Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VI. Những Tiếp Cận Sai Lầm Đối Với Cởi Bỏ Tình Trạng Bị Quy Định

11/12/201017:01(Xem: 9047)
VI. Những Tiếp Cận Sai Lầm Đối Với Cởi Bỏ Tình Trạng Bị Quy Định

J. KRISHNAMURTI
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010

VI- NHỮNG TIẾP CẬN SAI LẦM ĐỐI VỚI CỞI BỎ TÌNH TRẠNG BỊ QUY ĐỊNH

+Ham muốn, Ý chí, Nỗ lực, Chọn lựa

Nỗ lực không khai quang bất kỳ những vấn đề nào của chúng ta.

. . . nếu chúng ta tạo ra một nỗ lực từ trung tâm của cái tôi, chắc chắn nó phải sản sinh nhiều xung đột thêm, nhiều hỗn loạn thêm, nhiều đau khổ thêm. Tuy nhiên, chúng ta tiếp tục tạo ra nỗ lực này kế tiếp nỗ lực khác. Và chẳng bao nhiêu người trong chúng ta nhận ra rằng hoạt động tự-cho mình là trung tâm của nỗ lực không khai quang bất kỳ những vấn đề nào của chúng ta; trái lại, nó gia tăng sự hỗn loạn của chúng ta và sự đau khổ của chúng ta và sự phiền muộn của chúng ta. Chúng ta biết điều này. Và tuy nhiên, chúng ta tiếp tục, trong chừng mực nào đó đang hy vọng phá vỡ hoạt động tự-cho mình là trung tâm này của nỗ lực, hành động của ý muốn.

Luân đôn, nói chuyện trước công chúng lần thứ năm

Ngày 23 tháng 4 năm 1952

Tuyển tập những Lời giảng

Người suy nghĩ và những suy nghĩ của anh ấy là kết quả của sự ham muốn.

N

gười hỏi: Liệu xung đột có thể kết thúc mà không có sức mạnh của ý chí?

Krishnamurti: Nếu không hiểu rõ những phương cách của xung đột và làm thế nào nó hiện diện, liệu có giá trị bao nhiêu khi chỉ kiềm chế hay thăng hoa xung đột, hay tìm ra một thay thế cho nó? Bạn có lẽ kiềm chế một căn bệnh, nhưng chắc chắn nó sẽ tự-bộc lộ lại trong một hình thức khác. Chính ý chí là xung đột, nó là kết quả của sự đấu tranh; ý chí là sự ham muốn có mục đích, được hướng dẫn. Nếu không hiểu rõ qui trình của ham muốn, chỉ kiểm soát nó là mời mọc sự hừng hực thêm nữa, sự đau khổ thêm nữa. Kiểm soát là lẩn tránh. Bạn có lẽ kiểm soát một em bé hay một vấn đề, nhưng thế là bạn đã không hiểu rõ em bé hay vấn đề. Hiểu rõ còn quan trọng hơn đến được một kết thúc. Hành động của ý chí là hủy diệt, bởi vì hành động hướng về một kết thúc là đang tự-khép kín, đang tách rời, đang cô lập. Bạn không thể làm câm lặng xung đột, ham muốn, bởi vì người tạo tác của sự nỗ lực, chính anh ấy lại là sản phẩm của xung đột, của ham muốn. Người suy nghĩ và những suy nghĩ của anh ấy là kết quả của sự ham muốn, và nếu không hiểu rõ sự ham muốn, mà là cái tôiđược đặt tại bất kỳ mức độ nào, thấp hoặc cao, cái trí vĩnh viễn bị trói buộc trong dốt nát. Con đường dẫn đến cái tối thượng không chạy qua ý chí, qua ham muốn. Cái tối thượng có thể hiện diện chỉ khi nào người tạo tác của nỗ lực không hiện diện. Do bởi ý chí mới nuôi dưỡng xung đột, sự ham muốn để trở thành hay để nhường đường cho cái tối thượng. Khi cái trí mà được sắp xếp vào chung qua sự ham muốn kết thúc – không nhờ vào nỗ lực – vậy là trong yên lặng đó, mà không là một mục tiêu, sự thật hiện diện.

Bình phẩm về Sống, tập 1

Có hòa bình chỉ khi nào không còn sự ham muốn để trở thành cái gì đó.

T

ất cả chúng ta đều muốn trở thành cái gì đó: một người yêu hòa bình, một anh hùng chiến tranh, một triệu phú, một người đạo đức, hay bất kỳ người nào bạn muốn. Chính sự ham muốn để trở thành hàm ý sự xung đột, và sự xung đột đó tạo ra chiến tranh. Có hòa bình chỉ khi nào không còn sự ham muốn để trở thành cái gì đó, và đó là trạng thái đúng thực duy nhất bởi vì trong trạng thái đó, một mình nó, có sáng tạo, có sự thật. Nhưng trạng thái đó hoàn toàn xa lạ đối với toàn cấu trúc của xã hội, mà là sự chiếu rọi của chính bạn. Bạn tôn thờ sự thành công. Thượng đế của bạn là sự thành công, người trao tặng những tước hiệu, những bằng cấp, địa vị, và uy quyền. Có một trận chiến liên tục bên trong chính bạn – sự đấu tranh để đạt được cái gì bạn thèm khát. Bạn không bao giờ có một khoảnh khắc an lạc, không bao giờ có an lạc trong quả tim của bạn bởi vì bạn luôn luôn đang đấu tranh để trở thành cái gì đó, để tiến bộ. Đừng hiểu sai từ ngữ tiến bộ. Những sự vật thuộc máy móc có tiến bộ, nhưng tư tưởng không bao giờ có thể tiến bộ ngoại trừ dựa vào trở thành riêng của nó.

New York, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 18 tháng 6 năm 1950

Tuyển tập những Lời giảng

Chỉ một cái trí hoang mang mới chọn lựa.

