Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Suy tư hằng ngày về bài thơ

17/12/201016:28(Xem: 12987)
11. Suy tư hằng ngày về bài thơ

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT
ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG TP. Hồ Chí Minh 2010

11
SUY TƯ HẰNG NGÀY VỀBÀI THƠ

« Giống như sức mạnh củamột thác nước rót xuống / Nước không không thể đổ ngược trở lên / Những chuyểnđộng của kiếp sống con người cũng thế / Không chuyển ngược lại được Phật

Sau đây là nguyênbản bài thơ của ngài Ban-thiền Lạt-ma:

Ước vọng được giải thoátkhỏi những hiểm nguy của Giai đoạn Chuyển tiếp, Người can trường thoát khỏi sựsợ hãi

Tiết 1

Bản thân tôi và toàn thểkhông phân biệt bất cứ sinh linh nào trong không gian, xin qui y chư Phật củaquá khứ, của hiện tại, của tương lai, xin qui y Pháp, xin qui y Tăng,
Cho đến khi nào đượchoàn toàn giác ngộ.
Cho chúng tôi được giảithoát khỏi sự sợ hãi trong kiếp sống hiện tại, trong giai đoạn chuyển tiếp, vàcho cả về sau.

Tiết 2

Cho chúng tôi xin rúttỉa thật nhiều tinh anh từ thân xác đang chống đỡ sự sống này
Không xao lãng bởi nhữngviệc vô ích trong kiếp sống hiện tại.
Chính cơ sở vững chắcđó, tuy khó đạt được nhưng dễ bị hủy diệt
Sẽ giúp chúng tôi cơ maylựa chọn giữa ích lợi và mất mát, giữa tiện nghi và bần hàn.

Tiết 3

Xin cho chúng tôi đượchiểu rằng không nên phung phí một giây phút nào,
Cái chết được biết chắcchắn, nhưng giờ chết không sao biết trước được,
Những gì kết hợp sẽ phântán, những gì tom góp sẽ hủy diệt.
Đi xuống bắt đầu từ nơitột đỉnh. Cứu cánh của sự sinh là cái chết.

Tiết 4

Cho chúng tôi được giảithoát khỏi sự đau đớn vô biên gây ra từ đủ loại nguyên nhân đưa đến cái chết,
Trong thế giới của nhậnđịnh sai lầm giữa chủ thể và đối tượng này,
Xác thân ảo ảnh, cấu tạobằng tứ đại ô nhiễm
Kể cả tâm linh, đang bắtđầu tan rã.

Tiết 5

Chúng tôi xin được tránhkhỏi những sinh khởi sai lạc do lỗi lầm
Trong giờ phút cuối cùngđầy thất vọng, và từ nơi xác thân được trau chuốt cẩn thận này
Những kẻ thù khiếp đảmvà những hung thần của cái chết hiện ra.
Đưa chúng tôi đến chỗ tựhủy diệt bằng khí giới của ba thứ nọc độc là xa hoa, hận thù và lầm lẫn.

Tiết 6

Cho chúng tôi vẫn cònnhớ lại những lời giáo huấn khi tu học
Trong lúc các y sĩ đã bótay và nghi lễ đã chấm dứt
Bạn hữu không còn hyvọng gì về sự sống của chúng tôi
Và chúng tôi cũng chẳngcòn gì để có thể vớt vát được nữa.

Tiết 7

Xin cho chúng tôi vữngtin với sự hân hoan và tuyệt vời
Trong khi miếng ăn vàcủa cải tom góp bằng sự ích kỷ phải bỏ lại
Những người thân vô cùngyêu mến và thân thiết phải vĩnh viễn xa lìa
Để đơn độc bước vào mộthoàn cảnh thật hiểm nguy.

Tiết 8

Cho chúng tôi phát hiệnđược tinh thần đạo đức cực mạnh
Trong lúc tứ đại gồmđất, nước, lửa và khí tan biến dần dần
Sinh lực biến mất, miệngvà mũi trở nên khô và teo lại
Hơi ấm tan đi, hơi thởhổn hển và tiếng khò khè vang lên.

