Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 15: Người suy nghĩ và Suy nghĩ

18/07/201102:02(Xem: 3690)
Chương 15: Người suy nghĩ và Suy nghĩ

J. KRISHNAMURTI
TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
THE FIRST & LAST FREEDOM
Lời dịch: Ông Không –2010

CHƯƠNG XV
NGƯỜI SUY NGHĨ VÀ SUY NGHĨ

Trong mọi trải nghiệm của chúng ta, luôn luôn có người trải nghiệm, người quan sát mà đang tự-thâu lượm cho chính anh ấy nhiều hơn và nhiều hơn hay đang tự-phủ nhận về chính anh ấy. Liệu đó là một qui trình sai lầm và đó là một theo đuổi mà không tạo ra trạng thái sáng tạo hay sao? Nếu nó là một qui trình sai lầm, chúng ta có thể xóa sạch nó trọn vẹn và gạt bỏ nó đi? Điều đó có thể xảy ra khi tôi trải nghiệm, không như một người suy nghĩ trải nghiệm, nhưng khi tôi tỉnh thức được qui trình giả dối và thấy rằng chỉ có một trạng thái trong đó người suy nghĩ là suy nghĩ.

Chừng nào tôi còn đang trải nghiệm, chừng nào tôi còn đang trở thành, phải có hành động phân hai này; phải có người suy nghĩ và suy nghĩ, hai qui trình tách rời đang làm việc; không có tổng thể, luôn luôn có một trung tâm đang vận hành qua ý muốn của hành động để là hay để không là – thuộc tập thể, cá thể, quốc gia và vân vân. Nói chung, đây là qui trình. Chừng nào nỗ lực còn bị phân chia thành người trải nghiệm và vật được trải nghiêm, phải có thoái hóa. Tổng thể chỉ có thể khi người suy nghĩ không còn là người quan sát. Đó là, lúc này chúng ta biết có người suy nghĩ và suy nghĩ, người quan sát và vật được quan sát, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm; có hai trạng thái khác biệt. Nỗ lực của chúng ta là lấp khoảng trống giữa hai cái này.

Ý muốn của hành động luôn luôn phân hai. Liệu có thể vượt khỏi ý muốn mà gây tách rời này, và khám phá một trạng thái trong đó hành động phân hai này không còn? Điều đó chỉ có thể tìm được khi chúng ta, một cách trực tiếp, trải nghiệm mà trong đó người suy nghĩ là suy nghĩ. Lúc này chúng ta nghĩ rằng suy nghĩ bị tách rời khỏi người suy nghĩ; nhưng đó là như thế hay sao? Chúng ta muốn nghĩ nó là như vậy, bởi vì lúc đó người suy nghĩ có thể giải thích những vấn đề qua sự suy nghĩ của anh ấy. Nỗ lực của người suy nghĩ là trở thành nhiều hơn hay trở thành ít hơn; và vì vậy trong đấu tranh đó, trong hành động của ý muốn đó, trong ‘đang trở thành’, luôn luôn có yếu tố gây thoái hóa; chúng ta đang theo đuổi một qui trình giả dối và không phải một qui trình thực sự.

Có một phân chia giữa người suy nghĩ và suy nghĩ hay sao? Chừng nào chúng còn bị tách rời, bị phân chia, nỗ lực của chúng ta đều bị phí phạm; chúng ta đang theo đuổi một qui trình giả dối mà là hủy diệt và là nhân tố gây thoái hóa. Chúng ta nghĩ rằng người suy nghĩ tách rời khỏi suy nghĩ của anh ấy. Khi tôi thấy rằng tôi tham lam, thích chiếm hữu, hung bạo, tôi nghĩ rằng tôi không nên là tất cả việc này. Sau đó người suy nghĩ cố gắng thay đổi những suy nghĩ của anh ấy, và vì vậy nỗ lực được thực hiện để ‘trở thành’; trong qui trình của nỗ lực đó anh ấy theo đuổi ảo tưởng giả dối rằng có hai qui trình tách rời, trái lại chỉ có một qui trình. Tôi nghĩ trong đó có sẵn nhân tố căn bản của sự thoái hóa.