M

ột trong những quan niệm sai lầm là con người được tự do. Dĩ nhiên, con người được tự do để chọn lựa, nhưng khi anh ấy chọn lựa anh ấy đã ở sẵn trong xung đột rồi. Khi bạn thấy điều gì đó rất rõ ràng, vậy thì bạn không chọn lựa. Làm ơn, hãy quan sát sự kiện này trong chính bạn. Khi bạn thấy điều gì đó rất rõ ràng, còn chỗ nào cho sự cần thiết của chọn lựa? Không có chọn lựa. Chỉ một cái trí hoang mang mới chọn lựa, mà nói, ‘Điều này đúng, điều này sai, tôi phải làm điều này bởi vì nó đúng,’ và vân vân, không phải một cái trí chính xác, rõ ràng mà thấy một cách thẳng thắn. Đối với một cái trí như thế, không có chọn lựa. Bạn thấy, chúng ta nói rằng chúng ta chọn lựa và vì vậy chúng ta được tự do. Đó là một trong những dốt nát mà chúng ta đã sáng chế, nhưng tại cơ bản chúng ta không được tự do gì cả. Chúng ta bị quy định, và muốn tự do phải cần đến sự hiểu rõ lạ thường về tình trạng bị quy định này.

Varanasi, nói chuyện cùng học sinh lần thứ hai

Ngày 14 tháng 12 năm 1967

Tuyển tập những Lời giảng

___________________

 

+Quyền hành và Uy quyền

T

ự do là tại khởi đầu cũng như tại khúc cuối, và nếu bạn chấp nhận một uy quyền tại khởi đầu, bạn sẽ luôn luôn là một nô lệ tại khúc cuối.

New Delhi, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 19 tháng 11 năm 1967

Tuyển tập những Lời giảng

Sự kiện là cái trí của con người đang tìm kiếm quyền hành và, trong sự tìm kiếm quyền hành, nó mất đi tánh cá thể của nó.

T

ôi nghĩ một trong những lý do cơ bản để cho chúng ta không còn là những cá thể là sự kiện rằng chúng ta đang theo đuổi quyền hành; tất cả chúng ta đều muốn là người nào đó, ngay cả trong ngôi nhà, trong căn hộ, trong căn phòng. Giống như những quốc gia đang tạo ra sự căng thẳng của quyền hành, vì vậy mỗi con người tách rời luôn luôn đang tìm kiếm quyền hành để là cái gì đó trong sự liên hệ với xã hội: anh ấy muốn được công nhận như một người vĩ đại, như một viên chức có năng lực, như một họa sĩ tài năng, như một người tinh thần, và vân vân. Tất cả chúng ta đều muốn là cái gì đó, và sự ham muốn là cái gì đó nảy sinh từ sự thôi thúc có quyền hành. Nếu bạn tìm hiểu về chính bạn, bạn sẽ thấy rằng điều gì bạn muốn là sự thành công và sự công nhận thành công của bạn, không chỉ trong thế giới này, nhưng còn trong thế giới kế tiếp – nếu có một thế giới kế tiếp. Bạn muốn được công nhận và, bởi vì sự công nhận đó, bạn phụ thuộc vào xã hội. Xã hội chỉ công nhận những người có quyền hành, địa vị, thanh danh; và chính là sự hão huyền, sự kiêu ngạo của quyền hành, địa vị, thanh danh mà hầu hết chúng ta đang tìm kiếm. Động cơ phía dưới, sâu thẳm là sự kiêu hãnh của thành tựu, và kiêu hãnh này tự-khẳng định chính nó trong những phương cách khác nhau.

Bây giờ, chừng nào chúng ta còn đang tìm kiếm quyền hành trong bất kỳ phương hướng nào, tánh cá thể thực sự bị hủy diệt – không chỉ tánh cá thể riêng của chúng ta, nhưng còn cả tánh cá thể của những người khác. Tôi nghĩ đây là một sự kiên thuộc tâm lý cơ bản trong sống. Khi chúng ta tìm kiếm để là người nào đó. Nó có nghĩa rằng chúng ta ham muốn để được công nhận bởi xã hội; vì vậy chúng ta trở thành những nô lệ cho xã hội, chỉ là những răng cưa trong bộ máy của xã hội, và thế là chúng ta không còn là những cá thể. Tôi nghĩ đây là một vấn đề cơ bản, không phải để vội vã gạt đi. Chừng nào cái trí còn đang tìm kiếm bất kỳ hình thức nào của quyền hành – quyền hành qua một giáo phái, quyền hành qua sự hiểu biết, quyền hành qua của cải, quyền hành qua đạo đức – luôn luôn nó phải nuôi dưỡng một xã hội mà sẽ hủy diệt cá thể, bởi vì lúc đó cái trí của con người bị trói buộc và bị giáo dục trong một môi trường khuyến khích sự phụ thuộc tâm lý vào thành công. Sự phụ thuộc tâm lý hủy diệt cái trí rõ ràng mà đứng một mình, không bị vấy bẩn, và đó là cái trí duy nhất có thể suy nghĩ những vấn đề một cách thấu suốt như cá thể, không phụ thuộc vào xã hội và vào những ham muốn riêng của nó.

Vì vậy, cái trí luôn luôn đang tìm kiếm để là cái gì đó, và thế là đang củng cố ý thức riêng của nó về quyền hành, địa vị, thanh danh. Từ sự thôi thúc để là cái gì đó nảy sinh sự lãnh đạo, sự tuân phục, sự tôn thờ thành công; và vì vậy không còn sự nhận biết cá thể sâu thẳm về sự thật phía bên trong. Nếu người ta thực sự thấy toàn tiến trình này, vậy thì liệu ngay tại gốc rễ có thể cắt đứt sự tìm kiếm quyền hành riêng của người ta? Bạn hiểu ý nghĩa của từ ngữ quyền hànhđó? Sự ham muốn để thống trị, để chiếm hữu, để trục lợi, để phụ thuộc vào một người khác – tất cả điều đó được hàm ý trong sự tìm kiếm quyền hành này. Chúng ta có thể tìm ra những giải thích khác và tinh tế hơn, nhưng sự kiện là rằng cái trí con người đang tìm kiếm quyền hành và, trong sự tìm kiếm quyền hành, nó mất đi tánh cá thể của nó.

