California

-ooOoo-

TIỂU SỬ ĐẠI-LÃO HÒA-THƯỢNG TIẾN SĨ K. SRI DHAMMANANDA MAHA NAYAKA THERA

Đại Lão Hòa-Thượng Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á, phục vụ Phật Giáo Mã Lai trên 42 năm trong các chức vụ như một vị lãnh đạo tinh thần, một học giả, một cố vấn và một thiện hữu. Ngài sanh ngày 18 Tháng Ba Năm 1919 tại làng Kirinde, tỉnh Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan).

Ngài khởi đầu việc học hành theo nền giáo dục thế tục khi Ngài được 7 tuổi và tuy còn nhỏ Ngài đã phát triển mối quan tâm đặc biệt đến Phật giáo. Được sự giúp đỡ của một người cậu là Sư Trưởng tại ngôi chùa địa phương và người mẹ tận tâm của Ngài, Ngài thọ Sa Di giới vào năm 12 tuổi. Ngài được đặt pháp danh là "Dhammananda" có nghĩa là "Người chứng nghiệm hạnh phúc qua Phật Pháp" .

Sau mười năm tu học chuyên về giáo lý Đức Phật, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn Ngữ Học, Triết Lý, và Quy Tắc Pali Viện Đại Học Vidyalankara Pirivena.Ngài tốt nghiệp Cao Học Triết Lý Ấn Độ năm 1949 tại Viện Đại Học Beneres (Ba-Lã-Nại).Sau khi phục vụ 3 năm tại Sri Lanka, Ngài được tuyển chọn đi hoằng Pháp tại Mã Lai.

Vào các thập niên 50 và 60, Phật Giáo bị giới trí thức Trung Hoa tại Mã Lai coi rẻ và nghĩ rằng Đạo Phật chỉ là mê tín dị đoan. Qua Hội Truyền Bá Giáo Lý Phật Đà, Ngài đã phát hành các tài liệu, các loại sách về mọi phương diện của Phật Giáo và kết quả một số đông đã nhận thức được giáo lý chân chính của Đức Phật. Ngài đã phát hành các cuốn sách rất phổ thông như "Người Phật Tử Tin Gì", "Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi và Lo Lắng", "Hạnh Phúc Lứa Đôi", "Nhân Loại Tiến Về Đâu" và "Thiền Định - Con Đường Duy nhất".

Tuy không phải là một nhà truyền giáo hùng biện, nhưng Ngài đã thành công cảm hóa tư tưởng của cả giới thanh niên lẫn trí thức với một lối trình bầy Giáo Pháp của Đức Phật một cách rõ ràng, đơn giản và khoa học. Ngài nhận được các Văn Bằng Tiến Sĩ Danh Dự của nhiều Đại Học trên thế giới và được vua Mã Lai ân thưởng tước vị Johan Setia Mahkota. Ngài cũng có, như Đức Phật mô tả, Bẩy Đức hạnh cao quý của một Đại nhân trong Kinh Sakha Sutta (A.N. 4:31):

- Ngài là người đáng yêu, đáng kính trọng, học thức, là một cố vấn, một người nhẫn nại chịu nghe, thâm trầm trong đàm luận, và không bao giờ cổ xúy một cách vô căn cứ.

BENNY LIOW WOON KHIN

---o0o---


Xem nguyên tác Anh ngữ:Human Life and Problems

---o0o---

Source : BuddhaSasana Home Page

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2012(Xem: 11391)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
30/03/2012(Xem: 12870)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
25/03/2012(Xem: 4719)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
15/03/2012(Xem: 5890)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 53353)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 4072)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 4281)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 7562)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 9686)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 5710)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]