Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Gương Của Sự Liên Hệ Tình Yêu, Tình Dục Và Trong Trắng

10/01/201115:59(Xem: 5984)
Cái Gương Của Sự Liên Hệ Tình Yêu, Tình Dục Và Trong Trắng

J. KRISHNAMURTI
CÁI GƯƠNG CỦA SỰ LIÊN HỆ
TÌNH YÊU, TÌNH DỤC và TRONG TRẮNG

THE MIRROR OF RELATIONSHIP
Love, Sex, and Chastity
[www.thuvienhoasen.org]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 10-2010 –
The Mirror of Relationship
Love, Sex, and Chastity
A Selection of Passages From the Teachings ofJ. Krishnamurti
Krishnamurti Publications of America Ojai, California
Tri ân Alan Kartly và con gái – Australia –
đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh: The Mirror of Relationship. (Ông Không)

Krishnamurti yêu cầu độc giả tìm hiểu những nghi vấn cốt lõi:

Làm thế nào tôi có thể sống cùng một người khác mà không có xung đột?

Tại sao những liên hệ lại khó khăn?

Nhận biết trong sự liên hệ là gì?

Liệu tôi thực sự biết tình yêu là gì?

Học hành trong một liên hệ có nghĩa gì?

Vai trò của suy nghĩ và ký ức liên quan đến một người khác là gì?

“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì, những phản ứng của chúng ta, những thành kiến của chúng ta, những sợ hãi, những phiền muộn, những lo âu, cô độc, đau khổ, đau đớn, thất vọng của chúng ta. Chúng ta cũng có thể khám phá liệu chúng ta thương yêu hay liệu không có cái sự việc gọi là tình yêu. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm hiểu nghi vấn của sự liên hệ này bởi vì đó là nền tảng của tình yêu.”

J. Krishnamurti, Madras, Ấn, 1982

“Tại sao cái trí suy nghĩ về tình dục? Tại sao? Tại sao nó đã trở thành vấn đề trọng điểm trong sống của bạn? Tình dục đã trở thành một vấn đề phức tạp, khó khăn, và kỳ cục chừng nào bạn còn không hiểu rõ cái trí, mà suy nghĩ về vấn đề đó. Chính hành động không bao giờ có thể là vấn đề nhưng sự suy nghĩ về hành động tạo ra vấn đề.”

J.Krishnamurti, Tự do Đầu tiên và Cuối cùng

Jiddu Krishnamurti (1895-1986)là một triết gia trong ý nghĩa gốc của từ ngữ đó, không phải là một người trí năng hay trí thức, nhưng là một người yêu quý sự thật đã đưa ra những nghi vấn cốt lõi của sống. Ông dành hết sống chín chắn của ông nói chuyện cùng mọi người khắp thế giới về những nghi vấn cốt lõi của sống. Ông không thừa nhận ông như người nào đó rao truyền sự hiểu biết và những ý tưởng để mọi người thâu lượm, và yêu cầu độc giả tìm được một liên hệ trong đó không có sự tuân theo của một uy quyền, chỉ có sự khám phá. “Chúng ta không đang thuyết phục lẫn nhau về bất kỳ chủ đề gì, chúng ta không đang cố gắng tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau . . . cùng nhau chúng ta sẽ quan sát thế giới như nó là, và thế giới là phía bên trong chúng ta.

J. Krishnamurti giảng dạy những người trẻ khắp thế giới và thành lập những trường học ở California, Anh, và Ấn. Ông nói, “Khi người ta còn nhỏ, người ta phải cách mạng, không phải đang phản kháng . . . phải cách mạng thuộc tâm lý có nghĩa sự không-chấp nhận của bất kỳ khuôn mẫu nào.”

Đức Đạt lai Lạt ma gọi Krishnamurti là “một trong những người suy nghĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại.”

Tờ tuần báo Times nhận xét Krishnamurti, cùng Mẹ Teresa, là “một trong năm vị thánh của thế kỷ 20.”

“Tôi cảm thấy ý nghĩa của Krishnamurti cho thời đại của chúng ta là người ta phải tự-suy nghĩ cho chính người ta và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ những uy quyền tôn giáo hoặc tinh thần phía bên ngoài.”

Van Morrison, nhạc sĩ

“Lắng nghe ông và đọc những suy nghĩ của ông là đối diện với chính người ta và thế giới bằng một trong sáng mới mẻ đầy kinh ngạc.”