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ bảy

Ngày 25 tháng 3 năm 1956

Tuyển tập những Lời giảng

Được tự do khỏi xã hội hàm ý sự tự do thuộc tâm lý, đó là, hoàn toàn được tự do khỏi tham vọng, khỏi ganh tị, tham lam, quyền hành, địa vị, thanh danh.

. . . chừng nào bạn còn đang thâu lợi, ganh tị, tham vọng, tìm kiếm quyền hành, địa vị, thanh danh, xã hội ưng thuận nó; và dựa vào điều đó bạn đặt nền tảng hành động của bạn. Hành động đó được nghĩ là kính trọng, đạo đức. Nhưng nó không là đạo đức gì cả. Quyền hành trong bất kỳ hình thức nào là xấu xa: quyền hành của người chồng đối với người vợ hay của người vợ đối với người chồng, quyền hành của những người chính trị. Quyền hành càng độc đoán bao nhiêu, càng mù quáng bao nhiêu, càng tôn giáo bao nhiêu, nó càng xấu xa bấy nhiêu. Đó là một sự kiện, một sự kiện có thể quan sát được, có thể chứng thực được, nhưng xã hội ưng thuận nó. Tất cả các bạn đều tôn sùng người có quyền hành, và bạn đặt nền tảng hành động của bạn trên quyền hành đó. Vì vậy, nếu bạn quan sát rằng hành động của bạn được đặt nền tảng trên sự tham lam quyền hành, trên sự ham muốn thành công, trên sự ham muốn để là cái gì đó trong thế giới mục nát này, vậy là giáp mặt với sự kiện đó sẽ sáng tạo một hành động hoàn toàn khác hẳn, và đó là hành động đúng thực – không phải hành động mà xã hội đã áp đặt vào cá thể. Vì vậy luân lý của xã hội không là luân lý gì cả; nó là vô-luân lý; nó là một hình thức khác của tự-phòng vệ chính chúng ta, và thế là chúng ta đang dần dần bị hủy diệt bởi xã hội. Một con người muốn hiểu rõ tự do phải liên tục được tự do khỏi xã hội – thuộc tâm lý, không phải thuộc vật chất. Bạn không thể được tự do khỏi xã hội thuộc vật chất bởi vì, đối với mọi thứ, bạn phải phụ thuộc vào xã hội – quần áo bạn mặc, tiền bạc, và vân vân. Phía bên ngoài, không-thuộc tâm lý, bạn phụ thuộc vào xã hội. Nhưng được tự do khỏi xã hội hàm ý sự tự do thuộc tâm lý, đó là, được tự do khỏi tham vọng, khỏi ganh tị, tham lam, quyền hành, địa vị, thanh danh.

New Delhi, nói chuyện trước công chúng lần thứ tám

Ngày 14 tháng 2 năm 1962

Tuyển tập những Lời giảng

Uy quyền của tình trạng bị quy định của người ta . . . dẫn đến mọi hình thức của ảo tưởng.

N

gười ta phải tự-tìm ra cho chính người ta tại sao người ta tuân phục, tại sao người ta chấp nhận sự độc đoán này của uy quyền: uy quyền của vị giáo sĩ, uy quyền của những từ ngữ được in ra, Kinh thánh, những quyển kinh của Ấn độ, và mọi loại như thế. Liệu người ta có thể phủ nhận hoàn toàn uy quyền của xã hội? Tôi không có ý sự phủ nhận được tạo ra bởi những người lập dị của thế giới; đó chỉ là một phản ứng. Nhưng, liệu người ta có thể thực sự thấy rằng sự tuân phục phía bên ngoài này vào một khuôn mẫu là vô ích, gây hủy hoại cho một cái trí khao khát tìm được điều gì là sự thật, điều gì là chân lý? Và, nếu người ta phủ nhận uy quyền phía bên ngoài, liệu cũng có thể phủ nhận uy quyền phía bên trong, uy quyền của trải nghiệm? Liệu người ta có thể xóa sạch trải nghiệm? Đối với hầu hết chúng ta, trải nghiệm là sự hướng dẫn của hiểu biết. Chúng ta nói, ‘Tôi biết từ trải nghiệm’ hay ‘Trải nghiệm bảo tôi rằng tôi phải làm việc này,’ và trải nghiệm trở thành uy quyền phía bên trong của người ta. Và có lẽ điều đó còn hủy hoại hơn, còn xấu xa hơn uy quyền phía bên ngoài. Chính là uy quyền của tình trạng bị quy định của người ta mới dẫn đến mọi hình thức của ảo tưởng. Những người Thiên chúa giáo thấy những ảo cảnh của Christ, và những người Ấn giáo thấy những ảo cảnh của những Thượng đế của họ, mỗi người thấy do bởi tình trạng bị quy định riêng của anh ấy. Và chính đang thấy những ảo cảnh đó, chính đang trải nghiệm những ảo tưởng đó, làm cho anh ấy được kính trọng vô cùng, và anh ấy trở thành một vị thánh.

Luân đôn, nói chuyện trước công chúng lần thứ sáu

Ngày 14 tháng 5 năm 1961

Tuyển tập những Lời giảng

_________________

 

+Đổi mới

Thay đổi tổng thể không bao giờ có thể xảy ra bên trong khuôn mẫu của bất kỳ xã hội nào, dù xã hội đó là chuyên chế hoặc tạm gọi là dân chủ.

N

gười hỏi: . . . Tôi đã có đặc ân được gần gũi với một số những người đổi mới vĩ đại của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng, sự đổi mới, không phải sự cách mạng, là phương cách duy nhất thoát khỏi sự hỗn loạn này. Hãy quan sát Cách mạng Nga đã dẫn đến đâu! Không, thưa ông, những con người vĩ đại thực sự luôn luôn đã là những người đổi mới.

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ đổi mới?

Người hỏi: Đổi mới là từ từ hoàn thiện những điều kiện thuộc kinh tế và xã hội qua những kế hoạch khác nhau mà chúng ta đã lập thành hệ thống; nó sẽ giảm bớt sự nghèo khổ, xóa sạch những mê tín, loại bỏ những phân chia giai cấp, và vân vân.

