Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dị giáo

16/11/201016:05(Xem: 9173)
Dị giáo

 

DỊ GIÁO

Một lý do khác tại sao giáo lý của Đức Phật không rơi vào một loại tôn giáo đã đượcthiết lập là vì không có chỗ cho “dị giáo” trong hệ thống giáo lý của Ngài. Dị giáo là cái gì nó thách thức “lời của đấng thiêng liêng”. Đức Phật đã chân thành mời cả đệ tử Ngài lẫn các người chống đối Ngài đến thách thức giáo lý của Ngài từ mọi góc độ để không còn chỗ nào nghi ngờ nữa. Đúng theo lệnh truyền của Ngài, các đệ tử của Ngài đã lý luận về giáo lý của Ngài và ngay khi họ đã thiết lập các trường Phật Học khác theo sự hiểu biết của họ mà khôngxảy ra bạo động hay đổ máu. Hiện nay, trường Đại Học Phật Giáo nổi tiếng Nalanda (đã bị phá hủy bởi bàn tay cuồng tín của tôn giáo khác), những tín đồ của các trường Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại thừa, sống cùng nhau, nghiên cứu và bàn bạc các quan điểm dị biệt hoàn toàn trong hoà hài. Đức Phật dạy nếu một ai tin rằng mình biết chân lý thì đừng nên sợ sệt sự thách đố vì lẽ chân lý bao giờ cũng thắng. Hơn thế nữa Ngài còn tích cực khuyến khích bất cứ ai thách đố giáo lý của Ngài. Những giải đáp của Ngài cho nhiều câu hỏi làm giàu thêm giáo pháp trong cánh đồng rộng lớn của sự tu hành được ghi lại một cách trung thực bởi các đệ tử của Ngài. Ngày nay chúng ta có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào về Phật Giáo, chỉ việc đơn giản tham khảo các lời giải thích của Đức Phật. Suy nghĩ hợp lý và khích lệ việc phê phán là tối quan trọng trong Phật Giáo.

KHOA HỌC

Sự thử thách của một giáo lý tôn giáo nằm trong sự thích ứng của giáo lý với các khám phá của khoa học và sự lôi cuốn đạt được trong tâm trí của con người có trí thông minh cao độ. Một vài tôn giáo từng trải nghiệm sự bối rối ở một chừng mực nào đó, vì khoa học tiết lộ các khám phá của các tôn giáo này. Kết quả đưa đến vài sửa đổi hay việc thuyết minh lại thánh kinh của họ trở nên cần thiết. Trên phương diện này, Đạo Phật, với giáo pháp hợp lý của Đấng Đại Giác, không phải đương đầu với các bối rối như trên vì nguyên lý căn bản rất phù hợp với những khám phá của khoa học. Chúng ta hãy nghiên cứu một thí dụ.

Dưới ánh sáng nghiên cứu mới nhất về nguyên tử, khái niệm cổ của thế giới thay đổi giống như khái niệm về nguyên tử cũng tự nó thay đổi. Không còn vật chất giống như đã từng được tin tưởng trong quá khứ; khái niệm về vật chất được giảm thiểu đến mức năng lượng, rồi đến khái niệm về năng lực cuối cùng cũng biến đi , đến mức độ vi tế hơn và chính các nhà khoa học cũng không biết gọi nó là gì nữa. Những nhà khoa học bây giờ đi đến kết luận ngay đến nguyên tử chỉ là một khái niệm, nói rộng ra thế giới cũng không là gì cả mà chỉ là một quan niệm. Các nhà khoa học càng đi sâu vào việc nghiên cứu sự cấu tạo của nguyên tử, họ càng chịu tin kết luận trên.

Trong Phật Giáo, lý thuyết trên đã được trần thuyết từ 16 thế kỷ qua, nếu không phải là sớm hơn. Vào thếkỷ thứ Tư sau Công Nguyên, nhà triết học Phật Giáo Asanga (Vô Trước )triển khai một lý thuyết gọi là Vijnapti_matra hay Citta-matra (Duy thức) căn cứ theo tài liệu nguyên thuỷ cho là thế giới chỉ là một khái niệm, chỉ là một tư tưởng, chỉ là một ý kiến. Ngài Asanga ( Vô Trước ) đã định nghĩa nguyên tử, và định nghĩa của Ngài từ 16 thế kỷ qua vẫn còn giá trị đến ngày nay. Nguyên tử (Paramanu) dược hiểu như không có thực thể (Nissarira). Sự xác quyết thể tánh của nguyên tử được hoàn thành bởi các nhà trí thức qua việc phân tách khối vật chất đến mức độ tối hậu. Dĩ nhiên Ngài Asanga không chú tâm đến vật lý, nhưng Ngài nói về phương diện siêu hình học và triết học. Việc quan tâm của Ngài là bày tỏ thế giới mà người bình thường cho là thực thể, thật ra không có gì cả, ngoại trừ một khái niệm. Theo Albert Einstein (8) khi vũ trụ được đem phân tách không còn gì tồn tại dưới dạng vật chất cả, chỉ còn lại âm ba rung chuyển hay các làn sóng.

Ngày nay, lý thuyết của Phật Pháp vẫn đứng vững, không bị ảnh hưởng của tiến trình thời gian và sự tăng trưởng kiến thức, vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu được bày tỏ. Dù cho kiến thức khoa học tăng trưởng đến thế nào trên chân trời trí óc của con người, trong Giáo Pháp vẫn có chỗ để thừa nhận và đồng hoá các khám phá xa hơn nữa. Lý do vì Phật Giáo không căn cứ vào sự dẫn dụ của trên quan niệm hẹp hòi của các tri giác sơ khai hay vì sức mạnh của nó trên tư tưởng tiêu cực.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 10825)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 11014)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11488)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 16508)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3554)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 13167)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 7689)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 6847)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 83635)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11366)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567