Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo đức tình dục Phật giáo

07/07/201101:13(Xem: 3704)
Đạo đức tình dục Phật giáo

image

Issues in Buddhist Sexual Ethics. Tác giả: Alexander Berzin Morelia, Mexico, Sept., 1998 lightly edited transcript

MỤC LỤC

1- Những hệ thống đạo đức tôn trọng pháp luật và nhân bản của Tây Phương

2- Đạo đức không phán xét của Phật giáo

3- Phân biệt giữa những thái độ xây dựng và tàn phá

4- Sự chín muồi của nghiệp báo và luật quyết định

5- Những động cơ cho thái độ tàn phá

6- Nguyên nhân và những động cơ hiện tiền

7- Sự ám ảnh của mong ước tham dục và sự quan tâm sai lầm

8- Tham dục sinh học chống lại tham dục ám ảnh

9- Sự phát triển của điều được xem như thái độ không thích đáng của tình dục

10- Thái độ tình dục không thích đáng đối với phụ nữ

11- Đồng tính luyến ái

12- Những vị trí không thích đáng cho tình dục

13- Thủ dâm

14- Hành nghề tình dục chuyên nghiệp

15- Sự không hài lòng với tình dục và mong ước đa dạng

16- Nhất Hạnh Thiền Sư và những hướng dẫn liên hệ đến thái độ tình dục không thích đáng

17- Đừng đánh giá cao tình dục

18- Sợ hãi tình dục

19- Phá thai

20- Kiểm soát sinh sản

21- Tóm lược

22- Phá thai bất hợp pháp

23- Đạo đức trong sạch về tình dục

24- Hồi hướng

--***--

Nếu được ngũ-dục,

Nên nguyện chúng-sanh,

Nhổ mũi tên dục,

Rốt ráo an-ổn.

(Kinh Hoa Nghiêm - Đại sư Trí Tịnh dịch)

-***--

1- NHỮNG HỆ THỐNG ĐẠO ĐỨC TÔN TRỌNG PHÁP LUẬT VÀ NHÂN BẢN CỦA TÂY PHƯƠNG

Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”

Con đường trung đạo của Đạo Phật dạy một sự tiếp cận đối với tình dục phải tránh hai cực đoan này. Tuy thế, để theo đuổi nó, chúng ta cần phải thông hiểu quan điểm của Đạo Phật về đạo đức. Như có nhiều hệ thống đạo đức khác nhau, chúng ta cần phải cẩn thận không tự đặt ra cho chúng ta những hệ thống đạo đức riêng trên Phật giáo. Thí dụ, đạo đức của Thánh kinh dạy một loạt những luật lệ được ban bố với một thẩm quyền cao cấp, bởi Thượng đế. Thế thì, thái độ đạo đức là một vấn đề tuân thủ những luật lệ. Nếu chúng ta tuân theo luật lệ của Thượng đế, chúng ta là “những con người tốt” và sẽ được ban thưởng. Nếu chúng ta bất tuân chúng, chúng ta là “xấu” và sẽ bị trừng phạt.

Một hệ thống đạo đức quan trọng khác mà chúng ta thừa kế ở phương Tây là từ Hy Lạp cổ đại. Nó hoàn toàn tương tự với loại của Thánh kinh, nhưng thay vì những luật lệ được ban bố bởi Thượng đế, ở đây chúng được ban hành bởi cơ quan lập pháp dân cử của chính quyền. Và một lần nữa, đạo đức là một vấn đề của sự tuân thủ. Nếu chúng ta tuân theo những luật lệ dân sự, chúng ta là “những công dân tốt”; nếu chúng ta không tuân theo, chúng ta là “những công dân xấu.” Chúng ta là những tội phạm và bị tống vào nhà giam.

Chúng ta có thể thấy rằng cả hai hệ thống đạo đức tuân theo pháp luật này đòi hỏi và làm chúng ta cảm thấy tội lỗi. Nói cách khác, cả hai căn cứ trên một sự quyết định [của tòa án] hay sự trừng phạt. Có những hành động nào đấy mà chúng bị phán quyết một cách đạo đức là “xấu” và những hành động khác được quyết định một cách đạo đức như “tốt.” Nếu chúng ta phạm phải điều gì “xấu,” chúng ta tội lỗi. Nếu chúng ta hoán đổi loại tiếp cận phát quyết đạo đức kiểu này trên tình dục, thế thì những cảm giác về tội lỗi đi cùng với thái độ tình dục của chúng ta, thậm chí nếu không có ai bắt gặp chúng ta làm điều gì ấy “thô tục.” Điều này là bởi vì chúng ta trở thành những quan tòa và chúng ta phán xét chính mình, ngay cả không ai khác đang phán xét chúng ta.

Một hình thức thứ ba của đạo đức phương Tây là đạo đức nhân bản hiện đại. Điều này căn cứ trên nguyên tắc không làm tổn hại đến những người khác. Bất cứ điều gì chúng ta làm là okay, cho đến khi nào chúng ta không gây ra sự tổn hại [đến người khác]. Nếu chúng ta gây ra sự tổn hại, điều đó là phi đạo đức. Thông thường, chúng ta lẫn lộn đạo đức nhân bản và sự tôn trọng luật pháp với nhau, vì thế nếu chúng ta làm tổn thương ai đấy, chúng ta cảm thấy rất xấu xa và tội lỗi về điều ấy.

2- ĐẠO ĐỨC KHÔNG PHÁN XÉT CỦA PHẬT GIÁO

Đạo đức của Phật giáo hoàn toàn khác biệt với tất cả điều ấy. Nó không căn cứ trên việc vâng lời những luật lệ. Nó cũng không căn cứ một cách đơn thuần trên việc cố gắng không làm tổn thương người khác, dĩ nhiên mặc dù chúng ta cố gắng một cách tối đa không gây ra tổn hại. Nhưng nó tiến sâu hơn điều ấy. Theo Phật giáo, căn bản để là một con người đạo đức là tránh hành vi bị thúc đẩy bởi khát vọng chiếm hữu, sân hận, hay ngu si, và có sự tỉnh thức phân biệt đúng đắn. Điều sau cùng có nghĩa là khả năng để phân biệt giữa những động cơ nào và hành động nào là xây dựng và những thứ nào là tàn phá. Những động cơ và thái độ xây dựng và tàn phá, ở đây, liên thệ đến những thứ mà sẽ hình thành nên những khuynh hướng và thói quen trong tương tục tâm của chúng ta và tại một thời điểm nào đấy trong tương lai sẽ gây ra cho chúng ta kinh nghiệm an lạc hay khổ đau như hậu quả của chúng.

Không người nào đã làm nên những luật lệ để quy định điều nào là xây dựng hay tàn phá. Đấy chính là cung cách tự nhiên của vũ trụ mà một số hành động nào đó sẽ là nguyên nhân là cho chúng ta khổ đau và những hành động khác thì không đưa đến khổ đau. Thí dụ, nếu chúng ta đặt tay trên lửa, chúng ta sẽ bị phỏng và rồi sẽ đau đớn. Đó là một hành động tàn phá, đúng không? Không ai làm nên luật lệ đó: nó chỉ là cung cách tự nhiên của mọi thứ là thế ấy. Thế thì, nếu ai đấy đưa tay họ vào lửa, điều ấy không khiến cho họ trở thành một người xấu. Nhưng có lẽ nó làm nên một con người khờ dại hay một con người không hiểu biết đến nguyên nhân và hậu quả, tuy thế chắc chắn nó không làm cho họ thành một người “xấu”.

Sự thúc đẩy căn bản về đạo đức của Phật giáo, thế thì, đấy là cố gắng để thông hiểu những loại động cơ và thái độ nào là tàn phá và những loại nào là xây dựng. Nói trong một ngôn ngữ khác, chúng ta cần nghiên cứu để phân biệt giữa những gì sẽ làm nguyên nhân cho chúng ta bất toại và những gì sẽ mang đến hạnh phúc an lạc cho chúng ta. Và rồi thì, tùy chúng ta; đấy là trách nhiệm của chúng ta những gì chúng ta sẽ trải qua trong tương lai. Thí dụ, nó giống như chúng ta nghiên cứu về những nguy hiểm của hút thuốc và rồi thì tùy chúng ta chọn hút thuốc hay không. Nếu ai đấy hành động một cách tàn phá và làm nguyên nhân tổn hại, họ đúng là những đối tượng của từ bi. Không nên khinh thường đối với họ về đạo đức và thương hại họ. Đó không phải là thái độ của Đạo Phật. Nhưng điều ấy đáng buồn vì họ không thấu hiểu hiện thực.

Phật giáo có một tiếp cận giống như thế đối với đạo đức tình dục. Không phán xét. Những loại thái độ và động cơ nào đấy là tàn phá và nguyên nhân làm chúng ta khổ não, trong khi những thứ khác là xây dựng và mang hạnh phúc đến với chúng ta. Và một lần nữa, nó tùy chúng ta. Nếu chúng ta muốn có hàng khối vấn nạn từ thái độ tình dục của chúng ta, thì cứ tiến tới và đam mê [với chúng]. Nhưng, nếu chúng ta không muốn có rắc rối, thế thì có những thứ nào đó mà chúng ta cần phải tránh.

Chúng ta có thể thấu hiểu điều khác biệt hoàn toàn dễ dàng từ một thí dụ. Nếu chúng ta muốn có một vụ làm tình không có bảo hộ với một người hành nghề chuyên nghiệp, ồ, điều đó là khờ dại và rất ư là ngu ngốc như chúng ta đi trên một hiểm họa chắc chắn sẽ bị nhiễm AIDS. Nhưng điều đó không làm chúng ta trở thành một người xấu. Nó là sự lựa chọn của chúng ta. Quý vị thấy đấy, đấy là một thái độ hoàn toàn khác biệt đối với tình dục. Đấy là toàn bộ chìa khóa để thấu hiểu sự tiếp cận của Phật giáo.

3- PHÂN BIỆT GIỮA NHỮNG THÁI ĐỘ XÂY DỰNG VÀ TÀN PHÁ

Nhầm đề nhìn vào chi tiết của đạo đức tình dục Phật giáo, chúng ta cần thông hiểu sự khác nhau giữa những gì xây dựng và tàn phá theo quan điểm của Đạo Phật. Thông thường, Phật giáo phân biệt giữa những hành vi bị lẫn lộn với sự mơ hồ [1] và những thứ nào đấy là không mơ hồ. Những thuật ngữ thường được diễn dịch như hành vi “nhiễm ô” và “không ô nhiễm” – bị nhiễm ô với sự mơ hồ về tính tự nhiên của chính chúng ta, những người khác, và thực tại một cách phổ thông. Sự mơ hồ hay bất giác đưa đến khát vọng chiếm hữu, sân hận, hay khờ khạo một cách đơn giản, là điều rồi thì thúc đẩy hành động của chúng ta.

Những hành vi không mơ hồ [hay tỉnh giác] đòi hỏi một nhận thức không vướng mắc [2] của tính không – sự thông hiểu mà ảo tưởng phóng chiếu của chúng ta về thực tại không quy cho bất cứ điều gì là thật. Loại thông hiểu ấy là rất khó khăn để có, ngay cả một cách khái quát. Do thế, đối với hầu hết mọi người chúng ta, tất cả những hành vi của chúng ta là đi với mơ hồ [hay bất giác]. Chúng sinh khởi từ sự bất giác [mơ hồ] và đồng hành với si mê [mơ hồ]. Chúng là những loại hành vi liên hệ với điều mà chúng ta gọi là “nghiệp báo”. Chúng là nguyên nhân làm cho chúng ta tiếp tục trải qua những sự tái sinh trở lại không thể kiểm soát – luân hồi – đầy dẫy với những vấn nạn rắc rối.

Những hành vi bất giác có thể là tàn phá, xây dựng, hay bất định. Những hành vi tàn phá luôn luôn trộn lẫn với si mê và là những thứ chín muồi thành bất hạnh hay khổ đau. Những thứ xây dựng hòa lẫn với bất giác trổ quả hạnh phúc, nhưng trong hạnh phúc mà nó không bao giờ kéo dài và chẳng bao giờ toại ý. Những hành vi bất định cũng có thể lẫn với bất giác. Chúng chín muồi thành những cảm giác trung tính, không phải an lạc cũng chẳng phải khổ đau.

Chúng ta đã thấy một thí dụ về một hành vi tàn phá, có nghĩa là, có làm tình không bảo hộ với một người hành nghề chuyên nghiệp. Thái độ như thế rõ ràng trộn lẫn với sự mê mờ về thực tại, khờ dại, và thường mong ước thèm khát.

