Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương pháp thể hiện

13/11/201018:03(Xem: 6653)
Phương pháp thể hiện

PHƯƠNG PHÁP THỂ HIỆN

Cứu cánh của đạo Phật là trừ diệt khổ đau và kiến tạo an lạc, mà nguyên nhân của khổ đau là vô minh, tức là sự xa cách thực tại, nhận lầm thực tại, cắt xén và biến hình thực tại. Không nhận thức được thực tại thì cố nhiên sẽ hành động phản chống lại thực tại, với đường lối vận hành của thực tại. Mà hễ phản chống lại thực tại là mua chuốc lấy khổ đau.

Khi ta dại dột đưa tay vào lửa, ta bị bỏng tay : thế là đau khổ vì không biết rằng lửa nóng. Khi ta hành động trái chống với nguyên lý vô thường, vô ngã và duyên sinh của thực tại, ta cũng mua chuốc lấy những thất bại khổ đau. Vì thế để đạt tới một cuộc sống hòa đồng với thực tại, ta phải nhận biết bản thân của thực tại và như thế, phải đạt đến nhận thức giác ngộ, gọi là Tue� hay Bát nhã(prajna).

Nhưng nhận thức Bát nhã không thể trong một sớm một chiều mà thực hiện được. Để đạt đến nhận thức Bát nhã tròn vẹn ta phải thực hiện từ từ nhận thức ấy. Mà thực hiện thế nào ? Đó là tất cả vấn đề mà đạo Phật nhắm đến, vì đạo Phật là một đạo lý hướng dẫn con người trên bước đường thực hiện nhận thức ây.

Không phải do học tập trong giáo điển mà con người có thể có ngay nhận thức ấy. Phải trải qua nhiều công phu tu luyện thực tập, con người mới có thể làm sáng tỏ nó dần dần nơi bản thân mình. Sự học tập trong kinh điển chỉ mới đem ta tới một vài ý niệm nhận thức. Phải thể hiện những ý niệm ấy bằng áp dụng, bằng thiền quán, bằng chính niệm cho động tác, tâm ý và ngôn ngữ phản chiếu được một phần nào những nhận thức kia. Mà khi những thực tập ấy đem lại kết quả đẹp, thì khả năng nhận thức càng trở nên sắc bén. Đó là sự hỗ tương ảnh hưởng giữa hai phần tri và hành; và tri chỉ đi tới cứu cánh khi hành đi tới cứu cánh. Như vậy, một cái tri toàn vẹn có nghĩa là một cái hành toàn vẹn. Ở đây ta thấy rõ tri hành quả là hợp nhất.

Tri hướng dẫn Hành, và Hành làm sáng tỏ thêm cho Tri. (Để hiểu thêm về vấn đề nầy, xin đọc cuốn ĐỂ HIỂU ĐẠO PHẬT của PHƯƠNG BỐI - trang 23 đến 28 - do Phật Học Viện Trung phần xuất bản, 1959). Vì vậy, những áp dụng và thực tập rất cần thiết cho người hành giả muốn tự đào luyện cho mình một khả năng nhận thức sâu rộng.

Nhưng áp dụng gì và thực tập gì ? Áp dụng và thực tập những ý niệm chân xác hơn về thực tại (xin nhớ là chân xác hơn) mà ta học từ đức Phật. Ví dụ nguyên lý duyên sinh, vô thường, vô ngã. Đó là những nguyên lý mà vì không có nhận thức sâu sắc và thường xuyên ta đã vi phạm trong khi ta hành động, tức là trong khi chúng ta sống. Những nguyên lý ấy, đôi khi lý trí của ta cũng trực nhận được, nhưng chúng không ngự trị trong ý thức ta một cách trường cửu mà chỉ thoáng bay qua. Lý do là vì trong ta những ý dục và sân hận thường lui tới xâm chiếm. Do đó chúng lấn áp và trùm chiếm nhận thức không cho sáng tỏ. Như thế, vấn đề đặt ra cho chúng ta là:

