Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Lịch sự trong việc thăm viếng

23/02/201115:19(Xem: 7420)
4. Lịch sự trong việc thăm viếng

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG VI: NHỮNG PHÉP LỊCH SỰ CƠ BẢN

Lịch sự trong việc thăm viếng

Khi tiếp khách ở nhà hoặc đến chơi nhà ai, cũng cần biết một vài điều cơ bản trong phép lịch sự thông thường.

Trước hết, nên hạn chế tối đa việc đến chơi nhà bạn bè mà không báo trước. Nếu là dịp thuận tiện bất ngờ, cũng nên cân nhắc xem giờ giấc có thuận tiện hay không. Ngay cả khi hẹn trước, cũng nên chú ý chọn ngày giờ cho thích hợp. Đây là điều rất tế nhị thường không thể hỏi chủ nhà, vì theo phép lịch sự người ấy bao giờ cũng nói “lúc nào cũng được” để tỏ lòng hiếu khách, trừ ra là vào lúc mà họ có dự tính sẽ vắng nhà. Ngày giờ đến chơi thuận tiện là vào các ngày nghỉ việc trong tuần – cũng tuỳ theo công việc của người bạn mà chúng ta định đến thăm. Tuy nhiên, dù là ngày nghỉ, cũng nên tránh đừng đến vào các giờ nghỉ ngơi và giờ cơm trong ngày.

Nếu là chủ nhà, khi được hỏi ý trước về ngày giờ thuận tiện để bạn mình đến thăm, đừng ngại việc trao đổi một ngày giờ thuận tiện để tiếp bạn. Điều này có lợi cho cả hai bên và làm cho cuộc thăm viếng được thêm phần tốt đẹp. Nếu bạn không chọn lựa, có thể sẽ phải tiếp bạn vào một ngày có nhiều công việc nhà bận rộn, và người đến chơi cũng sẽ không có cảm giác thoải mái, vui vẻ. Nếu hai bên đã xác định ngày giờ hoặc một bên đã chính thức thông báo với bên kia và không bị từ chối, người đến thăm cần ghi nhớ và đến đúng giờ. Không nên đến quá sớm. Nên đến đúng giờ hoặc muộn hơn chừng 5 phút là được. Việc đến sớm quá đôi khi làm chủ nhà lúng túng vì có thể chưa thu xếp xong một công việc nào đó theo dự tính, hoặc chưa chuẩn bị xong việc tiếp đón.

Khi có nhiều người cùng đến thăm chơi nhưng là những người không quen biết nhau, chủ nhà phải chủ động giới thiệu từng người để mọi người được biết nhau. Trình tự giới thiệu thông thường là giới thiệu nam giới trước, phụ nữ sau, người nhỏ trước, người lớn sau... Những người được giới thiệu nên chào hỏi và nói với nhau một vài câu xã giao. Tuy nhiên, nên chọn những đề tài chung chung để trao đổi, tránh hỏi về đời tư, nhất là không được hỏi về tuổi của phụ nữ. Trong trường hợp này, chủ nhà thường phải là người chủ động định hướng cho câu chuyện, sao cho không có ai cảm thấy quá xa lạ.

Việc tiếp đón như thế nào là tuỳ nơi mức độ thân mật giữa chủ nhà và khách, cũng như tuỳ theo điều kiện gia đình. Tuy nhiên, về vấn đề thời gian thì cả hai bên đều nên lưu ý.

Khi đến thăm nhà ai, nên xác định trước thời gian dành cho cuộc thăm viếng, chẳng hạn 20 phút, nửa giờ hay một giờ, hoặc trọn buổi... Sau các thủ tục chào hỏi giữa chủ khách, có thể khéo léo cho chủ nhà biết một cách tế nhị ¬– nhưng tốt nhất là đừng nói ra trực tiếp. Chẳng hạn, bạn có thể làm như vô tình nói đến một cuộc họp mà mình phải có mặt vào lúc nào đó, hoặc một cái hẹn với ai, hay một công việc cần làm... Mục đích là để chủ nhà có thể hiểu được thời gian sẽ tiếp mình tối đa là bao lâu, tránh cho họ có những sắp xếp không thích hợp, chẳng hạn như cơm nước hay chiêu đãi món gì...

Chủ nhà ngược lại không nên nói ra điều gì có hàm ý là mình đang bận hay sắp phải làm công việc gì, trừ trường hợp đó là việc rất quan trọng không thể nào hoãn lại được.

Nếu là cuộc thăm viếng chỉ thuần tuý nhằm mục đích trao đổi công việc, nên sớm trực tiếp vào đề ngay, đừng để chủ nhà phải mất quá nhiều thời gian.

Nói chung, dù chủ nhà có nhiệt tình đến đâu, khách đến thăm cũng không nên kéo dài thời gian quá lâu, nhất là khi thấy chủ nhà liếc nhìn đồng hồ. Thông thường thì đây là điều không nên làm khi tiếp khách, nhưng cũng là cách hữu hiệu nhất buộc phải áp dụng nếu như chủ nhà không muốn trực tiếp nói ra là mình đang bận.

Khách phải là người chủ động từ biệt vào lúc thích hợp. Nếu chủ nhà tiếp mình cả hai vợ chồng, không nên chia tay vào lúc người vợ hoặc người chồng có việc phải tạm đi đâu đó. Phải chờ có đủ hai người rồi mới cáo từ, trừ trường hợp biết chắc là người kia sẽ không ra phòng khách nữa thì có thể gửi lời chào.

