Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế giới hòa đồng.

09/04/201312:47(Xem: 5336)
Thế giới hòa đồng.

THẾ GIỚI HÒA ĐỒNG

HỘI LUẬN GIỮA H.H THE DALAI LAMA& TÁM NHÀ TÂM LÝ HOA KỲ

Bản dịch:Chân Huyền

Nhuận sắc: Chân Văn

Kính Lễ

BẬC ĐẠO SƯ

CHƯ PHẬT ĐÀ

PHÁP BẢO

TĂNG GIÀ

BỔN TÔN

DAKINI

(DAKA)

Chúng sinh vô biên thệ nguyệnđộ

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học

Phước trí vô cùng thệ nguyện tu

Như Lai vô số thệ phụng sự

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành

Tán thán Phật tử

BANTHIENPHAPTRI, NGƯỜI CÓ ĐẠI NGUYỆN

TUYÊN XƯNG MẬT THỪA ĐỂ LÀM LỢI LẠC CHÚNG SANH

CẦU CHO NGUYỆN ẤY THỂ NHẬP VÀO BIỂN TUỆ

CỦA CHƯ PHẬT BA ĐỜI

LỜI GIỚI THIỆU

Cuốn sách này là kết quả ủa ba ngày hội luận giữa đức Đạt lai lạt ma cùng tám bác sĩ tâm thần và học giả Hoa Kỳ về ngành tâm lý. Cuộc hội luận diễn ra vào tháng 10 năm 1989 tại NewPort Beach, California. Chính đức Đạt lai lạt ma đã yêu cầu tổ chức cuộc đối thoại này vì ngài muốn học hỏi thêm về tương quan giữa đạo Bụt với ngành tâm lý học, và ngài muốn tìm hiểu thêm về tâm tình người tây phương. Cũng trong tuần lễ này, chỉ vài giờ sau khi cuộc hội luận kết thúc, Ngài được hàn lâm Viện Thụy Điển báo tin sẽ phát giải Nobel hoà bình 1989 cho ngài.

Cuộc hội luận nhằm mục đích tạo một khung cảnh thích hợp để trao đổi những hiểu biết về đạo Bụt, về tâm lý học và sự liên hệ giữa lương tâm từng cá nhân với các vấn đề chung trên thế giới.

Ngoài các hội thảo viên chính, có cả ngàn người tới dự thính. Sau mỗi buổi nghe hội luận dài khoảng một giờ rưỡi đồng hồ, thính giả được chia thành từng nhóm nhỏ (25 người một nhóm) để bàn luận, trao đổi ý kiến thêm. Các hướng dẫn viên của nhóm đúc kết các câu hỏi đưa lên các hội luận viên, thêm vào đề tài đối thoại sau. Vì vậy, mọi người đều được tham dự tích cực. Chính đức Đạt lai lạt ma đề nghị phương thức này, để giúp cho đại chúng có cơ duyên được chuyển hoá trong thời gian tham dự hội luận.

Theo lời mở đầu của tiến sĩ tâm lý Daniel Goleman, tuy hiểm hoạ nguyên tử có thể ít trầm trọng hơn thời trước, thế giới chúng ta vẫn đang ở trong thời lỳ có thể bị huỷ diệt vì sinh môi đang bị hư hoại: sa mạc lan rộng, nước và không khí bị ô nhiễm, trái đất nóng lên, tầng Ô-zôn bị thủng lớn và hàng mẫu rừng bị tàn phá mỗi phút…Chúng ta cũng tàn hoại loài người y như chúng ta đang làm huỷ hoại quả đất. Tuy ngày nay ta sản xuất thực phẩm ê hề, nhưng số người đói ăn vẫn rất đông đảo. Sự cách biệt giữa hai tầng lớp giàu-nghèo quá lớn. Khoa học và kỹ thuật tân tiến cho phép ta sử dụng thiên nhiên quá sức chịu đựng của nó.

Trong thế kỷ 20 này, lịch sử đã ghi những vụ thảm sát tệ hại nhất như vụ Hitler giết 6 triệu dân Do Thái, Khờ-Me đỏ tiêu diệt cả triệu người Căm-Bốt (trên tổng số hơn 6 triệu dân), hàng triệu người bị các lãnh tụ Cộng sản Staline và Mao Trạch Đông thanh trừng trong đó có cả một triệu người Tây Tạng.

Cũng theo Daniel Goleman, với những phương tiện truyền thông hiện đại, chúng ta không thể chạy tội, nói là vì mình không hay biết những vấn đề kể trên. Chúng ta thấy rất rõ những khổ đau của con người và của cả trái đất. Thế giới chúng ta không còn sự hài hoà. Đó là lý do khiến cuộc hội luận này được tổ chức.

Đức Đạt lai lạt ma thứ 14 tên là Tenzin Gyatso. Ngài là người đại biểu cho nền văn hoá Phật giáo mà căn bản là từ bi và trí tuệ. Ngài là vị lãnh đạo tinh thần và quốc trưởng của Tây Tạng từ năm 1951, khi ngài mới 15 tuổi. Từ năm 1959, ngài sống lưu vong tại Dharamsala, phía bắc Ấn Độ, vẫn lãnh đạo chính phủ lưu vong Tây Tạng và vẫn được coi là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của dân tộc Tây Tạng. Ngài đi vòng thế giới giảng Phật Pháp và làm việc để hỗ trợ các tổ chức tôn giáo, văn hoá và giáo dục của Tây Tạng. Ngài cũng vận động bằng các phương cách hoà bình cho nền độc lập của xứ Tây Tạng còn đang bị Trung Cộng chiếm đóng. Ngài đã viết và cho xuất bản nhiều sách: tự do trong lưu đày, dân tôi nước tôi (Văn Nghệ đã in bản dịch), sự thông tuệ và tín giác v.v..