  1. Làm sao nhận thức duyên sinh vô thường và vô ngã có thể thường xuyên ngự trị trong ta.
  2. Làm sao cho dục vọng và sân hận đừng vây chiếm nhận thức ta.
Thực hiện được hai điều ấy, ta sẽ nắm vững được ta và sẽ hành động đúng với nguyên lý duyên sinh, vô thường, vô ngã; và sẽ không thêm một nguyên nhân đau khổ nào nữa. Để thực hiện hai điều ấy, đạo Phật đề nghị :

I.- ĐỊNH TÂM : Mỗi ngày phải có những giờ giấc thực tập, tập trung tư tưởng về một đối tượng, đình chỉ những loạn tưởng, tiêu diệt những vọng tưởng để phát triển nhận thức bát nhã. Đây là cả một kỹ thuật tu luyện. Ta phải học tập và thực hành dưới sự hướng dẫn của một thiền sư hay một người đã đi trước ta hơi xa. Tập trung tư tưởng về một đối tượng (như nguyên lý vô thường, vô ngã) để duy trì đối tượng ấy trong ta một thời gian lâu dài, để nó thâm nhập và huân tập (xông ướp, danh từ duy thức học Phật giáo) mạnh mẽ vào nhận thức ta. Cũng có nghĩa là để đối tượng ấy bừng sáng và tỏa chiếu trong nhận thức ta. Ý thức ta, khi tập trung vào một điểm đối tượng, sẽ trở thành sức mạnh có thể làm bừng sáng đối tượng ấy - như một thấu kính hội tụ (lentille convergente) có thể, dưới ánh sáng mặt trời, đốt cháy một bông cỏ. Đình chỉ những loạn tưởng, là để chúng đừng phát sinh, tác động và ảnh hưởng trên bản thân và hành động ta một cách tự do và uy quyền như trước. Sức mạnh do ý lực đem lại, với bối cảnh tiềm thức và vô thức đồng huân, đồng biến, sẽ là một lưỡi gươm sắc bén chặt đứt dần vọng tưởng đang phát khởi và đã phát khởi hiện còn gốc rễ (chủng tử) trong vô thức (Alaya, theo danh từ duy thức học). Điều nầy cần được học hỏi trong giáo lý Duy thức.

II.- TRÌ GIỚI : Nhưng làm thế nào để thực hiện định tâm ? Một cuộc sống buông thả, không kỷ cương, không khuôn phép là điều kiện cho vọng tưởng và ý dục lộng hành. Bởi vì định tâm không thể thực hiện được bằng một vài giờ thiền quán và một vài giờ thiền quán mỗi ngày chưa chắc đối trị lại được với suốt ngày vọng động buông thả. Cho nên khi đi, đứng, nằm, ngồi, hoạt động, sinh hoạt, người hành giả cũng phải tập giữ chính niệm nghĩa là chuyên nhớ đến nguyên lý hành động. Mà muốn dễ giữ chính niệm, muốn dễ thực hiện định tâm, ta phải khép mình trong một nếp sống thuận lợi cho sự phát triển thiện niệm và để cho tà niệm khó lộng hành. Nếp sống ấy là một nếp sống được quy định bởi những giới luật. Ta thường làm những gì ta nghĩ và ta thường nghĩ những gì ta làm. Điều ấy giản dị quá, ai cũng nhận thấy. Vì vậy, người hành giả không làm những gì do ý dục và sân hận ra lệnh, để không nghĩđến những gì có dục tính và sân tính. Hành giả lại không nghĩ đến những gì có ý dục tính và sân tính để không làmnhững gì do dục ý và sân ý ra lệnh. Hành giả càng tiến tới thì si tính của nhận thức càng bị tiêu hoại và nhường chỗ cho tuệ tính của bát nhã. Tham dục sân hận và si độn càng tiêu hoại thì khả năng giác ngộ càng phát triển. Một ngày kia, hành giả đi đến sự thực hiện toàn vẹn tuệ tính của nhận thức mình,

Vì sự sống không cho phép ta có nhiều điều kiện để tự thực hiện một cuộc thoát xác mau chóng như ý ta muốn - nghĩa là làm thiền sư - ta hãy cố gắng xếp đặt một chương trình sống hợp lý hơn, có nhiều điều kiện hơn, để thực hiện nhận thức giác ngộ. Ta có thể học tập, thiền quán và áp dụng đạo Phật trong bất cứ một cuộc sống vất vả và bận rộn nào. Nhưng thực ra, vất vả và bận rộn nhiều hay ít cũng tùy ở ta.


