Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vươn ra biển lớn

09/04/201312:39(Xem: 5518)
Vươn ra biển lớn

Vươn ra biển lớn

Thích Hạnh Bình

Sau sự kiện Việt nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO và sự kiện tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, báo điện tử: w.w.w.tuoitre.com.vn có mở diễn đàn công khai thảo luận với chủ đề: “Vươn ra biển lớn”. Trong đó tôi tâm đắc nhất là bài “Tầm vóc truyền trưởng, tầm vóc dân tộc” của Luật sư Lê Công Định và bài “Phải biết tự ty dân tôc” của Lưu Đình Long.

Nội dung hai bài này, mỗi tác giả trình bày theo ý kiến riêng của mình, tuy hai cách nhìn khác nhau, nhưng có cùng chung chí hướng: “vì sự phát triển của đất nước, vì một dân tộc hùng mạnh trong tương lai”. Luật sư Lê Công Định với góc nhìn về mặt tổ chức, nhấn mạnh vai trò của người lãnh đạo, tức vị truyền trưởng, với nhiệm vụ lèo lái con truyền ra khơi. Ngược lại, tác giả Lưu Đình Long với cái nhìn của ngừơi dân, kêu gọi mọi người dân Việt phải có lòng tự tôn và tự ái dân tộc, nhất là đối với thế hệ trẻ Việt nam. Theo tôi, ý kiến của hai tác giả đều phù họp với hiện tình đất nước cũng như đồng thuận với trào lưu phát triển như hiện nay. Ở đây, tôi chỉ thêm một ý nhỏ, nếu như cả hai ý kiến này cùng thực hiện thì sự kiện “vươn ra biển lớn” sẽ tốt hơn, vì con thuyền đã có vị thuyền trưởng vừa thông minh lại vừa dũng cảm. Bên cạnh đó, mọi thành viên trên thuyền ai cũng đều có ý thức muốn thành công cho sự kiện ra khơi. ‘Nhất hô bách ứng’ thì sự kiện khó khăn nào lại không thành; ‘Thuận vợ thuận chồng – tác biển Đông cũng cạn’ thì việc ra khơi có khó khăn gi ? nhưng chỉ sợ trên hô mà dưới thi không ứng, hoặc dưới ứng mà trên chẳng hô mà thôi.!

Dù gì đi nữa thuyền của chúng ta cũng bắt đầu nhổ neo vươn ra biển lớn. Do đó, là thuyền trưởng hay thuyền viên đều cần phải ý thức rằng, trong chuyến hải trình này không đơn giản chút nào, phía trước nhiều hiểm nguy đang chờ chực, phong ba bão tố đang rình rập, nếu thuyền có bề gì thì không một ai trên thuyền có thể bảo tồn, dù là thuyền trưởng hay thuyền viên. Do đó, sự tồn tại của con thuyền đều tùy thuộc vào không chỉ có sự đồng tâm nhất trí mà còn cần sự khôn ngoan của mọi người, nhất là người thuyền trưởng. Với ý thức đó, tôi tin rằng, thuyền chúng ta ra khơi sẽ an toàn và đến đích.

Thật sự mà nói, kiến thức về tổ chức thương mại thế giới (WTO) của tôi có giới hạn, biết nó qua sự giới thiêu qua phương tiện thông tin đại chúng. WTO hiện đã có 149 nước tham gia và Việt nam là thành viên thứ 150. Nước nào tham gia tổ chức này, trước nhất phải tuân thủ chấp hành một luật lệ chung của tổ chức này. Ngoài ra, còn phải thông qua thương lượng đàm phán riêng, theo yêu cầu của từng quốc gia thành viên... . Điều đó có nghĩa rằng, Việt nam gia nhập tổ chức WTO phải chấp hành và thực thi những cam kết với tổ chức này.

