Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 2: Nói chuyện cùng phụ huynh và giáo viên

11/08/201100:15(Xem: 3244)
Phần 2: Nói chuyện cùng phụ huynh và giáo viên

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

PHẦN II

Chương 1

NÓI CHUYỆN CÙNG PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN

L

uôn luôn rất hào hứng khi bạn đến một quốc gia mới lạ, đặc biệt khi bạn còn rất trẻ. Người ta cảm thấy điều đó rất nhiều trong quốc gia này nơi có nhiều tự do về thân thể, nơi mọi người dường như có quá nhiều năng lượng, nơi có một hoạt động luôn luôn thay đổi mà dường như không kết thúc. Từ bờ biển này sang bờ biển khác, ngoại trừ trong một hoặc hai thành phố, những thị trấn to lớn đều giống hệt nhau. Nhưng quốc gia này quá rộng lớn và đẹp đẽ vô cùng, với những khoảng không gian vô hạn, những sa mạc, và những con sông sâu, dài ngoằn ngoèo. Bạn có thể thấy tất cả những khí hậu ở đây từ những vùng nhiệt đới, đến những ngọn núi cao tuyết phủ.

Nhìn ra biển Thái bình dương xanh, trong một căn phòng rộng lớn, nhiều người chúng tôi đang nói chuyện về sự giáo dục. Một người đàn ông cao trong chiếc áo khoác làm bằng len sần sùi đã nói: ‘Những nguời con trai và con gái của tôi đều đang phản kháng. Dường như chúng coi tổ ấm của chúng như một đoạn đường đến nơi nào khác. Chúng có một cảm thấy rằng chúng không thể được chỉ bảo về bất kỳ thứ gì, rằng chúng có tất cả những trả lời. Chúng không thích bất kỳ hình thức nào của uy quyền hoặc điều gì chúng nghĩ là uy quyền. Chúng chống chiến tranh một cách tự nhiên, không phải bởi vì chúng đã suy nghĩ nhiều về những nguyên nhân của chiến tranh, nhưng bởi vì chúng chống lại sự giết chóc những người khác; tuy nhiên chúng chấp thuận chiến tranh vì những nguyên nhân nào đó. Chúng bạo lực lạ thường, không chỉ với chúng tôi, nhưng chúng còn bạo lực với chính phủ, bạo lực với điều này và điều kia. Chúng nói rằng chúng chống lại sự tuân phục nhưng từ điều gì tôi đã thấy nơi chúng và những bạn bè mà chúng mang về nhà, chúng đang tuân phục theo cái cách của chúng như chúng ta đã từng làm. Hình thức tuân phục của chúng là mái tóc dài, bẩn thỉu, chân đất, nhếch nhác và bất cần đời. Chúng có ngôn ngữ riêng của chúng. Con trai của tôi đã sử dụng thuốc kích thích. Đáng ra cháu học rất giỏi ở trường đại học nhưng cháu đã bỏ học. Mặc dù cháu nhạy cảm, thông minh và điều gì người ta thường gọi là thâm trầm, cháu bị kẹt cứng trong vũng xoáy của sự hỗn loạn này. Toàn thế hệ của cháu chống lại trật tự được thiết lập, dù là trật tự của trường đại học, của chính quyền hay gia đình. Một số trong chúng đọc những quyển sách về sự huyền bí hay buông thả trong những trò ma thuật và những thuật huyền bí lạ lùng nào đó. Một số trong chúng rất tử tế, hòa nhã, yên lặng, nhưng cùng một ý thức của đau khổ vô cùng.’