Chúng ta thường nghĩ rằng tôn giáo nào cũng dạy bỏ ác làm lành và vì vậy tôn giáo nào cũng đáng quý trọng. Điều đó thật đúng. Nhưng điều đó không quan hệ mấy. Quan hệ là ở chỗ bỏ những ác nào, làm những lành nào, những gì là ác, những gì là lành, và lấy tiêu chuẩn nào để đo lường mà biết thế nào là ác, thế nào là lành.

Vấn đề tiêu chuẩn thiện ác là một vấn đề trọng đại của luân lý học. Nhưng luân lý bao giờ cũng được căn cứ trên một nền tảng nhận thức có hệ thống về vũ trụ, về thực tại và về con người. Nhận thức ta là một nhận thức duy vật chẳng hạn, thì luân lý ta là một luân lý duy vật. Nhận thức ta là một nhận thức duy thần thì luân lý ta sẽ là một luân lý duy thần. Và lẽ tất nhiên hễ nhận thức căn bản đổi thay thì quan niệm luân lý đổi thay. Luân lý không phải những bài học hay những khuôn mẫu đúc sẵn để cho mọi người khép theo. Luân lý phải là phương châm và pháp thức hành động của con người hợp với hoàn cảnh, tâm lý và hạnh phúc chân thật con người. Lịch sử đã chứng tỏ bao nhiêu cuộc đổi thay của sinh hoạt xã hội của nhận thức trí tuệ và của luân lý con người. Luân lý phải chuyển biến để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại của xã hội, của con người. Quan niệm xưa "quân sử thần tử, thần bất tử bất trung" chẳng hạn, đã được tôn sùng như một chân lý và cũng đã đóng góp không ít cho nền trị an của những đế quốc nông nghiệp rộng rãi. Nhưng ngày nay xã hội đã đổi khác, những nhận thức của con người cũng đổi khác cho nên, các quan niệm luân lý như thế đã trở thành không hợp thời và lại trái chống với hạnh phúc con người nữa. Cho nên, là một Phật tử chân chính không có nghĩa là phải bắt chước y hệt khuôn mẫu hành động của một người Phật tử sống ở một xã hội khác biệt cách đây hai ba ngàn năm, dù người Phật tử ấy là người Phật tử chân chính nhất. Điều cốt yếu tìm cho ra những nguyên lý này đã làm căn bản cho hành động của người Phật tử ấy, và xây dựng sinh hoạt ý chí tình cảm hoạt động của mình trên những nguyên lý căn bản kia. Theo đúng nguyên tắc trên, ta thấy luân lý (tức là phương pháp) của ta phải :

1.- Phù hợp với những nguyên lý căn bản của đạo Phật đã làm nền tảng cho sinh hoạt muôn mầu muôn sắc của hai-ngàn-năm-trăm-năm giáo sử.

2.- Phù hợp với xã hội ta, lịch sử ta và những điều kiện tâm lý sinh lý của cá nhân ta.

Điều thứ nhất là khế lý, điều thứ hai là khế cơ. Hễ cái gì mà khế lý và khế cơ thì được gọi là Phật Pháp. Như vậy trong khi thực hành Phật Pháp, ta có ý thức rõ rệt và linh động về những phương pháp và mục đích của công cuộc thực hiện ấy, chứ ta không bắt chước một cách vô ý thức khuôn khổ hành động của một kẻ khác mà điều kiện xã hội, lịch sử, điều kiệntâm lý và sinh lý chẳng giống gì của ta.

Vậy trước hết, ta phải tìm hiểu những nguyên lý căn bản của đạo Phật và tiếp đó là tìm cách ứng dụng những nguyên lý ấy trong những điều kiện đặc biệt của chính ta.

