Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Những Vấn Đề Của Cởi Bỏ Tình Trạng Bị Quy Định

11/12/201016:59(Xem: 9317)
V. Những Vấn Đề Của Cởi Bỏ Tình Trạng Bị Quy Định

J. KRISHNAMURTI
CÁ THỂ VÀ XÃ HỘI
INDIVIDUAL & SOCIETY
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tháng 7-2010

V- NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CỞI BỎ TÌNH TRẠNG BỊ QUY ĐỊNH

Nhân loại, con người, đã làm mọi thứ để tạo ra một thay đổi cơ bản; và tuy nhiên, con người đã không thay đổi gì cả. Chúng ta là điều gì chúng ta đã là suốt hàng triệu năm!

V

ì vậy, câu hỏi của chúng ta là: Làm thế nào một bộ não cũng như cái trí, đó là, tổng thể con người – thuộc thân thể, thuộc hệ thần kinh – có thể hoàn toàn thay đổi? Làm thế nào con người có thể hoàn toàn thay đổi? Một thay đổi như thế là cần thiết – người ta thấy điều đó. Và, nếu không có một thay đổi, sẽ luôn luôn có chiến tranh – một quốc gia chống lại một quốc gia khác, một dân tộc chống lại một dân tộc khác, tất cả những tàn bạo khủng khiếp của chiến tranh, quốc gia của bạn chống lại một quốc gia khác, những khác biệt ngôn ngữ, những khác biệt kinh tế, những khác biệt xã hội, những khác biệt luân lý, và trận chiến liên tục, phía bên ngoài và phía bên trong – phải có một thay đổi. Bây giờ, làm thế nào người ta sẽ tạo ra nó?

Làm ơn, hãy thấy sự phức tạp lạ thường của câu hỏi này, điều gì được bao hàm trong nó. Con người đã thử quá nhiều cách – đi khỏi đến những tu viện, từ bỏ thế giới và trở thành vị khất sĩ, vào sâu trong những cánh rừng và tham thiền, nhịn ăn uống, trở thành một người độc thân, đã thực hiện mọi thứ mà anh ấy có thể tưởng tượng ra, đã thôi miên anh ấy, đã ép buộc anh ấy, đã tìm hiểu, đã phân tích ý thức của anh ấy, tầng bên ngoài và tầng bên trong – anh ấy đã làm mọi thứ để tạo ra một cách mạng cơ bản bên trong chính anh ấy. Và thế là anh ấy đã nhẫn tâm trong chính anh ấy, không những như một cá thể, nhưng còn như một con người – hai thực thể này hoàn toàn khác biệt. Cá thể là một thực thể địa phương: một người Hỏa giáo, một người Phật giáo, một người Hồi giáo, và vân vân. Cá thể bị quy định bởi môi trường sống. Nhưng con người vượt khỏi điều đó, anh ấy quan tâm đến con người tổng thể – không phải về quốc gia của anh ấy, những khác biệt ngôn ngữ, những chiến tranh và cãi cọ nhỏ nhen của anh ấy, những thần thánh bé tí tầm thường của anh ấy, và vân vân – anh ấy quan tâm đến trạng thái tổng thể của con người, xung đột của anh ấy, tuyệt vọng của anh ấy. Khi bạn thấy cái tổng thể, vậy thì bạn có thể thấy cái riêng biệt; nhưng cái riêng biệt không thể hiểu rõ cái tổng thể. Vì vậy, đối với một cá thể liên tục tìm hiểu nội tâm, sự tìm hiểu không có ý nghĩa gì cả bởi vì anh ấy vẫn còn quan tâm đến khuôn mẫu của sự tồn tại riêng của anh ấy, bị quy định bởi xã hội – trong đó được bao gồm tôn giáo và mọi chuyện của nó. Trái lại con người – như một con người đã sống được hai triệu năm – đã chịu đựng đau khổ, đã suy nghĩ, đã tìm hiểu . . . dù ở Nga, ở Trung quốc, ở Mỹ, hay ở đây.

