Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thắp ngọn đuốc hồng

18/02/201111:47(Xem: 8195)
Thắp ngọn đuốc hồng

THẮP NGỌN ĐUỐC HỒNG
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Tổng hợp TP Hồ Chí Minh
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 216 trang


914

THAY LỜI TỰA

Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!

Này người bạn trẻ! Cách đây hơn hai mươi năm tôi cũng đã có một buổi sáng như thế, hay nói đúng hơn là tương tự như thế. Và vì thế tôi có thể hiểu được phần nào những gì mà bạn đang cảm nhận. Buổi sáng của bạn có thể đến sau kỳ thi tốt nghiệp, hoặc sau ngày nhận giấy báo vào đại học, hay cũng có thể là vì mới hôm qua đây thôi, bạn vừa tự mình hoàn tất được một công việc nào đó “vô cùng quan trọng”...

Vâng, mỗi chúng ta đều trải qua một khoảng giao thời giữa tuổi thơ và sự trưởng thành. Có thể bạn vẫn còn ít nhiều băn khoăn tiếc rẻ những ngày vô tư của tuổi ấu thơ, với những câu nói, tiếng cười được tuôn ra không cần phải đắn đo, cân nhắc... Nhưng bạn cũng đầy nôn nao, háo hức trong tâm trạng muốn dấn thân vào những điều chưa biết, muốn tự mình khám phá cả thế giới đang trải ra trước mắt, cái thế giới mà từ trước đến nay bạn luôn bị ngăn cấm không được bước chân vào, chỉ vì chẳng có ai chịu xem bạn là “người lớn” cả!

Thế rồi, cuối cùng bạn cũng đã trưởng thành! Cuối cùng bạn cũng đã được mời gọi bước chân vào “thế giới của người lớn”! Này người bạn trẻ, tôi và bạn có thể đều giống nhau ở ngưỡng cửa này, nhưng vẫn có những khác biệt nhất định về những gì mà chúng ta mang theo trong cuộc dấn thân của mình. Hơn thế nữa, thế giới cũng đã đổi thay nhiều sau hai, ba mươi năm... Và càng khác lạ biết bao so với một, hai thế kỷ trước đây, cho đến so với thuở ban sơ mà dân tộc ta đang gầy dựng và hình thành một nền văn hóa Đại Việt...

Nhưng tất cả không có gì qua đi mà không để lại những âm vang nhất định. Tôi nhớ là đã nhận được rất nhiều từ những người đi trước, nhiều đến nỗi bản thân tôi cũng chưa bao giờ thử làm công việc đo đếm xem mình đã nhận được những gì. Mặc dù vậy, trong mỗi ý tưởng, lời nói hay việc làm của mình, tôi luôn cảm nhận được dấu ấn của những thế hệ cha anh cho đến những bậc tiền bối của dân tộc từ muôn đời trước... Không có những vốn liếng quý giá ấy, tôi tự thấy mình sẽ chẳng là gì cả, thậm chí sẽ chẳng có chút giá trị nào đáng để tự nhắc đến mình.

Nhưng này người bạn trẻ, tôi sẽ “bật mí” với bạn một điều bí mật. Tất cả những gì vừa nói, tôi đã không hề nhận được khi đang ở ngưỡng cửa vào đời. Lúc ấy, thú thật là tôi đã tự thấy mình quan trọng quá, cao ngạo quá, đến nỗi tôi từ chối không muốn nhận bất cứ điều gì mà những người lớn tuổi “bảo thủ và lạc hậu” muốn trân trọng trao tặng. Điều may mắn nhất trong đời tôi là đã gặp được những người “cực kỳ bảo thủ”, và vì thế họ không nản lòng trong việc bám theo tôi “dai như đỉa”, để rồi cuối cùng cũng san sớt được cho tôi tất cả những gì họ có.

Vâng, sự thật là tôi đã nhận được tất cả những vốn liếng của đời mình trong những hoàn cảnh mà bản thân tôi không nhiệt tình mong muốn. Và chính điều đó đã trở thành một kinh nghiệm quý giá của riêng tôi, giúp tôi có thể trở nên gần gũi hơn với hầu hết các thế hệ học trò của mình. Tôi hiểu các em nhiều hơn là những người đi trước đã hiểu tôi!