Một thí dụ về một hành vi xây dựng trộn lẫn với bất giác, liên hệ đến trường hợp của một bà mẹ của một đứa con trai 24 tuổi, một bà mẹ luôn luôn cố gắng để làm những việc ân cần đến cậu ta, chẳng hạn như chuẩn bị thức ăn ngon miệng. Nuôi dưỡng đứa con trai bà là một hành động của yêu thương và là một việc làm xây dựng. Nó sẽ trổ quả trên kinh nghiệm hạnh phúc và sự cát tường của bà mẹ. Tuy nhiên, bà ta cũng nấu nướng cho cậu con trai bởi vì nó làm cho bà cảm thấy hữu dụng và được cần đến. Đây là chỗ mà rắc rối [của mê mờ] xảy đến. Cậu con trai 24 tuổi có thể không muốn được săn sóc như một cậu bé con, khi mà nó không về nhà vào giờ cơm, nó được [mẹ nó] lân la để gợi chuyện “Tại sao con không về nhà? Mẹ làm thức ăn rất là ngon. Con thật là thiếu cẩn trọng [không quan tâm đến mẹ gì cả]”. Sự chuẩn bị của bà mẹ trộn lẫn với dính mắc của mê mờ của cái “tôi, tôi, tôi. Tôi muốn cảm thấy hữu dụng, tôi muốn cảm thấy được cần đến.” Quan tâm của tự ngã đặt bên dưới hành vi xây dựng và động cơ ân cần của bà. Bất cứ niềm hạnh phúc nào mà bà cảm thấy như một kết quả của những hành vi ân cần của bà sẽ là mong manh và không ổn định. Nó chẳng bao giờ kéo dài và sẽ không bao giờ hài lòng. Thêm nữa, động cơ vị ngã của bà sẽ không tránh khỏi mang đến cho bà sự chán nãn, lo buồn, và đau khổ.

Một hành vi bất định, trung tính, chẳng hạn như xúc miệng, chà răng có thể trộn lẫn với mê mờ rằng do việc ấy, chúng ta có thể thật sự làm cho miệng chúng ta thơm, răng chúng ta sạch và chính chúng ta trông lịch sự cùng xinh xắn hơn. Nhưng, chúng ta chẳng bao giờ có thể làm cho hơi thở chúng ta sạch sẽ một cách căn bản, vì rất nhanh chóng răng chúng ta lại trở lên nhơ uế và hơi thở chúng ta rất nặng mùi. Có một sự bất giác ở đây về thực tại, một cấp độ nào đó của ngu ngơ, và một sự quan tâm mạnh mẽ của tự ngã về điều, chúng ta trông như thế nào. Mặc dù chà răng có kết quả trong cảm giác không vui cũng chẳng buồn – chúng ta chỉ đơn thuần làm điều ấy cho việc cần phải làm – chúng ta cũng đang làm cho tình trạng luân hồi chúng ta không ngừng nghỉ. Chúng ta sẽ cần phải chà răng chúng ta lập đi lập lại trong suốt cuộc đời của chúng ta. Đơn giản rằng những hành vi lập lại trung tính đang chăm sóc cái thân thể luân hồi của chúng ta, khi chúng ta pha lẫn với dính mắc vì một ‘cái tôi vững chắc’ [3], làm cho bất diệt sự lập đi lập lại vòng hiện hữu luân hồi của chúng ta, với tất cả những vấn nạn rắc rối của chúng.

4- SỰ CHÍN MUỒI CỦA NGHIỆP BÁO VÀ LUẬT QUYẾT ĐỊNH

Chúng ta cần thông hiểu một cách rõ ràng hơn ý nghĩa điều Đạo Phật tuyên bố rằng những hành vi pha lẫn với bất giác hay mê mờ “chín muồi’ thành khổ đau, hạnh phúc của cõi luân hồi, hay một cảm giác trung tính. Nguyên tắc này gắn liền đến tất cả những thái độ thông thường của chúng ta, bao gồm cả thái độ tình dục.

Đạo Phật nói về luật quyết định của nghiệp báo. Chắc chắn rằng những hành vi tàn phá sẽ ‘chín muồi’ thành khổ đau, ngoại trừ chúng ta tự tịnh hóa chính mình với những khuynh hướng nghiệp [4] mà chúng đã xây dựng nên. Hay, theo một cách ngược lại, nếu chúng ta bây giờ đang trải qua khổ đau, kinh nghiệm này đã chín muồi từ khuynh hướng nghiệp hay nghiệp nhân đã được xây dựng nên bởi những thái độ tàn hại của chúng ta trong quá khứ. Luật này cũng đúng liên hệ đến niềm hạnh phúc thông thường [của phàm phu] và những hành vi xây dựng pha lẫn với bất giác.

Chữ quan trọng để thấu hiểu trong luật quyết định là chữ ‘chín muồi’. “Chín muồi” thành khổ đau không chỉ đơn giản là “đưa đến kết quả” trong khổ đau. Điều này là bởi vì những hành vi của chúng ta có nhiều kết quả, và hầu hết chúng là không chắc chắn. Thí dụ, không chắc chắn, trong khi thực hiện một hành vi, chúng ta sẽ trải qua hạnh phúc hay khổ đau. Liên hệ đến việc chúng ta dẫm chân lên một con gián. Chúng ta có thể dẫm chân lên nó và thật sự cảm thấy thú vị trong việc sát hại một con vật mà chúng ta xem như một thứ kinh tởm. Hay khi dẫm chân lên con gián, chúng ta có thể cảm thấy khiếp sợ và ghê tởm. Trong khi giúp đỡ ai đấy thực hiện xong một nhiệm vụ khó khăn, chúng ta có thể cảm thấy hạnh phúc hay chúng ta cảm thấy bực bội về công việc khó nhọc.

Cũng không chắc chúng ta sẽ cảm thấy thế nào ngay lập tức tiếp theo sau hành động của chúng ta. Sau khi có một vụ làm tình không bảo hộ với một người hành nghề chuyên nghiệp, chúng ta có thể cảm thấy vui vẻ về việc ấy hay lo sợ rằng chúng ta có thể bị nhiễm AIDS. Sau khi tặng ai một số tiền, chúng ta có thể vui mừng với hạnh phúc hay cảm thấy hối hận và không vui về việc ấy. Những kết quả ngắn hạn của những hành vi ấy cũng không chắc chắn. Nếu chúng ta ăn cướp một nhà băng, chúng ta có thể bị bắt bởi cảnh sát, hay chẳng bao giờ bị bắt. Nếu chúng ta trung thực với việc làm của chúng ta, chúng ta có thể được đề bạt và vui mừng, hay mặc dù làm việc tốt, chúng ta có thể bị sa thải và khổ sở. Tất cả những loại kết quả này là không chắc chắn. Luật quyết định của nghiệp báo không nói về chúng.

Thậm chí cũng không chắc chắn là hành vi của chúng ta sẽ là nguyên nhân cho hạnh phúc hay khổ đau đến người mà chúng ta có ý chống lại hay không – hoặc là trong lúc hành động của chúng ta xảy ra, ngay lập tức sau đấy, trong ngắn hạn, hay trong dài hạn. Chúng ta có thể nói dối với ai đấy về khả năng của họ, nói với họ rằng họ giỏi hơn năng lực của họ. Điều này có thể làm cho họ vui mừng, cả trong khi đang nói với họ và ngay lập tức sau đấy. Trong ngắn hạn, và thậm chí về lâu dài, nó có thể làm cho họ cảm thấy vững vàng để thành công. Nhưng, nó có thể làm cho họ cảm thấy điều gì ấy không tốt đồng thời, bởi vì họ biết chúng ta chỉ đang cố gắng thổi phồng họ lên (có thể là đi tàu bay giấy) và điều chúng ta nói là không đúng. Ngay cả nếu họ tin tưởng chúng ta, họ có thể khuếch trương chính họ quá độ như một kết quả, và rơi rụng một cách thảm hại trong việc làm tương lai của họ. Trái lại, nếu chúng ta nói sự thật với họ, họ lại cảm thấy thối chí và, thiếu vắng sự tự tin, rồi thất bại trong những gì họ cố gắng hoàn thành. Hay, họ có thể cảm thấy vui mừng vì chúng ta chân thành với họ và, dấn thân chính họ vào những nhiệm vụ ít thử thách hơn trong đời sống, để thành công mỹ mãn và hạnh phúc.

Thế thì, hoàn toàn không chắc chắn, những gì sẽ xảy ra liên quan đến những loại kết quả này của những hành động của chúng ta. Đây là tại sao chúng ta nói rằng đạo đức Phật giáo không căn cứ một cách đơn giản trên việc không làm tổn hại đến người khác. Nó là bởi vì chúng ta chẳng bao giờ có thể bảo đảm hiệu quả là thế nào đối với những hành động của chúng ta sẽ xãy ra cho họ. Dĩ nhiên, chúng ta cố gắng để không làm tổn hại cho người khác. Nhưng ngoại trừ chúng ta là những vị Phật, không thì chúng ta chẳng bao giờ biết những kết quả này sẽ là gì.

Do thế, khi chúng ta nói về những hành vi tàn phá “chín muồi” thành khổ quả, chúng ta đang nói về một tiến trình phức tạp qua những cung cách của chúng ta về hành động, nói năng, và suy tư xây dựng nên một khuynh hướng và thói quen nào đấy. Thí dụ, nếu chúng ta có những quan hệ ngoại tình, chúng ta xây dựng nên hay thúc đẩy thói quen về việc thể hiện không thõa mãn với người phối ngẫu và luôn luôn đi tiếp từ lần này đến lần khác.

Biểu hiện không thõa mãn và bồn chồn liên quan đến đời sống tình dục của chúng ta là một kinh nghiệm khổ sở, có phải thế không? Và thế thì, nếu chúng ta chẳng bao giờ hài lòng với người bạn phối ngẫu và sẽ buồn bực trong những quan hệ như vậy, chúng ta cũng sẽ không hài lòng với người yêu của chúng ta. Nhưng mối quan hệ như thế cũng sẽ không kéo dài, và chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm một người khác. Hơn thế nữa, người phối ngẫu của chúng ta cũng sẽ không trung thực. Tại sao họ phải trung thực với chúng ta, nếu chúng ta không trung thành với họ? Do thế, có nhiều hậu quả tác động lâu dài và hàng khối rắc rối đưa đến. Đấy là những gì chắc chắn từ hành động một cách tàn phá.

5- NHỮNG ĐỘNG CƠ CHO THÁI ĐỘ TÀN PHÁ

Hãy nhìn một cách gần gũi hơn một ít về điều gì là tàn phá – điều gì sẽ đem đến những thói quen tiêu cực mà nó sẽ làm sinh khởi những vấn nạn rắc rối về tương lai lâu dài của chúng ta. Nhân tố chính quyết định một hành động tàn phá hay không là tình trạng của tâm niệm thúc đẩy nó. Những hành vi tàn phá có thể bị thúc đẩy bởi mong ước thèm khát – thí dụ, sự ám ảnh, dính mắc, hay bức bách với tình dục, là điều làm nguyên nhân để ai đấy tiến hành từ một mạo hiểm tình dục này đến một mạo hiểm khác. Chúng cũng có thể bị thúc đẩy bởi sân hận hay thù địch, giống như trường hợp của người nào đó đã hãm hiếp nhiều phụ nữ bởi vì người ấy tức giận với đàn bà và muốn làm tổn thương họ. Hay thái độ tàn phá có thể bi thúc đẩy bởi sự ngu khờ - mê mờ về nhân và quả, hay về thực tại, chẳng hạn như thí dụ mà chúng ta đã trích dẫn trước đây về hành vi tình dục không bảo hộ với một người hành nghề chuyên nghiệp. Khờ dại, ngu ngơ, hay si mê thường bị pha lẫn với sự ám ảnh của thèm khát hay thù hận.

Những thái độ nền tảng khác cũng luôn luôn đồng hành với những hành vi tàn phá. Những điều này không có ý nghĩa đối với chính chân giá trị đạo đức – không đưa đến việc thái độ của chúng ta phản chiếu trên chúng ta như thế nào – và cũng không có sự quan đến việc thái độ chúng ta phản chiếu trên người khác như thế nào, chẳng hạn trên gia đình chúng ta, những vị thấy tâm linh, những người thôn quê và v.v…Chúng ta có thể thấu hiểu điều này nếu chúng ta nghĩ về thí dụ cựu Tổng thống Clinton vùng quan hệ của ông và Monica Lewinsky là điều đã làm nguyên nhân cho rất nhiều tai tiếng.

Những cảm xúc phiền não quấy rầy khác, chẳng hạn như ganh tị, nó đồng hành với những động cơ tàn phá cũng tàn phá như thế, như là những hành động chính chúng bị thúc đẩy bởi chúng. Thế thì trong tổng quát, chúng ta cũng có thể nói rằng luân hồi sinh tử - sự tái sinh không kiểm soát – là tàn phá.

6- NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG ĐỘNG CƠ HIỆN TIỀN

Sự trình bày của Phật giáo về đạo đức cũng khác biệt giữa động cơ của nguyên nhân và động cơ hiện tại. Động cơ nguyên nhân là điều [tiềm ẩn] ban đầu đưa chúng ta đến một hành động. Động cơ hiện tiền hiện hữu ngay thời điểm hành động. Trong trường hợp của những hành động đạo đức trung tính một cách tự nhiên – Đức Phật không định rõ chúng là xây dựng hay tàn phá – đấy là động cơ hiện tiền quyết định hành động là xây dựng hay tàn phá, chứ không phải là nguyên nhân gốc rễ [tiềm ẩn]. Trong trường hợp những hành động mà Đức Phật xác định rõ ràng như xây dựng hay tàn phá, động cơ hiện tiền là điều có một tác động mạnh mẽ hơn trên kết quả nghiệp báo nặng nề hay nhẹ nhàng.