Một người đàn ông khác đã nói, ‘Tất cả đều rất tốt trong khi chúng còn trẻ nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng lớn hơn? Trong một quốc gia như thế này chúng có thể dễ dàng kiếm được vài đô-la và sống dựa vào số tiền đó trong một thời gian nhưng khi lớn lên chúng sẽ phát giác rằng sống không đơn giản như chúng đã suy nghĩ. Trong phản kháng chống lại xã hội vật chất của chúng ta, chúng quay về cái gì chúng gọi là một sống đơn giản; chúng muốn quay lại một sống sơ khai và trở thành giống như những con người man di có nhiều vợ và con cái, đào một cái hang nhỏ trong vườn và vân vân. Chúng thành lập những cộng đồng. Một số trong chúng rất nghiêm túc nhưng sau đó những người khác buông trôi trong đó và làm rối tung tất cả những kế hoạch của chúng. Và thế là, nó tiếp tục.

Người thứ ba đã nói: ‘Tôi không biết nguyên nhân của tất cả việc này. Vì là cha mẹ, chúng tôi chịu trách nhiệm cho việc nuôi nấng chúng, cho sự phản kháng của chúng, cho sự thiếu tôn trọng của chúng. Dĩ nhiên chúng tôi, những bậc phụ huynh có những khó khăn riêng của chúng tôi. Gia đình chúng tôi bị tan nát, chúng tôi cãi cọ, chúng tôi nhàm chán với điều gì chúng tôi đang làm, và chúng tôi là những người đạo đức giả. Chúng tôi theo tôn giáo của chúng tôi vào ngày chủ nhật và những ngày còn lại trong tuần chúng tôi chỉ là những dã thú được thuần hóa. Con cái của chúng tôi thấy tất cả điều này – ít ra con cái của tôi. Chúng tôi đã bầu cho những người lãnh đạo của chúng tôi và chúng lại khinh miệt những người lãnh đạo đó. Chúng tôi đã học cao đẳng và đại học, chúng thấy chúng tôi giống như thế nào và một cách tự nhiên – tôi không chê trách chúng – chúng không muốn giống như chúng tôi. Con trai của tôi đã nói thẳng với tôi rằng tôi là một người đạo đức giả và bởi vì cháu đang nói một sự thật, tôi không thể làm bất kỳ việc gì về nó. Sự phản kháng này đang lan tràn thế giới.’

Và người thứ tư nói, ‘Nếu ông hỏi chúng rằng chúng muốn làm gì, ngoại trừ những người đã cam kết vào một hành động chính trị nào đó – và may mắn thay không có quá nhiều người như thế – chúng sẽ bảo với ông, ‘Chúng tôi không biết và chúng tôi không muốn biết. Chúng tôi biết chúng tôi không muốn gì và khi chúng tôi sống chúng tôi sẽ tìm ra.’ Tranh luận của chúng rất đơn giản: ‘Ông đã biết điều gì ông đã muốn làm – kiếm được nhiều tiền bạc hơn và chức vụ tốt hơn và hãy nhìn thử ông đang mang thế giới đến đâu. Chắc chắn, chúng tôi không muốn điều đó.’ Một số trong chúng muốn một sống dễ dàng, thoải mái, buông thả, cuốn theo mọi hình thức của vui thú. Tình dục không là gì đối với chúng. Tôi không hiểu tại sao tất cả những việc này đã xảy ra đột ngột như thế trong vài năm qua. Ông đã thường xuyên viếng quốc gia này: ông nghĩ nguyên nhân của tất cả việc này là gì!