Và nhân loại, con người, đã làm mọi thứ để tạo ra một thay đổi cơ bản; và tuy nhiên, tại cơ bản, con người đã không thay đổi gì cả. Chúng ta là cái gì chúng ta đã là suốt hai triệu năm! Con thú rất mạnh mẽ trong chúng ta. Con thú cùng tất cả tham lam, ganh tị, tức giận, tàn nhẫn vẫn còn tồn tại sâu thẳm trong những quả tim và những cái trí của chúng ta. Và chúng ta đã, qua tôn giáo, qua văn hóa, qua văn minh, chúng ta đã đánh bóng phía bên ngoài; chúng ta có những cư xử tốt lành hơn – có lẽ một ít người chúng ta có những cư xử tốt lành hơn. Chúng ta biết nhiều hơn một chút. Thuộc công nghệ, chúng ta đã tiến bộ rất xa. Chúng ta có thể bàn luận triết lý, văn chương phương Tây hay phương Đông; chúng ta có thể đi khắp thế giới. Nhưng phía bên trong, sâu thẳm, những gốc rễ đã bám chặt rất sâu.

Thấy tất cả điều này, làm thế nào người ta – bạn như một con người và tôi như một con người – làm thế nào chúng ta sẽ thay đổi? Chắc chắn không phải qua những giọt nước mắt, không phải qua trí năng, không phải qua tuân theo một học thuyết không tưởng nào đó, không phải qua sự chuyên chế phía bên ngoài, cũng không phải qua sự chuyên chế tự-áp đặt. Thế là, người ta loại bỏ tất cả điều này, và tôi hy vọng bạn cũng đã loại bỏ tất cả điều này. Bạn hiểu chứ? Xóa sạch quốc tịch của người ta; xóa sạch những thần thánh của người ta, truyền thống riêng của người ta, những niềm tin của người ta; xóa sạch tất cả những sự việc mà người ta đã được nuôi dưỡng để tin tưởng – xóa sạch tất cả điều này là một việc rất khó khăn khi thực hiện. Thuộc trí năng, có lẽ chúng ta đồng ý, nhưng sâu thẳm nơi tầng ý thức bên trong có sự khẳng định vào sự quan trọng của quá khứ, mà chúng ta bám vào.

Lúc này bạn biết vấn đề . . .

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ hai

Ngày 16 tháng 2 năm 1966

Tuyển tập những Lời giảng

Tư tưởng, mà là sản phẩm của ngày hôm qua, chỉ có thể phản ứng dựa vào ngày hôm qua, vào thời gian.

V

ì vậy, vấn đề là thế này: Tư tưởng bị quy định, bị cố định trong một khuôn mẫu. Tư tưởng phản ứng đến thách thức, mà luôn luôn mới mẻ, tùy theo quá khứ, vì vậy đang bổ sung cái mới mẻ. Tư tưởng, mà là sản phẩm của ngày hôm qua, chỉ có thể phản ứng dựa vào ngày hôm qua, vào thời gian. Khi bạn hỏi, ‘Làm thế nào tôi có thể phá vỡ khỏi sự độc đoán của tình trạng bị quy định?’ bạn đang đưa ra một câu hỏi sai lầm. Tư tưởng không bao giờ có thể được tự do. Tư tưởng chỉ có thể biết sự tiếp tục, không phải sự tự do. Tự do hiện diện khi tư tưởng không-hiện diện. Có tự do chỉ khi nào qui trình của sự tiếp tục kết thúc. Tư tưởng cho sự tiếp tục. Vì vậy, tư tưởng phải nhận biết được tình trạng bị quy định riêng của nó và không cố gắng trở thành cái gì đó. Trở thành cho sự tiếp tục đến tư tưởng và vì vậy không có tự do khỏi tình trạng bị quy định. Khi tư tưởng đang hoạt động, tích cực hay tiêu cực, vậy thì nó đang bị quy định, đang sản sinh sự tiếp tục được bổ sung.

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 18 tháng 1 năm 1948

Tuyển tập những Lời giảng

Dường như đối với tôi, sự khó khăn ở trong hiểu rõ sự kiện rằng bất kỳ hình thức của thay đổi nào trong một cái trí bị quy định chỉ mang lại một bị quy định khác, không phải một thay đổi.

