Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Ngày 5 tháng 10 năm 1972

11/08/201100:15(Xem: 3148)
Chương 7: Ngày 5 tháng 10 năm 1972

J. KRISHNAMURTI
NHỮNG KHỞI ĐẦU CỦA HỌC HÀNH
BEGINNINGS of LEARNING
Lời dịch: Ông Không
– Tháng 8-2011 –

Phần 1- Chương 7

NÓICHUYỆN TẠI BROCKWOOD PARK SCHOOL

Ngày 5 tháng 10 năm 1972

N

gười hỏi: Chúng ta có thể nói về sự nhạy cảm và sự ân cần với những người khác?

Krishnamurti: Con người luôn luôn muốn cái gì đó thiêng liêng, thần thánh. Chỉ tử tế với những người khác, nhạy cảm, lễ phép, ân cần, ý tứ và thương yêu: việc đó không có chiều sâu, nó không có sức sống. Nếu bạn không tìm ra trong sống của bạn cái gì đó thực sự thiêng liêng, mà có chiều sâu, mà có vẻ đẹp lạ thường, mà là nguồn cội của mọi thứ, sống trở nên rất hời hợt. Bạn có lẽ lập gia đình một cách hạnh phúc, cùng con cái, một ngôi nhà và tiền bạc, bạn có lẽ thông minh và nổi tiếng, nhưng nếu không có hương thơm đó mọi thứ có lẽ giống như một cái bóng mà không có thực chất.

Khi thấy điều gì đang xảy ra quanh thế giới, liệu bạn, trong sống hàng ngày của bạn, sẽ tìm ra cái gì đó mà trung thực thực sự, đẹp đẽ, thiêng liêng, thần thánh thực sự? Nếu bạn có điều đó, vậy thì lịch sự có ý nghĩa, vậy thì ân cần có ý nghĩa, có chiều sâu. Vậy thì bạn có thể làm bất kỳ việc gì bạn thích, sẽ luôn luôn có hương thơm đó. Làm thế nào bạn sẽ bắt được cái này? Nó là bộ phận của giáo dục của bạn, không chỉ học hành môn toán, nhưng cũng phải tìm ra cái này.

Bạn biết, muốn thấy cái gì đó rất rõ ràng – thậm chí cái cây đó – cái trí của bạn phải yên lặng, đúng chứ? Muốn thấy bức tranh đó tôi phải nhìn ngắm nó, nhưng nếu cái trí của tôi đang huyên thuyên, đang nói, ‘Tôi ước tôi ở phía bên ngoài’, hay ‘Tôi ước tôi có được cái quần tốt hơn’, nếu cái trí của tôi đang lang thang, tôi sẽ không bao giờ có thể thấy bức tranh đó một cách rõ ràng. Muốn thấy cái gì đó rất rõ ràng tôi phải có một cái trí rất yên lặng. Trước hết, hãy thấy sự hợp lý của nó. Muốn nhìn ngắm chim chóc, muốn nhìn ngắm những đám mây, muốn nhìn ngắm cây cối, cái trí phải hoàn toàn yên lặng để hiệp thông.

Có những hệ thống khác nhau ở Nhật và Ấn độ sử dụng sự kiểm soát cái trí để cho nó trở nên hoàn toàn yên lặng. Và bởi vì rất yên lặng, sau đó bạn trải nghiệm cái gì đó không thể đo lường được – đó là ý tưởng. Vì vậy họ nói: trước hết cái trí phải yên lặng, kiểm soát nó, đừng thả nó lang thang, bởi vì khi bạn có một cái trí yên lặng, sống lạ thường lắm. Lúc này khi bạn kiểm soát hay ép buộc cái trí, bạn đang làm biến dạng nó, đúng chứ? Nếu bạn ép buộc bạn tử tế, đó không là tử tế. Nếu tôi ép buộc chính tôi phải rất lễ phép với bạn, đó không là sự lễ phép. Vì vậy nếu tôi ép buộc cái trí của tôi phải tập trung vào một bức tranh này, vậy thì có quá nhiều căng thẳng, nỗ lực, đau khổ và đè nén. Vì vậy một cái trí như thế không là một cái trí yên lặng – bạn thấy chứ? Vì vậy chúng ta phải hỏi: liệu có một phương cách sáng tạo một cái trí rất yên lặng mà không có bất kỳ biến dạng, không có bất kỳ nỗ lực, mà không đang nói: ‘Tôi phải kiểm soát nó’?