Liệu không có một nguyên nhân sâu thẳm hơn, một chuyển động sâu thẳm hơn mà có lẽ thế hệ trẻ hơn không nhận biết được? Trong một xã hội hay văn hóa mà quá dư thừa phần vật chất, cùng một công nghệ kinh ngạc, một chủng tộc với quá nhiều năng lượng có lẽ đang sống một sống rất hời hợt. Những niềm tin tôn giáo của họ và những đấu tranh của họ không được hướng dẫn đến sự quan sát sâu thẳm trong chính họ. Những xô đẩy phía bên ngoài của sự thịnh vượng vật chất cùng tất cả những ganh đua của nó, những chiến tranh của nó, dường như đã thỏa mãn cho họ. Dường như họ không muốn thâm nhập sâu thẳm hơn, tổng thể hơn mặc dù họ muốn chinh phục không gian. Họ quan tâm đến sự bùng nổ phía bên ngoài – nhiều hơn cái này và nhiều hơn cái kia – và cam kết vào sự tận hưởng của vui thú. Thượng đế của họ đã chết rồi, nếu họ đã từng có một Thượng đế. Vô số sách đã viết về họ, họ đã được phân tích và được sắp xếp vào những bảng phân loại. Thậm chí họ còn có những lớp học nơi họ học hành cách sống nhạy cảm. Cảm thấy cho thiên hướng đã kết thúc. Sống đã trở thành tiêu chuẩn hóa và vô nghĩa, cùng những thành phố đông nghẹt người, những con đường xe chạy vô tận và mọi chuyện còn lại của nó. Bạn phải cống hiến cái gì cho những người trẻ? Bạn phải cho các em cái gì – những lo âu của bạn, những vấn đề của bạn, những thành tựu vô lý của bạn? Theo tự nhiên bất kỳ con người thông minh nào đều phải phản kháng tất cả điều này. Nhưng chính sự phản kháng đó lại có trong nó hạt giống của sự tuân phục: đang tuân phục trong nhóm riêng của người ta và phản kháng một nhóm khác. Những người trẻ bắt đầu phản kháng sự tuân phục nhưng lại kết thúc y nguyên trong tuân phục một cách vô lý nhất. Bạn đã sống vì vui thú và các em cũng sống loại vui thú riêng của chúng. Bạn đã giúp đỡ tạo ra chiến tranh và tự nhiên các em phải chống lại chiến tranh. Mọi thứ mà bạn đã làm, đã xây dựng, đã sản sinh đều dành cho sự phát đạt vật chất mà có vị trí của nó, nhưng khi điều đó trở thành một mục đích trong chính nó, vậy thì sự hỗn loạn bắt đầu. Người ta không hiểu liệu thực sự bạn thương yêu con cái của bạn? Không phải rằng những người khác thương yêu trong những vùng đất khác của thế giới; đó không là mấu chốt. Bạn có lẽ quan tâm đến chúng khi chúng còn rất nhỏ, cho chúng thứ gì chúng muốn, cho chúng thức ăn bổ dưỡng nhất, làm hư hỏng chúng, đối xử với chúng như những món đồ chơi và sử dụng chúng cho sự thành tựu và thích thú riêng của bạn. Trong việc này, không bao giờ có bất kỳ sự kiềm hãm nào, không bao giờ có một cảm thấy cho một mộc mạc mà không là sự khắc khổ của người thầy tu. Bạn có một ý tưởng rằng các em phải chuyển động tự do, phải không bị kiềm hãm, rằng các em phải không được chỉ bảo phải làm gì; bạn tuân theo điều gì những người chuyên môn khuyên bảo và những người phân tâm học giải thích. Bạn sản sinh một thế hệ mà không có sự kiềm hãm và khi chúng phản ứng lại, bạn bị kinh hoàng, hay hài lòng, tùy theo tình trạng bị quy định của bạn. Vì vậy, bạn phải chịu trách nhiệm cho tất cả việc này.

Điều này không thể hiện, nếu người ta được phép hỏi, rằng không có tình yêu thực sự, hay sao? Tình yêu đã trở thành một hình thức của vui thú, một giải trí thuộc thân thể hay tinh thần. Bất kể tất cả mọi chăm sóc mà bạn trao cho chúng khi chúng còn nhỏ, bạn cho phép chúng bị giết chết. Trong quả tim của bạn bạn muốn chúng tuân phục, không phải vào khuôn mẫu của bạn như những bậc phụ huynh, nhưng vào cấu trúc của một trật tự xã hội mà thoái hóa trong chính nó. Bạn kinh hãi khi chúng phủi bỏ tất cả điều này nhưng lạ lùng thay, bạn lại khâm phục nó. Bạn nghĩ, nó bộc lộ sự độc lập vô cùng. Rốt cuộc, theo lịch sử bạn đã rời bỏ Châu âu để được sống độc lập và thế là luôn luôn cái vòng tròn được lặp lại.