Krishnamurti: Sự đổi mới như thế luôn luôn đang ở trong khuôn mẫu xã hội đang tồn tại. Một nhóm người khác có lẽ xuất hiện trên bậc thang cao nhất của quyền lực, lập pháp mới có lẽ được áp dụng, có lẽ có sự quốc hữu hóa của những ngành công nghiệp nào đó, và mọi chuyện của nó; nhưng nó luôn luôn ở trong cái khung hiện nay của xã hội. Đó là điều gì được gọi là đổi mới, đúng chứ?

Người hỏi: Nếu ông phản đối điều đó, vậy thì ông chỉ đang cổ vũ cách mạng . . .

Krishnamurti: Một cách mạng bên trong khuôn mẫu, bên trong cái khung của xã hội, không là cách mạng gì cả; nó có lẽ tiến bộ hay thoái hóa nhưng, giống như sự đổi mới, nó chỉ là một tiếp tục được bổ sung của cái gì đã là. Dù sự đổi mới đó có cần thiết và tốt đẹp bao nhiêu, nó chỉ có thể tạo ra một thay đổi trên bề mặt, mà lại nữa sẽ cần đến sự đổi mới thêm nữa. Không có sự kết thúc cho qui trình này, bởi vì xã hội luôn luôn đang phân rã bên trong khuôn mẫu của sự tồn tại riêng của nó.

Người hỏi: Vậy thì thưa ông, ông xác nhận rằng tất cả đổi mới, dù gây lợi lộc bao nhiêu, chỉ là công việc chắp vá, và không một lượng đổi mới nào có thể tạo ra một thay đổi tổng thể của xã hội?

Krishnamurti: Sự thay đổi tổng thể không bao giờ có thể xảy ra bên trong khuôn mẫu của bất kỳ xã hội nào, dù xã hội đó là chuyên chế hay tạm gọi là dân chủ.

Người hỏi: Một xã hội dân chủ không có ý nghĩa và xứng đáng nhiều hơn một chính thể chuyên chế hoặc cảnh sát hay sao?

Krishnamurti: Dĩ nhiên.

Người hỏi: Vậy thì, ông có ý gì qua từ ngữ khuôn mẫu của xã hội?

Krishnamurti: Khuôn mẫu của xã hội là sự liên hệ của con người được đặt nền tảng trên tham vọng, ganh tị, trên sự ham muốn quyền hành của tập thể hay cá thể, trên thái độ thứ bậc, trên những học thuyết, những giáo điều, những niềm tin. Một xã hội như thế có lẽ và thường thường tự nhận là tin tưởng tình yêu, tin tưởng tốt lành; nhưng nó luôn luôn sẵn sàng giết chóc, tham gia chiến tranh. Bên trong khuôn mẫu, thay đổi không là thay đổi gì cả, dù dường như nó có lẽ cách mạng bao nhiêu. Khi bệnh nhân cần một giải phẫu chính, quả là dốt nát khi chỉ giảm nhẹ những triệu chứng.

Người hỏi: Nhưng ai sẽ là người giải phẫu?

Krishnamurti: Bạn phải tự-giải phẫu về chính bạn, và không phụ thuộc vào người nào đó, dù bạn có lẽ nghĩ một người chuyên môn giỏi đến chừng nào. Bạn phải tự-thoát khỏi khuôn mẫu của xã hội, khuôn mẫu của tham lam, của thâu lợi, của xung đột.

Người hỏi: Liệu thoát khỏi khuôn mẫu của tôi sẽ gây ảnh hưởng xã hội?

Krishnamurti: Đầu tiên, hãy thoát khỏi nó, và thấy điều gì xảy ra. Ở bên trong khuôn mẫu và hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu tôi thoát khỏi là một hình thức của tẩu thoát, một tìm hiểu bị biến dạng và vô ích.

Bình phẩm về Sống, tập 3

_________________

 

+ Phân tích

Sự phân tích không là phương cách để hiểu rõ tầng ý thức bên trong.

T

ình trạng bị quy định của chúng ta, bên ngoài và bên trong, rất chặt chẽ và nặng nề, đúng chứ? Chúng ta là những người Thiên chúa giáo, những người Ấn giáo, những người Anh, những người Pháp, những người Đức, những người Ấn, những người Nga; chúng ta phụ thuộc vào điều này hay giáo hội đó cùng tất cả những giáo điều của nó, phụ thuộc vào chủng tộc này hay chủng tộc kia cùng tất cả gánh nặng thuộc lịch sử của nó. Trên bề mặt, những cái trí của chúng ta được giáo dục. Cái trí tầng bên ngoài được giáo dục tùy theo văn hóa chúng ta sống trong đó và, từ đó, người ta có lẽ thoát khỏi khá dễ dàng. Không quá khó khăn khi không còn là một người Anh, một người Ấn, một người Nga, hay bất kỳ người nào mà người ta tình cờ phải có, hay lìa bỏ một giáo hội hay tôn giáo đặc biệt. Nhưng khó khăn hơn nhiều khi cởi bỏ cái trí tầng ý thức bên trong, mà có một vai trò rất quan trọng trong sống của chúng ta hơn cái trí tầng ý thức bên ngoài. Sự giáo dục cái trí tầng ý thức bên ngoài có hữu dụng và cần thiết như một phương tiện kiếm sống hay thực hiện một chức năng nào đó, mà là điều gì sự giáo dục của chúng ta quan tâm nhất. Chúng ta được giáo dục để làm những công việc nào đó, để trong chừng mực nào đó vận hành một cách máy móc trong một phương hướng nào đó. Đó là sự giáo dục trên bề mặt của chúng ta. Nhưng phía bên trong, tầng ý thức bên trong, sâu thẳm, chúng ta là kết quả của nhiều ngàn năm của nỗ lực của con người; chúng ta là toàn bộ những đấu tranh của anh ấy, những hy vọng của anh ấy, những thất vọng của anh ấy, sự tìm kiếm mãi mãi về cái gì đó vượt khỏi của anh ấy, và đang chồng chất trải nghiệm này vẫn còn đang tiếp diễn bên trong chúng ta. Nhận biết được tình trạng bị quy định đó, và được tự do khỏi nó, cần đến nhiều chú ý.