Quyết định chuyện phòng the với người phối ngẫu của chúng ta, là điều trong ấy và tự nó là một hành động đạo đức trung tính. Chúng ta có thể được thúc đẩy một cách hệ quả để có việc chăn gối vì một lý do xây dựng. Chúng ta có thể muốn làm cho người phối ngẫu của chúng ta vui tươi hạnh phúc hay chúng ta có thể muốn có con cái. Nhưng, khi chúng ta thật sự bắt đầu thể hiện hành động chăn gối, nếu sự ám ảnh [hay vướng mắc] với sự khoái cảm và khát vọng lấn lướt như động cơ hiện tiền của chúng ta, hành động trở nên tàn phá thay vì như động cơ nguyên nhân tích cực ban đầu. Thực hành chuyện phòng the với một ám ảnh vì dục tình xây đắp nên một thói quen tiêu cực mà về lâu về dài, sẽ trở thành nguyên nhân của khổ não hay bất hạnh.

Động cơ nguyên nhân tự nó có thể cũng là tàn phá. Ám ảnh [hay dính mắc] với dục tình có thể đưa đẩy chúng ta vào trong chuyện tình dục và nó cũng là động cơ hiện tiền. Động cơ nguyên nhân, tuy thế, cũng có thể là trung tính. Chúng ta có thể muốn có chuyện tình dục nhầm mục tiêu rơi vào giấc ngủ một cách dễ dàng hơn. Nhưng rồi thì, khi chúng ta thật sự bắt đầu làm chuyện ấy, chúng ta trở nên bị lấn áp hoàn toàn với khát dục và sự dính mắc của chúng ta với chúng. Một lần nữa, hành động dục tình trở nên tàn phá.

7- SỰ ÁM ẢNH CỦA MONG ƯỚC THAM DỤC VÀ SỰ QUAN TÂM SAI LẦM

Vì đối với hầu hết mọi người cảm xúc phiền não sẽ đi đến thực hiện một hành vi tình dục tàn phá là tham dục mong ước ám ảnh, hãy nhìn một gần gũi hơn vào tình trạng của tâm thức. Mong ước tham dục là một càm xúc phiền não hướng đến điều gì đấy mà chúng ta không sở hữu và là mong ước mạnh mẽ để sở hữu nó, căn cứ trên sự đánh giá quá cao những phẩm chất tốt đẹp của đối tượng. Điều này có thể xãy ra khi chúng ta không có bất cứ một phân lượng nào của đối tượng ấy hay khi chúng ta đã có một phần nào đấy rồi và tham muốn nhiều hơn nữa. Dính mắc là tương tự. Nó là một cảm xúc phiền não hướng đến điều gì đấy mà chúng ta đã có rồi và căn cứ trên sự đánh giá quá mức phẩm chất của đối tượng, chúng ta không muốn buông bỏ nó.

Thêm nữa để phóng đại những phẩm chất tốt đẹp của điều gì đấy với những thái độ như thế, “Ôi người là người xinh xắn, toàn hảo trên thế giới,” sự khao khát tham dục phóng chiếu trên những phẩm chất của đối tượng mà nó không sở hữu. Trong thuật ngữ của Phật giáo, mong ước tham dục hay khát dục đồng hành với “sự quan tâm sai lầm.”

Một ví dụ về sự quan tâm sai lầm hay sự suy nghĩ sai lầm, liên hệ đến người phối ngẫu tình dục, là đang lưu tâm đến điều gì đấy nhơ uế như sạch sẽ. Trên một mức độ tự nhiên hóa, nó được minh họa bằng thái độ, “Nếu nó là chiếc ly của người yêu tôi, thì nó sạch. Tôi sẽ nhắp một hớp với nó. Nếu nó là chiếc tách của người làm công, thì nó nhơ nhuốc; ngay cả chạm nó vào môi tôi cũng thật là ghê tởm.” Nếu chúng ta nghĩ về nó, không có gì khác biệt giữa ly và tách ở đây. Cả hai thứ đều là ly hay tách của người nào khác mà người ấy đã nhắp môi uống rồi.

Hay nếu quý vị muốn giải thích bằng một thí dụ mãnh liệt hơn, chúng ta có thể nghĩ thật là tuyệt vời nếu người yêu của chúng ta chạm lưỡi họ trong miệng chúng ta khi họ hôn chúng ta, nhưng nếu người ấy lại nhổ nước bọt trong miệng chúng ta, điều cũng rất là giống nhau, nhưng chúng ta sẽ thấy nó ghê tởm làm sao đâu ấy. Chạm lưỡi họ trong miệng chúng ta trong khi hôn là một thí dụ cả về sự thổi phồng những phẩm chất của điều gì đấy, làm cho nó thành một hành động tình dục tuyệt hảo, và trong một sự lưu tâm sai lầm như nó là sạch sẽ, hay ít ra là nó không dơ bẩn.

Một loại lưu tâm sai lầm khác là xem khổ đau như hạnh phúc. Thí dụ, nếu người thương của chúng ta xoa bóp tay chúng ta, chúng ta cảm thấy tuyệt vời. Nhưng nếu họ tiếp tục xoa bóp cùng một chỗ khoảng năm phút, nó sẽ trở nên rất đau. Tuy thế, chúng ta có thể quan tâm nó là hạnh phúc và không yêu cầu người thương chúng ta dừng lại. Hay chúng tôi chắc rằng tất cả chúng ta có kinh nghiệm ôm chặt ai đấy và tay chúng ta rơi vào trong giấc ngủ phía dưới một người. Nó sẽ trở nên rất khó chịu, nhưng chúng ta tiếp tục nằm đấy bằng mọi giá. Hay chúng ta ôm ai đấy trong khi cố dỗ giấc ngủ bên cạnh người ấy, và rồi thì chúng ta hoàn toàn không thoãi mãi và không thể đi vào giấc ngủ, nhưng chúng ta không muốn buông người ấy ra, không ôm nữa. Đó là “xem khổ não như hạnh phúc” – một thí dụ về sự quan tâm sai lầm mà nó đồng hành với một sự ám ảnh hay dính mắc với sự tiếp xúc thân thể và ôm ấp dục tình.

8- THAM DỤC SINH HỌC CHỐNG LẠI THAM DỤC ÁM ẢNH

Điều quan trọng để phân biệt ở đây là giữa sự tham dục ám ảnh và tham dục sinh học. Đây là hai thứ hoàn toàn khác nhau. Nó giống với thức ăn. Khi chúng ta có một sự đói sinh học, thỏa mãn sự đói khát vì thực phẩm không là tàn phá. Chúng ta có thể làm điều ấy mà không thổi phồng phẩm chất ngon lành của thực phẩm hay có sự quan tâm sai lầm về nó. Nhưng nếu chúng ta có một sự khao khát ám ảnh về một loại thực phẩm nào đấy, chẳng hạn như sô cô la, và phóng đại nó thành một thứ ngọt ngào nhất trên thế giới và rồi ăn ngấu nghiến với nó, đó là tàn phá. Nó sẽ đưa chúng ta đến nhiều vấn nạn rắc rối: chúng ta trở nên quá cân béo phì và có thể làm cho chính mình bệnh hoạn do ăn quá mức.

Cũng giống với dục tình. Sự khao khát sinh học bình thường về tình dục căn cứ trên kích thích tố (hormone) khác với tham dục ám ảnh [dính mắc] về nó. Đạo Phật không nói rằng thõa mãn tham dục sinh học, mà không tô vẽ những phẩm chất tốt đẹp của nó, là tàn phá. Nhưng giống như việc ăn uống, nó là một phần của luân hồi: nó là điều đến với sự hiện hữu một thân thể luân hồi và sẽ làm nguyên nhân cho những vấn nạn rắc rối không thể tránh trên một mức độ nào đấy. Ngay cả nếu chúng ta duy trì đời sống độc thân, xu hướng của dục tình vẫn tiếp tục. Và nếu chúng ta không độc thân, rồi thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có đủ tình dục. Có nó một lần sẽ không bao giờ đủ, cũng giống như nếu chúng ta chỉ ăn một lần. Chúng ta muốn có nó lần nữa và lần nữa. Do vậy, đó là một tình trạng luân hồi – một tình trạng lập lại không thể kiểm soát mà chẳng bao giờ thấy thỏa mãn. Điều đó rõ ràng là một hình thức của khổ đau.

Thực tế, nếu chúng ta nhìn vào những lời nguyện của mật tông tantric quan tâm về thái độ tình dục, điều chính là không xem tình dục như là một con đường để giải thoát hay giác ngộ. Nó đơn giản là một hành vi luân hồi! Dấn thân trong dục tình với ý tưởng thời đại rằng nếu chúng ta duy chỉ có thể đạt đến một sự kích thích cực điểm lý tưởng, nó sẽ giải quyết tất cả mọi vấn nạn rắc rối của chúng ta là một ví dụ tuyệt vời về việc chúng ta phá hoại thệ nguyện tantric của chúng ta như thế nào. Hành động cách đó là hoàn toàn mê mờ về thực tại và về ‘nhân quả hành vi’ [5]. Ngay cả chúng ta không có những thệ nguyện mật tông tantric, tránh sự phóng đại về tình dục sẽ cần thiết là sự tập trung cho hầu hết chúng ta như những hành giả Phật giáo. Chúng ta sẽ không đi ra và hảm hiếp tất cả mọi người trong một thành phố mà chúng ta chinh phục trong một cuộc chiến tranh.

9- SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CỦA ĐIỀU ĐƯỢC XEM NHƯ THÁI ĐỘ KHÔNG THÍCH ĐÁNG CỦA TÌNH DỤC

Khi chúng ta nhìn vào chi tiết sự liệt kê của Phật giáo những loại thái độ không thích đáng khác nhau về tình dục, chúng ta khám phá rằng nếu thực hiện hành động tình dục hơn năm lần một cách liên tiếp được xem như tàn phá, bởi vì nó là ám ảnh [vướng mắc]. Điều này bao hàm rằng nếu có việc ấy bốn lần thì không gây ra ám ảnh [hay không vướng mắc]. Bây giờ, nó không qui định một cách rõ ràng lời tuyên bố trên liên hệ đến năm hay bốn lần trong một dãy suốt thời gian một người chạm trán với dục tình, hay đến bốn hay năm ngày trong một dọc ấy. Nếu nó là vấn đề trước [tức là liên tục], như một số người diễn giải, thì nó hàm ý một khái niệm kỳ lạ về cái gọi là ám ảnh hay vướng mắc. Tương tự thế, thủ dâm hay hay hành động bằng miệng một lần là tàn phá, cũng bởi vì đó sẽ là ám ảnh hay vướng mắc. Một cách rõ ràng, ám ảnh hay dính mắc với tình dục là một vấn đề phức tạp và tiêu chuẩn văn hóa để định nghĩa nó có thể được liên hệ.

Đề thấu hiểu vấn đề này, có thể lợi ích để nhìn lại sự phát triển lịch sử trong văn học Phật giáo lưu tâm về vấn đề một hành tàn phá hay không thích đáng về tình dục là gì. Một sự nghiên cứu như thế có thể cho chúng ta một manh mối để diễn dịch về đạo đức tình dục Phật giáo như thế nào trong xã hội hiện đại của chúng ta. Nhiều người Phật tử phương Tây muốn duyệt xét hay sửa chữa lại một số khía cạnh về đạo đức Phật giáo cho thích hợp với tinh thần của chúng ta ngày nay. Nhưng, chúng ta cần phải rất cẩn thận trong một sự cố gắng để làm như thế. Nếu chúng ta làm việc ấy chút nào chăng, chúng ta cần làm trên căn cứ kiến thức của mọi phạm vi hay cấp độ những lời giáo huấn của Đức Phật về đạo đức và về việc chúng ta đã phát triển về phương diện lịch sử cũng như đã được áp dụng trong những xã hội khác nhau ở Á châu những vùng mà Phật giáo đã từng lan tỏa tới.

Trong những kinh luận buổi đầu của Pali và Phạn ngữ ở Tích Lan và Ấn Độ, điều duy nhất được định rõ như thái độ quan tâm không thích đáng về tình dục là có hành động ấy một đối tác không thích hợp. Sự nhấn mạnh là trên một người phụ nữ không thích hợp. Họ bao gồm những người đàn bà đã có chồng hay đã hứa hôn, hay những người bị hạn chế bởi những người khác, chẳng hạn như người con gái bị ngăn giữ bởi cha mẹ hay nữ tu bị ngăn cấm bởi thệ nguyện của họ. Nếu một người đàn ông định có hành động tình dục với những loại người đàn bà này, động cơ sẽ thường là tham dục ám ảnh. Mặc dù người đàn bà là một người không thích hợp để có hành động ấy với người đàn ông, thậm chí bởi những tiêu chuẩn xã hội của thời gian và văn hóa, nhưng tuy thế bởi vì sự khát dục của người đàn ông là quá kích thích, người ấy cứ nhất định thực hiện hành động ấy với người đàn bà. Luận điển không đề cập đến về điều người đàn ông đã có người phối ngẫu hay chưa hay về sự mong ước của người đàn bà không thích hợp có thể là gì.

