Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Không chỉ là công việc

22/02/201112:05(Xem: 6896)
7. Không chỉ là công việc

GIỌT MỒ HÔI THANH THẢN
Nguyên Minh

Không chỉ là công việc

Thật đáng buồn cho những ai chỉ xem công việc đang làm như một phương tiện để kiếm tiền, bởi vì nhận thức này không những hoàn toàn sai lầm không đúng với thực tế mà còn là một trong những nguyên nhân chính làm mất đi niềm vui trong công việc.

Cho dù bạn đang làm bất cứ loại công việc nào, sự thật là cuộc sống của bạn vốn dĩ đã gắn liền với công việc. Công việc không chỉ chiếm một khoảng thời gian rất lớn trong cuộc sống, mà còn là môi trường giao tiếp, là điều kiện nảy sinh và nuôi dưỡng nhiều quan hệ tình cảm, cũng như là nơi để bạn sử dụng và phát triển năng lực tinh thần cũng như trí tuệ. Không có công việc, bạn không chỉ đơn thuần là không có thu nhập, mà sự thật là đã đánh mất đi một phần quan trọng trong cuộc sống. Không có công việc, bạn không thể chứng tỏ được mình là người hữu ích cho xã hội. Vì thế, sự rỗi rãnh thường xuyên không phải là điều đáng mơ ước như một số người lầm tưởng, mà sự thật là một tình trạng rất đáng sợ vì nó luôn làm cho chúng ta có cảm giác là người vô dụng trong xã hội.

Nền tảng giáo dục trong gia đình và cả ở trường học ngay từ những năm đầu đời đã hướng chúng ta về công việc. Năng khiếu của mỗi người luôn được phát triển và rèn luyện hướng về một công việc trong tương lai. Những năm tháng miệt mài trên ghế nhà trường xét cho cùng cũng là để chuẩn bị tốt cho công việc mà bạn sẽ làm sau khi tốt nghiệp. Và ngay cả việc rèn luyện đạo đức, nhân cách cũng góp phần trong sự chuẩn bị này, bởi vì chính đạo đức và nhân cách là những yếu tố quan trọng trong công việc. Xét cho cùng, nếu một người có nhân cách và đạo đức tốt thì anh ta không thể không biểu hiện những điều đó qua công việc.

Vì thế, nếu chúng ta xem công việc chỉ là một phương tiện để kiếm tiền, chính là ta đã hạ thấp giá trị thật có của công việc, và cũng đồng thời phản bội lại sự kỳ vọng của gia đình và xã hội vào sự trưởng thành của bản thân ta, cũng như phủ nhận công lao và tâm huyết của những bậc thầy đã dạy dỗ, dẫn dắt và rèn luyện chúng ta từ thơ ấu cho đến lúc nên người.

Sự nghiệp của mỗi người được gầy dựng qua công việc mà người ấy theo đuổi. Ngoài khoản tiền lương hay thu nhập hằng ngày, hằng tháng, mỗi chúng ta đều có những ước mơ, những hy vọng nhất định trong việc phát triển công việc, phát triển năng lực của bản thân, và thông qua đó mà gầy dựng sự nghiệp đời mình.

Khi bạn làm chủ một cơ sở sản xuất chẳng hạn, điều bạn quan tâm không chỉ duy nhất là lợi nhuận thường niên, mà chắc chắn là bạn còn luôn mong muốn khẳng định được thương hiệu của mình qua chất lượng và uy tín của sản phẩm. Để làm được điều đó, có khi bạn phải mất rất nhiều thời gian và công sức, phải có nhiều tâm huyết với công việc mới có thể từng bước khắc phục những yếu kém để ngày càng hoàn thiện công việc của mình. Tất cả những điều đó mang lại cho bạn một niềm tự hào chính đáng khi sản phẩm được khách hàng chấp nhận, được nổi tiếng trên thị trường... Và rõ ràng là bạn không thể đánh giá tất cả những điều ấy chỉ qua giá trị tiền bạc.

Chỉ khi nhận rõ được những ý nghĩa nêu trên, chúng ta mới có thể thực sự yêu thích công việc của mình. Bởi vì chúng ta biết rằng những nỗ lực trong công việc không chỉ là để kiếm được nhiều tiền hơn, mà còn luôn là sự phát huy tính sáng tạo để đạt được những thành quả nhất định mang dấu ấn cá nhân, qua đó khẳng định ý nghĩa sự tồn tại của bản thân mình trong xã hội.

Nói theo một cách văn vẻ hơn, hết thảy mọi thành quả của những công việc khác nhau trong xã hội đều là những tác phẩm nghệ thuật mà mỗi cá nhân thực hiện để dâng tặng cho toàn xã hội. Bạn có thể hoài nghi điều này, nhưng tôi xin mời bạn hãy cùng tôi đến thăm một đại lộ nào đó giữa trung tâm thành phố vào một buổi sáng sớm. Hôm nay chúng ta sẽ tạm gác lại ly cà phê sáng để cùng nhau đứng im lặng dưới một gốc cây cổ thụ ven đường và ngắm nhìn người công nhân đang cần mẫn quét từng chiếc lá khô, từng mảnh giấy vụn nằm vung vãi trên đường phố... Chỉ khoảng mười phút thôi, chúng ta sẽ có ngay một khoảng đường sạch đẹp để ngắm nhìn. Bạn có thể nào phủ nhận sự góp phần của người công nhân vệ sinh trong việc giữ cho đường phố sạch đẹp? Sự thật là nếu không có những bàn tay cần mẫn ấy, thành phố xinh đẹp này của chúng ta mỗi ngày hẳn đã phải chìm ngập trong hàng tấn rác thải! Và nghệ thuật là gì nếu không phải là cái đẹp quanh ta để ngắm nhìn, chiêm ngưỡng?