Dĩ nhiên có. Có một yên lặng, một bất động mà không có bất kỳ nỗ lực. Điều đó đòi hỏi hiểu rõ về nỗ lực là gì. Và khi bạn hiểu rõ nỗ lực, kiểm soát, đè nén đó là gì, hãy hiểu rõ nó không chỉ bằng từ ngữ nhưng thực sự thấy sự thật của nó – trong chính nhận biết đó cái trí trở nên yên lặng.

Bạn gặp gỡ mỗi buổi sáng vào lúc tám giờ. Điều gì xảy ra, bạn làm gì khi bạn gặp gỡ?

Người hỏi:Chúng tôi ngồi yên lặng trong phòng.

Krishnamurti: Tại sao? Tiếp tục đi, hãy bàn luận nó cùng tôi. Bạn có đọc bất kỳ thứ gì không?

Người hỏi: Thỉnh thoảng người ta có đọc.

Krishnamurti: Ý nghĩa của nó là gì? Tại sao bạn gặp gỡ mỗi buổi sáng?

Người hỏi: Tôi đã được bảo rằng, nó là tìm ra một cảm thấy của cùng nhau.

Krishnamurti: Liệu bạn, đang ngồi yên lặng, có được một cảm thấy cùng nhau? Bạn thực sự cảm thấy nó? Hay đây chỉ là một ý tưởng?

Người hỏi: Một số người có, một số không.

Krishnamurti: Tại sao bạn gặp gỡ? Tiếp tục đi, bạn không bàn luận cùng tôi!

Bạn biết, gặp gỡ vào buổi sáng, ngồi cùng nhau, nếu bạn làm nó đúng đắn nó là một sự việc lạ thường. Tôi không hiểu liệu bạn có khi nào thâm nhập nó. Khi bạn ngồi xuống, bạn thực sự ngồi yên lặng? Thân thể của bạn thực sự rất yên lặng.

Người hỏi: Không. Hầu hết mọi thời gian nó không yên lặng.

Krishnamurti: Tại sao nó không yên lặng? Bạn biết ngồi yên lặng có nghĩa gì? Bạn giữ đôi mắt của bạn nhắm lại? Hãy trả lời đi! Tôi đang phải làm mọi chuyện. Bạn làm gì? Bạn thư giãn? Bạn ngồi yên lặng thực sự?

Người hỏi:Thỉnh thoảng tôi rất thư giãn.

Krishnamurti: Chờ đã, đừng nói ‘thỉnh thoảng’. Đây chỉ là một tẩu thoát, hãy bám vào một câu hỏi.

Người hỏi: Tôi rất yên lặng và rất bất động.

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ yên lặng? Bạn yên lặng thuộc phần thân thể?

Người hỏi: Vâng.

Krishnamurti: Mà có nghĩa gì? Làm ơn lắng nghe điều này. Những dây thần kinh của bạn, những chuyển động thân thể của bạn và đôi mắt của bạn tuyệt đối yên lặng? Thân thể của bạn rất yên lặng, không cựa quậy, không có bất kỳ chuyển động nào và khi bạn nhắm hai mắt của bạn lại, liệu chúng yên lặng? Ngồi yên lặng có nghĩa toàn thân thể của bạn được thư giãn, hệ thần kinh của bạn không căng thẳng, không máy động, không có chuyển động ma sát, bạn tuyệt đối yên lặng phần thân thể. Bạn biết, hai mắt cứ chuyển động bởi vì bạn luôn luôn đang nhìn những vật, vì vậy khi bạn nhắm hai mắt của bạn hãy giữ chúng hoàn toàn yên lặng.

Bạn vào phòng này lúc tám giờ sáng để ngồi yên lặng với mục đích có sự hòa hợp giữa cái trí của bạn, thân thể của bạn và quả tim của bạn. Đó là khởi đầu của một ngày, để cho sự yên lặng này tiếp tục suốt ngày, không chỉ trong mười phút hay nửa tiếng đồng hồ. Sự yên lặng đó tiếp tục mặc dù bạn chơi những trò chơi, la hét hay nói chuyện, nhưng tại tâm điểm luôn luôn có ý thức của sự chuyển động yên lặng này – bạn theo kịp chứ?

Người hỏi: Làm thế nào?

