Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Chiến thắng những ham muốn

23/02/201115:19(Xem: 7838)
3. Chiến thắng những ham muốn

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Nguyên Minh

CHƯƠNG II: SỐNG ĐẸP VỚI CHÍNH MÌNH

3. Chiến thắng những ham muốn

Nếu bạn là một tu sĩ đã quên đời để bước vào cuộc sống tâm linh, bạn không cần phải đọc phần này. Bởi vì hầu hết các tôn giáo đều dành nhiều lời khuyên cho việc “thiểu dục tri túc” như một tiền đề để tiến đến đời sống giải thoát tâm linh.

Tuy nhiên, nếu bạn cũng như tôi, cũng đang hụp lặn trong chốn trần gian đầy ô trược này, có lẽ những điều sau đây sẽ có phần nào đó đáng để chúng ta cùng trao đổi.

Tôi không phê phán lòng ham muốn. Ngược lại, tôi cho rằng đó là động lực để thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của loài người. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bạn cảm thấy không có gì để ham muốn trong cuộc sống này – không thiết ăn ngon, không cần mặc đẹp, không mong muốn có được bất cứ điều gì... Tôi tự hỏi không biết là bạn có thể nào vui sống trong một tâm trạng như thế hay không?

Nhưng trong cuộc sống trần tục này của chúng ta, không phải sự ham muốn nào cũng giống như nhau, cũng có tác dụng như nhau. Có những ham muốn giúp ta phát triển ngày càng tốt hơn, nhưng lại có những ham muốn chỉ lôi kéo ta đi sâu vào chỗ tồi tàn, đoạ lạc. Ham muốn tri thức, thanh danh, thậm chí là vật chất của cải một cách chính đáng... có thể xem là những động lực tích cực. Ham muốn chè rượu, cờ bạc, vui chơi quá độ... có thể xem là những nguyên nhân sa đoạ. Ở đây chúng ta không làm công việc liệt kê phân loại, nhưng chỉ đề cập một cách khái quát để có thể thấy được sự khác biệt giữa hai loại ham muốn khác nhau này.

Lòng ham muốn là một trong những bản năng của con người. Ngay từ thuở sơ sinh, vừa ra khỏi lòng mẹ, chúng ta đã có những ham muốn đơn giản tự nhiên theo bản năng để tồn tại. Lớn lên, chúng ta ngày càng có nhiều ham muốn hơn. Và điều không may là bản năng chúng ta không tự phân biệt được những ham muốn tích cực và tiêu cực. Chúng ta cần học hỏi, cần có một tri thức nhất định, một nhận thức đúng đắn mới có thể phân biệt được chúng.

Mặt khác, có những ham muốn là tích cực ở một mức độ nào đó, nhưng lại trở thành tiêu cực khi vượt quá giới hạn thích hợp của nó. Như vậy, ngoài việc phân biệt những ham muốn tích cực hoặc tiêu cực, chúng ta còn cần phải chế ngự được lòng ham muốn của mình ở một mức độ thích hợp.

Điều có thể nói là phổ biến ở hầu hết mọi người là chúng ta ham muốn theo bản năng, nhưng lại chỉ có thể chế ngự được lòng ham muốn thông qua sự nỗ lực của tự thân. Nói cách khác, không ai tự nhiên có được năng lực ấy, mà cần phải học tập, rèn luyện, thậm chí là tu dưỡng để có thể đạt đến.

Người xưa nói: “Thắng được người khác là có trí, thắng được chính mình mới là mạnh mẽ.” Chế ngự ham muốn, đó là thắng được chính mình. Chỉ có chế ngự được ham muốn thì bạn mới có thể hé mở được cánh cửa bước vào một cuộc sống hạnh phúc.

Chúng ta không phải là những người đầu tiên nghĩ đến hay nêu ra điều này. Lại vẫn là chuyện cũ từ ngàn năm trước. Lão Tử xưa đã từng dạy người “bớt ham muốn, biết đủ” để có thể đến gần với đạo. Chúng ta không dám mong cầu đạt đạo hay trở thành thánh nhân, nhưng muốn sống hạnh phúc tất yếu phải thấy rõ và chế ngự được những ham muốn của chính mình.

Nếu như những ham muốn chính đáng có thể thúc đẩy chúng ta luôn sống vươn lên, thì những ham muốn tiêu cực là nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp cho hầu hết những khổ đau trong cuộc đời. Phật giáo dạy rằng lòng ham muốn là cội nguồn của đau khổ. Trong cuộc sống trần tục này, chúng ta đương nhiên chấp nhận một phần nào đó những khổ đau tất nhiên phải có, nhưng phần lớn những nỗi đau khổ của chúng ta có thể được giảm thiểu đi nếu ta biết chế ngự những ham muốn của mình.

Rất nhiều khi chúng ta có đủ hiểu biết để thấy được những ham muốn nào cần phải từ bỏ, nhưng điều quan trọng hơn, khó làm hơn là có đủ sức mạnh ý chí để từ bỏ nó. Tôi đã gặp nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân đừng hút thuốc, nhưng bản thân không sao từ bỏ nổi sự ham muốn này. Những người nghiện rượu, say mê cờ bạc... lại càng khó khăn trầm trọng hơn nữa.

Một anh bạn tôi hay nói đùa rằng: “Bỏ thuốc lá có gì là khó, mỗi năm tôi đều làm điều đó đến năm bảy lần.” Ấy là vì chẳng có lần nào anh ta thành công, thực sự bỏ thuốc được cả! Vì thế mà nói đùa một cách chua chát để tự khoả lấp đi sự yếu đuối của mình. Điều này cho thấy việc tự thắng được những ham muốn của chính mình thật không phải chuyện dễ dàng.

Tuy không dễ dàng, nhưng điều này thực sự là có thể làm được, nếu chúng ta đủ quyết tâm, ý chí. Trong thực tế, nhiều người nghiện ma tuý đã có thể vượt qua để quay lại với cuộc sống bình thường. Tất nhiên là cũng rất cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài, nhưng bản thân những người ấy cũng nêu lên một tấm gương nỗ lực rất đáng khen.

Lòng ham muốn gây đau khổ cho chúng ta theo nhiều cách. Thường là chúng ta phải vất vả để chạy đua theo những ham muốn của mình, trong khi nhu cầu thiết yếu thực tế có thể là không cần thiết. Hơn thế nữa, một khi không đạt được điều ham muốn, bản thân ta lại rơi vào sự khổ sở, dằn vặt. Cuộc sống vốn dĩ có rất nhiều điều tươi đẹp, nhưng một khi chúng ta đã đầu hàng trước những ham muốn của bản thân, chúng ta thường không còn có khả năng để cảm nhận được những điều tươi đẹp ấy.

Buông thả sự ham muốn của mình chẳng khác nào người làm vườn bỏ mặc cỏ dại. Bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp của chúng ta đều sẽ không có điều kiện để phát triển. Nếu một người làm vườn như thế là vô trách nhiệm, thì một người không chế ngự được những ham muốn của bản thân cũng chính là đã không sống đẹp với chính mình.

Nếu bạn đã biết chế ngự những ham muốn của mình, tôi xin thành thật chúc mừng bạn. Nếu chưa, ngay từ hôm nay xin hãy thử sức xem!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2012(Xem: 6947)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
31/03/2012(Xem: 11637)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
30/03/2012(Xem: 13094)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
25/03/2012(Xem: 4795)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
15/03/2012(Xem: 6004)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 54060)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 4107)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 4353)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 7620)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 9900)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]