Nó không là một vấn đề của sự phân tích bởi vì bạn không thể phân tích tầng ý thức bên trong. Tôi biết có những người chuyên môn gắng sức làm điều đó, nhưng tôi không tin họ có thể thực hiện được. Tầng ý thức bên trong không thể tiếp cận được bởi tầng ý thức bên ngoài. Tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao. Qua những giấc mộng, qua những bóng gió, qua những biểu tượng, qua những hình thức khác nhau của gợi ý, cái trí tầng ý thức bên trong cố gắng liên lạc với cái trí tầng ý thức bên ngoài. Những bóng gió và những gợi ý cần đến sự giải thích, và cái trí tầng ý thức bên ngoài giải thích chúng tùy theo tình trạng bị quy định của nó, những đặc điểm riêng của nó. Thế là, không bao giờ có sự hiệp thông hoàn toàn giữa hai tầng ý thức, và không bao giờ hiểu rõ trọn vẹn được tầng ý thức bên trong. Nó là cái gì đó mà chúng ta hoàn toàn không biết trong tổng thể của nó. Và vẫn vậy, nếu không hiểu rõ và được tự do khỏi tầng ý thức bên trong, cùng gánh nặng lịch sử của nó, toàn bộ câu chuyện dài của quá khứ, sẽ luôn luôn có một mâu thuẫn, một xung đột, một trận chiến đang diễn ra ác liệt phía bên trong.

Vì vậy, như tôi đã nói, sự phân tích không là phương cách để hiểu rõ tầng ý thức bên trong. Sự phân tích hàm ý một người phân tích, một người phân tích tách rời khỏi vật được phân tích. Có một phân chia và, nơi nào có một phân chia, không có hiểu rõ.

Bây giờ, đây là một trong những khó khăn của chúng ta, có lẽ khó khăn chính của chúng ta: được tự do khỏi toàn nội dung của tầng ý thức bên trong. Và liệu một việc như thế có thể xảy ra được? Tôi không biết liệu bạn đã từng thử tự-phân tích về chính bạn – phân tích điều gì bạn suy nghĩ, điều gì bạn cảm thấy, và cũng cả những động cơ, những ý định đằng sau những suy nghĩ và những cảm giác của bạn. Nếu bạn có phân tích, tôi chắc chắn bạn sẽ phát giác rằng sự phân thích không thể thâm nhập sâu lắm. Nó đến một chiều sâu nào đó, và ở đó nó ngừng lại. Muốn thâm nhập sâu thẳm, người ta phải kết thúc qui trình này của người phân tích đang liên tục phân tích, và thay vì như thế, bắt đầu chỉ lắng nghe, thấy, nhìn ngắm mọi suy nghĩ và mọi cảm giác mà không nói, ‘Điều này đúng và điều kia sai,’ mà không phê bình hay bào chữa. Khi bạn nhìn ngắm như thế, bạn sẽ phát giác rằng không có mâu thuẫn và thế là không có nỗ lực, và thế là có hiểu rõ tức khắc.

Nhưng, muốn thâm nhập rất sâu thẳm vào chính người ta, chắc chắn người ta phải được tự do khỏi tham vọng, khỏi ganh đua, khỏi ganh tị, tham lam. Và thực hiện điều đó rất khó khăn bởi vì ganh tị, tham lam, và tham vọng là chính bản chất của cấu trúc xã hội thuộc tâm lýmà chúng ta là một bộ phận. Đang sống như chúng ta là hiện nay trong một thế giới được cấu thành từ tham lợi, tham vọng, ganh đua – để được tự do hoàn toàn khỏi những sự việc này và tuy nhiên lại không bị hủy diệt bởi thế giới là nghi vấn thực sự.

Luân đôn, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 5 tháng 6 năm 1962

Tuyển tập những Lời giảng

Muốn gặp gỡ sự thách thức của cái mới mẻ, cái trí phải mới mẻ.

H

iểu rõ toàn qui trình của tình trạng bị quy định không đến với bạn qua sự phân tích hay sự tìm hiểu nội tâm bởi vì, khoảnh khắc bạn có người phân tích, chính người phân tích là bộ phận của nền quá khứ và vì vậy sự phân tích của anh ấy không có ý nghĩa. Đó là một sự kiện và bạn phải xóa sạch nó đi. Người phân tích mà tìm hiểu, mà phân tích sự việc anh ấy đang quan sát, chính anh ấy là bộ phận của tình trạng bị quy định và vì vậy, dù sự giải thích, sự hiểu rõ, sự phân tích của anh ấy có lẽ như thế nào, nó vẫn còn là bộ phận của nền quá khứ. Vì vậy, phương cách đó không có vượt khỏi, và phá vỡ nền quá khứ là cốt lõi bởi vì, muốn gặp gỡ sự thách thức của cái mới mẻ, cái trí phải mới mẻ; muốn tìm được Thượng đế, sự thật, hay bất kỳ điều gì bạn muốn, cái trí phải trong sáng, không bị vấy bẩn bởi quá khứ. Phân tích quá khứ, đạt được những kết luận qua một loạt những thử nghiệm, thực hiện những khẳng định và những phủ nhận và mọi chuyện của nó, hàm ý, trong chính bản thể của nó, sự tiếp tục của nền quá khứ trong những hình thức khác nhau. Khi bạn thấy sự thật của sự kiện đó, bạn sẽ khám phá rằng người phân tích kết thúc. Vậy là, không có thực thể tách khỏi nền quá khứ: chỉ có tư tưởng như nền quá khứ, tư tưởng là sự phản ứng của ký ức, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn bên trong, cá thể và tập thể.

Tự do Đầu tiên và Cuối cùng

_________________

+Phương pháp, Hệ thống, Khuôn mẫu

Không có phương pháp để cởi bỏ tình trạng bị quy định của bạn.