Krishnamurti: Tôi sẽ giải thích cho bạn. Bạn thấy sự quan trọng của nó? Đừng hỏi ‘Làm thế nào’, trước hết hãy thấy sự hợp lý, lý lẽ cho nó. Khi buổi sáng bạn gặp gỡ chừng mười phút bạn ngồi tuyệt đối yên lặng, bạn có lẽ đọc cái gì đó – nó có lẽ là Shakespeare, hay một bài thơ – và bạn thâu gom sự yên lặng.

Hãy quan sát, hãy ngồi tuyệt đối yên lặng mà không có một chuyển động để cho hai bàn tay của bạn, hai mắt của bạn, mọi thứ hoàn toàn yên lặng – điều gì xảy ra? Người nào đó đã đọc một bài thơ và bạn đã lắng nghe nó; trong khi bạn đi đến căn phòng bạn đã nhìn ngắm cây cối, những bông hoa, bạn đã thấy vẻ đẹp của quả đất, bầu trời, những con chim, những con sóc, bạn đã nhìn ngắm mọi thứ quanh bạn. Và khi bạn đã nhìn ngắm mọi thứ quanh bạn, bạn đi vào căn phòng; vậy thì bạn không muốn nhìn ra ngoài nữa. Tôi không hiểu liệu bạn theo kịp? Bạn đã chấm dứt nhìn ra ngoài (bởi vì sau đó bạn sẽ quay trở lại với nó), bạn đã chấm dứt bằng cách nhìn ngắm rất cẩn thận mọi thứ khi bạn đã đi vào. Sau đó bạn ngồi tuyệt đối yên lặng mà không có một chuyển động; vậy thì bạn đang thâu gom sự yên lặng mà không có bất kỳ ép buộc nào. Hãy yên lặng. Vậy thì khi bạn rời đi, khi bạn đang giảng dạy hay khi bạn đang học hành cái này hay cái kia, có sự yên lặng này luôn luôn đang xảy ra.

Người hỏi: Liệu đó không là một yên lặng ép buộc, hay sao?

Krishnamurti: Bạn đã không hiểu rõ. Bạn đã tắm rửa, bạn đi xuống lầu và bạn nhìn ngắm, không chỉ ngẫu nhiên, nhưng bạn nhìn ngắm cây cối, bạn nhìn ngắm con chim đang bay qua, bạn nhìn ngắm chuyển động của chiếc lá trong gió. Và khi bạn nhìn ngắm, hãy nhìn ngắm. Đừng chỉ nói ‘Tôi đã thấy cái đó’, nhưng hãy trao sự chú ý của bạn vào nó. Bạn hiểu điều gì tôi đang nói?

Vì vậy trước khi bạn đi vào căn phòng hãy nhìn ngắm rõ ràng mọi thứ bằng chú ý, bằng ân cần. Và khi bạn đi vào và người nào đó đọc cái gì đó, bạn ngồi yên lặng. Bạn thấy điều gì xảy ra? Bởi vì bạn đã nhìn ngắm rộng rãi nhiều thứ, vậy thì bạn ngồi yên lặng, sự yên lặng đó trở thành tự nhiên và dễ dàng bởi vì bạn đã trao sự chú ý của bạn vào mọi thứ mà bạn đã nhìn ngắm. Bạn mang chú ý đó qua khi bạn ngồi yên lặng, không có lang thang, không có mong muốn nhìn cái gì khác. Vì vậy cùng chú ý đó bạn ngồi và chú ý đó là yên lặng. Bạn không thể nhìn ngắm nếu bạn không có chú ý, mà có nghĩa yên lặng. Tôi không hiểu liệu bạn thấy sự quan trọng của điều này?

Sự yên lặng đó là cần thiết bởi vì một cái trí mà thực sự rất yên lặng, không bị biến dạng, hiểu rõ cái gì đó mà không bị biến dạng, mà thực sự vượt khỏi sự đo lường của sự suy nghĩ. Và đó là khởi nguồn của mọi thứ. Bạn thấy, bạn có thể thực hiện việc này không chỉ khi bạn đang ngồi trong phòng, nhưng luôn luôn, khi bạn đang ăn, đang nói chuyện, đang chơi đùa; luôn luôn có ý thức của chú ý này mà bạn đã thâu gom tại khởi đầu của ngày. Và khi bạn thực hiện nó, nó xuyên thấu nhiều hơn và nhiều hơn. Hãy thực hiện nó.

Người hỏi:Thưa ông, chú ý mà người ta đã sử dụng không quan trọng hơn là ngồi xuống và yên lặng, hay sao?