Bài viết này, tôi không bàn đến lãnh vực chuyên môn về kinh tế, tôi chỉ muợn chủ đề này bàn đến một lãnh vực khác. Lãnh vực đó, không những chỉ gắn liền với đời sống tâm linh của riêng tôi mà còn liên quan đến nhiều chục triệu người dân Việt nam theo đạo Phật. Vấn đề được đặc ra ở đây là: Sau khi Việt nam trở thành thành viên của tổ chức WTO, Phật giáo Việt nam có chịu ảnh hưởng gì từ sự gia nhập này không ? Tất nhiên, tùy theo góc độ và cái nhìn của từng người sẽ có khác nhau về câu trả lời. Nếu đứng từ góc độ của một nhà tu hành, xa lánh trần tục, chuyên tâm tu tập thiền định thì vấn đề Việt nam có vào WTO hay không cũng không ảnh hưởng gì đến đời sống của họ, nhưng nếu như là người lãnh đạo Phật giáo, có ý nguyện hoằng dương chánh pháp, đem Phật pháp vào xã hội, ắt hẳn sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức này có ảnh huởng rất lớn, vì kinh tế phát triển, nó sẽ là động lực thay đổi môi trường sống của con người, là nhân tố kích thích con người có nhu cầu cao hơn, cách suy nghĩ cũng khác đi. Phật giáo muốn đáp ứng cho con người trong xã hội đó, cần phải thay đổi những gì không còn phù họp. Như vậy, sự kiện Việt nam gia nhập WTO có ảnh hưởng đến Phật giáo, có thể là chậm hay mau, trực tiếp hay gián tiếp, tích cực hay tiêu cực, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào cách hành xử của Phật giáo.

Lý thuyết Duyên khởi mà đức Phật đã chứng ngộ dưới cội cây Bồ đề đã lý giải điều đó. ‘Cái này có cho nên cái kia có, cái này sinh nên cái kia sinh” có nghĩa là, khi Việt nam gia nhập tổ chức WTO, thì bắt buột nhà nước Việt nam phải chấp nhận những nguyên tắc hoạt chung của tổ chức này. ‘Cái này sinh cho nên cái kia sinh’, có nghĩa là khi Việt nam thực thi những hiệp ước chung và riêng này, nó là cơ sở thúc đẩy cho xã hội Việt Nam phát triển theo chiều hướng mới, công bằng và tự do hơn, trong đó có cả những vấn đề liên quan đến Tôn giáo, cũng sẽ họat động theo nguyên tắc cạnh tranh này. Tôn giáo nào đáp ứng được nhu cầu của người dân thì tôn giáo ấy sẽ tồn tại và phát triển, và ngược lại. Đây là điểm chúng ta cần lưu ý.

Trước tình hình đó, cách hành xử của nhà nước Việt nam và cách hoạch định của các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt nam nghĩ gì về sự hội nhập này ? Phải chăng chúng ta cho rằng, Phật giáo là một hoạt động tôn giáo độc lập, không liên quan gì đến sự kiện gia nhập tổ chức WTO? Theo tôi, nếu suy nghĩ như vậy, chúng ta sẽ vướng phải một vài vấn đề mâu thuẫn khi chúng ta muốn bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc, thực thi tinh thần nhập thế, truyền bá Phật pháp. Điều đó có nghĩa là sinh hoạt của Phật giáo luôn gắng liền với xã hội, với đời sống con người. Như vậy, nếu như con người là đối tượng giáo dục của Phật giáo, xã hội là môi trường để thực thi tinh thần nhập thế, khi xã hội thay đổi thì Phật giáo không thể không thay đổi cách nhận thức và phương pháp ứng xử để thích nghi với xã hội đó.

Nếu như một nửa hay hơn một nữa dân số VN là người theo đạo Phật, thì quan điểm và cách giáo dục của đạo Phật có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp thúc đẩy xã hội phát triển. Theo tôi, đạo Phật với phương châm ‘lấy trí tuệ làm sự nghiệp’, tôn trọng sự hiểu biết của con người, nó chính là nhân tố tốt nhất để thức đẩy xã hội phát triển. Trên nguyên tắc chung là như thế, nhưng muốn thực thi được tinh thần này, điều đó còn tùy thuộc vào các sứ giả của Như Lai có giới thiệu đúng tinh thần giáo dục của đức Phật hay không.

