Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05-Bất mãn có tính sáng tạo

29/06/201115:25(Xem: 4859)
05-Bất mãn có tính sáng tạo

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 5
Bất mãn có tính sáng tạo

Có khi nào bạn ngồi rất yên lặng không còn bất kỳ chuyển động nào hay chưa? Bạn thử nó đi, hãy ngồi rất yên lặng, lưng của bạn thẳng và quan sát cái trí của bạn đang làm gì. Đừng cố gắng kiểm soát nó, đừng nói rằng nó không được nhảy từ một tư tưởng này sang một tư tưởng khác, từ một quan tâm này đến một quan tâm khác, nhưng chỉ ý thức được cái trí của bạn đang nhảy nhót như thế nào. Đừng làm bất cứ điều gì về nó, nhưng hãy quan sát nó như từ hai bờ của con sông bạn quan sát dòng nước đang chảy qua. Trong con sông đang chảy đó có thật nhiều thứ – những con cá, những chiếc lá, những con thú chết – nhưng nó luôn luôn đang sống, đang chuyển động, và cái trí của bạn giống như thế. Nó không bao giờ ngưng nghỉ, chuyển động nhẹ nhàng từ một sự việc này sang một sự việc khác giống như một con bướm.

Khi bạn lắng nghe một bài hát, bạn lắng nghe như thế nào? Bạn có lẽ thích người đang hát, anh ấy có lẽ có khuôn mặt đẹp, và bạn có lẽ theo dõi nghĩa lý của những từ ngữ; nhưng đằng sau tất cả việc đó, khi bạn lắng nghe một bài hát, bạn đang lắng nghe những âm điệu và khoảng im lặng giữa những âm điệu, phải vậy không? Trong cùng cách như thế, cố gắng ngồi rất yên lặng không cựa quậy, không chuyển động bàn tay của bạn hoặc thậm chí những ngón chân của bạn, và chỉ quan sát cái trí của bạn. Nó vui lắm. Nếu bạn thử nó chỉ để vui đùa mà thôi, như một việc giải trí, bạn sẽ phát giác rằng cái trí bắt đầu êm ả lại mà không cần bạn gắng sức chế ngự nó. Lúc đó không có người kiểm duyệt, không có người đánh giá, không có người nhận xét; và vẫn vậy cái trí rất yên lặng trong chính nó, tự nhiên rất tĩnh, bạn sẽ khám phá ra hân hoan có nghĩa là gì. Bạn có biết hân hoan là gì hay không? Nó chỉ là cười đùa, có vui thích trong bất kỳ điều gì hay không điều gì cả, nhận được niềm vui của cuộc sống, nụ cười, nhìn thẳng vào khuôn mặt của người khác mà không có bất kỳ ý thức sợ hãi nào.

Bạn có khi nào thực sự nhìn thẳng vào mặt của ai chưa? Bạn có khi nào nhìn vào khuôn mặt của giáo viên, người cha hay người mẹ của bạn, một viên chức cao cấp, người hầu, người cu li nghèo khổ, và thấy được điều gì đang xảy ra hay không? Hầu hết chúng ta đều sợ hãi khi nhìn thẳng vào mặt người khác; và những người khác lại không muốn chúng ta nhìn vào họ theo cách đó, bởi vì họ cũng sợ hãi. Không ai muốn bộc lộ chính họ; tất cả chúng ta đều đang phòng vệ, đang che giấu đằng sau nó nhiều lớp khác nhau của đau khổ, chịu đựng, ao ước, hy vọng, và chẳng có bao nhiêu người có thể nhìn thẳng vào mặt của bạn và mỉm cười. Và cũng rất quan trọng để mỉm cười, để vui vẻ; bởi vì bạn thấy đó, nếu không có một bài hát trong tâm hồn của người ta thì cuộc sống trở nên rất chán chường. Người ta có thể đi từ đền chùa này đến đền chùa khác, từ một người chồng hay người vợ đến người khác, hay người ta có thể tìm vị Thầy mới hay vị đạo sư mới; nhưng nếu không có hân hoan bên trong này, cuộc sống chẳng còn ý nghĩa bao nhiêu. Và tìm ra được hân hoan bên trong này không phải dễ dàng, bởi vì hầu hết chúng ta đều chỉ bất mãn thô thiển hời hợt.

