Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Mơ và thực

18/02/201111:50(Xem: 4904)
2. Mơ và thực

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Mơ và thực

Này người bạn trẻ, giấc mơ Phù Đổng của chúng ta là một giấc mơ tạo nên hoài bão lớn, và một khi đã có hoài bão lớn thì đó lại là quá trình vươn đến hiện thực chứ không chỉ còn là những ước mơ suông.

Chúng ta mơ ước trở thành những học giả, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo... tài ba lỗi lạc, nhưng đó không chỉ là những ước mơ suông, mà phải là mục tiêu hướng đến để thực hiện bằng những nỗ lực thiết thực trong học tập và rèn luyện. Chúng ta không thể nuôi những mơ ước đó mà không thực hiện chúng ngay từ những bài luận văn xuất sắc ở học đường, từ những nỗ lực không mệt mỏi nơi giảng đường đại học...

Chúng ta mơ ước về một tương lai huy hoàng rực rỡ của đất nước, nhưng đó không chỉ là những ước mơ suông, mà phải là mục tiêu hướng đến để thực hiện bằng những nỗ lực trong việc đóng góp và xây dựng cộng đồng quanh ta, từ thôn ấp, làng xã cho đến tỉnh thành... Một đất nước văn minh và thực sự vươn lên tiến bộ chỉ có thể có được khi mỗi người dân đều văn minh tiến bộ, đều được học hành tốt và có cuộc sống thực sự hạnh phúc để phát triển toàn diện cả tinh thần lẫn vật chất, cả thân thể và trí tuệ... Chúng ta không thể nuôi những ước mơ đó mà không thực hiện chúng ngay từ những đóng góp nhiệt tình và tích cực của bản thân để xây dựng cộng đồng quanh mình, cho dù đó là một tổ dân phố giữa lòng thủ đô hay một thôn ấp xa xôi vùng biên giới, một làng xã nhỏ nhoi hay một tỉnh thành rộng lớn, ta phải góp phần làm cho mọi người quanh ta đều sống tốt hơn và tích cực hơn...

Giấc mơ của chúng ta chắc chắn sẽ thành hiện thực, vì nó được xây dựng từ những cơ sở hiện thực. Khi chúng ta mơ ước mọi người dân Việt đều sẽ có một nếp sống tốt đẹp và đạo đức để góp phần xây dựng đất nước không còn những tội lỗi xấu xa, đó là chúng ta xuất phát từ bản chất tốt đẹp vốn có của tất cả mọi người, nên cho dù giấc mơ ấy có vẻ như còn rất xa vời, nhưng chắc chắn rồi có một ngày nó sẽ trở thành hiện thực. Ồ không, tôi phải nói một cách chính xác hơn là, với những nỗ lực của chúng ta thì giấc mơ ấy đang từng ngày, từng ngày trở thành hiện thực: nó đang dần dần trở thành hiện thực!

Này người bạn trẻ, có thể là mỗi chúng ta đều có những điều nào đó không hài lòng với hiện thực đang sống, nhưng điều đó không ngăn cản ta nuôi dưỡng những ước mơ. Và nếu bạn thực sự mong muốn một ước mơ trở thành hiện thực thì chỉ có một cách duy nhất là bạn phải tự làm điều đó.

Sự hoàn thiện của một cộng đồng chính là xuất phát từ sự hoàn thiện của từng cá nhân trong cộng đồng ấy. Vì thế, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn và mơ ước, chúng ta phải biết làm tất cả những gì trong phạm vi khả năng của mình để biến ước mơ trở thành sự thật.

Chúng ta cũng phải biết học hỏi và rèn luyện để tự mình trở thành một thành viên tốt của cộng đồng. Và muốn vậy, ta cần nhớ một điều là: chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều trong cuộc sống sau khi đã rời mái nhà trường. Đơn giản chỉ là vì trường học không thể dạy cho ta tất cả những gì cần đến trong cuộc sống, ngay cả khi đó là đại học hay cao học. Hơn thế nữa, còn có những bài học chưa bao giờ được đưa vào sách vở, nhưng khi người ta chưa am hiểu chúng thì sẽ chưa thực sự trưởng thành...



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/07/2011(Xem: 5872)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 7318)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 6159)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 5508)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 5732)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 3811)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 5834)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
23/06/2011(Xem: 15155)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 10892)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
31/05/2011(Xem: 3589)
Khái niệm “kinh tế học Phật giáo” đã trở nên có ý nghĩa từ sau khi cuốn “Nhỏ Thì Đẹp” (Small is Beautiful) của E.F. Schumacher được xuất bản vào cuối nữa thế kỷ 20. Kinh tế học hiện đại, được xác định như một ngành khoa học xã hội với những phương pháp cụ thể - đặc điểm của khoa học xã hội và tự nhiên, đã xem tất cả những vấn đề đạo đức là nằm bên ngoài lĩnh vực kinh tế.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567