Krishnamurti: Tôi đã nói, có chú ý mà bạn đã sử dụng khi nhìn ngắm chim chóc, cây cối, những đám mây. Và sau đó khi bạn đi vào căn phòng bạn đang thâu gom chú ý đó, đang làm mãnh liệt nó – bạn theo kịp chứ? Và điều đó tiếp tục suốt ngày mặc dù bạn không chú ý đến nó. Hãy thử nó vào sáng ngày mai. Tôi sẽ hỏi bạn về nó. Một kỳ thi! (Tiếng cười.) Bởi vì khi bạn rời nơi này bạn phải nắm bắt được cái gì đó – cũng không phải Ấn độ giáo hay Thiên chúa giáo – vậy thì sống của bạn sẽ là thiêng liêng. (Ngừng lại) bạn nói gì đây, Sophia? Tôi sẽ khiến bạn phải nói!

Người hỏi: Thỉnh thoảng chúng ta quên bẵng và trong thời điểm đó sự suy nghĩ lại thay đổi tất cả chúng tôi.

Krishnamurti: Điều gì bạn đang nói là: Tôi đã nhìn ngắm chim chóc, cây cối, chiếc lá, chuyển động của cành cây trong gió, tôi đã nhìn ngắm ánh sáng trên cỏ, giọt sương – tôi chú ý. Và khi tôi vào căn phòng này tôi vẫn còn chú ý. Không phải chú ý đến mọi thứ – bạn theo kịp chứ? Ở đó tôi đã chú ý đến chim chóc, chiếc lá. Ở đây, khi tôi đi vào, tôi không chú ý đến mọi thứ – tôi chỉ chú ý. Vậy thì trong trạng thái chú ý đó sự suy nghĩ xuất hiện – đúng chứ? ‘Tôi đã không sửa soạn giường ngủ của tôi’, ‘Tôi phải lau chùi đôi giày của tôi’ hay bất kỳ việc gì và bạn theo sát suy nghĩ đó. Hãy đi đến tận cùng của suy nghĩ đó, đừng nói, ‘Tôi không được suy nghĩ việc đó’. Hãy chấm dứt nó. Trong qui trình của chấm dứt suy nghĩ đó, một suy nghĩ mới nảy ra. Vì vậy theo sát mọi suy nghĩ đến tận cùng, vì vậy không có kiểm soát, không kiềm hãm. Không đặt thành vấn đề liệu tôi có một trăm suy nghĩ. Tôi sẽ theo sát một suy nghĩ riêng biệt để cho cái trí trở nên rất trật tự. Tôi không hiểu liệu bạn đang nắm bắt tất cả điều này?

Người hỏi: Vậy thì sự yên lặng chen vào ở đâu?

Krishnamurti: Bạn đừng bận tâm về sự yên lặng bởi vì nếu sự suy nghĩ đang chen vào bạn không yên lặng. Vậy thì đừng ép buộc chính bạn phải yên lặng, hãy theo sát suy nghĩ đó.

Người hỏi: Liệu có bất kỳ kết thúc nào cho điều đó?

Krishnamurti: Vâng, nếu bạn chấm dứt nó; nhưng nếu bạn không theo sát đến tận cùng của nó, nó sẽ quay lại bởi vì bạn đã không chấm dứt một sự việc. Bạn hiểu rõ chứ?

Nhìn kìa, tôi ra khỏi nhà, đi quanh bãi cỏ và nhìn ngắm, chú ý đến vẻ đẹp, sự dịu dàng, sự lay động của chiếc lá. Tôi nhìn ngắm mọi thứ và tôi đi vào phòng và ngồi xuống. Bạn đọc cái gì đó và tôi ngồi yên lặng. Tôi đang cố gắng ngồi yên lặng và thân thể của tôi lắc lư bởi vì tôi có một thói quen lắc lư, vì vậy tôi phải chú ý đến việc đó, tôi chú ý đến nó, tôi không sửa đổi nó. Bạn không thể sửa đổi chuyển động của chiếc lá, đúng chứ? Vì vậy, trong cùng cách tôi không muốn sửa đổi chuyển động của hai bàn tay của tôi, tôi nhìn ngắm nó, tôi chú ý đến nó. Khi bạn chú ý đến nó, nó trở nên yên lặng – hãy thử nó đi. Tôi ngồi yên lặng, một giây, hai giây, mười giây, sau đó sự suy nghĩ bỗng nhiên trỗi dậy: ‘Tôi phải đi đến nơi nào đó vào chiều nay. Tôi đã không làm bài tập của tôi, tôi đã không lau chùi phòng tắm.’ Hay thỉnh thoảng sự suy nghĩ còn phức tạp hơn nhiều: tôi ganh tị với người đàn ông đó. Lúc này, tôi cảm thấy ganh tị đó. Vì vậy hãy đi đến tận cùng của việc đó và nhìn ngắm nó. Ganh tị hàm ý so sánh, ganh đua, bắt chước. Bạn không muốn bắt chước hay sao? – bạn theo kịp chứ? Hãy đi đến tận cùng của suy nghĩ đó và kết thúc nó, đừng mang nó theo. Và khi một suy nghĩ khác trỗi dậy, bạn nói, ‘Hãy chờ đó, tôi sẽ quay lại suy nghĩ đó.’