Bạn biết bất mãn có nghĩa là gì hay không? Rất khó khăn để hiểu rõ sự bất mãn, bởi vì hầu hết mọi người trong chúng ta đã thâu hẹp sự bất mãn theo một phương hướng nào đó và vì vậy vây bủa nó. Đó là, quan tâm duy nhất của chúng ta là củng cố chính chúng ta trong một vị trí an toàn với những thích thú và thanh danh được thiết lập tốt, với mục đích không còn bị quấy rầy. Nó xảy ra trong những ngôi nhà và trong những trường học nữa. Những giáo viên không muốn bị quấy rầy, và đó là lý do tại sao họ theo đuổi những lề thói cũ kỹ; bởi vì khoảnh khắc người ta thực sự bất mãn và bắt đầu tìm hiểu, tra vấn, chắc chắn là có sự quấy rầy. Nhưng chỉ nhờ vào bất mãn thực sự thì người ta mới có trạng thái khởi đầu.

Bạn biết trạng thái khởi đầu là gì hay không? Bạn có trạng thái khởi đầu khi bạn bắt đầu hay khởi động cái gì đó mà không bị nhắc nhở. Nó không cần làm việc gì đó rất lớn lao hay phi thường – điều đó có lẽ đến sau; nhưng có một tia lửa của khởi đầu khi bạn trồng một cái cây riêng cho bạn, khi bạn tử tế, khi bạn mỉm cười với một người đàn ông đang vác một bó nặng, khi bạn nhặt đi một cục đá ở con đường, hay vỗ về một con thú trên đường đi. Đó là một bắt đầu nhỏ bé của trạng thái khởi đầu to lớn mà bạn phải có nếu bạn muốn biết sự việc lạ thường được gọi là sáng tạo này. Sáng tạo có gốc rễ của nó trong trạng thái khởi đầu mà được hiện hữu chỉ khi nào có sự bất mãn sâu sắc.

Đừng sợ hãi bất mãn, nhưng hãy cho nó chất dinh dưỡng cho đến khi nào tia lửa trở thành ngọn lửa và bạn luôn luôn bất mãn với mọi thứ – với công việc của bạn, với gia đình của bạn, với truyền thống theo đuổi về tiền bạc, chức vụ, quyền lực – để cho bạn thực sự bắt đầu suy nghĩ, khám phá. Nhưng khi lớn lên bạn sẽ thấy rằng muốn duy trì tinh thần bất mãn này rất khó khăn. Bạn có con cái phải nuôi dưỡng, và những đòi hỏi của công việc của bạn để lưu ý; quan điểm của những người hàng xóm của bạn, của xã hội vây bủa vào bạn, và chẳng mấy chốc bạn bắt đầu mất đi ngọn lửa hừng hực của bất mãn. Khi bạn cảm thấy bất mãn bạn lại vặn máy thu thanh, bạn đi đến một vị đạo sư, thực hành thờ cúng, tham gia một câu lạc bộ, nhậu nhẹt, đuổi theo những người phụ nữ – bất kỳ việc gì để dập tắt ngọn lửa này. Nhưng, bạn thấy không, nếu không có ngọn lửa bất mãn này bạn sẽ không bao giờ có trạng thái khởi đầu mà là bắt đầu của sáng tạo. Để tìm ra điều gì là sự thật bạn phải phản kháng cái trật tự đã được thiết lập; nhưng cha mẹ của bạn càng có nhiều tiền bạc bao nhiêu và những giáo viên của bạn càng có nhiều an toàn trong công việc của họ bao nhiêu, họ càng muốn bạn phản kháng ít hơn bấy nhiêu.