L

iệu một phương pháp sẽ cởi bỏ cho bạn? Không có phương pháp để cởi bỏ cho bạn. Chúng ta đã đùa giỡn với những từ ngữ này, chúng ta đã thực hiện tất cả những sự việc này được hàng thế kỷ – những đạo sư, những tu viện, Zen, phương pháp này hay phương pháp kia – với kết quả là bạn bị trói buộc, bạn là một nô lệ cho phương pháp, đúng chứ, và thế là bạn không được tự do. Phương pháp sẽ sản sinh kết quả; nhưng kết quả là hậu quả của sự hỗn loạn của bạn, của tình trạng bị quy định của bạn, và vì vậy nó vẫn còn bị quy định . . .

New Delhi, nói chuyện trước công chúng lần thứ hai

Ngày 18 tháng 12 năm 1966

Tuyển tập những Lời giảng

Muốn thấy sự thật, phải có tự do.

B

ạn có thể thấy rằng những người theo đuổi một hệ thống, thúc đẩy cái trí vào những luyện tập nào đó, chắc chắn quy định cái trí theo công thức đó; vì vậy, cái trí không được tự do. Chỉ cái trí được tự do mới có thể khám phá, không phải một cái trí bị quy định theo một khuôn mẫu, dù phương Đông hay phương Tây. Tình trạng bị quy định đều giống hệt, dù bạn có lẽ gọi nó bằng bất kỳ cái tên nào. Muốn thấy sự thật, phải có tự do, và một cái trí bị quy định theo một khuôn mẫu không bao giờ có thể thấy sự thật.

New York, nói chuyện trước công chúng lần thứ năm

Ngày 2 tháng 7 năm 1950

Tuyển tập những Lời giảng

________________

+Tự-hoàn thiện

Thuộc tôn giáo . . . thuộc xã hội và chính trị, có sự thôi thúc liên tục của tự-hoàn thiện.

K

hắp thế giới có nghèo khổ khủng khiếp, như ở Châu á, và giàu có kinh ngạc, như trong quốc gia này; có sự tàn nhẫn, sự đau khổ, sự bất công, một ý thức của sống mà trong đó không có tình yêu. Khi thấy tất cả điều này, người ta phải làm gì? Sự tiếp cận trung thực đến vô số những vấn đề này là gì? Khắp mọi nơi những tôn giáo đã nhấn mạnh sự tự-hoàn thiện, sự vun đắp đạo đức, sự chấp nhận uy quyền, sự phục tùng những giáo điều, những niềm tin nào đó, sự thực hiện những nỗ lực mãnh liệt để tuân phục. Không chỉ thuộc tôn giáo, nhưng còn cả thuộc xã hội và thuộc kinh tế, có sự thôi thúc liên tục của tự-hoàn thiện: tôi phải cao cả hơn, hòa nhã hơn, ý tứ hơn, ít bạo lực hơn. Xã hội, cùng sự trợ giúp của tôn giáo, đã tạo ra văn hóa của tự-hoàn thiện trong ý nghĩa rộng rãi nhất của từ ngữ đó. Đó là điều gì mỗi người chúng ta đều luôn luôn đang cố gắng thực hiện; chúng ta đang cố gắng hoàn thiện chính chúng ta, mà hàm ý sự nỗ lực, kỷ luật, tuân phục, ganh đua, chấp nhận uy quyền, một ý thức của an toàn, sự bênh vực tham vọng. Và tự-hoàn thiện có sản sinh những kết quả rõ rệt nào đó: nó làm cho người ta càng có khuynh hướng xã hội nhiều thêm. Nó có ý nghĩa xã hội và không còn gì thêm, bởi vì tự-hoàn thiện không phơi bày sự thật tối thượng. Tôi nghĩ hiểu rõ điều này rất quan trọng.

Những tôn giáo mà chúng ta có không giúp đỡ chúng ta hiểu rõ sự thật, bởi vì tại cơ bản, chúng được đặt nền tảng, không phải trên sự từ bỏ cái tôi, nhưng trên sự tự-hoàn thiện, sự tinh lọc cái tôi, mà là sự tiếp tục của cái tôi trong những hình thức khác. Chỉ có ít người thoát khỏi xã hội, không phải thoát khỏi những trang trí phía bên ngoài của xã hội, nhưng thoát khỏi tất cả những hàm ý của một xã hội, mà được đặt nền tảng trên sự thâu lợi, trên ganh tị, trên so sánh, ganh đua. Xã hội này quy định cái trí vào một khuôn mẫu đặc biệt của tư tưởng, khuôn mẫu của tự-hoàn thiện, tự-điều chỉnh, tự-hy sinh; và chỉ những người có thể phá vỡ tất cả tình trạng bị quy định mới có thể khám phá cái mà không thể đo lường được bởi cái trí . . .

Vậy là, khắp mọi nơi xã hội đang quy định cá thể, và quy định này mang hình thức của tự-hoàn thiện, mà thực sự là sự tiếp tục của ‘cái tôi’, cái ngã, trong những hình thức khác nhau. Tự-hoàn thiện có lẽ là thô thiển hay nó có lẽ tinh tế khi nó trở thành sự rèn luyện của đạo đức, tốt lành, tạm gọi là tình yêu người hàng xóm của người ta, nhưng tại cơ bản nó là sự tiếp tục của ‘cái tôi’, mà là một sản phẩm của những ảnh hưởng bị quy định của xã hội. Tất cả nỗ lực của bạn đều dồn vào sự trở thành cái gì đó – hoặc ở đây, nếu bạn có thể thực hiện nó, hoặc nếu không, trong một thế giới khác – nhưng nó là cùng sự thôi thúc, cùng động cơ để khẳng định và tiếp tục ‘cái tôi’.

Ojai, nói chuyện trước công chúng lần thứ hai

Ngày 7 tháng 8 năm 1955

Tuyển tập những Lời giảng

Tự-hoàn thiện là sự tiến bộ trong đau khổ, không phải sự kết thúc của đau khổ.