Và giờ đây, trong một chừng mực nào đó, có thể nói là tôi đã cố gắng “đóng gói” những món quà của mình để người nhận có thể vui lòng nhận lấy. Tuy nhiên, tôi cũng không loại trừ khả năng là bạn có thể từ chối. Điều đó không sao đâu, người bạn trẻ, vì tôi đã đóng gói các món quà cho bạn, nên bạn có thể cất giữ chúng cho đến một lúc nào thuận tiện sẽ mở ra xem. Tôi hoàn toàn tin chắc là sẽ có những lúc “thuận tiện” ấy, cũng như tin chắc là rồi bạn sẽ thích chúng...

Này người bạn trẻ, tập sách mỏng này cũng là một trong những cách “đóng gói” của tôi. Trong đó có nhiều món quà mà tôi muốn trao tặng bạn. Tôi hy vọng là sẽ có những lúc thuận tiện để bạn mở ra xem.

Thân ái

Nguyên Minh

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2012(Xem: 10358)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
25/03/2012(Xem: 4053)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
15/03/2012(Xem: 4929)
Đầu năm mới năm nay, chúng ta có thể bắt đầu tụ hội ở Âu Châu này cùng giảng nói Phật pháp với mọi người, tôi cảm thấy rất là hoan hỉ, nhân duyên thực là tốt đẹp không gì bằng. Lần giảng này, chúng ta chọn lấy đề tài là “Nhận Thức Phật Giáo”. Từ những năm trước, Miếu Thiên Hậu ở Cựu Kim Sơn từ Đài Loan tách nhánh đến nước Mỹ có mời tôi diễn giảng, tôi liền nghĩ ngay đến đề tài này, đồng thời cũng viết ra một đại cương như vậy.
04/03/2012(Xem: 46182)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (tập 4), mục lục: Sắc đẹp hoa sen Chuyện hai mẹ con cùng lấy một chồng Cảm hóa cô dâu hư Bậc Chiến Thắng Bất Diệt - Bạn của ta, giờ ở đâu? Đặc tính của biển lớn Người đàn tín hộ trì tối thượng Một doanh gia thành đạt Đức hạnh nhẫn nhục của tỳ-khưu Punna (Phú-lâu-na) Một nghệ sĩ kỳ lạ Vị Thánh trong bụng cá Những câu hỏi vớ vẩn Rahula ngủ trong phòng vệ sinh Voi, lừa và đa đa Tấm gương học tập của Rahula Bài học của nai tơ Cô thị nữ lưng gù
02/03/2012(Xem: 3673)
Phật giáo đã tìm thấy ở các nước phương Tây một không gian mới mẻ để phát triển, tuy nhiên, quá trình phát triển một nền Phật giáo phương Tây không phải là không có chướng ngại và ngộ nhận.
02/03/2012(Xem: 3628)
Nếu định nghĩa tôn giáo, tức đạo, là con đường dẫn tới chân lý và giác ngộ và giải thoát, thì đạo Phật một đạo giác ngộ và giải thoát đúng là một tôn giáo. Vì bản thân Phật pháp đã từng được đức Phật ví như cái bè dùng để qua sông, hay ngón tay chỉ mặt trăng, nghĩa là như một phương tiện, chứ không phải là một cứu cánh, thì đạo Phật đúng là một tôn giáo như vậy. Khác với giáo chủ của các tôn giáo khác, Đức Phật không bao giờ tự gán cho mình quy chế Thượng đế, con Thượng đế, hay là phái viên của Thượng đế. Phật tự xem mình là “vị thầy chỉ bày con đường” (Margadata),tức là con đường Bát chánh đạo đã dẫn tới giác ngộ và giải thoát, con đường đoạn trừ mọi khổ đau.
28/02/2012(Xem: 6434)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
26/02/2012(Xem: 8350)
Trong đời của mỗi một con người chúng ta, việc đáng quan tâm nhất, hẳn là chính mình; mà trong vấn đề chính mình, quan trọng hơn cả chính là vận mệnh, số phận hay số kiếp. Về cách nhìn vận mệnh, có người cảm thấy rằng bất cứ việc gì của mình cũng không bằng người ta, vận mệnh lận đận éo le, liền giận trời trách người; có người thì tin rằng tất cả họa phước giàu nghèo đều là do sự sắp đặt của số phận, vì vậy khi gặp phải những khó khăn thì chỉ biết cam chịu số phận; có người thì lại bằnglòng với số phận, vì thế họ không còn lo sợ gì cả, đối với những khó khăn khốn đốn trong cuộc sống, thì lại an bần thủ tiết.
21/02/2012(Xem: 4987)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
20/02/2012(Xem: 6958)
Nếu bạn dự định đăng tải gì đó, bạn phải luôn tự hỏi: Nó có đúng không? Nó có cần thiết không? Nó có phù hợp không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567