Trước hết ta phải tìm đến những TIÊU CHUẨN THIỆN ÁC để có thể phân biệt được những gì là thiện phải làm và những gì là ác phải tránh. Ta đừng nên hiểu chữ thiệntheo nghĩa những công việc xã hội từ thiện mà phải hiểu chữ thiện theo nghĩa nên làm. Ví dụ khi ta cho một người khát uống nước thì đó là một việc thiện. Nhưng nếu ta cho một bệnh nhân vừa mới giải phẫu ruột uống nước thì đó là một việc ác, dầu ta không cố tâm giết người đó. Lại như ta cho một người bệnh uống sâm, có người uống sâm thì mạnh khỏe thêm lên, có người (như người vừa bị cảm thương hàn) uống sâm thì bệnh nặng đùng đùng kéo đến. Vậy uống sâm là thiệnhay ác, là nên làmhay không nên làm, điều đó còn tùy ở hoàn cảnh, ở trường hợp và ở điều kiện. Vậy điều quan yếu không phải là kê khái trên một tờ giấy những gì thiện mà mọi người phải làm bất cứ ở đâu, lúc nào; trái lại, là tìm cho ra những tiêu chuẩn để ứng dụng trong mọi trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Theo đạo Phật, ta có thể có những tiêu chuẩn sau, những tiêu chuẩn này bổ trợ cho nhau mà không thể tách rời nhau được.

1.-Tiểu chuẩn khổ vui. Những gì gây khổ đau cho ta và cho người chung quanh ta trong hiện tại và trong tương lai đều được gọi là ác. Ngược lại ta gọi là thiện những gì gây cho ta tâm trạng an lạc thanh tịnh tự chủ và thanh thoát. Ví dụ tôi có bệnh bón. Nếu tôi uống vào buổi sáng một cốc nước lạnh trong khi bụng còn trống, tôi thấy điều đó giúp cho tôi trị được bệnh bón, tôi hết nhức đầu cáu kỉnh. Điều đó là một điều thiện (đối với tôi trong những điều kiện của tôi) nhưng nếu tôi uống thật nhiều nước trong khi tôi ăn cơm chẳng hạn, nhất là rượu và các thứ nước ngọt ướp đá lạnh tôi thấy bệnh bón của tôi càng ngày càng khó chịu thêm lên. Vậy uống đây là một điều ác (đối với tôi, trong những điều kiện của tôi). Ngàn vạn chuyện hằng ngày điều có thể dùng tiêu chuẩn khổ vui này để đo lường.

2.- Tiêu chuẩn mê ngộ. Nhưng tiêu chuẩn khổ vui cần được bổ túc bằng tiêu chuẩn mê ngộ. Mê là sai lầm, ngộ là hợp lý, mê là trái với nhận thức vô thường, vô ngã, nhân duyên và niết bàn. Ngộ là đúng với nhận thức ấy. Trở lại ví dụ bệnh bón. Tôi đang uống rượu và tôi thấy uống rượu là vui, nghĩa là hạnh phúc. Mà cái gì làm cho ta vui, làm cho ta có hạnh phúc là nên làm, là thiện, suy xét theo tiêu chuẩn khổ vui. Đó là trường hợp tiêu chuẩn khổ vui không được bổ túc bằng tiêu chuẩn mê ngộ. Nếu áp dụng tiêu chuẩn mê ngộ ta sẽ thấy cái vui của giờ phút uống rượu không bù được cái khổ của bệnh bón kéo dài, của thần kinh suy nhược, của những tan vỡ trong gia đình do sự cáu kỉnh gây ra bởi say sưa, bởi bệnh uất bón. Những gì trái ngược với suy lý, với nhận thức sáng suốt về vô thường, vô ngã, duyên sinh niết bàn đều được xem là ác, vì vậy tôi không được uống rượu, dù rượu có gây khoái cảm cho tôi trong vài giờ say túy lúy.