Đức Đạt lai lạt ma sanh 1935. Ngài được coi là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Dù Tây Tạng bị Trung Quốc chiếm đóng và xử phạt rất tệ hại, khi nói về dân hay nước Trung Hoa, Ngài vẫn dùng lời lẽ rất lịch sự, ôn nhu, thể hiện đúng tin thần từ bi hỷ xả của đạo Bụt.

Ngoài đức Đạt lai lạt ma, có tám học giả Hoa Kỳ tham dự hội luận:

1-Jean Shinoda Bolen: Bác sĩ chữa tâm bệnh, giáo sư tâm lý tại một đại học y khoa vùng San Francisco. Tác giả nhiều sách về tâm lý như The Tao of Psychology, Goddesses in Every woman…

2-Margaret Brenman-Gibson: Tiến sĩ tâm lý, giáo sư đại học Havard (bệnh viện Cambridge). Bà cũng là chuyên viên nghiên cứu về tâm lý thời hiện đại, đã xuất bản nhiều sách.

3-Daniel Brown: Tiến sĩ tâm lý, giáo đốc một trung tâm y khoa vùng Boston, chuyên chữa các nạn nhân bệnh tâm thần vì đàn áp chính trị hay vì bị tra tấn. Giảng sư tại đại học Havard. Ông đã dịch nhiều sách về thiền tập từ tiếng Phạn (Sanskrit) và tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh.

4-Jack Engler: Tiến sĩ tâm lý, một trong những người tiên phong trong việc thiết lập tương quan giữa tâm lý học tây phương và ngành Duy Thức của Phật giáo. Sáng lập trung tâm Phật học tại Barre, Massachusetts. Viết nhiều sách về tâm thức.

5-Daniel Goleman: Tiến sĩ tâm lý, nhà báo đã từng được giải thưởng (làm cho báo NewYork Times) hoạt động trong lãnh vực thiền tập, giải toả sự căng thẳng (antistress). Ông là điều hợp viên của cuộc hội luận này. Là tác giả các sách The Mediatative Mind, The Creative Spirit.

6-Joanna Macy: Tiến, học giả về Phật học và sinh môi. Hoạt động tích cực trong việc đẩy mạnh các công việc xã hội tại những nước đang phát triển. Làm việc tại đại học San Francisco và Berkely. Tác giả nhiều sách như World as lover, World as self; Dharma and development; Thinking like a mountain.

7-Stephen Levine: Thi sĩ, dạy thiền nổi tiếng thế giới vì ông giúp nhiều người sắp qua đời sống một cách an nhiên trong giai đoạn cuối. Tác giả nhiều sách về sinh tử. Sống trong rừng vùng New Mexico, mỗi năm chỉ đi giảng vài khoá. Tác giả sách A Gradual Awakening, Who dies? Healing into Life and Death, Exploration and Healing….

8-Joel Edelman J.D: Luật sư, làm trung gian hoà giải các vấn đề gia đình hay trong xí nghiệp. Tu tập theo đạo Phật. Là người điều hợp và tổ chức các nhóm nhỏ cho thính chúng tham dự hội luận.

Tiểu sử của những tâm lý gia kể trên đều được ghi nhận vào thời kỳ tổ chức hội luận (1989).

---o0o---

Vi tính: Tường Chánh

Trình bày: Vĩnh Thooại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2019(Xem: 26873)
Nam mô ADIĐÀ PHẬT , xin Thầy giải thích thắc mắc của con từ lâu : “ Nam mô Tam Châu Cảm Ứng Di Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát “: 1- Tại sao Tam Châu mà không là Tứ Châu ? 2- Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát có phải là Vị Bồ Tát đứng chung với Ngài Tiêu Diện BT ở bàn thờ trước hall mà khi chúng con mới vào chùa QDT dẫn đến và nói : cô chú khi mới vào chùa đến xá chào 2 Vị BT này ( check in ) trước khi ra về cũng đến xá chào ( check out).Xin Thầy nói về tiểu sử của 2 Vị BT ( 2 security officers) mà Phật đã bổ nhiệm xuống cho mỗi chùa .Xin mang ơn Thầy 🙏
08/11/2019(Xem: 15921)
Thanh Từ Thiền Sư, tuyên ngôn như thế, lời vàng đanh thép, lý tưởng cao siêu, muôn đời bất diệt. Phật Giáo Dân Tộc, đồng hành muôn thuở, tuy hai mà một, bền lòng sắc son, nẻo đạo thanh cao, đường đời rộng mở. Ông Dương Ngọc Dũng, mang danh tiến sĩ, học vị giáo sư, nói năng như khỉ, hành vị đáng khinh, giảng đường đại học, kỳ thị tôn giáo, nói xàm nói láo, xúc phạm Phật giáo, bôi nhọ Tăng Ni.
29/08/2019(Xem: 12539)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 12649)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 13770)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 19386)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3954)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 15277)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 8718)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 7610)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]