Vào cuối thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên hiện đại, một hội nghị kết tập của Phật giáo lần thứ tư đã xãy ra ở Kashmir. Một triều đại Trung Á thống trị một vùng từ Tây Bắc Ấn Độ đến Đông Ba Tư vào lúc ấy. Những đại biểu từ những vùng Phật giáo mà hiện nay là A Phú Hản đến kết tập và báo cáo về những phong tục nào đấy của văn hóa Ba Tư trong quê hương của họ rằng họ thấy sự mâu thuẩn về tâm linh của đạo đức Phật giáo. Họ cảm thấy rằng những đề cập rõ ràng thẳng thắn của họ cần thiết được bao hàm trong kinh luận Phật giáo liên hệ đến đạo đức đang được kết tập lúc ấy. Bắt đầu từ thời điểm này, những phong tục khác nhau căn cứ trên việc được xã hội tán dương trong những nền văn hóa không phải Ấn Độ nào đấy lần lần được thêm vào một cách chậm rãi đến danh mục của những loại thái độ tàn phá thí dụ như cái chết êm ái và loạn luân. Mặc dù nhiều loại hành vi này đã từng xãy ra ở Ấn Độ rồi, nhưng chúng chưa từng được thảo luận một cách công khai. Tuy thế, nghe chúng trong những nền văn hóa ngoại quốc cung cấp hoàn cảnh để đề cập chúng một cách rõ ràng thẳng thắn trong kinh luận Phật giáo, mà không đánh mất “bộ mặt xã hội.”

Do thế, trong những dạng thức của thái độ tình dục không khôn ngoan, danh sách đã bao quát những đối tác không thích hợp đã được mở rộng bao gồm mẹ hay con gái của người ấy. Dần dần, những hình thức của thái độ tình dục được thêm như biểu hiện không thích hợp. Thí dụ, những nơi nào đấy của thân thể được liệt kê như không thích hợp cho sự giao hợp tình dục, chẳng hạn như miệng và hậu môn, ngay cả với vợ của chính họ. Lý do căn bản đằng sau điều này không nghi ngờ gì nữa rằng một nơi không thích hợp sẽ bị thúc đẩy bởi một sự tham dục ám ảnh [tự kỷ ám thị]. Không thỏa mãn với hành động ở nơi thông thường của vợ người ấy, người ấy sẽ trở thành một người khám phá và mạo hiểm tình dục, và cảm thấy rằng ngưởi ta phải thử nghiệm ở mọi tư thế và mọi địa điểm nhầm để có thêm sự khoái lạc hơn nữa.

Những thời gian không thích hợp cho tình dục cũng đã được thêm vào, chẳng hạn khi người phụ nữ thai nghén hay khi bà ta đang chăm sóc hay điều dưỡng. Những bà mẹ luôn luôn ngủ với những đứa con của họ, và vì thế sẽ không thích đáng để tách rời bà ta với đứa con nhằm mục đích dục tình, chẳng hạn ở đền chùa; và những thời gian không thích hợp, chẳng hạng trong thời gian bình minh hay lúc mà ai đấy có thể đi vào trong phòng của họ làm lúng túng ngượng ngịu mọi người. Thậm chí ngày nay, trong những người Tây Tạng, hiếm khi người náo khóa cửa họ lại khi họ ở trong phòng, và người Tây Tạng chẳng bao giờ gỏ cửa trước khi bước vào. Đồng tính luyến ái và thủ dâm chẳng mấy chốc cũng tham dự vào danh sách của thái độ tình dục không thích đáng.

Khi kinh luận Phật giáo được chuyển dịch sang tiếng Trung Hoa, những vợ lẽ, nàng hầu của người khác được thêm vào danh sách của những người đối tác không thích hợp. Đây là một thí dụ rõ ràng về việc những dịch giả và những vị đạo sư đã thay đổi những luận điển về đạo đức để chúng liên hệ đến xã hội mới mà Phật giáo đã lan truyền đến. Truyền thống xã hội Trung Hoa cho phép đàn ông có vài người vợ và nàng hầu. [Điều này là không thích đáng]. Chỉ có hành động tình dục với nàng hầu của người nào khác là không thích đáng. Ở Tây Tạng cũng thế, cả đa thê và đa phu được thể hiện một cách thông thường. Có vài bà vợ hay vài ông chồng chẳng bao giờ được xem như có hành động tình dục với những người phối ngẫu không thích đáng.

Qua khắp tiến trình này, điều luôn luôn xảy ra là ngày càng nhiều thứ được thêm vào danh sách của những gì là không thích đáng. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta muốn có những thứ được xóa đi trong danh sách ấy, nhưng thực sự những thứ về phương diện lịch sử đã luôn luôn được thêm vào. Câu hỏi khó khăn với điều này, tuy thế, là có phải những sự thêm thắt vào bị ảnh hưởng một cách xã hội và trước đấy, những hành vi đề cập không bị xem là không thích hợp, hay có phải chúng luôn luôn được xem là không thích đáng, nhưng duy chỉ không được đề cập một cách rõ ràng. Hay, có thể rằng những sự thêm vào đấy được làm thành danh sách được quan tâm với một mục tiêu đặc thù, chỉ khi những khó khăn sinh khởi trong những cộng đồng Phật giáo trên những vấn đề nào đấy. Cuối cùng, điều này cũng là việc Đức Phật đã dần dần mở rộng những thệ nguyện [hay giới điều] xuất gia như thế nào.

10 - THÁI ĐỘ TÌNH DỤC KHÔNG THÍCH ĐÁNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ

Nếu chúng ta hỏi những bổ xung xa hơn nữa là gì có thể cần được thực hiện cho danh sách những loại thái độ dục tình dục không thích đáng để phù hợp với Tây phương hiện đại, chúng ta có thể học thêm một bài học khác từ lịch sử theo đúng nguyên bản của Phật giáo. Theo Luật tạng về giới điều xuất gia, tu sĩ không được phép làm môi giới đến việc hôn nhân với những loại đàn bà nào đấy. Danh sách những người phụ nữ như thế tương ứng với bảng liệt kê những đối tác dục tình không thích đáng của những người cư sĩ. Trong những luật tạng của năm trong mười tám nộ phái tiểu thừa mà chúng tôi đã kiểm nghiệm, hai danh sách là không kể quan điểm của đàn ông và chỉ trình bày ngắn gọn danh sách của những người đàn bà không thích hợp. Đây là luật tạng của hai trong số ba truyền thống Tiểu thừa hiện còn ngày nay – PG Thượng Tọa Bộ (Theravada - ở Tích Lan và Đông Nam Á) và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ- Sarvastivada (một chi phái của Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ-Mulasarvastivada được những thành viên Tây Tạng và Mông Cổ duy trì).

Sự thiếu sót này không có nghĩa là theo hai truyền thống này, chỉ có những người đàn bà không thích hợp cho người đàn ông và rằng không có điều như một người đàn ông không thích hợp cho một người đàn bà. Nó chỉ là quy luật đạo đức đã được viết nên trong hai truyền thống này duy từ quan điềm của một người đàn ông. Ba truyền thống luật tạng khác, tuy thế, định rõ danh sách những người đàn ông không thích đáng tương ứng đến danh sách những người đàn bà không thích đáng. Điều ấy hàm ý rằng đạo đức tình dục quan hệ đến những người liên hệ - đàn ông, đàn bà và v.v…- và cần được định rõ trong hình thức của mỗi loại người. Căn cứ trên chứng cứ theo đúng nguyên văn đó, thế thì, chúng tôi tin tưởng hoàn toàn có lý để thêm bất cứ danh sách nào về những đối tác tình dục không thích đáng, những ai mà không thích đáng từ quan điểm của phái nữ.

11- ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

Cũng thế, bằng cùng mức độ lý trí giống nhau, những tài liệu trong tất cả những truyền thống này đã được viết nên bởi một người đàn ông theo quan điểm tình dục khác giới. Và vì thế nếu một người đàn ông theo quan điểm tình dục khác giới đã có một người phối ngẫu rồi và sau đó, do bởi sự khát dục ám ảnh và không thỏa mãn đi khám phá và có quan hệ tình dục không chỉ với tất cả các loại đàn bà dưới bảo hộ hay là người phối ngẫu của người nào khác ấy, mà cũng là đàn ông với những con bò và ai biết điều gì khác nữa, rồi thì một cách rõ ràng đó là tàn phá. Nhưng, thêm nữa, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cũng có thể thay đổi toàn bộ hệ thống nói về những gì là thái độ dục tình tàn phá hay xây dựng cho đàn ông hay đàn bà đồng tính luyến ái và cả những người có quan hệ tính dục lưỡng giới. Đây là bởi vì việc có hành động tình dục với những ai không phải là người phối ngẫu và v.v… sẽ cũng là tàn phá đối với những loại người này. Hoàn toàn dường như là trong tinh thần của những giáo huấn Phật giáo về tương duyên sinh khởi thừa nhận rằng bất cứ sự hướng dẫn đạo đức nào cần phải được trình bày có hệ thống liên hệ đến mỗi một nhóm mà nó có liên quan đến.

Thật là hấp dẫn, trong thời gian du hành của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma đôi khi gặp gỡ với những nhóm đồng tính luyến ái, đặc biệt ở Nữu Ước và Cựu Kim Sơn. Những nhóm này cực kỳ khó chịu về những sự trình bày thông thường của Phật giáo về đồng tính luyến ái như một thái độ tình dục không thích đáng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng đáp lại rằng tự Ngài không thể viết lại luận điển, mà Ngài nghĩ rằng điều này là môt loại vấn đề cần được thảo luận bởi một hội đồng các vị Trưởng Lão Phật giáo. Chỉ một hội đồng như thế mới có thể thay đổi những vấn đề liên quan đến luật tạng và đạo đức. Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị một chương trình quan tâm đến vấn đề bình đẳng cho phái nữ, đặc biệt trong những nghi thức và lễ lược Phật giáo. Điều này cũng cần được xem xét lại và thay đổi. Do thế, dường như Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng nghĩ có có thể có một số vấn nạn nào đấy và khai mở đến vấn đề trong sự trình bày truyền thống về đạo đức tình dục của Phật giáo.

12 - NHỮNG VỊ TRÍ KHÔNG THÍCH ĐÁNG CHO TÌNH DỤC

Sự gồm cả miệng và hậu môn như những nơi không thích đáng cho hành động tình dục không nghi ngờ gì nữa cũng hình thành trong tâm tư những người đàn ông với quan điểm tình dục khác giới và đã có một người phối ngẫu phái nữ. Từ quan điểm của Phật giáo, những người như thế sẽ bị thúc đẩy thỏa thích trong hành động tình dục ở miệng và hậu môn do bởi chán chường và không thõa mãn với hành động ấy ở bộ phận sinh dục. Họ có thể cảm thấy rằng hành động tình dục thông thường hoặc là không đủ để đạt đến sự khoái lạc hay một cách không đầy đủ để biểu lộ yêu thương và tác động. Trong cả hai trường hợp, hạnh kiểm sẽ bị thúc đẩy bởi sự không thõa mãn, và một thái độ mà sẽ đưa đến những vấn nạn không thể tránh.

Điều này trở thành một vấn đề phức tạp hơn nhiều, tuy thế, nếu chúng ta xem xét những hình thức này về thái độ tình dục trong phạm vi của những cặp đồng tính luyến ái. Vấn đề là những vị trí đó là không thích đáng bởi tính tự nhiên, hay chỉ được xác định như không thích đáng cho những người nào đấy trong những trường hợp nào đấy? Nếu chúng ta nói rằng những vấn đề đối với miệng và hậu môn như những nơi dành cho hành động dục tình thì chúng không sạch, thì sự phản đối này cũng sẽ đi đôi một cách tương ứng với bộ phận sinh dục nữ. Điều này không là một vấn đề đơn giản.

Nhưng thế thì hoạt động tình dục ra sao đối với ai đấy bị liệt từ cổ trở xuống? Hình thức duy nhất cho thái độ tình dục mà họ có thể có là bằng miệng. Do vậy, một lần nữa, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần làm sự phân biệt về thích đáng và không thích đáng trong sự liên hệ với những nhóm đặc thù của những cá nhân. Chúng tôi không nghĩ rằng chúng ta có thể nói rằng nó là ám ảnh hay dính mắc cho ai đấy bị liệt từ cổ trở xuống để có hành động tình dục bằng miệng.

13 –THỦ DÂM

Chúng tôi nghĩ rằng một sư tranh cải tương tự có thể được tiến hành quan tâm đến sự thủ dâm. Người ta phải thấy vị trí Phật giáo truyền thống lưu tâm đến điều này trong phạm vi xã hội nguyên thủy của nó. Trong Ấn Độ cổ đại vào thời gian khi những quan điểm này về đạo đức được hình thành có hệ thống, người ta kết hôn vào tuổi dậy thì hay thậm chí trước đấy. Do vậy, nếu chúng ta kết hôn và quá bị ám ảnh với dục tình rằng hành động với người phối ngẫu không đủ, chúng ta cũng cần thủ dâm, điều ấy sẽ được xem như một sự ám ảnh hay vướng mắc với tình dục.