3.- Tiêu chuẩn lợi hại. Tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn phối hợp hai tiêu chuẩn trước. Tôi đang nhắm tới sự thực hiện sức khỏe tôi, trí tuệ tôi, sự an lạc của bản thân tôi, của gia đình tôi, và xa hơn nữa, tôi đang nhắm tới sự thực hiện diệt mê vọng để được giác ngộ giải thoát. Vậy những gì đóng góp được vào sự thực hiện những mục tiêu ấy - tức là hạnh phúc của tôi, của chúng tôi, nói rộng ra là của tất cả chúng ta - đều được coi là lợi, và ngược lại là hại. Người xưa đã tỏ ý coi thường chữ lợi "Hà tất viết lợi ?", nhưng chữ lợi đây không có gì đáng bị coi thường cả. Lợi đây là lợi ích chân chính của bản thân, của xã hội, của chúng sinh - cái lợi Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cái lợi Chánh giác, Niết bàn mà mọi Phật tử đang nhắm đến thực hiện. Ta không ưa chữ lợi vì có lẽ nội dung của chữ ấy (theo nghĩa phổ thông đang dùng) bao hàm tư lợi, tà lợi dục vọng. Những gì phản lại sự thực hiện những mục tiêu trên đều gọi là hại.

Ở đây tôi không muốn đi sâu vào chi tiết lắm, chỉ xin giải bày những điều đại cương. Sau khi ta đã có những tiêu chuẩn (như người đi biển sẵn có bản đồ, địa bàn v.v.) ta cần xét nội dung của một hành động một nghiệpnói theo danh từ chuyên môn của ta; có thể là thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, để đoán định giá trị của hành động ấy theo những tiêu chuẩn trên.

Trước hết là động cơ tâm lý của hành động, được xem là bản chất của hành động. Thứ đến là phương tiện, cách thức biểu hiện động cơ tâm lý ấy. Và cuối cùng là kết quả xảy tới là hành động ấy. Đó là 3 phương diện: căn bản, phương tiện, và thành dĩ. Ví dụ nó giết người. Ý niệm giết người là căn bản. Dao súng, gậy, hay là lời vu cáo chẳng hạn, là phương tiện. Người kia chết là thành dĩ. Nhưng có khi căn bản nặng, nhưng phương tiện và thành dĩ nhẹ (muốn giết nhưng tay yếu và chỉ làm cho người kia bị thương nhẹ). Có khi căn bản nặng, phương tiện nặng, nhưng thành dĩ nhẹ (muốn giết, có súng nhưng bắn sai) có khi căn bản nhẹ nhưng phương tiện nặng và thành dĩ nặng (chỉ có ý dọa không muốn giết nhưng lỡ tay bóp cò, người kia chết). Cứ như thế, ta suy luận đoán định giá trị của một hành động và tạo nên luân lý cho ta và có thể cho một số người cùng trong những điều kiện như ta.

4.- Căn cơ đặc biệt. Sau khi nắm được tiêu chuẩn, ta phải nghiên cứu căn cơ của ta, của xã hội ta, lịch sử ta, tâm lý, sinh lý ta. Điều này cũng thật quan trọng. Vì trị bệnh phải biết bệnh chứ không thể ỷ có thuốc hay mà cho bệnh nhân uống một cách mù quáng. Ta trở lại thí dụ cho bệnh nhân uống sâm Cao ly : có khi ta làm cho bệnh nhân thêm nặng.