Liệu có thể trải nghiệm trạng thái khi chỉ có một thực thể đó và không phải là hai qui trình tách rời, người trải nghiệm và vật được trải nghiệm? Vậy thì có lẽ chúng ta sẽ tìm được sáng tạo là gì, trạng thái đó là gì mà trong đó không có sự thoái hóa vào bất kỳ lúc nào, trong bất kỳ liên hệ nào mà con người có lẽ có.

Tôi tham lam. Tôi và sự tham lam không là hai trạng thái khác biệt; chỉ có một sự việc và đó là tham lam. Nếu tôi nhận biết được rằng tôi tham lam, điều gì xảy ra? Tôi tạo ra một nỗ lực để không-tham lam, hoặc vì những lý do thuộc xã hội hoặc vì những lý do thuộc tôn giáo; nỗ lực đó luôn luôn trong một vòng tròn nhỏ xíu bị giới hạn; tôi có lẽ mở rộng vòng tròn đó nhưng nó luôn luôn bị giới hạn. Thế là nhân tố gây thoái hóa hiện diện ở đó. Nhưng khi tôi theo dõi một cách sâu sắc và gần gũi hơn một chút, tôi phát giác rằng người tạo ra nỗ lực là nguyên nhân của tham lam và anh ấy là chính tham lam đó; và tôi cũng thấy không có ‘cái tôi’ và sự tham lam hiện diện một cách tách rời, nhưng rằng chỉ có tham lam. Nếu tôi nhận ra rằng tôi là tham lam, rằng không có người quan sát mà tham lam nhưng chính tôi là tham lam, vậy thì toàn vấn đề của chúng ta hoàn toàn khác hẳn; phản ứng của chúng ta đến nó hoàn toàn khác hẳn; vậy thì nỗ lực của chúng ta là không-hủy hoại.

Bạn sẽ làm gì khi toàn thân tâm của bạn là tham lam, khi bất kỳ hành động nào bạn thực hiện là tham lam? Bất hạnh thay, chúng ta không suy nghĩ theo sự nhận biết như thế. Có ‘cái tôi’, thực thể cao cấp hơn, một người lính đang kiểm soát, đang thống trị. Đối với tôi, qui trình đó là hủy diệt. Nó là một ảo tưởng và chúng ta biết tại sao chúng ta thực hiện nó. Tôi tự-tách rời chính tôi thành cao hơn và thấp hơn với mục đích để tiếp tục. Nếu chỉ có sự tham lam, nguyên vẹn, không ‘cái tôi’ đang vận hành tham lam, nhưng tôi là sự tham lam hoàn toàn, vậy thì điều gì xảy ra? Vậy thì chắc chắn có một tiến hành hoàn toàn khác hẳn đang vận hành, một trạng thái khác hẳn hiện diện. Chính cái này là sáng tạo, trong đó không có ý thức của ‘cái tôi’ đang thống trị, đang trở thành, một cách tích cực hay một cách tiêu cực. Chúng ta phải đến trạng thái đó nếu chúng ta muốn ‘là’ sáng tạo. Trong sáng tạo đó không có người tạo ra nỗ lực. Nó không là một vấn đề của từ ngữ hay của cố gắng tìm ra trạng thái đó là gì; nếu bạn bắt đầu nó theo cách đó, bạn sẽ bị mất hút và bạn sẽ không bao giờ tìm ra. Điều quan trọng là thấy rằng, người tạo ra nỗ lực và mục đích mà nỗ lực của anh ấy đang nhắm đến, là giống hệt. Điều đó đòi hỏi sự hiểu rõ, sự tỉnh thức vô cùng lớn lao, để thấy cái trí tự-phân chia chính nó thành cái cao quý hơn và cái thấp kém hơn như thế nào – cái cao quý hơn là sự an toàn, thực thể vĩnh cửu – nhưng vẫn còn ở trong qui trình của tư tưởng và vì vậy của thời gian. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ điều này như trải nghiệm trực tiếp, vậy thì bạn sẽ thấy, một nhân tố hoàn toàn khác hẳn hiện diện.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2011(Xem: 5877)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 7332)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 6167)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 5516)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 5746)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 3812)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 5839)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
23/06/2011(Xem: 15166)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 10900)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 3592)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567