Sáng tạo không chỉ là vấn đề vẽ những bức tranh, sáng tác những bài thơ, mà cũng tốt khi làm chúng, nhưng rất nhỏ nhoi trong chính nó. Điều gì quan trọng là hoàn toàn bất mãn, vì sự bất mãn hoàn toàn như thế đó là một bắt đầu của trạng thái khởi đầu mà trở thành sáng tạo khi nó phát triển trọn vẹn; và đó là phương cách duy nhất để tìm ra sự thật, chân lý, Chúa là gì, bởi vì sáng tạo là Chúa.

Vì vậy người ta phải có sự bất mãn hoàn toàn này – nhưng cùng hân hoan. Bạn có hiểu được không? Người ta phải hoàn toàn bất mãn, không phải là than phiền oán trách, nhưng cùng hân hoan, cùng vui tươi, cùng tình yêu. Hầu hết những người bất mãn là những người buồn chán khủng khiếp; họ luôn luôn kêu ca rằng cái này hay cái kia là không đúng, hay ước ao rằng họ có một vị trí tốt hơn, hay mong muốn những hoàn cảnh khác hẳn, bởi vì sự bất mãn của họ rất thô thiển hời hợt. Và những người không bất mãn gì cả thì lại chết rồi, không còn sinh khí nữa.

Nếu bạn có thể phản kháng trong khi bạn còn nhỏ, và khi lớn lên giữ bất mãn của bạn sinh động cùng sức sống của hân hoan và thương yêu vô hạn; vậy thì ngọn lửa bất mãn đó sẽ có ý nghĩa phi thường bởi vì nó sẽ xây dựng, nó sẽ sáng tạo, nó sẽ giúp đỡ những sự việc mới mẻ được hiện hữu. Muốn được như vậy bạn phải có loại giáo dục đúng đắn, không phải cái loại chỉ chuẩn bị cho bạn một việc làm hay leo lên những nấc thang của thành công, nhưng loại giáo dục mà giúp đỡ bạn suy nghĩ và đem lại cho bạn không gian – không gian, không phải trong hình thức của một phòng ngủ lớn hơn hay một mái nhà cao hơn, nhưng không gian cho cái trí của bạn thăng hoa để cho nó không còn bị trói buộc bởi bất kỳ niềm tin nào, bởi bất kỳ sợ hãi nào.

Người hỏi: Bất mãn ngăn cản sự suy nghĩ rõ ràng. Làm thế nào chúng ta vượt qua được trở ngại này?

Krishnamurti: Tôi không nghĩ rằng bạn đã hiểu rõ điều gì tôi đang nói; có thể bạn quan tâm đến câu hỏi của bạn, đang lo lắng làm thế nào bạn sẽ dung thứ được nó. Đó là điều gì tất cả các bạn đang làm trong những phương cách khác nhau. Mỗi một người đều có một bận tâm lo lắng, và nếu điều gì tôi nói không phải điều gì bạn muốn nghe bạn gạt nó đi bởi vì cái trí của bạn bị chiếm đầy vấn đề riêng của bạn. Nếu người hỏi đã lắng nghe điều gì đang được nói, nếu anh ấy cảm thấy bản chất bên trong của bất mãn, của hoan hỉ, của sáng tạo, vậy thì tôi không nghĩ rằng anh ấy đã đưa ra câu hỏi này.

Bây giờ, bất mãn có ngăn cản sự suy nghĩ rõ ràng hay không? Và suy nghĩ rõ ràng là gì? Liệu có thể suy nghĩ rất rõ ràng nếu bạn muốn đạt được một điều gì đó từ sự suy nghĩ của bạn hay sao? Nếu cái trí của bạn quan tâm đến một kết quả, bạn có thể suy nghĩ rất rõ ràng hay sao? Hay bạn chỉ có thể suy nghĩ rất rõ ràng khi nào bạn không đang tìm kiếm một kết thúc, một kết quả, không đang cố gắng đạt được một điều gì đó?