Trong ý nghĩa đó, người công nhân quét rác đang làm nghệ thuật, người thợ nề trên công trường xây dựng kia cũng đang làm nghệ thuật... cho đến hàng trăm, hàng nghìn người công nhân sản xuất trong thành phố này cũng đang làm nghệ thuật, vì có người thợ nào lại không cố hết sức mình để làm ra những sản phẩm đẹp hơn?

Thật đáng buồn nếu chúng ta không nhìn sâu vào thực tế để thấy được những nét đẹp thật có trong công việc mình đang làm. Mỗi một công việc lớn nhỏ trong xã hội xét cho cùng đều là nhắm đến việc phục vụ cho cuộc sống con người. Mỗi một công việc – cho dù là nhỏ nhoi hay đơn giản nhất – khi được thực hiện bởi bàn tay và khối óc của con người đều biểu lộ được tính sáng tạo và sự khao khát vươn lên hoàn thiện. Tôi nhớ có rất nhiều lần chiếc xe cũ kỹ của tôi bị thủng bánh, và tôi phải ghé vào một tiệm nhỏ ven đường nào đó để vá ép. Trong những lúc ngồi chờ, tôi thường chăm chú quan sát thao tác của những người thợ khi vá xe, và phát hiện ra một điều là tuy vẫn cùng làm một công việc đơn giản ấy nhưng mỗi người thợ đều có một cách làm rất riêng của mình. Có vẻ như ai cũng muốn làm sao cho công việc được nhanh hơn và thực hiện được những miếng vá đẹp hơn. Có người thợ khi cắt xong miếng vá, đưa lên ngắm nghía và thấy không hài lòng, lại tỉ mỉ dùng kéo cắt lại đường viền chung quanh cho thật đẹp. Kể cũng lạ, chỉ là một miếng vá rồi sẽ nằm yên bên trong vỏ xe chẳng còn ai trông thấy, thế mà người làm ra nó vẫn muốn cho đẹp hơn, tốt hơn! Có lần, tôi không ngăn được sự tò mò đã đặt câu hỏi về việc này. Anh thợ nhìn tôi có vẻ hơi ngạc nhiên rồi vui vẻ giải thích: “Tuy chẳng là bao nhiêu, nhưng đã lấy tiền của khách thì phải làm cho xứng đáng. Nếu đường viền của miếng vá không được cắt kỹ, miếng vá sẽ rất dễ bị bong ra.”

Làm sao chúng ta có thể không trân trọng những cách suy nghĩ như thế? Ai có thể cho rằng những công việc nhỏ nhoi là đáng xem thường? Trong thực tế, có biết bao kẻ quyền cao chức trọng nhưng lại không thể hiện được một tinh thần trách nhiệm tương tự như thế!

Vì thế, tôi luôn cho rằng không có nghề nghiệp nào là thấp hèn hay cao quý, chỉ có những con người trong khi thực hiện công việc của mình đã tạo nên sự thấp hèn hay cao quý mà thôi. Những công việc khác nhau trong xã hội thể hiện những năng lực và trình độ chuyên môn, trí tuệ khác nhau, nhưng điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng sẽ tạo nên những con người thấp hèn hay cao quý. Ai cũng tin rằng những người làm thầy thuốc hoặc thầy giáo là cao quý, nhưng thực tế cho thấy vẫn có những bác sĩ vô lương tâm hoặc những giáo viên thiếu phẩm chất đạo đức. Ngược lại, trong số công nhân lao động ngày đêm thực hiện những công việc tưởng chừng như nhỏ nhặt, không quan trọng lại cũng có không ít những tấm gương vị tha, giàu tinh thần trách nhiệm và đạo đức.

Bởi vậy, công việc không chỉ đơn thuần là công việc như nhiều người vẫn tưởng. Nếu chúng ta biết nhìn sâu hiểu đúng thì hết thảy mọi công việc đều đáng trân trọng, vì tất cả đều đang góp phần làm đẹp hơn cho xã hội. Công việc của mỗi người bao giờ cũng là sự biểu hiện của nhân cách, năng lực, trí tuệ và những phẩm chất đạo đức của con người đó. Nếu hiểu được như thế, chúng ta sẽ thấy yêu quý công việc của mình hơn. Và đó chính là một trong những điều kiện tất yếu để có được niềm vui trong công việc.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2012(Xem: 6760)
Lá thư hàng tháng của Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu (tháng 4/2012) có đưa ra trong phần tin tức một bài tổng kết về sự hiện diện của Phật Giáo tại Phi Châu. Từ nhiều thế kỷ nay lục địa mênh mông và p
31/03/2012(Xem: 11332)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
30/03/2012(Xem: 12792)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
25/03/2012(Xem: 4691)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
15/03/2012(Xem: 5875)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 53028)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 4067)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 4271)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 7532)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 9611)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]