Tuy thế, ngày nay, những người ở phương Tây không kết hôn đúng vào tuổi dậy thì, và một số người vẫn độc thân cho đến xế bóng cuộc đời hay ngay cả trọn cuộc đời. Chúng ta cần nghĩ về vấn đề thủ dâm từ quan điểm của những người như thế, những người hoàn toàn không có đối tác phối ngẫu hay những người không ở trong một quan hệ tình dục với bất cứ ai. Nếu những sự lựa chọn đang hổn tạp, không phân biệt, đi tới những người hành nghề tình dục chuyên nghiệp, hay sống hoàn toàn độc thân, thế thì thủ dâm là một vấn đề hoàn toàn khác biệt cho những người như thế hơn trong trường hợp một người đã lập gia đình. Việc giống như thế cũng đúng liên hệ đến một người đã kết hôn mà người phối ngẫu bị bệnh nặng và phải ở trong bệnh viện hàng tháng. Họ đáng lý ra phải làm gì, đi tới một người hành nghề tình dục chuyên nghiệp à? Không.

Thế nên, chúng tôi tin tưởng phù hợp với giáo lý Đạo Phật rằng mọi thứ phải được quan tâm liên hệ đến một phạm vi. Điều này là bởi vì, hãy nhớ rằng, điều gì làm nên một hành vi đạo đức trung tính luân hồi chẳng hạn như có hành động tình dục tàn phá là sự thể hiện của nó bị thúc đẩy bởi một cảm xúc phiền não – không thõa mãn, ám ảnh hay dính mắc với tình dục, và v.v… Đó là những gì sẽ làm nguyên nhân cho những vấn nạn rắc rối. Thái độ tình dục không pha lẫn với những cảm xúc ám ảnh phiền não thì sẽ không làm nguyên nhân cho những thứ rắc rối cùng loại. Nó chỉ làm nguyên nhân cho những vấn đề phổ biến mà chúng ta chẳng bao giờ hoàn toàn thõa mãn với nó, và không nghi ngờ gì nữa chúng ta sẽ muốn làm lần này lần nữa – lần nữa và lần nữa. Và chúng ta chẳng bao giờ bảo đảm rằng chúng ta sẽ cảm thấy thế nào sau một hành động tình dục.

14 – HÀNH NGHỀ TÌNH DỤC CHUYÊN NGHIỆP

Một trong những điểm thú vị nhất trong sự trình bày truyền thống của Phật giáo về cách cư xử không thích đáng của tình dục, nếu chúng ta đang nhìn để thấy nó có thể được thúc đầy cho phương Tây hiện đại như thế nào, quan tâm về những gì không được bao gồm, và làm thế nào điều này có thể ảnh hưởng đến văn hóa. Thí dụ, quan tâm sự thảo luận về việc có hành vi tình dục với một người hành nghề chuyên nghiệp. Trong những luận điển cả Ấn Độ lẫn Tây Tạng, có hành vi tình dục với một người hành nghề chuyên nghiệp là không có vấn đề gì sai trái, nghĩa là hoàn toàn okay, ngay cả đối với một người đàn ông đã có gia đình, nếu người đàn ông chi trả cho người hành nghề ấy. Một người hành nghề tình dục chuyên nghiệp là một đối tác không thích đáng chỉ nếu khi người nữ ấy là của ai khác và chính bạn đã không chi trả cho người đàn bà ấy. Thậm chí khó xử hơn là nếu cha mẹ không cho phép con gái của họ có hành vi tình dục với ai đấy, thế thì người con gái ấy là một người không thích đáng đề có hành vi tình dục. Nhưng nếu cha mẹ cho phép – như đôi khi xảy ra ở Á châu khi những ông cha bà mẹ nghèo bán những đứa con gái của vào trong thanh lâu – thật không có lời nào đề nói.

Cũng thế, như đã lưu ý phía trước, những dịch phẩm bằng tiếng Trung Hoa đã thêm, một đối tác tình dục không thích đáng là tì thiếp của ai đấy. Điều này hàm ý rằng hoàn toàn không sai trái, hoàn toàn okay cho một người đàn ông đã có gia đình có hành vi tình dục với tì thiếp của chính họ. Và trong những người Tây Tạng, điều cũng hoàn toàn đúng đắn, okay, dề có nhiều hơn một bà vợ hay nhiều hơn một ông chồng. Thực tế, dường như rằng hoàn toàn đúng đắn đề một người đàn ông đã có gia đình có hành vi tình dục với bất cứ người đàn bà nào không rơi vào trường hợp một người đối tác không thích hợp, chẳng hạn như một người đàn bà độc lập chưa kết hôn, một người chưa hứa hôn cũng không phải là một nữ tu.

Thật khó cho chúng ta thấu hiểu tác dụng tinh thần phía sau điều này. Hoặc là tất cả những điều này là có thể chấp nhận một cách hoàn toàn trong những xã hội này và tất cả những người phụ nữ cảm thấy hoàn toàn tốt đẹp bình thường về việc những ông chồng của họ có hành vi tình dục với những người đàn bà khác, hay những người đàn bà đã kết hôn không cảm thấy khả quan về điều này, nhưng đã giữ sự im lặng. Nhưng chắc chắn điều đó không phải là trường hợp trong thế giới hiện đại ngày nay. Và vì thế, một lần nữa, dường như là danh sách của thái độ tình dục không thích đáng cần được mở rộng, đúng hơn là giao ước, để bao gồm tất cả những hình thức quan hệ tình dục mà đã làm nên những vấn nạn rắc rối, là tàn phá, và bị căn cứ trên sự ám ảnh hay dính mắc.

15 – SỰ KHÔNG HÀI LÒNG VỚI TỈNH DỤC VÀ MONG ƯỚC ĐA DẠNG

Thế rồi, những vấn đề với thái độ không thích đáng với tình dục không chỉ là sự quan tâm không đúng đắn và mê mờ rối rắm, chẳng hạn như chúng ta lưu ý đến những chỗ nào đấy trên thân thể, nhưng nó lại được xem xét nhiều hơn về sự không hài lòng và thể hiện sự thèm khát quá độ. Chúng ta muốn khám phá và kinh nghiệm hơn và nhiều hơn nữa. Hầu hết mọi người biết rằng hậu môn là không phải là một nơi sạch sẽ, và rằng có hành động tình dục nơi ấy có thể nguy hiểm theo quan điểm về sức khỏe. Cho nên vấn đề là ám ảnh: sự thỏa mãn và ám ảnh. Do bởi thế, chúng tôi nghĩ chúng ta cần mở rộng danh sách của thái độ không thích đáng để bao gồm những thứ như vậy như một sự đam mê trong những hành động tình dục nguy hiểm cao độ, lao vào trong hành động mà trong hành động ấy chúng ta có thể lây lan hay mắc phải một chứng bệnh truyền nhiễm về tình dục, và v.v…

Cũng thế, khi nói về vấn đề tình dục và sự không thỏa mãn, chúng ta cần giữ phạm trù văn hóa trong tư tưởng. Nếu chúng ta nhìn vào những người bình dân Ấn Độ hay Tây Tạng, thí dụ thế, hầu hết những người này toại nguyện để ăn uống cùng một thứ giống nhau mỗi ngày trong đời sống của họ - như cơm gạo và đậu lăng [6] hay mì-bún nước. Những người Tây phương hiện đại không có khuynh hướng tương tự như thế. Người Tây phương hiện đại thích cá biệt [7] và họ thích có đa dạng. Nó là một phần trong nền văn hóa của chúng ta. Do thế, giống như điều đi với sự tôn trọng bản năng tình dục, cũng giống như thực phẩm. Nếu điều bình thường trong xã hội chúng ta là ăn uống cùng giống một thứ mỗi ngày, rồi thì nếu chúng ta muốn ăn điều gì ấy khác hơn, điều ấy sẽ bị xem như một trường hợp thể hiện tham muốn quá độ và bị ám ảnh về thực phẩm. Điều ấy có thể hiểu được, rồi thì, một xã hội như vậy sẽ có một thái độ giống như vậy đối với tình dục.

Ý chúng tôi muốn nói rằng đáng lý chúng ta phải có một hình thức giao ước hổ tương nào đấy về cung cách ứng xử tình dục với một đối tác. Dĩ nhiên, chúng ta có thể mở rộng điều này để đem vào mối quan tâm về sự liên hệ mà chúng ta đã thảo luận phía trước. Chúng ta có một cách để có hành động tình dục với người phối ngẫu hay đối tác của chúng ta, cho dù người ấy là người khác giới hay đồng tính, cho dù chúng ta hay người đối tác của chúng ta bị đờ người ra, hay thậm chí cho dù chúng ta không có người đối tác và hình thức tình dục của chúng ta là thủ dâm. Nếu chúng ta có một phương pháp chuẩn mực thích ý hơn về hành động tình dục,thế thì từ quan điểm văn hóa truyền thống Á châu, muốn có điều gì khác hơn sẽ chỉ là do bởi tham muốn quá độ hay bị ám ảnh với tình dục.

Dĩ nhiên, nếu điều ấy liên hệ hình thức tình dục là một thứ sản sinh nhiều đau đớn và tổn thương đến người khác hay cho chính chúng ta, một loại nào đấy của tình dục bạo hành [8] – trong tài liệu họ nói về hành động tình dục trên nền lạnh-ướt với sỏi đá phía bên dưới họ, trong khi ở phương Tây chúng ta tưởng tượng nhiều hơn với chủ nghĩa tình dục bạo hành – điều đó dĩ nhiên không phải là một hình thức tình dục lành mạnh. Điều đó là tàn phá. Nhưng, đưa ra như thế để thấy, chúng ta có một hình thức ưa thích hơn thực hiện một hành động tình dục với ai đấy mà không tổn hại như thế, tuy thế, đối với những người phương Tây, chúng ta thích một số đa dạng trong đời sống tình dục. Điều ấy không có nghĩa là có một hình thức đa dạng những người đối tác hay phối ngẫu, nhưng là một sự đa dạng trong phương pháp biểu lộ tình yêu và sự tác động của chúng ta và có một sự thích thú với người ấy. Thế nên, dường như đối với chúng tôi rằng chúng ta nên mang điều ấy vào trong sự lưu tâm trong sự nói về điều gì là tàn phá từ quan điểm của phương Tây. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta cần thực hiện một sự khác biệt giữa sự mong ước văn hóa thông thường của chúng ta cho sự đa dạng, mặt khác, và là ám ảnh và sự cố gắng ngay bất cứ điều gì do bởi sự không thõa mãn và buồn chán, đối với một số khác.

Mặc dù vấn đề tình dục cần được quyết định một cách hổ tương trong quan hệ đôi lứa, câu hỏi là, “Những giới hạn của chúng là gì? Những kiểu thức của tình dục có thể bao gồm cái gọi là “những vị trí không thích đáng” hay không? Nhưng trong mọi trường hợp, bất cứ những điều giới hạn gì đấy có thể, khi chúng ta đã hoàn toàn không thỏa mãn và bị ám ảnh, và vượt xa chúng, thế thì chúng ta bắt đầu gợi đến thái độ tình dục ở những vùng rắc rối và tàn phá. Đấy là ý kiến cá nhân của chúng tôi.

16 – NHẤT HẠNH THIỀN SƯ VÀ NHỮNG HƯỚNG DẪN LIÊN HỆ ĐẾN THÁI ĐỘ TÌNH DỤC KHÔNG THÍCH ĐÁNG

Nhất Hạnh Thiền Sư, một đạo sư Phật giáo Việt Nam, đã có một hướng dẫn rất thú vị và chúng tôi nghĩ là hữu ích về sự quan tâm đến đạo đức tình dục Phật giáo. Trong sự lưu ý rằng chúng ta không có những hôn ước do cha mẹ quyết định, như hầu hết những người ở Á châu vẫn làm, và rằng chúng ta lựa chọn người phối ngẫu của chính chúng ta và rằng nhiều người trong chúng ta đã có hành động tình dục trước khi kết hôn, Ngài nói rằng một đối tác không thích đáng sẽ là người nào đấy mà với họ chúng ta không có ý định để dành trọn cuộc đời với họ, nếu chúng ta có hành động ấy. Nói cách khác, nếu chúng ta sắp có hành động tình dục với ai đấy, nó phải nên là với người nào mà, nếu chúng ta cần thiết, chúng ta sẽ tự nguyện hay sẳn sàng để dành trọn cuộc đời chúng ta với người ấy, hãy nói rằng nếu người ấy có mang, và v.v… Và chúng ta sẽ vui vẻ hạnh phúc để hành động như thế và không chỉ để biểu lộ một ý nghĩa của bổn phận. Nó không có nghĩa là chúng ta thật sự phải dành trọn cả cuộc đời chúng ta với người này (nhưng chúng ta sẽ không nên nghĩ đến chuyện tình dục với những ai mà chúng ta không tính đến chuyện hôn nhân). Cũng thế, thí dụ về thai nghén chỉ là một thí dụ, bởi vì rõ ràng có những người lớn tuổi hơn không còn có khả năng đề có con cái nữa, nhưng họ thật sự tiến hành trong hành vi tình dục với người phối ngẩu hay đối tác của họ. Sự hướng dẫn tương tự sẽ được áp dụng.