Và bạn có thể suy nghĩ rõ ràng nếu bạn có một thành kiến, một niềm tin đặc biệt – đó là, nếu bạn suy nghĩ như là một người Ấn độ giáo, một người cộng sản hay một người Thiên chúa giáo hay sao? Chắc chắn rằng, bạn có thể suy nghĩ rất rõ ràng chỉ khi nào cái trí của bạn không bị trói buộc vào một niềm tin như một con khỉ bị trói vào một cái cọc; bạn có thể suy nghĩ rất rõ ràng chỉ khi nào bạn không đang tìm kiếm một kết quả; bạn có thể suy nghĩ rất rõ ràng chỉ khi nào bạn không còn thành kiến – thật ra tất cả điều đó có nghĩa rằng bạn có thể suy nghĩ rõ ràng, đơn giản và ngay thẳng chỉ khi nào cái trí của bạn không còn đang theo đuổi bất kỳ hình thức an toàn nào và vì vậy được tự do khỏi sợ hãi.

Vì vậy trong một phương cách, bất mãn có ngăn cản suy nghĩ rõ ràng. Khi qua bất mãn bạn theo đuổi một kết quả, hay khi bạn tìm kiếm để bóp nghẹt bất mãn này bởi vì cái trí của bạn ghét bị quấy rầy và bằng bất kỳ mọi giá mong muốn được yên lặng, được thanh thản, vậy thì suy nghĩ rõ ràng là không thể được. Nhưng nếu bạn bất mãn với mọi thứ – với những thành kiến của bạn, với những niềm tin của bạn, với những sợ hãi của bạn – và không đang tìm kiếm một kết quả, vậy thì chính bất mãn đó mang tư tưởng của bạn vào trọng điểm, không phải vào vấn đề đặc biệt hay bất kỳ phương hướng đặc biệt nào, nhưng toàn tiến hành suy nghĩ của bạn trở nên đơn giản, ngay thẳng, rõ ràng.

Người lớn tuổi hay người trẻ tuổi, hầu hết chúng ta bị bất mãn chỉ bởi vì chúng ta mong muốn một điều gì đó – hiểu biết nhiều hơn, một công việc tốt hơn, một chiếc xe đẹp hơn, tiền lương nhiều hơn. Bất mãn của chúng ta được đặt nền tảng trên ham muốn có “nhiều hơn” của chúng ta. Chỉ vì chúng ta muốn một cái gì nhiều hơn nên hầu hết chúng ta đều bất mãn. Nhưng tôi không đang nói về loại bất mãn như thế. Chính ham muốn có “nhiều hơn” mới ngăn cản suy nghĩ rõ ràng. Trái lại, nếu chúng ta bất mãn, không phải vì muốn cái gì đó, nhưng không biết chúng ta muốn cái gì; nếu chúng ta không thỏa mãn với công việc làm của chúng ta, với việc kiếm tiền, với việc tìm kiếm chức vụ và quyền hành, với truyền thống, với điều gì chúng ta có và với điều gì chúng ta có lẽ có; nếu chúng ta không thỏa mãn, không phải với bất kỳ cái gì đặc biệt nhưng với mọi thứ, vậy thì tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phát hiện rằng bất mãn của chúng ta mang lại rõ ràng. Khi chúng ta không chấp nhận hay tuân theo, nhưng tra vấn, thâm nhập, sẽ có một thấu triệt mà từ đó là sáng tạo, hân hoan.

Người hỏi: Hiểu rõ về chính mình là gì, và làm thế nào chúng ta có thể có được nó?