Trong Phật giáo nghe nói đến tám vạn bốn ngàn Pháp môn tức là có rất nhiều cửa pháp để đi vào Phật địa. Tiền nhân đã ghi lại kinh nghiệm và phương pháp trong sách vở, đã truyền lại kinh nghiệm và phương pháp cho hậu thế. Nhưng dòng kinh nghiệm biến chuyển hoài hoài, vì bản chất của dòng kinh nghiệm là cơ cấu xã hội, lịch sử, tâm lý, sinh lý luôn luôn biến chuyển. Có những Pháp môn ta còn dùng được, có những Pháp môn phải sửa đổi lại cho hợp với những điều mới, có những Pháp môn không dùng được nữa. Ta phải tìm hiểu, thí nghiệm, áp dụng và tìm lấy những phương pháp của chính ta, phù hợp cho chính ta. Ví dụ khi tôi nói đến phương pháp điều tức (điều hòa và chế ngự hơi thở) để giúp người tu nhập chỉ quán, tôi không nói đến một phương pháp có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Vì cơ thể sinh lý, tâm lý mỗi người mỗi khác, tôi không thể bắt chước làm giống hệt người kia. Phải tự hiểu tình trạng vốn liếng của chính mình trước. Và vì vậy, bước đầu của người Phật tử và kiểm điểm vốn liếng tâm lý, sinh lý là hoàn cảnh của mình để định cho mình những phương pháp khế hợp. Giáo pháp quan trọng nhất là Bát chánh đạo. Nhưng ở đây, ta chỉ được nghe chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, v.v… mà không thấy thống kê những gì là chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ. Bởi vì Bát chánh đạo là tiêu chuẩn hành động mà không phải là giáo điều cố định. Đạo Phật cao siêu và bất diệt một phần là nhờ ở đấy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/02/2012(Xem: 4089)
Trong hai thập kỷ qua, tôi đã tiếp xúc liên tục với các cộng đồng Phật giáo, trong cả hai: văn hóa truyền thống và công nghiệp hóa phương Tây. Những kinh nghiệm này đã làm cho tôi nhận thức được rằng sự phát triển công nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến cách sống của chúng ta, nhưng còn là quan điểm thế giới của chúng ta. Tôi cũng đã học được rằng nếu chúng ta muốn tránh một sự hiểu sai đối với giáo lý Phật giáo, chúng ta cần phải xem xét chặt chẽ vào sự khác biệt cơ bản giữa các xã hội là bộ phận của nền kinh tế toàn cầu công nghiệp hóa và điều này phụ thuộc vào nhiều nền kinh tế địa phương.
15/02/2012(Xem: 3989)
Đức Phật xuất thân từ một chiến binh đẳng cấp và ngài được sinh ra trong xã hội với các vị vua, hoàng tử và các quần thần. Mặc dù nguồn gốc và sự liên hệ của Ngài như thế, Ngài không bao giờ viện đến sự ảnh hưởng của quyền lực chính trị để giới thiệu trong sự giảng dạy của Ngài, và cũng không cho phép Giáo pháp của Ngài lạm dụng sự ảnh hưởng này để đạt được quyền lực chính trị.
15/02/2012(Xem: 4426)
Lý tưởng nhất, giáo dục là công cụ chủ yếu của việc tăng tiến con người, cần thiết cho việc thay đổi trẻ con mù chữ thành một người lớn trưởng thành và có trách nhiệm. Tuy nhiên, ngày nay ở khắp mọi nơi, cả trong các nước phát triển và các nước đang phát triển, chúng ta có thể thấy rằng hình thức giáo dục đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Sự giảng dạy lớp học đã trở thành thông lệ và được vỗ về rằng trẻ em thường cân nhắc việc học và thực tập trong sự kiên nhẫn chứ không phải là một cuộc mạo hiểm trong học tập.
14/02/2012(Xem: 7267)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
25/01/2012(Xem: 5716)
Phật tử phải có trách nhiệm bảo tồn và duy trì di sản Phật đã để lại. Phật tử phải sống với triết lý của vô thường và tìm ra những phương thức mới để khuyến khích đa số quần chúng.
25/01/2012(Xem: 5669)
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
09/01/2012(Xem: 13684)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn,khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau. Loài thúcũng biết tổ chức theo từng đàn để bảo vệ cho nhau. Chúng cũng có cảm xúc âu yếm, đùa giỡn bên nhau, đó làsự biểu lộ hạnh phúc của chúng. Nhưng chúng không biết tư duy, vì vậy chúng vẫnlà loài thú...
07/01/2012(Xem: 7540)
Trong sự phát triển quá nhanh chóng của xã hội ngày nay, phật tử khắp nơi trên thế giới trở nên linh hoạt hơn trong việc bảo vệ lẫn truyền bá tư tưởng đạo Phật của họ. Với con số khoảng 500 triệu phật tử, đạo Phật được xem là tôn giáo lớn nhất thứ tư của hành tinh này. Đạo Phật có hai tông phái chính: Theravada (Phật giáo Nguyên thủy) và Mahayana (Phật giáo Đại thừa) cùng nhiều môn phái khác, trong đó gồm có môn Thiền quen thuộc cùng những bản kinh dịch khác nhau của người Tây Tạng...
05/01/2012(Xem: 4939)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
31/12/2011(Xem: 7121)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]