Mặc dù chúng tôi không biết về bất cứ sự liên hệ kinh điển nào làm nền tảng cho vấn đề này, nhưng chúng tôi nghĩ đây là một hướng dẫn rất hữu ích cho thời kỳ hiện đại của chúng ta. Nó có nghĩa là chúng ta cần tránh có những hành vi tình dục vô tình hay vô ý tứ với bất cứ người nào mà chúng ta gặp gở một cách tình cờ, do bởi sự ám ảnh tình dục của chúng ta, và không thật sự quan tâm đến người khác ấy hay về sự có một quan hệ sâu xa hơn với người ấy. Trong hầu hết mọi trường hợp, sự hướng dẫn này cũng sẽ được áp dụng đối với vấn đề hành động tình dục với những người hành nghề chuyên nghiệp. Dĩ nhiên, mặc dù có thể có trường hợp mà trong ấy một mối quan hệ nghiêm chỉnh hứa hẹn tình yêu phát triển với một người hành nghề tình dục chuyên nghiệp.

17 – ĐỪNG ĐÁNH GIÁ CAO TÌNH DỤC

Quan trọng là đừng đánh giá cao tình dục. Thí dụ, giả sử động cơ của chúng ta là muốn tặng ai đấy một niềm hạnh phúc và vui thú tạm thời như một sự biểu lộ của tình yêu, và không chỉ cho người khác, mà cho cũng cho cả chúng ta. Thế thì, cho đến khi nào chúng ta không phủ nhận một cách khờ dại những băn khoăn đi cùng với nó và hiện thực những gì trong thân thể của ai đấy – và một lần nữa, cho đến khi chúng ta vẫn ở trong một khuôn khổ quyết định hổ tương của những ranh giới với người ấy – thế thì một cách cá nhân chúng tôi nghĩ rằng điều này không phải là một hành vi tàn phá kinh khiếp, ngoại trừ vì nó làm cho vòng sinh tử luân hồi không thể chấm dứt. Thực tế, có loại quan hệ tình dục lành mạnh này có thể có một tầng cấp phát triển tích cực cho ai đấy trong những hình thức phát triển một thái độ của ban tặng và chăm sóc, và biểu lộ lòng yêu mến cùng quan tâm.

Ngay cả xem xét về sự thủ dâm, nhiều nhà tâm lý học phương Tây nói rằng đấy là một bộ phận của sự phát triển lành mạnh của trẻ con. Nếu những người thanh niên nam nữ đến tuổi tiếp cận với hoạt động tình dục của họ, và có thể biểu lộ sự cảm xúc đến chính họ và và thư giản cùng vui thích nó, điều ấy hổ trợ người ấy thích thú và có thể liên hệ tình dục trong một phương pháp lành mạnh hơn với những người khác. Đấy hoàn toàn là quan điểm của Tây phương, nhưng chúng tôi nghĩ nó có một giá trị nào đấy, đặc biệt nếu chúng ta đem nó vào sự quan tâm về cung cách nuôi dưỡng trẻ con của chúng ta. Những trẻ con Tây phương hầu như không có sự tiếp xúc thân thể liên tục mà một bé con Á châu truyền thống có. Hầu hết những bà mẹ Á châu truyền thống địu con trên lưng họ suốt cả ngày và ngủ với chúng vào ban đêm. Những trẻ con Tây phương, trái lại, có đặc trưng tiêu biểu là để con trẻ một mình trên chiếc giường cũi hay trên chiếc xe đẩy, và nhiều người trong chúng ta cảm thấy xa lạ với thân thể của chúng ta. Thủ dâm, thế thì, là một bước khả dĩ để vượt qua sự xa lạ đấy. Nhưng một lần nữa, điều quan trọng là không đánh giá quá cao toàn bộ lĩnh vực của bản chất của tình dục.

18 – SỢ HÃI TÌNH DỤC

Bây giờ, một câu hỏi có thể được đặt ra, là nếu chúng ta bị ám ảnh chống lại với dục tình? Nói một cách khác, là về ai đấy sợ hãi tình dục hay lãnh cảm? Một thái độ như thế cũng là không lành mạnh, chúng tôi tin như thế. Nó cũng làm những rắc rối.

Nhưng chúng ta cần làm nên một sự khác biệt ở đây. Sợ hãi giết hại và sợ hãi tình dục không giống nhau. Thí dụ, nếu ai đấy sợ hãi giết hại, điều ấy không bao hàm rằng không phải lành mạnh hơn cho những ai giết hại. Vì thế, chúng tôi nghĩ chúng ta cần phải phân biệt giữa một sự sợ hãi ám ảnh về khao khát sinh lý đối với tình dục và sự sợ hãi bị ám ảnh với tình dục. Điều gì là không lành mạnh, chúng tôi nghĩ, là nỗi sợ hãi về sự lèo lái của sinh lý.

Đây là điểm quan trọng trong hình thức của những người quyết định tiếp nhận thệ nguyện hoàn toàn độc thân như một sư thầy hay một sư cô. Nếu chúng ta từ bỏ tình dục căn cứ trên cảm giác rầng mọi hình thức tình dục đều là tàn phá và hoàn toàn kinh khủng với chúng, thế thì thái độ này không nghi ngờ gì nữa sẽ sản sinh nhiều rắc rối. Chúng ta có thể thấy điều ấy. Thái độ này rất thông thường đối với những tu sĩ nam nữ, không chỉ trong truyền thống Phật giáo mà trong những truyền thống Ki Tô giáo của chúng ta cũng vậy, làm chúng rất rất là cứng nhắc, nhồi nhét đầy với tội lỗi, và tất cả những thứ loại này. Họ cảm thấy tội lỗi với những thèm khát tình dục sinh lý của họ.

Nhưng từ quan điểm Phật giáo, điều gì sẽ thích đáng hơn là để sợ hãi một sự ám ảnh của chính mình về tình dục. “Sợ hãi” (fear), ở đây, không là một chữ đúng. Sợ hãi cũng không là một động cơ lành mạnh nhất, vì nó bao hàm việc thực hiện một điều gì chắc nịch lớn lao biểu lộ một sự ám ảnh. “Khiếp sợ” (dread) là một chữ khá hơn, vì chúng bao hàm đơn thuần một niềm ao ước mạnh mẽ để không có sự ám ảnh này. Nếu một người muốn chiến thắng sự ám ảnh với tình dục và vì thế quyết định trở thành một vị sư cô hay sư thầy, điều đó hoàn toàn khác biệt. Đấy là một thái độ lành mạnh hơn. Những cá nhân như thế sau đó trở thành một vị sư cô hay sư thầy bởi vì họ không muốn bị làm sao lãng bởi những nghĩa vụ gia đình, và v.v…, và họ muốn ở trong một tình trạng mà sự tham dục của họ sẽ là tối thiểu. Họ không muốn những hoàn cảnh bên ngoài chung quanh có thể kích thích tình dục đến họ.

19 – PHÁ THAI

Bây giờ những vấn đề cuối cùng mà chúng tôi muốn nói một ít về liên hệ tình dục là những vấn đề kiểm soát sinh sản và phá thai. Khi chúng ta nói về phá thai, từ quan điểm của Phật giáo, nó rơi vào phạm trù của một hành vi tàn phá của sự lấy đi một mạng sống. Không phủ nhận rằng; điều ấy là đang quyết định đời sống của một chúng sinh. Tuy nhiên, có nhiều loại động cơ khác nhau liên hệ với việc lấy đi một mạng sống. Nếu động cơ liên hệ đến sự vị kỷ, như không muốn bổn phận chăm sóc đứa bé, hay không đánh mất thể diện một người, hay điều gì ấy giống như thế, điều này làm cho nó trở một hành động tàn phá nặng nề về sát sinh. Đây là do bởi cả động cơ và hành động tự nó là tàn phá.

Do thế, nếu chúng ta thật sự cần để nhìn vào động cơ nguyên nhân ở đây. Lý do là gì mà có thể thúc đẩy chúng ta có một vụ phá thai? Động cơ của chúng ta có thể là ngu ngơ, nghĩ rằng chúng ta không thể cho đứa bé một ngôi nhà tốt lành, hay chúng ta không thể cưu mang thêm một đứa bé nữa. Nhưng, có thể cha mẹ chúng ta hay những người thân nhân khác có thể cho đứa bé một mái ấm, hay chúng ta có thể cho đứa bé làm con nuôi.

Trái lại, động cơ của chúng ta có thể là tích cực của lòng từ bi. Nếu đứa bé sẽ là tật nguyện nghiêm trọng hay tâm thần khiếm khuyết, thế thì mong ước đứa trẻ trành tất cả những vấn đề rắc rối cùng khổ đau mà nó có thể mang lấy, chúng ta có thể nghĩ đến việc phá thai. Cuối cùng, có một nguyện phụ của bồ tát giới là tránh không để xãy ra một hành động tàn phá khi động cơ là từ ái và bi mẫn. Tuy vậy, trong trường hợp như thế chúng ta cần tự nguyện một cách toàn thiện để chấp nhận trên chính chúng ta bất cứ những hậu quả khổ đau mà chính chúng ta có thể trãi qua trong những kiếp sống tương lai nhầm đề miễn cho đứa bé chưa sinh khỏi những khổ đau của nó. Với một thái độ như thế, những hậu quả khổ đau của hành vi tàn phá về việc lấy đi một mạng sống sẽ bớt mãnh liệt hơn.

Tuy nhiên, điều này thật là phức tạp, vì chúng ta không hề biết đứa bé sẽ hạnh phúc hay không, và chẳng hề rõ rằng đứa trẻ có thể vượt thắng sự tàn tật của nó bao nhiêu. Cũng thế, thật khó khăn để có từ ái và bi mẫn như hành vi đơn độc hạn chế của chúng ta. Nó có thể pha lẫn một cách dễ dàng với lòng mong ước vị kỷ để tránh tất cả những vấn nạn và khổ đau mà chúng ta sẽ có như ông cha bà mẹ của đứa bé tàn tật đó.

Một hoàn cảnh rất khó khăn là khi chúng ta phải chọn lựa giữa cứu lấy mạng sống của chính chúng ta như một sản phụ hay bào thai ấy. Nếu qua sự thai nghén hay thậm chí tiến trình thật sự của sinh sản, sẽ dẫn đến cái chết của chúng ta như bà mẹ, theo ý kiến của y khoa, nên động cơ nguyên nhân của chúng ta đối với sự phá thai có thể để cứu lấy mạng sống của chính chúng ta. Mặc dù, qua sự xác định, một động cơ như thế là sự tự quan tâm trên sự quan tâm cho đứa bé chưa sinh, mỗi trường hợp sẽ khác nhau đôi chút. Thế nên, nhiều nhân tố và trường hợp sẽ tác động đến việc quyết định tính chất nặng nề của những hậu quả nghiệp báo sẽ đi theo nó.

Mặc dù có nhiều động cơ nguyên nhân có thể liên hệ, giáo huấn Phật giáo nói rằng điều thật sự ảnh hưởng tính chất nặng nhẹ của những hậu quả nghiệp báo là động cơ hiện tiền của chúng ta. Do thế, nếu chúng ta thật sự quyết định phá thai cho bất cứ lý do nào, chúng ta cần phải cẩn thận đến những gì đang diễn tiến trong tâm thức và trái tim của chúng ta ngay khi bắt đầu giải phẩu. Điều ấy thiết yếu hơn những gì thúc đẩy chúng ta đến trạm xá.

Thí dụ, quan tâm trường hợp của cô bé 13 tuổi, người bị mang thai như một kết quả của sự lạm dụng tình dục của cha cô. Cô gái và gia đình có thể quyết định qua những sự phức tạp khổ tâm về những lý do để chấm dứt việc thai nghén. Điều mà chúng tôi đang cố gắng nhấn mạnh ở đây là thái độ của gia đình, và đặc biệt ở cô gái, tại thời điểm phá thai. Quan trọng rằng đó không là một thái độ của thù hận và ghét bỏ, một cách đặc biệt không có thái độ ấy đối với đứa bé đang bị phá thai. Đấy không là lỗi của đứa bé.

Và do vậy, điều rất quan trọng lúc xãy ra vụ phá thai là phải có lòng từ ái đối với đứa bé đang bị làm cho sẩy thai. Người ta cần nguyện ước nó được tốt lành trong kiếp sống tới và, trong một ý nghĩa là, xin lỗi cho hiện trạng đã phát sinh. Điều ấy không làm vấn đề phá thai thành một hành động tàn phá. Giết hại là giết hại. Nhưng nó giảm thiểu tối đa một cách chắc chắn những hậu quả khổ đau mà có thể tiếp theo đấy. Ở mức độ tối thiểu, chúng tôi nghĩ rằng cho một người đàn bà có một vụ phá thai là hầu như có thể và không phải có khổ đau có tính chất ức đoán sau này, “Đứa bé ấy giống như thế nào? Nếu đứa bé ấy sống nó sẽ vào khoảng tuổi ấy tuổi ấy bây giờ.” Một cách chắc chắn, chúng tôi nghĩ rằng hầu hết mỗi người đàn bà từng có phá thai đã có một loại khổ đau như vậy. Thế nên, ngay cả trong kiếp sống này, chúng ta có thể thấy rằng phá thai là một hành vi tàn phá, vì nó là nguyên nhân khổ đau. Cuối cùng, định nghĩa của một hành động tàn phá là nó chín muồi thành khổ đau cho người đã thực hiện hành vi ấy.