C

ó sự tiến bộ trong tự-hoàn thiện: tôi có thể tốt lành hơn vào ngày mai, tử tế hơn, rộng lượng hơn, ít ganh tị hơn, ít tham vọng hơn. Nhưng liệu tự-hoàn thiện sẽ tạo ra một thay đổi hoàn toàn trong sự suy nghĩ của người ta? Hay liệu không có thay đổi gì cả, nhưng chỉ có sự tiến bộ? Sự tiến bộ hàm ý thời gian, đúng chứ? Tôi làm điều này ngày hôm nay, và tôi sẽ là cái gì đó tốt lành hơn vào ngày mai. Đó là, trong tự-hoàn thiện hay tự-từ bỏ hay tự-phủ nhận, có sự tiến bộ, sự dần dần của chuyển động về phương hướng của một sống tốt lành hơn, mà có nghĩa trên bề mặt đang điều chỉnh đến một môi trường sống tốt lành hơn, đang phục tùng vào một khuôn mẫu được hoàn thiện, đang bị quy định trong một phương cách cao cả hơn, và vân vân. Chúng ta thấy qui trình này luôn luôn đang xảy ra. Và chắc chắc bạn đã từng thắc mắc, giống như tôi, liệu sự tiến bộ có tạo ra một cách mạng cơ bản.

Đối với tôi, điều quan trọng không phải là tiến bộ nhưng cách mạng. Làm ơn, đừng bị kinh hãi bởi từ ngữ cách mạngđó, như hầu hết mọi người trong một xã hội rất tiến bộ như thế này. Nhưng đối với tôi có vẻ rằng, nếu chúng ta không hiểu rõ sự cần thiết lạ thường của sáng tạo không chỉ một tốt đẹp hơn thuộc xã hội nhưng một thay đổi cơ bản trong tầm nhìn, chỉ tiến bộ là tiến bộ trong đau khổ; nó có lẽ sản sinh sự yên lặng, sự êm đềm của đau khổ, nhưng không là sự kết thúc của đau khổ mà luôn luôn âm ỉ. Rốt cuộc, sự tiến bộ trong ý nghĩa của trở nên tốt lành hơn qua một khoảng thời gian thật ra là sự tiến bộ của ‘cái tôi’, cái ngã, cái vị kỷ. Chắc chắn, có sự tiến bộ trong tự-hoàn thiện, mà là nỗ lực tự-khẳng định để tốt lành, để nhiều hơn điều này và ít đi điều kia, và vân vân. Vì có tự-hoàn thiện trong những chiếc tủ lạnh và những chiếc máy bay, nên cũng có tự-hoàn thiện trong cái tôi, nhưng tự-hoàn thiện đó, sự tiến bộ đó, không làm tự do cái trí khỏi đau khổ.

. . . tự-hoàn thiện là sự tiến bộ trong đau khổ, không phải sự kết thúc của đau khổ.

Ojai, nói chuyện trước công chúng lần thứ tư

Ngày 14 tháng 7 năm 1955

Bạn đã chọn một phương hướng sai lầm. Bạn đã theo một con đường nhàm chán, lê thê và bạn đã khám phá rằng phương hướng hay con đường đó không dẫn bạn đến nơi nào bạn muốn đi.

N

hư một phương tiện để tạo ra một thay đổi trong chính chúng ta, chúng ta đã sử dụng tư tưởng: tư tưởng như ham muốn, tư tưởng như ý chí, tư tưởng đang theo đuổi một ý tưởng tùy theo đó chúng ta phải tuân phục, tư tưởng như thời gian. Tư tưởng nói, ‘Tôi là điều này’ hay ‘Tôi đã là điều này và tôi sẽ là điều kia.’ Chính tư tưởng đã trở thành một dụng cụ mà hy vọng tạo ra một cách mạng phía bên trong, tư tưởng là sự phản ứng của ký ức, mà là sự tích lũy của hàng thế kỷ trải nghiệm của con người và của cá thể riêng biệt.

Chúng ta là nền quá khứ đó – nó là chúng ta – và đối với bất kỳ sự thách thức nào, đối với bất kỳ vấn đề nào, đối với bất kỳ điều mới mẻ nào, chúng ta phản ứng tùy theo nền quá khứ đó, tùy theo tình trạng bị quy định của chúng ta. Liệu tư tưởng như ý chí, như ham muốn, như kiếm được, như mất đi có thể tạo ra một cách mạng trong chính chúng ta? Nếu tư tưởng sẽ không thể, vậy thì cái gì sẽ có thể? Chúng ta biết nó có ý nghĩa gì qua việc tư tưởng đang tạo ra một cách mạng, một thay đổi. Tôi nói với chính mình, ‘Tôi là điều này,’ dù nó là bất kỳ điều gì – sợ hãi, ganh tị, tham lam, đang theo đuổi sự thỏa mãn thuộc cá nhân riêng của tôi, đang vận hành trong một hoạt động tự cho mình là trung tâm. Tôi thấy điều đó, và tôi tự nói với chính mình, ‘Tôi phải thay đổi bởi vì nó quá đau đớn, nó quá xuẩn ngốc, nó quá thiếu chín chắn, có sự đau khổ.’ Tôi vận dụng ý chí, kiềm chế, kiểm soát, kỷ luật, mà là sự vận hành của tư tưởng, và tôi thấy rằng tôi không thay đổi gì cả. Tôi chuyển động trong một bộ phận khác của cùng lãnh vực. Có lẽ tôi ít cáu kỉnh hơn, nhiều hơn một chút điều này và ít hơn một chút điều kia, nhưng tư tưởng đã không cách mạng tinh thần của tôi, toàn thân tâm của tôi. Chắc chắn bạn cũng công nhận điều đó. Tư tưởng chỉ nuôi dưỡng xung đột nhiều hơn, đau khổ nhiều hơn, vui thú nhiều hơn, đấu tranh nhiều hơn. Vì vậy, điều gì sẽ tạo ra một thay đổi, một cách mạng bên trong lãnh vực này?