Trước sự kiện lịch sử trọng đại này, Phật giáo VN cần thể hiện vai trò tích cực hơn để thể hiện tinh thần nhập thế của mình, phu hop voi su phat trien cua dat nuoc va xu the hoi nhap cua thoi dai trong giai doan hien nay. Do do, ngang qua sự kiện Việt nam gia nhập tổ chức WTO, nó dự báo cho chúng ta một số vấn đề cần lưu ý. Thu nhất, chính sách quản lý xã hội của nhà nước Việt nam sẽ có những chuyển biến theo chiều hứơng tích cực, tất cả mọi vấn đề sẽ được luật hóa . Thứ hai, Việt Nam từng bước tiếp cận các thị trường kinh tế thế giới, cũng có nghĩa là, các nền kinh tế thế giới cũng sẽ bước vào thị trường Việt Nam. Điều đó không đơn thuần chỉ là giao lưu về mậu dịch, mà còn giao lưu mọi mặt trong đời sống xã hội, đó là một qui trình tất yếu. Từ góc độ này, vấn đề văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó sẽ tác động trực tiếp đến thượng tần kiến trúc đến hạ tầng cơ sở theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Cũng từ đó, xã hội Việt nam sẽ hình thành một số vấn đề mới, xuất phát từ sự hội nhập. Vì vậy, Phật giáo muốn tồn tại và phát triển trong xã hội mới đó, cần phải cải cách, trước nhất là mặt cơ cấu nhân sự, phải là những người có khả năng, không những chỉ có đức mà còn phải có tài, từ những con người này họ mới mạnh dạn tiến hành cải cách các mặt họat động không còn phù họp, trong đó tác giáo đào tạo và nghiên cứu luôn luôn giữ vai trò then chốt, định hướng cho sự phát triển của Giáo Hội, có như vậy, Phật giáo Việt nam mới đủ sức đảm đương giải quyết những Phật sự mà xã hội đang và sẽ đặt ra.

Trong quá khứ, nếu như Phật giáo được cộng tồn cộng sinh với dân tộc VN vì Phật giáo đã làm tròn bổn phận trách nhiệm của mình, sáng suốt đề ra những phương giải quyết thích nghi với nhu cầu xã hội trước đây. Nhưng từ đây trở về sau, Việt nam là một đất nước có hòan cảnh xã hội mới, con người mới, suy nghĩ mới, nếu Phật giáo không đáp ứng được các nhu cầu xã hội đó, có thái độ bảo thủ thì Phật giáo có nguy cơ đánh mất vai trò của mình trong lòng dân tộc. Sự kiện Phật giáo Nam Hàn là một điển hình cụ thể.

Sự kiện Việt nam gia nhập vào thị trường thương mại thế giới là sự kiện mang tích lịch sử, đánh dấu sự “ra đi” của một nền kinh thế tập trung chậm phát triển thay vào đó một nền kinh tế tự do cạnh tranh trong bình đẳng. Khi đã nói cạnh tranh thì cũng bao hàm ý nghĩa rủi ro, nhưng không vì sợ rủi ro mà chúng ta ngăn cản bước tiến của đất nước. Trước sự kiện hội nhập này, nó co ảnh hưởng rất lớn và có thể nói là tòan diện đến xã hội Việt Nam, sự nâng cao về đời sống kinh tế vật chất, sự bùng nổ về khoa học kỹ thuật sẽ la yếu tố làm thay đổi toàn bộ lối suy tư và cách làm việc ở thế hệ trẻ. Nếu Phật giáo không nhìn thấy vấn đề này, và kiệp thời đào tạo một thế hệ kế thừa đầy đủ cả hai mat: kiến thức Phật học và kiến thức xã hội, thì đó là nguy cơ cho sự lùi bước của Phật giáo Việt Nam. Theo tôi kiến thức khoa học, đời sống vật chất cao không làm cản trở choc ho sự phát triển Phật giáo, không phải là nhân tố xấu cho đời sống tâm linh mà nó còn là phương tiện đắc lực cho sự phát triển Phật giáo, cho sự tu tập, nó trở thành vật chướng ngại cho phát triển Phật giáo Việt nam, cho những người tu tập, khi nào chúng bị lợi dụng hoặc sử dụng chúng không phù họp.