Một số truyền thống Phật giáo hướng dẫn những nghi lễ cho những bào thai bị phá, điều gì ấy tương tự như một lễ tang. Điều là hữu ích vô cùng cho bà mẹ, toàn thể gia đình, và một cách chắc chắn cho thai nhi. Nếu căn cứ trên sự tôn trọng cho cá thể này như một chúng sinh. Người ta đặt tên và gởi nó với những lời cầu nguyện cho sự tốt đẹp trong những kiếp sống tới của nó. Những người phụ nữ đã từng làm việc ấy, nó rất hữu ích, và có tác dụng hỗ trợ tinh thần.

20 – KIỂM SOÁT SINH SẢN

Vấn đề phá thai liên kết với vấn đề kiểm soát sinh sản. Câu hỏi thật sự ở đây là, “Đời sống bắt đầu khi nào?” Từ quan điểm của phương Tây, chỉ khi phôi thai ở khoảng hai mươi mốt ngày tuổi thì vấn đề thân thể vật lý của phôi thai mới phát triển một cách đầy đủ nên nó có thể hổ trợ sự chuyển vận thần kinh tin tức . Người ta có thể chứng tỏ rằng đây là sự bắt đầu của đời sống, vì, trong một cảm nhận, đây là sự bắt đầu của hành vi tinh thần. Trái lại, theo quan điềm của Phật giáo, sau sự tiếp diễn của tâm thức vi tế của ai đấy đã chết sẽ chuyển qua một thời điểm trung ấm, giai đoạn trung gian [9], đời sống kế tiếp của nó bắt đầu khi nó liên kết với cơ thể vật chất của thân thể kế tiếp của nó.

Thế thì câu hỏi là, “Trong sự giải thích của Phật giáo, khi nào sự liên kết ấy xảy ra?” Sự giải thích của truyền thống Phật giáo là tâm thức của thân trung ấm của kẻ sẽ được tái sinh đi vào trong miệng của người cha tương lai, đi xuống qua thân thể của người cha, đi vào tinh trùng của ông cha, và rồi chuyển nó đi vào trong thân thể của người mẹ tương lai. Bây giờ, vấn đề này là điều gì ấy mà rõ ràng cần được giải thích. Sự giải thích này xuất phát từ Tantra Bí mật (Guhyasamaja Tantra), và cho biết vì thế tiến trình đề phát sinh mạn đà la của những bổn tôn trong thai tạng của nữ bổn tôn phối ngẫu quán tưởng là tương tự như trong tiến trình tái sinh. Nhưng có phải sự diễn tả này được diễn dịch một cách đúng đắn như sự giải thích về sự bắt đầu của một đời sống như thế nào hay không?

http://wpcontent.answers.com/wikipedia/commons/thumb/8/88/SamantabhadraSamantabhadri.jpg/300px-SamantabhadraSamantabhadri.jpg

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói nhiều lần rằng, nếu những nhà khoa học có thể chứng minh những sự giải thích nào đấy của Phật giáo là sai, Ngài rất vui lòng để phế bỏ chúng và tiếp nhận sự giải thích của khoa học. Do vậy, chúng ta cần thể nghiệm với luận lý học về sự trình bày của Phật giáo đối với điều: một đời sống bắt đầu như thế nào và khi nào. Chúng ta giải quyết những câu hỏi này sẽ có quan hệ mật thiết sâu rộng với đạo đức như thế nào. Rõ ràng, nếu tâm thức của một đứa bé tương lai đã sẳn có trước ở đấy trong tinh trùng ngay cả trước khi thụ thai [10], sau đó bất cứ hình thức nào của sự kiểm soát sinh sản hay phá thai. Nhưng rồi thì, sự kiện mà một trứng có thể không được thụ tinh là gì? Và ngay cả nếu nó thật sự thụ tinh, nó có thể không đi xuyên qua bức tường tử cung. Có thể tâm thức bằng cách nào đấy biết điều gì sẽ xãy ra trước khi nó đi vào miệng của người cha nó hay không? Hay có phải có một loại cơ chế nghiệp báo nào đó bởi đấy nó không đi vào cửa miệng của người cha ngoại trừ có nghiệp báo chắc chắn mà sự thụ thai thành công sẽ xãy ra? Và về sự thụ nhân tạo, những đứa bé trong ống nghiệm, và sinh sản vô tính (cloning) là thế nào? Những điều này trở nên khó khăn để giải thích với giáo lý Đạo Phật, ngoại trừ chúng ta phân loại chúng dưới những đặc trưng về sinh sản từ sức nóng và nước.

Càng khảo sát về sự bắt đầu của đời sống, chúng càng trở nên phức tạp hơn. Theo sự giải thích Phật giáo của mười hai khoen nhân duyên, khi tâm thức của chúng sinh tương lai đi vào căn vật chất của thân thể tương lai của nó, nó chỉ đơn thuần có khả năng cho hành vi tinh thần. Hành vi ấy chưa thực hiện chức năng. Chỉ trong khoen thứ hai, được gọi là những khả năng (hành) với hay không cùng với sắc, thực hiện những khả năng của ý thức bắt đầu hoạt động, từng bước một, và bắt đầu thực hiện chức năng. Có phải điều này có nghĩa là tất cả những trứng thụ tinh có khả năng để phát triển thành một đứa bé, hay chỉ có một số mà thôi? Nếu chỉ có một số, thế thì từ một quan điểm của khoa học, điều gì cần thiết được trình bày để phân biệt những trứng nào có khả năng phát triển và những trứng nào thì không, thí dụ những trứng không thâm nhập vào trong bức màng của tử cung? [See: The Twelve Links of Dependent Arising.] [11] .

Thế nên, chúng ta có thể thấy rất khó để trả lời câu hỏi, “Khi nào tâm thức thật sự đi vào vật chất cơ thể của sự tái sinh kế tiếp do thể nếu chúng ta kết liễu sự tái sinh sau thời điểm ấy, đấy là sự lấy đi một mạng sống?” Cũng thế, từ quan điểm của Phật giáo, nếu sự tránh thụ thai xãy ra trong một cách như thế, nó sẽ ngăn ngừa tâm thức khỏi sự đi vào vật chất cơ thể của sự tái sinh kế tiếp, thế thì nó không phải là vấn đề lấy đi một mạng sống. Vấn đề đạo đức về sát sinh, thế thì, không có làm gì với nó, [không có giết hại trong trường hợp này]. Người ta chỉ cần xem xét thái độ tình dục không thích đáng.

Cũng thế, trong những dạng thức của thái độ tình dục không thích đáng, chúng ta cần tránh tính khả dĩ của sự truyền nhiễm bệnh tật qua tình dục. Có phải điều này có nghĩa là tất cả mọi người với những chứng truyền nhiễm như vậy cần được duy trì độc thân suốt cuộc đời của họ, ngay cả những người mắc bệnh mụn giộp (herpes)? Nếu dùng bao cao su là phi đạo đức, ngay cả cho những người như vậy, thế thì sự lựa chọn duy nhất cho những người đó là duy trì sự độc thân.

Như Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói, những vấn đề về phá thai và ngừa thai cần rất nhiều sự nghiên cứu sâu xa hơn trước khi bất cứ điều gì có thể được quyết định. Thế nên, cho dù chúng ta xử dụng phương pháp ngừa thai hay không, một lần nữa chúng ta trở lại cùng vấn đề trước đây. Động cơ là gì? Có phải chúng ta đang xử dụng phương pháp ngừa thai vì thế chúng ta có thể hoàn toàn say đắm trong sự ám ảnh hay dính mắc của chúng ta với tình dục? Thế thì, một cách chắc chắn, thái độ tình dục của chúng ta là tàn phá. Nhưng, trong trường hợp như thế, sự tàn phá do bởi sự ám ảnh hay dính mắc với tình dục, chứ không phải vì sự ngừa thai (nghĩa là chúng ta ngừa thai để thõa mãn với hành vi tình dục).

21- TÓM LƯỢC

Tóm lại, toàn bộ vấn đề tình dục trong Phật giáo suy đi nghĩ lại xoay quanh vấn đề của những loại thái độ và động cơ mà chúng ta phải quan tâm về nó và điều nào trong những vấn đề này là tàn phá và sẽ đem đến những vấn nạn rắc rối. Nếu chúng ta muốn tránh những vấn nạn này, chúng ta cần tránh những thái độ tàn phá.

Như chúng tôi đã nói trước đây, chúng tôi nghĩ một trong những vấn đề mà có thể hổ trợ rất nhiều là có một thái độ thực tiễn về tình dục và không thực hiện hay cho phép điều ấy xảy ra trong diện rộng. Thực hiện hành vi tình dục không hoàn toàn không giống như ăn uống. Có điều gì hơn thế ấy chứ không chỉ là việc đáp ứng cho đòi hỏi sinh lý. Nó là một phương sách để biểu lộ tình cảm, tình yêu, sự quan tâm, thoải mái, và v.v… Nhưng một lần nữa, nếu chúng ta nghĩ rằng có một đời sống tình dục tốt đẹp là sẽ giải quyết tất cả những vấn đề của mọi người, thì điều đó là khờ dại. Nhưng trái lại, nghĩ rằng có điều gì vốn dĩ là “xấu” về nó thì cũng là ngu ngơ. Hãy thực tế về nó. Quý vị có câu hỏi gì?

22 – PHÁ THAI BẤT HỢP PHÁP

HỎI: Ở đây, Mễ Tây Cơ, phá thai bị luật pháp cấm. Tuy thế, hàng nghìn và hàng nghìn những vụ phá thai đang thực hiện mỗi ngày, và hàng chục nghìn phụ nữ chết mỗi năm vì sơ suất trong thời gian phá thai. Thế nên, ở đây, phá thai không chỉ là một vấn đề đạo đức, nó cũng là một vấn đề hợp pháp. Làm thế nào chúng ta đối phó với điều ấy?

ĐÁP: Như chúng tôi đã cố gắng giải thích, từ quan điểm của Đạo Phật, nếu ai đấy quyết định một vụ phá thai, vì bất cứ lý do nào, điều chính yếu là cố gắng để làm là giảm thiểu tối đa cấp độ tàn phá của hành động như một tổng thể, bằng vi thể hiện trên động cơ. Thí dụ, hãy cố gắng để chắc chắn rằng động cơ hiện tiền tại thời điểm phá thai là không thù địch đối với bào thai, và sau đấy, đặt cho nó một cái tên và có một lễ tang thích đáng. Điều này sẽ giúp để giảm thiểu tối đa lượng khổ đau do bởi việc lấy đi mạng sống này.

Nguyên tắc giống như thế là sự quan tâm thật sự về việc chúng ta có một vụ phá thai như thế nào, nếu chúng ta quyết định một việc như thế. Rõ ràng, chúng ta cần cố gắng đề có việc như thế trong một cách mà sẽ giảm thiểu tối đa sự nguy hiểm cho sản phụ, cả y tế lẫn pháp lý. Chúng ta cần điều nghiên vô cùng kỷ lưỡng phương pháp y tế an toàn nhất để có vụ phá thai là gì, trong khi nó phải phù hợp với khả năng tài chính của chúng ta. Dĩ nhiên, trong trường hợp quá nghèo, những phương pháp vệ sinh khoa học có thể không thuận tiện, nhưng chắc chắn có một số phương pháp nào đấy an toàn hơn những thứ khác.

Hợp pháp là một vấn đề quan trọng khác nữa, và vô cùng phức tạp. Chúng ta cẩn phân biệt giữa sự tàn phá của chính hành động phá thai với sự tàn phá của việc vi phạm luật pháp một quốc gia. Có hai trường hợp để quan tâm ở đây: khi hành động bất hợp pháp là tàn phá theo quan điểm Phật giáo, và điều nữa là khi hành động bất hợp pháp là tàn phá hay chẳng phải phi đạo đức. Phá thai là cả bất hợp pháp lẫn tàn phá đạo đức, trong khi giảng dạy Phật giáo trong một chế độ độc tài hay cộng sản hoặc đậu xe không đúng chỗ có thể là bất hợp pháp, nhưng chúng không phải là những hành vi tàn phá đạo đức. Trong cả hai trường hợp, câu hỏi là, do bởi vi phạm luật lệ dân sự, chúng ta có bồi đắp những khuynh hướng và thói quen của nghiệp lực trong sự liên tục tâm thức mà chúng sẽ chín muồi thành khổ não trong những đời sống tương lai hay không?

Vi phạm luật lệ dân sự có thể đem đến sự khổ sở trong kiếp sống này, nếu chúng ta bị phát hiện, bị bắt giữ, và bị trừng phạt. Điều này gọi là “kết quả do con người làm nên.” Nhưng, chúng ta có thể không bị bắt và vì thế không chắc chắn rằng chúng ta sẽ bị trãi qua bất cứ những rắc rối và hình phạt nào. Cũng thế, giống như bất cứ hành động nào, nó có thể bồi đắp một thói quen mà nó sẽ làm nguyên nhân cho chúng ta lập lại sự vi phạm một luật lệ nào đấy, mặc dù không có sự chắc chắn về điều ấy. Chúng ta chỉ vi phạm luật lệ nào đấy một lần. Tuy nhiên, vi phạm một luật lệ dân sự không bồi đắp loại khuynh hướng hay thói quen nghiệp báo mà nó sẽ chín muồi trong những kiếp sống tương lai thành những kinh nghiệm khổ não.

