Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Mơ và thực

18/02/201111:50(Xem: 4917)
2. Mơ và thực

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang

Mơ và thực

Này người bạn trẻ, giấc mơ Phù Đổng của chúng ta là một giấc mơ tạo nên hoài bão lớn, và một khi đã có hoài bão lớn thì đó lại là quá trình vươn đến hiện thực chứ không chỉ còn là những ước mơ suông.

Chúng ta mơ ước trở thành những học giả, bác sĩ, kỹ sư, nhà giáo... tài ba lỗi lạc, nhưng đó không chỉ là những ước mơ suông, mà phải là mục tiêu hướng đến để thực hiện bằng những nỗ lực thiết thực trong học tập và rèn luyện. Chúng ta không thể nuôi những mơ ước đó mà không thực hiện chúng ngay từ những bài luận văn xuất sắc ở học đường, từ những nỗ lực không mệt mỏi nơi giảng đường đại học...

Chúng ta mơ ước về một tương lai huy hoàng rực rỡ của đất nước, nhưng đó không chỉ là những ước mơ suông, mà phải là mục tiêu hướng đến để thực hiện bằng những nỗ lực trong việc đóng góp và xây dựng cộng đồng quanh ta, từ thôn ấp, làng xã cho đến tỉnh thành... Một đất nước văn minh và thực sự vươn lên tiến bộ chỉ có thể có được khi mỗi người dân đều văn minh tiến bộ, đều được học hành tốt và có cuộc sống thực sự hạnh phúc để phát triển toàn diện cả tinh thần lẫn vật chất, cả thân thể và trí tuệ... Chúng ta không thể nuôi những ước mơ đó mà không thực hiện chúng ngay từ những đóng góp nhiệt tình và tích cực của bản thân để xây dựng cộng đồng quanh mình, cho dù đó là một tổ dân phố giữa lòng thủ đô hay một thôn ấp xa xôi vùng biên giới, một làng xã nhỏ nhoi hay một tỉnh thành rộng lớn, ta phải góp phần làm cho mọi người quanh ta đều sống tốt hơn và tích cực hơn...

Giấc mơ của chúng ta chắc chắn sẽ thành hiện thực, vì nó được xây dựng từ những cơ sở hiện thực. Khi chúng ta mơ ước mọi người dân Việt đều sẽ có một nếp sống tốt đẹp và đạo đức để góp phần xây dựng đất nước không còn những tội lỗi xấu xa, đó là chúng ta xuất phát từ bản chất tốt đẹp vốn có của tất cả mọi người, nên cho dù giấc mơ ấy có vẻ như còn rất xa vời, nhưng chắc chắn rồi có một ngày nó sẽ trở thành hiện thực. Ồ không, tôi phải nói một cách chính xác hơn là, với những nỗ lực của chúng ta thì giấc mơ ấy đang từng ngày, từng ngày trở thành hiện thực: nó đang dần dần trở thành hiện thực!

Này người bạn trẻ, có thể là mỗi chúng ta đều có những điều nào đó không hài lòng với hiện thực đang sống, nhưng điều đó không ngăn cản ta nuôi dưỡng những ước mơ. Và nếu bạn thực sự mong muốn một ước mơ trở thành hiện thực thì chỉ có một cách duy nhất là bạn phải tự làm điều đó.

Sự hoàn thiện của một cộng đồng chính là xuất phát từ sự hoàn thiện của từng cá nhân trong cộng đồng ấy. Vì thế, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn và mơ ước, chúng ta phải biết làm tất cả những gì trong phạm vi khả năng của mình để biến ước mơ trở thành sự thật.

Chúng ta cũng phải biết học hỏi và rèn luyện để tự mình trở thành một thành viên tốt của cộng đồng. Và muốn vậy, ta cần nhớ một điều là: chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều trong cuộc sống sau khi đã rời mái nhà trường. Đơn giản chỉ là vì trường học không thể dạy cho ta tất cả những gì cần đến trong cuộc sống, ngay cả khi đó là đại học hay cao học. Hơn thế nữa, còn có những bài học chưa bao giờ được đưa vào sách vở, nhưng khi người ta chưa am hiểu chúng thì sẽ chưa thực sự trưởng thành...



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 36522)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26605)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22645)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 36129)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
11/10/2013(Xem: 8548)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
26/06/2013(Xem: 4014)
Éric Rommeluère là một nhà sư ngườiPháp sinh năm 1960, khởi sự tập thiền từ năm 1978 dưới sự hướng dẫn của thiềnsư Teisen Deshimaru. Một năm sau ông xin quy y và hai năm sau đó thì ông chínhthức xuất gia và thụ phong tỳ-kheo. Éric Rommeluère ngày nay đã trở thành một vịthiền sư rất năng động
26/05/2013(Xem: 6029)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
13/05/2013(Xem: 3292)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu. Điều này dễ hiểu bởi vì khi tín đồ bành trướng thì sức mạnh chính trị bành trướng. Khi sức mạnh chính trị bành trướng thì khống chế được chính quyền hoặc chiếm đoạt được chính quyền. Khi chiếm đoạt được chính quyền thì chính quyền là phương tiện mạnh nhất để áp đặt hoặc bành trướng hoặc cải đạo hàng loạt. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo về kế hoạch cải đạo quy mô mà Á Châu là mảnh đất màu mỡ nhất để thi hành kế hoạch này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là “chiến tranh văn hóa”.
05/05/2013(Xem: 3531)
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đềhiện đại” là một tuyển tập các bài viết của các giáo sư Phật học và các nhàkhoa học nổi tiếng thế giới về các vấn đề thời đại, dưới cái nhìn Phật giáo.Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm đã dày công sưu tầm và phiên dịch các bài nghiên cứu đặcsắc và có giá trị nghiên cứu này, góp phần làm phong phú nền Phật học Việt Nam.
04/05/2013(Xem: 3215)
Có thể nói rằng một trong những học thuyết nổi bật của Phật giáo Đại thừa là học thuyết Bồ-tát, mặc dù khái niệm Bồ-tát đã xuất hiện trước đó trong Phật giáo Theravāda. Với việc xây dựng hình tượng Bồ-tát lý tưởng đi cùng với những nguyên tắc tu tập và thệ nguyện cứu độ chúng sanh, Phật giáo Đại thừa thể hiện là một tôn giáo đề cao tinh thần nhập thế tích cực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567