Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô thường và cái chết

16/11/201016:13(Xem: 10092)
Vô thường và cái chết

 

 

VÔ THƯỜNG VÀ CÁI CHẾT

Khi chúng ta còn trẻ, chúng ta cũng phải lưu ý đến điều này dù chúng ta đang còn trẻ, theo dòng thời gian, chúng ta sẽ già. Chúng ta đang mạnh khoẻ, chúng ta phải nghĩ đến lúc nào đó chúng ta sẽ phải đau yếu. Khoẻ mạnh không tồn tại mãi. Khi chúng ta sửa soạn cho chúng ta một cách khôn ngoan cho việc suy tàn, già, bệnh và cuối cùng : cái chết, thì chúng ta sẽ không bị khó khăn trong việc chấp nhận các bất hạnh này. Hiểu biết những việc đó là điều kiện trần thế mà mọi người phải đối mặt, chúng ta có thể dũng cảm chịu đựng bất cứ một khổ đau nào. Đó là sức mạnh, nơi “nương tựa” mà Đức Phật hứa khả. Có những kẻ rên siết và khóc than khi gặp bất hạnh. Điều này không là gì ngoài sự thiếu hiểu biết. Than van về các bất hạnh đó không làm cho đau khổ mất đi.

Muốn tránh đau thương và bất hạnh đến với chúng ta, chúng ta phải làm cho tâm trí chúng ta vững mạnh hơn bằng sự thấu hiểu.

Không có gì hay bất cứ ai đến với cuộc sống mà thoát được tiến trình thiên nhiên “đưa đến kết thúc”. Phải có một kết thúc. Nếu không thì mọi thứ không hiện hữu. Chúng ta cần phải không sợ hãi hiện tượng hoàn toàn thiên nhiên ấy. Tất cả chúng ta phải lưu ý ngay cả đến cái chết chưa phải là kết liễu cuộc sống mà là bắt đầu một cuộc sống khác. Chúng ta được biết với thi sĩ Wordsworth :”Linh hồn nổi lên với chúng ta, ngôi sao của đời chúng ta, đã mọc tại nơi nào đó, đến từ xa”. Khi chúng ta biến đi từ thế giới vật chất này, một đời sống khác hiện ra nơi nào đó – tại sao chúng ta phải lo lắng? Phải chăng đơn giản là chúng ta có một giấy thông hành mới trong cuộc hành trình của chúng ta qua ngả luân hồi (samsara) ?

Các dân tộc tiến hoá rồi diệt vong; các đế quốc trỗi lên rồi tan rã; các lâu đài đồ sộ được kiến thiết rồi sụp đổ dưới cát bụi - con đường của thế giới là như vậy. Những bông hoa lộng lẫy quyến rũ khách qua đường; ngày hôm sau đã tàn lụi và héo khô.

Từng cánh hoa rơi và rồi tất cả đi vào lãng quên. Những cuộc vui và những thành quả đạt được tột bực trên thế gian cũng chỉ là trò biểu diễn nhất thời. Kẻ đắm mình trong dục lạc than van khóc hận khi dục lạc không còn và càng chịu nhiều đau khổ. Vì lẽ không có gì trường tồn trên thế gian này nên con người không nên hy vọng đạt được hạnh phúc tối đa của nó. Lời khuyên của Đức Phật là hãy suy gẫm sự tạm bợ của trần gian và những dạng thức bất toại nguyện (khổ) tiềm ẩn trong mọi biểu hiện cuộc sống trần ai.

Thế giới này, mặt trời, mặt trăng, giải ngân hà, chính cả vũ trụ, tất cả đều bị chi phối bởi luật bất di bất dịch : Vô thường.

Nếu chúng ta vâng theo lời dạy của Đức Phật, chúng ta sẽ không phiền não trước viễn cảnh chia lìa người thân, tài sản và của cải. Điều này không có nghĩa là người Phật tử không được nếm vui trần tục. Chúng ta phải theo con đường Trung Đạo. Chúng ta vẫn có thể có những thú vui vừa phải mà không vi phạm nguyên tắc luân lý, không trở thành nô lệ cho các thú vui này và hiểu thấu thú vui này phải không gây trở ngại việc phát triển tinh thần.

Chồng vợ, cha mẹ con cái phát triển mạnh mẽ dây thân ái với nhau. Điều này hoàn toàn tự nhiên. Điều này quan trọng cho họ để sống cuộc đời trên trần thế. Tuy nhiên đồng thời chúng ta phải đương đầu với sự thực là chính những luyến ái đó là nguồn gốc của đau thương và khổ não có thể đưa đến sự tự tử nữa. Để loại bỏ điều khó khăn này, luyến ái được chấp nhận nhưng với hiểu biết. Bổn phận của một người là phát triển thương yêu bởi biết rằng ngày nào đó sẽ có chia lìa. Dưới điều kiện như vậy, con người sẽ biết làm sao để đương đầu với trường hợp chia ly khi nó xảy đến. Một người tránh được nóng giận và tự tử vì đầu óc người đó đã được huấn luyện.

Cái mà Đức Phật đóng góp cho nhân loại là an ủi, giúp chúng ta hiểu đượctất cả những khó khăn có thể xảy ra và làm sao để đương đầu với các khó khăn ấy. Cầu nguyện sức mạnh bên ngoài có thể là giải pháp nhất thời cho ta thấy an lạc trong thời gian ngắn ngủi. Nhưng chẳng khác chúng ta nhức đầu mà chỉ uống có hai viên thuốc giảm đau. Sau ba tiếng cơn đau lại tái phát, vì nhức đầu không phải là bệnh mà là triệu chứng mà thôi. Thuôc giảm đau không phải là thuốc để trị bệnh. Những ai hiểu được là có khả năng làm hết nguyên nhân của khổ đau. Giáo lý của Đức Phật cho chúng ta sự hiểu biết đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 3916)
Lý tưởng nhất, giáo dục là công cụ chủ yếu của việc tăng tiến con người, cần thiết cho việc thay đổi trẻ con mù chữ thành một người lớn trưởng thành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay ở khắp mọi nơi, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng hình thức giáo dục đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự giảng dạy lớp học đã trở thành thông lệ và được vỗ về rằng trẻ em thường cân nhắc việc học và thực tập trong sự kiên nhẫn chứ không phải là một cuộc mạo hiểm trong học tập.
14/02/2012(Xem: 6720)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
25/01/2012(Xem: 5179)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồn và duy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thường và tìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
25/01/2012(Xem: 5138)
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
09/01/2012(Xem: 10547)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 6528)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
05/01/2012(Xem: 4324)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
31/12/2011(Xem: 6304)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
28/12/2011(Xem: 3195)
Chữ Nghèo(Bần) và Nghèo Hèn(Bần Tiện, Bần Cùng) đã có từ ngàn xưa chứ không phải đời nay mới có. Cái nghèo đã gây ra biết bao thảm cảnh xã hội nhưng nó cũng là nguồn cảm hứng cho bao “ca khúc đoạn trường” như “LesMisérables” (Những Kẻ Khốn Cùng) của Victor Hugo mà Hồ Biểu Chánh đã mô phỏng theo với “Ngọn Cỏ Gió Đùa”… rồi “Gánh Hàng Hoa” của Nhất Linh đã làm cho chúng ta rơi lệ.
24/12/2011(Xem: 5851)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567