Krishnamurti: Bạn có thấy được cái tinh thần đằng sau câu hỏi này hay không? Tôi không đang nói vì không tôn trọng đối với người hỏi, nhưng chúng ta hãy nhìn vào cái tinh thần mà hỏi rằng, “làm thế nào tôi có thể có được nó, và tôi có thể mua nó với giá bao nhiêu? Tôi phải làm gì, tôi phải thực hiện sự hy sinh nào, kỷ luật hay thiền định nào tôi phải rèn luyện để có được nó?” Chính một cái trí tầm thường, giống như một cái máy mới nói rằng, “tôi làm cái này với mục đích có được cái kia”. Những người tạm gọi là tôn giáo suy nghĩ trong những điều kiện này. Nhưng hiểu rõ về chính mình không đến bằng cách này được. Bạn không thể mua nó nhờ vào một nỗ lực hay luyện tập nào đó. Hiểu rõ về chính mình có được khi bạn quan sát chính bạn trong sự liên hệ của bạn với những em học sinh bạn bè và những giáo viên của bạn, với tất cả mọi người chung quanh bạn; nó đến khi bạn quan sát cách cư xử của người khác, cử chỉ điệu bộ của anh ấy, cách anh ấy mặc quần áo, cách anh ấy nói chuyện, sự khinh miệt hay nịnh nọt của anh ấy và đáp trả của bạn; nó đến khi bạn quan sát mọi thứ trong bạn và quanh bạn và nhìn thấy chính bạn như bạn nhìn thấy khuôn mặt của bạn trong cái gương soi. Khi bạn nhìn vào gương bạn thấy chính bạn như bạn là, phải vậy không? Bạn có lẽ ao ước cái đầu của bạn là một hình dáng khác, có nhiều tóc hơn, và khuôn mặt của bạn ít xấu xí hơn; nhưng sự thật là ở đó, phản ánh rõ ràng trong cái gương, và bạn không thể gạt nó đi và nói rằng, “Tôi đẹp làm sao đâu.”

Bây giờ, nếu bạn có thể nhìn vào cái gương của sự liên hệ chính xác như bạn nhìn vào cái gương thông thường, vậy thì không có đoạn kết cho hiểu rõ về chính mình. Nó giống như là đi vào một đại dương không đáy mà không có bờ. Hầu hết chúng ta đều muốn đạt được một kết thúc, chúng ta muốn có thể nói rằng, “Tôi đã đạt được hiểu rõ về chính tôi và tôi hạnh phúc”; nhưng nó không giống như thế đó đâu. Nếu bạn có thể quan sát về chính bạn mà không phê bình chỉ trích cái gì bạn nhìn thấy, hoặc không so sánh chính bạn với người khác, hoặc không ao ước được đẹp đẽ hơn hoặc có đức hạnh nhiều hơn; nếu bạn có thể quan sát chính xác cái gì bạn là và chuyển động cùng nó, vậy thì bạn sẽ tìm ra rằng nó có thể đi xa vô tận. Vậy thì không có kết thúc cho chuyến hành trình, và đó là điều bí mật, vẻ đẹp của nó.

Người hỏi: Linh hồn là gì?

Krishnamurti: Nền văn hóa của chúng ta, nền văn minh của chúng ta đã sáng chế ra từ ngữ “linh hồn” – nền văn minh là ham muốn và ý muốn chung của nhiều người góp lại. Hãy nhìn vào nền văn minh của Ấn độ. Nó không là kết quả của nhiều người với những ham muốn của họ, những ý muốn của họ hay sao? Bất kỳ nền văn minh nào cũng đều là kết quả của cái gì có lẽ được gọi là ý muốn chung; và ý muốn chung trong những trường hợp này đã nói rằng phải có một cái gì đó còn quan trọng hơn cái thân thể vật chất mà chết đi, thối rữa, một cái gì đó lớn lao, bao la hơn, một cái gì đó không bị hủy diệt, vĩnh cửu; vì vậy nó đã dựng lên cái ý tưởng linh hồn này. Thỉnh thoảng có lẽ có một hoặc hai người đã tìm được cho chính mình một cái gì đó về một sự việc phi thường này được gọi là bất tử, một trạng thái trong đó không có cái chết, và sau đó tất cả những cái trí tầm thường đã nói rằng, “Vâng, điều đó chắc chắn đúng, ông ấy chắc chắn nói đúng”; và bởi vì họ muốn bất tử nên họ bám vào cái từ ngữ “linh hồn”.