Tiết 9

Chúng tôi xin đạt đượcdạng thể tâm thức trong đó cái chết không hiện hữu
Trong lúc ảo giác của sợhãi và kinh khiếp hiện ra
Nhất là ảo ảnh, khói vàđom đóm xuất hiện.
Đồng thời tột đỉnh củatám mươi ý niệm cũng biến mất.

Tiết 10

Xin cho chúng tôi giữđược tâm thức và nội quan vững mạnh
Trong khi sinh khí bắtđầu tan dần trong tâm thức
Trong khi luồng hơi thởbên ngoài chấm dứt và những biểu hiện thô thiển đối nghịch cũng bắt đầu tanbiến
Đồng thời hình ảnh giốngnhư đóm lửa của một ngọn đèn dầu hiện ra.

Tiết 11

Chúng tôi xin được hiểurõ bản chất thực sự của chính chúng tôi
Nhờ vào du-già đã xemchu trình của sinh tử và cả niết bàn đều là hư vô.
Trong lúc ảo giác giatăng và những gì thực hiện sắp hoàn tất cũng tan biến – cái khởi thủy tan trongcái tột cùng.
Tiếp theo là những giáccảm phát sinh giống như ánh trăng, ánh sáng mặt trời, và bóng tối lan tràn.

Tiết 12

Xin ánh sáng trong suốtcủa mẹ và con gặp nhau
Trong khi sự thực hiệngần như sắp hoàn tất, tự nó cũng tan dần trong hư không
Xin mọi sự sinh sôi chấmdứt
Và cảm giác tương tợ nhưbầu trời mùa thu không ô nhiễm sẽ bừng lên.

Tiết 13

Chúng tôi xin được lắngvào trạng thái thật sâu của thiền định.
Trong tinh anh cực mạnhphát sinh từ sự kết hợp giữa phúc hạnh bẩm sinh và Tánh không.
Xuyên qua quá trình bốngiai đoạn của Tánh không, trong lúc xảy ra hiện tượng tan rã của thể tạng màutrắng giống như ánh trăng,
Gây ra vì lửa của Sứcmạnh Âm tính nhanh như một tia chớp.

Tiết 14

Chúng tôi ước mong xinđạt được thể dạng thiền định sâu xa về ảo giác
Để thay vào trạng tháitrung gian, khi rời khỏi ánh sáng trong suốt,
Để vượt lên và đạt đượcdạng thể một Thân xác Đại hạnh với những dấu hiệu và vẻ đẹp đầy vinh quang vàsáng ngời của một vị Phật,
Phát hiện từ khí lực vàbản thể của ánh sáng trong suốt của cái chết.

Tiết 15

Do nơi nghiệp, khi giaiđoạn trung gian xảy ra,
Chúng tôi cầu xin mọibiểu hiện sai lầm đều được tẩy sạch,
Nhờ vào sự phân tích cấpthời và ý thức được tính chất không thực của mọi hiện hữu nội tại
Của mọi khổ đau do sinhvà tử, và của cả giai đoạn trung gian.

Tiết 16

Chúng tôi xin được táisinh nơi cõi Tịnh độ
Nhờ vào du-già để biếncải những gì bên ngoài, bên trong và sự thần bí
Bằng những biểu hiện đủloại, bốn ý nghĩa của sự đảo ngược các thành phần,
Ba loại hiển hiện khiếpđảm và những sự hoang mang, đang phát sinh.

Tiết 17

Chúng tôi xin được tái sinhtrong một thân xác cao đẹp
của một người tu tậpTan-tra biết sử dụng không gian,
trong thân xác của một nhàsư, hoặc của một người thế tục nhưng thấu triệt được ba cách tu tập
Chúng tôi cũng xin đạt chođược con đường Đạo hạnh đưa đến hai giai đoạn là sự sáng tạo và thực hiện
Để nhanh chóng đạt được cácHiện Thân của Phật: Thân chính Giác
Thân Đại Hạnh, và Thân BiếnHóa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 5044)
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
12/11/2010(Xem: 21447)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
04/11/2010(Xem: 7411)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
27/10/2010(Xem: 12940)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 10897)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 9446)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 9194)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 10878)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4696)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4667)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]