N

gười ta có thể thấy bất kỳ sự thay đổi có ý thức nào đều không là thay đổi gì cả. Qui trình cố ý của tạo ra sự tự-hoàn thiện, vun đắp cố ý của một khuôn mẫu hay một hình thức hành động đặc biệt, không tạo ra một thay đổi gì cả, bởi vì nó chỉ là một chiếu rọi của sự ham muốn riêng của người ta, của nền quá khứ riêng của người ta, như một phản ứng. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều quan tâm đến vấn đề thay đổi này bởi vì chúng ta đang dò dẫm, chúng ta bị hoang mang. Và những người chúng ta đã có được sự nghiêm túc phải tràn đầy sinh lực để tìm hiểu nghi vấn của làm thế nào sáng tạo một thay đổi trong chính chúng ta. Đối với tôi, dường như sự khó khăn ở trong hiểu rõ sự kiện rằng bất kỳ hình thức của thay đổi nào trong một cái trí bị quy định chỉ mang lại một bị quy định khác, không phải một thay đổi. Nếu tôi, như một người Ấn giáo hay một người Thiên chúa giáo hay bất kỳ người nào bạn muốn, cố gắng thay đổi bên trong khuôn mẫu đó, nó không là thay đổi gì cả; có lẽ nó chỉ là một thay đổi dường như thích nghi hơn, tiện lợi hơn và tốt đẹp hơn, nhưng tại cơ bản, nó không là một thay đổi. Tôi nghĩ một trong những khó khăn lớn nhất mà chúng ta phải đối diện là chúng ta nghĩ chúng ta có thể thay đổi bên trong một khuôn mẫu; trái lại, chắc chắn, đối với một cái trí bị quy định bởi xã hội, bởi bất kỳ hình thức nào của văn hóa, để tạo ra một thay đổi có ý thức bên trong khuôn mẫu vẫn còn là một qui trình của bị quy định. Nếu điều đó rất rõ ràng, vậy thì tôi nghĩ sự tìm hiểu của chúng ta để tìm ra thay đổi là gì, nó có thể tạo ra một thay đổi cơ bản trong chính chúng ta như thế nào, trở thành rất lý thú, một chủ đề sinh động . . .

London, nói chuyện trước công chúng lần thứ tư

Ngày 24 tháng 6 năm 1955

Tuyển tập những Lời giảng

Khi một cái trí bị quy định tìm kiếm một đáp án cho một vấn đề, nó đang đi loanh quanh trong những vòng tròn; sự tìm kiếm của nó không có ý nghĩa.

V

ậy là, câu hỏi là làm thế nào để giải quyết, làm thế nào để tiếp cận vấn đề. Nếu bạn tiếp cận bất kỳ vấn đề nào bằng ý định tìm ra một đáp án, vậy thì đáp án sẽ tạo ra nhiều vấn đề hơn – mà quá rõ ràng. Điều gì quan trọng là thâm nhập vào vấn đề và bắt đầu hiểu rõ nó; và bạn có thể thực hiện được điều đó chỉ khi nào bạn không chỉ trích, chống đối, hay xua đuổi nó. Cái trí không thể giải quyết được vấn đề chừng nào nó còn đang chỉ trích, đang biện hộ, hay đang so sánh. Sự khó khăn không ở trong vấn đề, nhưng trong cái trí mà tiếp cận vấn đề bằng một thái độ chỉ trích, biện hộ, hay so sánh. Thế là, trước hết, bạn phải hiểu rõ làm thế nào cái trí của bạn bị quy định bởi xã hội, bởi vô vàn những ảnh hưởng đang tồn tại quanh bạn. Bạn gọi chính bạn là một người Ấn giáo, một người Thiên chúa giáo, một người Hồi giáo, hay bất kỳ người nào bạn muốn, mà có nghĩa rằng cái trí của bạn bị quy định; và chính là cái trí bị quy định này mới tạo ra vấn đề. Khi một cái trí bị quy định tìm kiếm một đáp án cho một vấn đề, nó đang đi loanh quanh trong những vòng tròn; sự tìm kiếm của nó không có ý nghĩa. Và cái trí của bạn bị quy định bởi vì bạn ganh tị, bởi vì bạn so sánh, nhận xét, đánh giá, bởi vì bạn bị trói buộc trong những niềm tin, những giáo điều. Tình trạng bị quy định đó là điều gì tạo ra những vấn đề.