Chủ nhà phải tiễn khách ít nhất là ra khỏi cửa. Nếu là khách rất thân có thể đưa ra đến tận cổng ngoài, chờ cho khách lên xe rồi mới quay vào. Khách có thể chủ động đề nghị chủ nhà không phải tiễn nếu tự biết quan hệ giữa hai bên không phải là quá thân mật, nhưng nếu thật sự thân nhau thì không nên từ chối việc chủ nhà tiễn chân.


 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/09/2010(Xem: 3125)
Tín ngưỡng, triết lý, và thực hành của Á châu đang ảnh hưởng mọi thứ từ cung cách mà chúng ta đối phó với bệnh tật đến việc chúng ta chế tạo xe hơi như thế nào. Bây giờ, một giáo sư Thương Mãi Đại Học Harvard đang hướng về phương Đông như một phương thức cho việc phát triển những lãnh đạo thương nghiệp mạnh mẽ. Bill George, một chuyên gia về bồi dưỡng phát triển lĩnh đạo, mới đây phối hợp với một vị thầy thiền quán của Phật Giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche để tổ chức một hội nghị về “lĩnh đạo tỉnh thức,” một tiến trình thế tục để khám phá những vai trò của sự tự tỉnh giác và tự từ bi trong sự phát triển những lĩnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả.
27/09/2010(Xem: 4822)
Suy cho cùng, Phật giáo là một lối sống phản bổn hoàn nguyên, một lối sống quay trở về với chính mình, rồi từ nơi tự thân nhận chân cái giá trị hiện hữu của con người
22/09/2010(Xem: 10294)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
21/09/2010(Xem: 4767)
Xã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con người thì không theo đó mà thăng tiến. Đời sống xã hội hiện tại đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn về đạo đức, môi trường sinh thái… và đang rất cần một giải pháp. Trong truyền thống dân tộc, với lịch sử gắn bó lâu đời, đạo Phật sẽ giới thiệu hướng đi nào trong việc thiết định các giá trị sống phù hợp với hôm nay?... Giúp đỡ người khác chính là giúp đỡ cho mình, phụng sự người khác là phụng sự cho mình, đem lại niềm vui cho người khác là khai mở niềm vui nơi chính mình.
21/09/2010(Xem: 3122)
Ở phía trên chúng tôi trong những làn mây của Hy Mã Lạp Sơn là những ngọn núi tuyết phủ lởm chởm - Annapurna, Damodar, Gangapurna, Dhalguri. Bên dưới chúng tôi là băng hà Thulagi, một dòng sông băng cỗ xưa ngoằn ngoèo cheo leo trãi dài xuống thung lũng Mashyangdi từ gần đỉnh núi Manasulu. Bước trên những cây tiêu huyền nhỏ ngăn bờ và lướt qua một lối mòn cô độc và chúng tôi thấy điều mà chúng tôi đã từng tìm kiếm: tại mõm của Thulagi là một hồ nước màu sửa xanh dương đánh dấu trên một ít bản đồ.
18/09/2010(Xem: 3622)
Với Phật Giáo, hôn nhân được coi là một vấn đề riêng tư, cá nhân và không phải là một bổn phận tôn giáo. Hôn nhân là một tập quán xã hội, một sự xây dựng tạo nên bởi con người cho sự sung sướng và hạnh phúc của mình, để phân biệt xã hội loài người với đời sống loài vật, và để duy trì trật tự và hòa hợp trong tiến trình sinh sôi nẩy nở. Tuy kinh sách Phật Giáo không đề cập đến vấn đề một vợ một chồng hay đa thê, người cư sĩ Phật Giáo vẫn được khuyên dạy là nên giới hạn một vợ mà thôi.
18/09/2010(Xem: 5060)
Hôn nhân theo tự điển nghĩa là sự liên hệ hỗ tương giữa một người nam và một người nữ. Họ kết hợp với nhau theo một kiểu cách đặc biệt về sự lệ thuộc vào nhau trên pháp lý xã hội với mục đích là cùng nhau tạo dựng và duy trì gia đình. Trong hôn nhân thật sự, người chồng và người vợ nghĩ nhiều đến những người trong gia đình hơn là nghĩ đến chính họ. Họ hy sinh vì lợi ích của gia đình hơn vì lợi ích của chính cá nhân họ. Trong đạo Phật, nếu chưa có đại duyên xuất gia thì không có gì sai trái với việc kết hôn; tuy nhiên, việc lập gia đình phải được xem như là một tiến trình của đời sống và Phật tử tại gia phải coi đây như là cơ hội tốt cho họ thực hành những điều tu tập.
11/09/2010(Xem: 3357)
Trong cuộc tấn công khủng khiếp, hồi 9 giờ sáng thứ ba 11 tháng 9 năm 2001 một nhóm không tặc gần như cùng một lúc cướp bốn máy bay hành khách hiệu Boing đang trên đường bay hướng về thành phố New York và thủ đô Washington. Nhóm không tặc lái hai phi cơ lao thẳng vào Trung Tâm Thương mại Thế giới ở New York – mỗi chiếc đâm vào một trong hai tòa tháp cao nhất, cách nhau khoảng 18 phút.
10/09/2010(Xem: 50530)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 4480)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567