Anne Morrow Lindbergh, thi sĩ và tác giả

“Trong sống riêng của tôi, Krishnamurti gây ảnh hưởng sâu đậm và giúp đỡ tôi phá vỡ những ranh giới của những hạn chế tự-áp đặt riêng đối với sự tự do của tôi.”

Deepak Chopra, tác giả

“[Krishnamurti] trao tặng tôi nhiều vấn đề để suy nghĩ, và bắt buộc tôi phải tìm kiếm cái gì đó mà tôi không hiểu rõ.”

Joseph Campbell, tác giả

“Giống như đang lắng nghe một giảng thuyết của Phật – thật quyền năng, thật uy quyền phía bên trong.”

Aldoux Huxley, tác giả

Source: thuvienhoasen

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 36538)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26625)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22653)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 36165)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
11/10/2013(Xem: 8554)
Khi Phật còn tại thế, Ngài thường dạy các đệ tử như sau: _ Này các Tỳ kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh xa: + Một là đắm say các dục vọng, tham muốn thấp hèn, thô bỉ, có tính cách phàm phu tục tử, không dẫn đến đức hạnh Thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập, giác ngộ, giải thoát.
26/06/2013(Xem: 4020)
Éric Rommeluère là một nhà sư ngườiPháp sinh năm 1960, khởi sự tập thiền từ năm 1978 dưới sự hướng dẫn của thiềnsư Teisen Deshimaru. Một năm sau ông xin quy y và hai năm sau đó thì ông chínhthức xuất gia và thụ phong tỳ-kheo. Éric Rommeluère ngày nay đã trở thành một vịthiền sư rất năng động
26/05/2013(Xem: 6035)
ự gia hộ ở đây, theo người viết, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, khi ta tu tập theo lời Phật dạy có an lạc, thì sự an lạc này có thể nói là sự gia hộ hay sự cứu độ của Đức Phật. Thứ hai, khi ta nhận được niềm tin và cảm xúc thánh thiện từ hành động và nhân cách cao thượng của Đức Phật rồi hành động tốt đẹp trong cuộc đời, thì khi đó ta có thể nói rằng Đức Phật đã gia hộ cho ta.
13/05/2013(Xem: 3292)
Thế giới ngày nay mà chúng ta gọi là “thời đại mới” đổi thay đến chóng mặt, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống trong đó có tôn giáo. Tuy không có “thánh chiến” được công khai tuyên bố, nhưng cạnh tranh để bành trướng, giành giật tín đồ, mua chuộc dưới mọi hình thức để cải đạo, kể cả bằng bạo lực đã diễn ra hàng ngày và gần như trên quy mô toàn cầu. Điều này dễ hiểu bởi vì khi tín đồ bành trướng thì sức mạnh chính trị bành trướng. Khi sức mạnh chính trị bành trướng thì khống chế được chính quyền hoặc chiếm đoạt được chính quyền. Khi chiếm đoạt được chính quyền thì chính quyền là phương tiện mạnh nhất để áp đặt hoặc bành trướng hoặc cải đạo hàng loạt. Chính Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã nói lên lời cảnh báo về kế hoạch cải đạo quy mô mà Á Châu là mảnh đất màu mỡ nhất để thi hành kế hoạch này. Đức Đạt Lai Lạt Ma gọi đó là “chiến tranh văn hóa”.
05/05/2013(Xem: 3534)
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đềhiện đại” là một tuyển tập các bài viết của các giáo sư Phật học và các nhàkhoa học nổi tiếng thế giới về các vấn đề thời đại, dưới cái nhìn Phật giáo.Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm đã dày công sưu tầm và phiên dịch các bài nghiên cứu đặcsắc và có giá trị nghiên cứu này, góp phần làm phong phú nền Phật học Việt Nam.
04/05/2013(Xem: 3215)
Có thể nói rằng một trong những học thuyết nổi bật của Phật giáo Đại thừa là học thuyết Bồ-tát, mặc dù khái niệm Bồ-tát đã xuất hiện trước đó trong Phật giáo Theravāda. Với việc xây dựng hình tượng Bồ-tát lý tưởng đi cùng với những nguyên tắc tu tập và thệ nguyện cứu độ chúng sanh, Phật giáo Đại thừa thể hiện là một tôn giáo đề cao tinh thần nhập thế tích cực.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567