Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mở đầu về quan niệm Đạo Phật và đời sống hiện tại

16/11/201015:52(Xem: 12078)
Mở đầu về quan niệm Đạo Phật và đời sống hiện tại

 

 

ĐẠO PHẬT VÀ ĐỜI SỐNG HIỆN TẠI

Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc hay có một sự đóng góp hay một đặc tính đáng kể tìm thấy ở Đạo Phật mà các đạo khác không có? Có một trường dạy về tư tưởng nói rằng tất cả các tôn giáo chủ yếuđều giống nhau. Không có gì khác biệt đáng kể. Cái khác biệt duy nhất là trong sự thuyết minh và thực hành. Sau hết, trong phân tích cuối cùng, chúng ta đều đến tại một nơi : thiên đường hay địa ngục. Đó là niềm tin thông thường của hầu hết các tôn giáo.

Đạo Phật có cùng một quan điểm đó không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy nghiên cứu tôn giáo được định nghĩa ra sao.

ĐỊNH NGHĨA

Theo nghiên cứu về văn học, từ ngữ “tôn giáo”, một hiện tượng trong lịch sử có thể xét về nhiều mặt khác nhau : như một kinh nghiệm nội tâm, như một khoa thần học hay một công thức tinh thần của một học thuyết, như một nền tảng hay căn bản đạo đức, một yếu tố của văn hoá. Nhiều học giả đã cho những quan điểm và ý kiến khác nhau về bản chất và ý nghĩa.

Theo Aldous Huxley (1), tôn giáo là, giữa các sự việc, một hệ thống giáo dục, bằng các phương tiện, con người có thể tự mình huấn luyện lấy mình, trước nhất là thay đổi cái mình mong muốn cho chính nhân cách mình và trong xã hội, thứ hai là nâng cao lương tri và thiết lập quan hệ đầy đủ giữa con người và vũ trụ mà họ là thành phần trong đó. Những nhà triết học tiên tiến Ấn như Tiến sĩ Radhakrishnan (2) giải thích luận đề cho là tôn giáo không phải một mớ chủ nghĩa, nhưng tôn giáo là kinh nghiệm. Kinh nghiệm tôn giáo căn cứ trên ý thức sự “hiện hữu thần linh trong con người”. H.G Wells (3) cho rằng “tôn giáo là trung tâm của giáo dục xác định luân lý phẩm hạnh của chúng ta”. Nhà Triết học Đức Kant (4), cho rằng “tôn giáo thừa nhận luân lý căn bản như luật lệ không được vi phạm”.

Thông điệp của Đức Phật tức con đường tôn giáo của cuộc đời : “Hãy tránh xa tất cả những hành động tội lỗi, trau dồi cuộc sống bằng những hành động tốt, thanh lọc tâm trí khỏi những ý nghĩ bất tịnh”.

Theo định kiến của chúng tôi, tôn giáo có thể giải thích trong một ý nghĩa rộng như một nền tảngcủa luân lý và giáo lý triết học được chấp nhận với lòng tin tưởng vào giáo lý ấy. Theo nghĩa trên, đạo Phật là một tôn giáo.

Tuy nhiên, đạo Phật không giống chút nào với các tôn giáo thông thường đại cương nói trên đây. Đạo Phật cũng không có những đặc tính chung với những tôn giáo hiện hữu trong nhiều chiều hướng. Để cứu xét vấn đề sau này, chúng tôi xin được trước tiên nghiên cứu ngắn gọn tôn giáo đã có thể xuất hiện như thế nào.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11464)
Trước hết tôi xin phép được nói quan niệm của tôi về vấn đề học Phật. Trong giới Phật tử, ai cũng biết rằng đạo Phật không phải là từ trên trời rơi xuống mà chính lại là được phát hiện trong lòng sự sống của nhân loại.
09/04/2013(Xem: 14434)
Nguồn suối phát sinh của đạo Phật là một sự giác ngộ về sự thật của cuộc đời (tứ diệu đế), vì vậy đạo Phật có tính cách vượt lên trên cuộc đời. Sự vượt lên ở đây là một kết quả tất nhiên của giác ngộ, vì mọi giác ngộ đều đưa tới một sự thức tỉnh và giải phóng.
09/04/2013(Xem: 5433)
Nhìn sâu vào thảm trạng của nhân loại, nếu ai là người còn có chút lương tâm, tất nhiên không khỏi bùi ngùi, cảm động. Đã có sự cảm động, hẳn là phải được phát hiện ra bằng công việc làm " cho vui, cứu khổ ", tùy theo hoàn cảnh và năng lực của mình.
09/04/2013(Xem: 4656)
Loài người đang tiến dần tới ngưỡng cửa của thế kỷ 21. Một câu hỏi đang làm mọi người ưu tư lo lắng: “Kỷ nguyên mới này sẽ là gì đây đối với nhân loại?” . Những năm vừa qua, chúng ta đã rút ra được những kinh nghiệm gì, những bài học gì có thể làm cho chúng ta yên tâm hơn, tin tưởng hơn và lợi ích hơn?
09/04/2013(Xem: 6350)
Mâu thuẫn giữa mình (tự ngã) và con người, mâu thuẫn giữa con người và xã hội, mâu thuẫn giữa con người và thiên nhiên là ba mâu thuẫn cơ bản lớn tồn tại phổ biến của xã hội loài người. Từ xưa đến nay, nhân loại đã sáng tạo nền văn minh quang minh xán lạn, . . .
09/04/2013(Xem: 5131)
Đề án Nhà Tù Giải thoát(Liberation Prison Project) là một tổ chức hoạt động phục vụ xã hội thuộc Phật Giáo Tây Tạng được liên kết với Hội Bảo vệ Truyền thống Phật Giáo Đại thừa (FPMT). Tích cực hoạt động tại Hoa Kỳ, Úc châu, Tây Ban Nha và Mễ Tây Cơ, Đề án Nhà Tù Giải thoát đưa ra những hướng dẫn và giáo lý tâm linh, cung cấp sách báo, tài liệu cho các tù nhân quan tâm tới việc tìm hiểu, nghiên cứu và thực hành Phật Giáo.
09/04/2013(Xem: 9109)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (2005) Phật lịch 2549 tại Chùa Viên Giác Hannover, Đức quốc, tôi và tăng chúng độ 30 vị, rất an lạc trong mỗi từng sát na sanh diệt của cuộc đời ở trong 90 ngày ấy.
09/04/2013(Xem: 5686)
Bạn lo ngại khi con cháu không còn đọc hay nói được tiếng Việt sành sõi nữa, và thế là một mảng văn hóa sẽ biến mất trong tâm hồn thơ trẻ của các em. Và bạn băn khoăn không biết làm sao giúp các em gìn giữ niềm tin Phật Giáo và duy trì lối sống chánh pháp trong một xã hội biến động cực kỳ nhanh như Hoa Kỳ.
09/04/2013(Xem: 4526)
Trong thực tế hiện nay, con người càng tiếp cận với làn sóng phát triển tột đỉnh của nền văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại, sự đòi hỏi về trí thức và nhu cầu sống của họ ngày càng trở nên gia tăng.
09/04/2013(Xem: 5257)
Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm, tác giả cuốn Phật giáo chánh tín thì từ cư sĩ xuất hiện lần đầu tiên trong kinh Duy Ma Cật. Trong kinh, ngài Duy Ma Cật được gọi bằng ba danh hiệu: một là Trưởng giả trong phẩm "Phương tiện", hai là Thượng nhân hay Đại sĩ trong phẩm "Văn Thù thăm bệnh", ba là Cư sĩ trong phẩm "Bồ tát".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]