Nghĩ cho cùng, ai sinh ra đời cũng hai bàn tay trắng, lãnh thổ nào cũng bắt nguồn từ mảnh đất hoang sơ, nếu có khác đi chăng nữa cũng chỉ là vóc dáng của con người cao hay thấp, da trắng hay da đen, vùng đất bùn lầy hay khô cứng, khí hậu nóng hay lạnh. Nhưng có một điều khác hẳn giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa đất nước này với đất nước khác là, những con người sống trong đó, sau quá trình sống, họ rút tỉa được gì từ mảnh đất mà họ sống, từ con người mà họ tiếp xúc, từ bầu không khí nóng lạnh đó và họ phải suy nghĩ gì làm gì trong môi trường sống đó. Sự hiểu biết và thái độ sẵn sàng điều chỉnh mình cho phù họp với thiên nhiên và xã hội mới là yếu tố cơ bản để cải thiện đời sống chính mình và xã hội. Cũng vậy, khi Phật giáo từ Ấn độ truyền đến Việt Nam cũng không mang theo đồng tiền cắt bạc nào, nếu có đi chăng chỉ là mấy quyển kinh Phật, một bầu nhiệt huyết, một trái tim thương yêu và một khối óc thông thái. Vốn liếng chỉ chừng ấy mà ngày nay Phật giáo ở Việt nam đã trở thành một tôn giáo của dân tộc. Với công sức của thầy tổ cha ông của chúng ta dày công xây dựng đến thế, lẽ nào hôm nay thế hệ trẻ của chúng ta lại vô tình hay cố ý chấp nhận làm công việc “Cha làm thầy con bán sách” ?

Dẫu rằng biển khơi mênh mông và không đơn thuần chỉ có sóng to gió lớn, còn chứa đầy yếu tố bất ngờ và nguy hiểm khác, nhưng tôi vẫn tin rằng, đất nước Việt nam dù có phát triển thay đổi như thế nào đi nữa, sự phát triển đó không đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc, Phật giáo Việt nam vẫn có người đủ đức đủ tài để lèo lái con thuyền cùng đất nước cùng dân tộc vươn ra biển lớn

Đài Bắc ngày 28/12/06.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 4035)
Đức Phật xuất thân từ một chiến binh đẳng cấp và ngài được sinh ra trong xã hội với các vị vua, hoàng tử và các quần thần. Mặc dù nguồn gốc và sự liên hệ của Ngài như thế, Ngài không bao giờ viện đến sự ảnh hưởng của quyền lực chính trị để giới thiệu trong sự giảng dạy của Ngài, và cũng không cho phép Giáo pháp của Ngài lạm dụng sự ảnh hưởng này để đạt được quyền lực chính trị.
15/02/2012(Xem: 4466)
Lý tưởng nhất, giáo dục là công cụ chủ yếu của việc tăng tiến con người, cần thiết cho việc thay đổi trẻ con mù chữ thành một người lớn trưởng thành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay ở khắp mọi nơi, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng hình thức giáo dục đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự giảng dạy lớp học đã trở thành thông lệ và được vỗ về rằng trẻ em thường cân nhắc việc học và thực tập trong sự kiên nhẫn chứ không phải là một cuộc mạo hiểm trong học tập.
14/02/2012(Xem: 7315)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
25/01/2012(Xem: 5759)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồn và duy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thường và tìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
25/01/2012(Xem: 5692)
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
09/01/2012(Xem: 14168)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 7597)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
05/01/2012(Xem: 4980)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
31/12/2011(Xem: 7177)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
28/12/2011(Xem: 3795)
Chữ Nghèo(Bần) và Nghèo Hèn(Bần Tiện, Bần Cùng) đã có từ ngàn xưa chứ không phải đời nay mới có. Cái nghèo đã gây ra biết bao thảm cảnh xã hội nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng cho bao “ca khúc đoạn trường” như “LesMisérables” (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo mà Hồ Biểu Chánh đã mô phỏng theo với “Ngọn Cỏ Gió Đùa”… rồi “Gánh Hàng Hoa” của Nhất Linh đã làm cho chúng ta rơi lệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]