Khi bạn đưa ra câu hỏi đó về chính bạn, đáp án là gì? Bạn trả lời nó ra sao? Bạn đã đấu tranh suốt sống của bạn. Nếu bạn có dư tiền bạc, bạn đến nhờ vả một người phân tích; nếu bạn không, bạn nương tựa một giáo sĩ. Hay nếu bạn không như thế, bạn tự-quan sát về chính mình, tự-kiểm soát chính bạn, tự-kỷ luật chính bạn – bạn sẽ làm điều này, bạn sẽ làm điều kia, mười sự việc khác nhau. Tuy nhiên, từ đấu tranh đó không có nở hoa, không có vẻ đẹp, không có tự do, không có hòa bình: bạn chấm dứt trong một kết thúc chết rồi. Tất cả các bạn đều biết điều này nếu bạn đã thông qua sự tìm hiểu này. Vậy thì, điều gì sẽ tạo ra một thay đổi? Làm thế nào bạn sẽ trả lời nghi vấn này? Nó sẽ xứng đáng nhiều lắm nếu mỗi người sẽ tự-trả lời nghi vấn này cho chính anh ấy, tự-trả lời nó và không phải chờ đợi người nào đó chỉ bảo cho anh ấy. Nếu bạn đang chờ đợi người nào đó chỉ bảo cho bạn, bạn không đang học hành. Như tôi đã nói, chúng ta đang cùng nhau thực hiện một chuyến hành trình. Không có một người thầy và không có một người theo sau; không có uy quyền; chỉ có sự riêng biệt, sự cô đơn của khám phá và thâm nhập riêng của bạn. Nếu bạn tự-khám phá cho chính bạn, vậy thì từ tự-khám phá đó một năng lượng mới mẻ được sinh ra, một sống lại mới mẻ. Nhưng, nếu bạn chỉ đang chờ đợi người nào đó chỉ bảo cho bạn, vậy thì bạn quay trở lại khe rãnh cũ kỹ mà chẳng có ý nghĩa bao nhiêu.

Bạn trả lời nghi vấn này ra sao? Bạn đang theo một con đường, đến nơi nào đó, đến nhà của bạn. Bạn hỏi người nào đó và anh ấy bảo cho bạn rằng bạn đã theo phương hướng sai lầm. Bạn đã trải qua một con đường nhàm chán, lê thê, và bạn khám phá rằng phương hướng hay con đường đó không dẫn đến nơi bạn muốn đi. Bạn thực hiện nhiều tìm hiểu, và bạn phát hiện rằng con đường chẳng dẫn đến đâu cả. Vậy thì, bạn làm gì? Bạn ngừng lại, quay ngược và theo phương hướng khác. Nhưng đầu tiên, bạn ngừng lại; đầu tiên, bạn làm trống không cái trí của bạn, hay nói khác đi, cái trí tự-làm trống không chính nó, khỏi tất cả những khuôn mẫu, khỏi tất cả những công thức. Nó tự-làm trống không chính nó khỏi tất cả những thành trì của ký ức, và chính đang làm trống không toàn thân tâm là sự tiến hành của cách mạng. Nhưng không người nào có thể làm trống không cái trí mà bị cam kết, mà luôn luôn bị bận tâm, mà không bao giờ trống không. Một cái trí là trống không bởi vì đã lắng nghe, đã quan sát, đã nhìn ngắm tất cả chuyển động của nó, chuyển động tổng thể, việc đó có thể được thực hiện trong một lóe sáng. Khi bạn đã quan sát nó và đã thấy điều vô ích của sự suy nghĩ liên tục như một công cụ mà có thể tạo ra một cách mạng, vậy thì tự nhiên, khi bạn thấy tất cả điều đó, bạn ngoảnh mắt khỏi con đường cũ kỹ. Điều này chỉ có thể xảy ra khi cái trí, toàn tinh thần, hoàn toàn trống không. Trống không đó là chín chắn, và từ đó có một kích thước hoàn toàn khác hẳn của hoạt động và sống.

Saanen, nói chuyện trước công chúng lần thứ năm

Ngày 19 tháng 7 năm 1966

Tuyển tập những Lời giảng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2011(Xem: 12553)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 5551)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
17/03/2011(Xem: 3896)
Phật giáo là một phương cách sống và cũng là một quan điểm. Hai yếu tố này đã tạo thành một đạo Phật độc nhất trên thế gian. Vậy, phương cách sống của Phật giáo là gì và bằng cách nào để Phật giáo hội nhập vào giới hiện đại?
13/03/2011(Xem: 14623)
Các phần lý thuyết và thực hành chứa đựng trong sách này có tác dụng dẫn dắt tâm chúng ta đến chỗ thấu hiểu sâu xa hơn về sự sống và chết, về vô thường và khổ đau.
10/03/2011(Xem: 3677)
Ja-in (Jaïn) là một tôn giáo nhỏ nhưng rất lâu đời chủ trương một vài khái niệm giáo lý khá gần với Phật giáo. Tín ngưỡng này xuất hiện cùng thời hoặc có thể trước cả Phật giáo trong thung lũng sông Hằng và hiện nay vẫn còn tồn tại.
23/02/2011(Xem: 12048)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
22/02/2011(Xem: 10323)
Tập sách mỏng này chính là muốn chia sẻ với các bạn đôi điều về những giọt mồ hôi thanh thản, những giọt mồ hôi luôn mang lại cho bạn cả giá trị vật chất cũng như những giá trị tinh thần cao quý nhất!
21/02/2011(Xem: 9597)
Yêu thương là cội nguồn của hạnh phúc, thậm chí trong một chừng mực nào đó còn có thể nói rằng yêu thương chính là hạnh phúc, như hai mặt của một vấn đề không chia tách.
20/02/2011(Xem: 5466)
Quyển sách này là sáu nói chuyện Jiddu Krishnamurti trình bày tại những Trường đại học Ấn độ và những Học viện Công Nghệ Ấn độ giữa năm 1969 và năm 1984.
19/02/2011(Xem: 12465)
Mọi nỗ lực của chúng ta trong tất cả các lãnh vực nghiên cứu, xây dựng, rèn luyện... chung quy cũng đều là nhắm đến một đời sống hạnh phúc cho con người...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]