Trong trường hợp của một hành vi bất hợp pháp mà nó là tàn phá đạo đức, thì không quá khó khăn để chọn lựa giữa những sự trừng phạt có thể có trong kiếp sống này và những kinh nghiệm hạnh phúc trong những kiếp sống tương lai. Trong trường hợp của những hành vi trung tính về đạo đức, chúng ta có thể suy nghĩ về thệ nguyện phụ của Bồ tát (khinh giới) để tránh theo đuôi những điều được người khác ưa thích hơn, (vì sự lựa chọn của họ là không tàn phá). Nếu một xã hội làm những việc trong một cung cách nào đấy, thì không cần thiết làm gián đoạn bằng việc cứ khăng khăng hành động theo cách riêng của chúng ta, đặc biệt nếu cách của chính chúng ta bị thúc đẩy bởi sự tự thích thú và thiếu sự quan tâm đến người khác.

Bây giờ trong trường hợp của một vụ phá thai, điều này không chỉ là một hành động tàn phá cướp đi một mạng sống,mà cũng là bất hợp pháp ở xứ sở này, một lần nữa chúng tôi nghĩ sự hướng dẫn cần thiết là, trước hết, để tránh sự khờ dại và sau đó cố gắng để giảm thiểu tối đa những hậu quả khổ đau. Sự lựa chọn phá thai hay không một cách căn bản là ý muốn của sản phụ, mặc dù cha của bào thai và gia đình có thể đóng một vai trò trong sự làm nên quyết định ấy. Nếu sự quyết định là phá thai, thế thì, không ngu ngơ về những hậu quả luật pháp khả dĩ, hãy cố gắng để làm việc ấy trong một cách mà những hiểm họa về bất hạnh và khổ đau được giảm thiểu tối đa trong mọi lĩnh vực – y tế, hợp pháp, và đạo đức.

Dĩ nhiên, sau đó nếu chúng t among ước, chúng ta có thể hành động để thay đổi luật pháp nếu chúng dường như vô lý. Tuy nhiên, khi luật pháp căn cứ trên sự ảnh hưởng của những hệ thống tôn giáo khác, thế thì điều ấy thật là khó xử.

23 – ĐẠO ĐỨC TÌNH DỤC TRONG SẠCH

HỎI: Ý kiến cá nhân của giáo sư về những thệ nguyện đạo đức tình dục trong sạch của tu sĩ là thế nào? Giữ gìn đạo đức tình dục trong sạch không phản lại với tự nhiên chứ? Chúng ta, như một xã hội, thích hợp với điều ấy bây giờ không?

BERZIN: Giữ gìn đạo đức tình dục trong sạch là đang đi ngược lại sinh tử luân hồi, một cách chắc chắn. Nhưng, như vì nó đi ngược lại với tự nhiên, nên chúng ta cần có một cái nhìn gần hơn vào quan điểm của Phật giáo đối với điều gì là “tự nhiên”. Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử. Nếu chúng ta muốn hành động trong Phật giáo là để chiến thắng sự hiện hữu dưới sự khống chế của những sự lèo lái bản năng này, mà chính nó làm cho khổ đau và những vấn nạn của sinh tử luân hồi lập lại bất tận một cách không thể kiểm soát. Cùng với phương sách để đạt đến sự giải thoát khỏi những sự lèo lái bản năng này, chúng ta muốn trở nên ngày càng ít lệ thuộc với chúng và không bị chúng thống trị. Bất chấp những sự lèo lái của sinh lý, chúng ta vẫn có thể giúp đỡ những người khác, nếu chúng ta không bị chúng thống trị.

Nhiều người ở phương Tây không tin rằng Thượng đế là thiêng liêng, nhưng thay vì thế, họ xem Tự Nhiên là thiêng liêng. Điều này có nghĩa là xem sinh lý học như thiêng liêng. Họ nghĩ rằng bất cứ điều gì là tự nhiên thì nó tự động là tốt. Trái lại, Phật giáo hay ngờ vực những điều gì đến một cách tự nhiên, vì nhiều cảm xúc và thái độ phiền não sinh khởi một cách tự động, như chúng thật sự thúc đẩy để hành động một cách tàn phá. Chúng ta cần phải phân biệt một cách cẩn thận.

Thông thường những ai trở thành sư cô hay sư thầy hoặc là với xu thế tình dục rất thấp, vì thế tình trạng độc thân không là một vấn đề lớn đối với họ, hoặc là những ai bị ám ảnh với tình dục và những ai muốn chiến thắng khổ đau mà sự ám ảnh của họ đã là nguyên nhân cho sự đau khổ. Nhưng thậm chí trong trường hợp sau, người ta không muốn chỉ đơn thuần kềm chế xu hướng sinh lý chẳng hạn như tình dục. Trong sự cố gắng để làm như thế, sự nguy hiểm tồn tại rằng lại một điểm nào đấy người ta sẽ bùng nổ và hành động một cách cuồng loạn. Những tu sĩ như thế hoạt động trên sự thèm khát mong ước và vướng mắc mà chúng làm cho xu hướng tình dục của họ bị ép buộc và ám ảnh (kích thích). Cũng thế, với những phương pháp mật tông tantra về chuyển hóa những năng lượng vi tế, người ta có thể chuyển hóa năng lượng tình dục ấy và hướng nó đến với một sự sử dụng tích cực hơn để tiến xa hơn trên con đường tâm linh. Tuy nhiên, điều ấy không quá đơn giản để thực hiện.

Cũng thế, chúng tôi nghĩ rầng chúng ta cần giữ trong tâm tư rằng thí dụ, những người Tây Tạng và Ấn Độbiểu lộ tác động vật lý đến những người cùng giới tính, mà không có bất cứ một ý nghĩa nào của tình dục. Bởi vì những sư cô và sư thầy thường thường choàng vai nhau và cầm tay nhau khi đi bộ, những loại tiếp xúc thân thể này giúp cho họ đáp ứng cho yêu cầu về sự tiếp xúc, ảnh hưởng và tình cảm vật lý. Hoàn toàn độc thân không bao hàm việc kiềm chế bất cứ một sự tiếp xúc vật lý với những người khác hay với sự biểu lộ tình cảm.

HỎI: Khi chúng ta quyết định có sự tiếp xúc tình dục với ai đấy, chính hành động ấy phát sinh nghiệp quả. Thế thì, theo quan niệm của Phật giáo, những hậu quả nào sẽ có trong dây chuyền những sự kiện nghiệp báo sau khi làm nên quyết định ấy? Những thuận lợi của việc độc thân là gì?

BERZIN: Nếu chúng ta quyết định có hành vi tình dục với ai đấy và sau đó thật sự thực hiện điều ấy với nhau, chúng ta chắc chắn sẽ thiết lập một sự liên kết mạnh mẽ với người ấy mà nó sẽ tiếp tục trong những kiếp sống kế tiếp. Nhưng loại liên kết và quan hệ đi theo lại tùy thuộc trên loại quan hệ tình dục mà chúng ta có với người ấy, trên chính động cơ và thái độ của chúng ta, trên động cơ và thái độ của những đối tác phối hiệp của chúng ta, và v.v… Nhiều nhân tố sẽ tác động nó.

Và bởi vì một người độc thân không có nghĩa là người ấy tránh tất cả những loại hậu quả nghiệp báo đối với vấn đề tình dục. Một số người độc thân có thể dành vô số thời gian và năng lượng để tơ tưởng về tình dục với một sự tràn ngập về thèm khát và vướng mắc. Những người tu sĩ như thế có thể nghĩ về tình dục với ai đấy, nhưng không đi đến hành động. Điều này không bồi đắp những hậu quả nghiệp báo về hành động vật lý, nhưng nó vẫn tô bồi những hậu quả nghiệp báo về hành vi tinh thần. Mỗi thứ tùy thuộc thật sự trên tình trạng của tâm thức – trên cấp độ của những cảm xúc và thái độ phiền não mà chúng ta có hay trên mức độ tự tại mà chúng ta có đối với chúng.

24 – HỒI HƯỚNG

Hãy kết thúc với một sự hồi hướng. Chúng tôi nghĩ rằng bất cứ sự hiểu biết hay tuệ giác nội quán nào mà chúng ta có thể thu được, và bất cứ năng lực tích cực nào kết quả từ sự lắng nghe bài thuyết giảng này và suy tư về nó – nguyện cho chúng sinh trưởng ngày càng lớn mạnh vì thế chúng tôi có thể chiến thắng những sự mê mờ của chúng ta về tình dục. Nguyện cho chúng tôi có thể sử dụng bất cứ trình độ hay thể loại tình dục nào mà chúng tôi sẽ được đưa tới trong một cung cách lành mạnh. Nguyện cho chúng tôi làm điều này không làm cho tình dục trở thành vấn đề quan trọng nhất trong đời sống, nhưng chỉ là một phần khác trong cuộc sống. Nguyện cho chúng tôi chiến thắng bất cứ sự ám ảnh nào mà chúng tôi có thể có với tình dục, vì thể chúng tôi có thể sử dụng những năng lực và sự thông tuệ của chúng tôi một cách hoàn hảo hơn, và tránh những rắc rối không cần thiết, do vậy chúng tôi có thể là sự giúp đỡ hỗ trợ tuyệt hảo nhất đến chính chúng tôi và đến những người khác. Chân thành cám ơn.

--

Giáo sư Berzin đeo kính đứng giữa cùng một số thành viên Tây Ban Nha gặp gở ởMorelia, Mễ Tây Cơ, tháng Mười năm 2008

http://www.berzinarchives.com/web/images/global/SpanishTeam.JPG

Phụ giải:

[1] Confusion: rối rắm, mơ hồ, mê mờ, bất giác, si mê

[2] Nonconceptual cognition: nhận thức vô thức, nhận thức không vướng mắc – nhận thức về một đối tượng, mà nhận thức ấy không qua trung gian của một vũ trụ, một phạm trù, hay một danh xưng.

[3] A solid ‘me’: một cái ‘tôi’ hiện hữu như một thực thể tồn tại biệt lập vững chắc, giống như nó có một giới hạn chung quanh nó hay nó được bao bọc trong nhựa. Một thuật ngữ phổ thông không kỷ thuật để chỉ cái ‘tôi’sai lầm (cái ‘tôi’ bị bác bẻ), là hoàn toàn chẳng bao giờ tồn tại.

[4] Karmic tendency: khuynh hướng nghiệp, chủng tử nghiệp.

[5] Behavioral cause and effect: nhân quả hành vi – nguyên tắc của nghiệp báo, bởi đó những hành vi nào đấy sản sinh một hậu quả nào đấy. Nguyên nhân là thái độ của một người – người ấy hành động, nói năng và suy nghĩ thế nào – và hậu quả là những gì người ấy trải qua. Nhân quả hành vi là nói về sự liên kết giữa thái độ và những kết quả người ấy trải qua.

[6] dhal

[7] Individual: thành viên của một nhóm hay đặc trưng của một hiện tượng.

[8] sado-masochistic: tình dục bạo hành, tình dục hành hạ, bạo dâm, khổ dâm

[9] Bardo: một tình trạng hiện hữu từ thời khắc ngay sau khi chết cho đến thời khắc ngay trước khi thụ thai. “Tình trạng trung gian, hay thân trung ấm.”

[10] Conception: thụ thai, thời khắc khi tâm thức của một trung ấm thân đi vào sự tái sinh kế tiếp của nó. Trong trường hợp tái sinh như con người hay con thú, thời khắc trong ấy nó đi vào tinh trùng và trứng của cha mẹ kế tiếp của nó.

[11] /D_1-2_2-57_4-2705_5-75_6-4_17-346_14-1_15-2/#nl_detail_bookmark

--

http://www.berzinarchives.com/web/en/archives/approaching_buddhism/world_today/issues_buddhist_sexual_ethics.html

Tuệ Uyển chuyển ngữ

17-02-2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2010(Xem: 7544)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 7855)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 8469)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 6348)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4063)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4126)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
30/09/2010(Xem: 3019)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
30/09/2010(Xem: 4539)
Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáo ấy phải vượt lên Thượng đế của cá nhân và tránh giáo điều cùng lý thuyết thần học.
29/09/2010(Xem: 7453)
Đức Phật đã hằng dạy cho chúng ta rằng: "Vạn pháp giai không; nhưng nhân quả bất không". Nếu nhân tạo ra tốt thì chắc chắn quả kia không thể xấu được.
28/09/2010(Xem: 3088)
Tín ngưỡng, triết lý, và thực hành của Á châu đang ảnh hưởng mọi thứ từ cung cách mà chúng ta đối phó với bệnh tật đến việc chúng ta chế tạo xe hơi như thế nào. Bây giờ, một giáo sư Thương Mãi Đại Học Harvard đang hướng về phương Đông như một phương thức cho việc phát triển những lãnh đạo thương nghiệp mạnh mẽ. Bill George, một chuyên gia về bồi dưỡng phát triển lĩnh đạo, mới đây phối hợp với một vị thầy thiền quán của Phật Giáo Tây Tạng Yongey Mingyur Rinpoche để tổ chức một hội nghị về “lĩnh đạo tỉnh thức,” một tiến trình thế tục để khám phá những vai trò của sự tự tỉnh giác và tự từ bi trong sự phát triển những lĩnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567