Họ yên lặng. Và sau đó người đàn ông cao ráo nói, ‘Nguyên nhân của tất cả việc này là gì? Tôi hiểu rất rõ điều gì ông nói. Nó rõ ràng và hiển nhiên khi ông quan sát nó. Nhưng ở đằng sau, ý nghĩa của nó là gì?’

Bạn đã cố gắng trao ý nghĩa cho một sống mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, việc đó rất nông cạn và nhỏ nhen, và bởi vì việc này thất bại bạn cố gắng mở rộng nó trên cùng mức độ. Sự mở rộng này có thể tiếp tục vô tận nhưng nó không có chiều sâu, không thăm thẳm. Chuyển động ngang sẽ dẫn đến tất cả mọi vị trí mà gây hào hứng và tiêu khiển, nhưng sống vẫn còn rất nông cạn. Thuộc trí năng bạn có lẽ cố gắng trao chiều sâu cho nó nhưng nó vẫn còn tầm thường. Đối với một cái trí mà thực sự đang thâm nhập, không phải đang tìm hiểu bằng từ ngữ hay thuộc trí năng đang sắp xếp thành những giả thuyết, đối với cái trí đang thâm nhập chuyển động ngang chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Nó có thể không cống hiến gì cả ngoại trừ những sự kiện hiển nhiên, và thế là sự phản kháng trở thành nông cạn bởi vì nó vẫn còn chuyển động trong cùng phương hướng – phía bên ngoài, thuộc chính trị, đổi mới và vân vân. Cách mạng duy nhất ở bên trong chính người ta. Nó không chỉ là đường ngang nhưng còn là đường dọc – lên và xuống. Chuyển động bên trong trong chính người ta không bao giờ là đường ngang và bởi vì nó ở bên trong nên nó có chiều sâu vô hạn. Và khi thực sự có chiều sâu này nó cũng không phải đường ngang hay đường dọc.

Điều này bạn không cống hiến. Những Thượng đế của bạn, những người giảng đạo của bạn, những người lãnh đạo của bạn quan tâm đến những hời hợt, đến những sắp xếp tốt đẹp hơn, những hệ thống và những tổ chức trơn tru hơn mà cần thiết cho sự hiệu quả; nhưng đó không là đáp án tổng thể. Bạn có lẽ có một hệ thống hành chính tuyệt vời nhưng chắc chắn nó trở thành chuyên chế. Sự chuyên chế mang trật tự cho những hời hợt. Tôn giáo của bạn mà được nghĩ là cống hiến chiều sâu là quà tặng của mảnh trí năng, được lên kế hoạch cẩn thận, được công nhận và được tin tưởng, một sự việc của sự tuyên truyền. Nhưng điều này không có vẻ đẹp bên trong. Chừng nào sự giáo dục còn chỉ quan tâm đến văn hóa của phía bên ngoài, chuyên môn hóa, áp đặt sự tuân phục, chuyển động bên trong cùng chiều sâu vô hạn của nó chắc chắn sẽ chỉ dành cho một ít người, và trong đó cũng có sẵn đau khổ. Đau khổ không thể nào được giải quyết, không thể nào được hiểu rõ khi bạn đang sử dụng năng lượng vô tận để vận hành những hời hợt. Nếu bạn không giải quyết điều này qua sự hiểu rõ về chính mình, bạn sẽ có phản kháng này tiếp theo phản kháng khác, những đổi mới mà cần được đổi mới thêm nữa, và sự thù hận vô tận của con người chống lại con người sẽ tiếp tục. Hiểu rõ về chính mình là khởi đầu của thông minh và nó không nằm trong những quyển sách, trong những nhà thờ hay trong chồng chất những từ ngữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2019(Xem: 10670)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11088)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 15867)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3468)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 12614)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 7466)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 6600)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 79185)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 10955)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 5210)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567