Nếu bạn muốn chơi trò chơi này rất cẩn thận, bạn viết mọi suy nghĩ mà bạn có trên một mảnh giấy và chẳng mấy chốc bạn sẽ tìm ra sự suy nghĩ có thể trật tự như thế nào bởi vì bạn đang chấm dứt mọi suy nghĩ, suy nghĩ này sau suy nghĩ khác. Và khi bạn ngồi yên lặng, ngày hôm sau bạn thực sự yên lặng. Không suy nghĩ nào trỗi dậy bởi vì bạn đã kết thúc nó; mà có nghĩa bạn đã đánh bóng đôi giày của bạn, bạn đã lau chùi phòng tắm của bạn, bạn đã đặt cái khăn tắm vào vị trí đúng đắn tại khoảnh khắc đúng đắn. Bạn không nói khi bạn ngồi xuống, ‘Tôi đã không đặt lại cái khăn tắm.’ Vì vậy cái việc mà bạn đang làm được chấm dứt mỗi lần, và khi bạn ngồi yên lặng bạn được yên lặng lạ thường, bạn mang một ý thức lạ thường của trật tự vào sống của bạn. Nếu bạn không có trật tự đó bạn không thể yên lặng, và khi bạn có nó, khi cái trí thực sự yên lặng, vậy thì có vẻ đẹp thực sự và sự huyền bí của những sự việc bắt đầu. Đó là tôn giáo thực sự.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 36628)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26752)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22762)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 36328)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
11/10/2013(Xem: 8590)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
26/06/2013(Xem: 4091)
Éric Rommeluère là một nhà sư ngườiPháp sinh năm 1960, khởi sự tập thiền từ năm 1978 dưới sự hướng dẫn của thiềnsư Teisen Deshimaru. Một năm sau ông xin quy y và hai năm sau đó thì ông chínhthức xuất gia và thụ phong tỳ-kheo. Éric Rommeluère ngày nay đã trở thành một vịthiền sư rất năng động
26/05/2013(Xem: 6059)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
13/05/2013(Xem: 3300)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu. Điều này dễ hiểu bởi vì khi tín đồ bành trướng thì sức mạnh chính trị bành trướng. Khi sức mạnh chính trị bành trướng thì khống chế được chính quyền hoặc chiếm đoạt được chính quyền. Khi chiếm đoạt được chính quyền thì chính quyền là phương tiện mạnh nhất để áp đặt hoặc bành trướng hoặc cải đạo hàng loạt. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo về kế hoạch cải đạo quy mô mà Á Châu là mảnh đất màu mỡ nhất để thi hành kế hoạch này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là “chiến tranh văn hóa”.
05/05/2013(Xem: 3559)
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đềhiện đại” là một tuyển tập các bài viết của các giáo sư Phật học và các nhàkhoa học nổi tiếng thế giới về các vấn đề thời đại, dưới cái nhìn Phật giáo.Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm đã dày công sưu tầm và phiên dịch các bài nghiên cứu đặcsắc và có giá trị nghiên cứu này, góp phần làm phong phú nền Phật học Việt Nam.
04/05/2013(Xem: 3291)
Có thể nói rằng một trong những học thuyết nổi bật của Phật giáo Đại thừa là học thuyết Bồ-tát, mặc dù khái niệm Bồ-tát đã xuất hiện trước đó trong Phật giáo Theravāda. Với việc xây dựng hình tượng Bồ-tát lý tưởng đi cùng với những nguyên tắc tu tập và thệ nguyện cứu độ chúng sanh, Phật giáo Đại thừa thể hiện là một tôn giáo đề cao tinh thần nhập thế tích cực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567