Bombay, nói chuyện trước công chúng lần thứ ba

Ngày 11 tháng 3 năm 1956

Tuyển tập những Lời giảng

Tự do khỏi tình trạng bị quy định hiện diện chỉ khi nào chúng ta thấy sự cần thiết của một cái trí được cởi bỏ. Nhưng chúng ta đã không bao giờ suy nghĩ về nó, chúng ta đã không bao giờ tìm hiểu . . .

H

ầu hết chúng ta đều quan tâm, không phải đến sự cởi bỏ tình trạng bị quy định của cái trí, nhưng đến việc quy định nó tốt đẹp hơn, làm cho nó cao cả hơn, làm cho nó giảm đi cái này và nhiều hơn cái kia. Chúng ta không bao giờ tìm hiểu khả năng tự-cởi bỏ hoàn toàn tình trạng bị quy định của cái trí . . . Tự do khỏi tình trạng bị quy định hiện diện chỉ khi nào chúng ta thấy sự cần thiết của một cái trí được cởi bỏ. Nhưng chúng ta đã không bao giờ suy nghĩ về nó, chúng ta đã không bao giờ tìm hiểu; chúng ta đã chỉ chấp nhận uy quyền, và có nguyên những nhóm người mà nói rằng cái trí không thể được cởi bỏ và vì vậy phải bị quy định tốt đẹp hơn.

Lúc này, tôi đang gợi ý rằng cái trí có thểđược cởi bỏ. Bạn không cần phải chấp nhận điều gì tôi nói bởi vì việc đó sẽ quá dốt nát, nhưng nếu người ta thực sự quan tâm, người ta có thể tự-tìm ra cho chính mình liệu cái trí có thể được cởi bỏ. Chắc chắn, khả năng có thể được hiện diện chỉ khi nào người ta nhận biết được rằng người ta bị quy định và không chấp nhận tình trạng bị quy định đó như cái gì đó cao quý, một thành phần xứng đáng của văn hóa xã hội. Cái trí được cởi bỏ là cái trí tôn giáo đúng thực duy nhất, và chỉ cái trí tôn giáo mới có thể sáng tạo một cách mạng cơ bản, mà là cốt lõi, và không là một cách mạng kinh tế, cũng không là cách mạng của những người cộng sản hay những người xã hội. Muốn tìm ra điều gì là sự thật, cái trí phải nhận biết được chính nó; nó phải có hiểu rõ về chính mình, mà có nghĩa tỉnh táo đến tất cả những thúc giục và những ép buộc có-ý thức hay không-ý thức. Nhưng một cái trí mà là cặn bã của những truyền thống, của những giá trị, của tạm gọi là giáo dục và văn hóa, một cái trí như thế không thể tìm ra điều gì là sự thật. Nó có lẽ nói rằng nó tin tưởng Thượng đế, nhưng Thượng đế của nó không là thực tế, bởi vì nó chỉ là sự chiếu rọi của tình trạng bị quy định riêng của nó.

Sydney, nói chuyện trước công chúng lần thứ nhất

Ngày 9 tháng 11 năm 1955

Tuyển tập những Lời giảng



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/11/2010(Xem: 5044)
Nếu toàn thể nhân loại kể từ đời thượng cổ cho đến ngày nay đều có cùng một thói quen sống "ai sao tôi vậy" hoặc "xưa sao nay vậy" thì giờ này chúng ta vẫn còn phải vác rìu bằng đá để đi săn thú đem về ăn sống nuốt tươi, chứ không thể có được nền văn minh điện toán như ngày nay.
12/11/2010(Xem: 21448)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
04/11/2010(Xem: 7411)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
27/10/2010(Xem: 12941)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 10898)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 9447)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 9194)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 10879)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4696)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4667)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]