Bạn cũng muốn biết liệu rằng có một cái gì đó quan trọng hơn là cái thực thể vật chất này, phải không? Cái qui trình không ngưng nghỉ của đi đến một văn phòng, làm một việc gì đó bạn không hứng thú, cãi cọ, ganh tị, có con cái, bàn tán với người hàng xóm của bạn, thốt ra những từ ngữ vô dụng – bạn muốn biết liệu rằng có một cái gì đó quan trọng hơn tất cả việc này hay không? Chính từ ngữ linh hồn đã tô đậm thêm ý tưởng về một trạng thái không hủy diệt, không thời gian, phải vậy không? Nhưng, bạn thấy không, bạn không bao giờ tìm ra cho chính mình liệu rằng có hay không có một trạng thái như thế. Bạn không nói rằng, “Tôi không quan tâm đến điều gì Christ, Shankara, hay bất kỳ ai đã nói, cũng không quan tâm đến những mệnh lệnh của truyền thống, của cái tạm gọi là nền văn minh; tôi sẽ tìm ra cho chính mình liệu có hay không có một trạng thái vượt khỏi cái khung của thời gian.” Bạn không chống lại cái gì nền văn minh hay ý muốn chung đã lập thành công thức; trái lại, bạn chấp nhận nó và nói rằng, “Vâng, có một linh hồn.” Bạn gọi công thức đó là một sự việc, người khác gọi nó là một sự việc gì đó, và rồi thì các bạn phân chia các bạn ra và trở thành những kẻ thù do những niềm tin xung đột của các bạn.

Con người thực sự muốn tìm ra liệu có hay không có một trạng thái vượt khỏi cái khung của thời gian, phải được tự do khỏi văn hóa; đó là, anh ấy phải được tự do khỏi ý muốn chung và đứng một mình. Và đây là một phần căn bản của giáo dục: học đứng một mình để cho bạn không bị trói buộc hoặc trong ý muốn của nhiều người hoặc là trong ý muốn của một người, và vì vậy có thể khám phá cho chính mình điều gì là sự thật.

Đừng lệ thuộc vào ai cả. Tôi hay một người nào khác có lẽ bảo với bạn rằng có một trạng thái không thời gian, nhưng điều đó có giá trị gì cho bạn đâu? Nếu bạn đói bạn cần phải ăn, và bạn không muốn được cho ăn bởi những từ ngữ. Điều gì quan trọng cho bạn là tìm được cho chính mình. Bạn có thể thấy rằng mọi thứ quanh bạn đang bị thối rữa, đang bị hủy hoại. Cái tạm gọi là nền văn minh này không còn được kết hợp chặt chẽ cùng nhau bởi ý muốn chung nữa; nó đang bị phân rã từng mảnh nhỏ. Cuộc sống đang thách thức bạn từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và nếu bạn chỉ đáp trả những thách thức này từ cái khe rãnh của thói quen, mà là đáp trả trong những điều kiện của sự chấp nhận, vậy thì đáp trả của bạn không có một giá trị nào cả. Bạn có thể tìm ra liệu có một trạng thái không thời gian hay không, một trạng thái trong đó không có chuyển động của “nhiều hơn” hay của: “ít hơn,” chỉ khi nào bạn nói rằng, “tôi sẽ không chấp nhận, tôi sẽ tìm hiểu, khám phá” – mà có nghĩa rằng bạn không còn sợ hãi đứng một mình nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 4988)
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
12/11/2010(Xem: 21166)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
04/11/2010(Xem: 7370)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
27/10/2010(Xem: 12845)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 10272)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 9292)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 9144)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 10561)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4642)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4612)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]