Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất – Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học

20/01/201305:57(Xem: 5665)
Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất – Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học

Tâm Thức, Bộ Não Và Vật Chất
Các Đàm Luận Giữa Tư Tưởng Phật Giáo Và Khoa Học
Phúc Cường trích dịch

Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22 tháng 1.

Hội đàm được truyền hình trực tuyến trên Internet. Hai mươi nhà khoa học và triết gia hàng đầu thế giới cùng với Đức Dalai Lama và các học giả cao cấp của Tây Tạng tham gia hội đàm trong một tuần về các chủ đề bao gồm lịch sử của khoa học và các cuộc cách mạng trong nhận thức của chúng ta về vũ trụ vật lý và bản chất tâm. Các phương pháp triết học cổ điển và khoa học sẽ được thảo luận cùng các chủ đề liên quan tới vật lý lượng tử, khoa thần kinh học, tư tưởng phương Tây hiện đại và Phật giáo về thức. Bên cạnh đó, các ứng dụng của thực hành Thiền quán trong y học trị liệu và giáo dục cũng sẽ được đề cập.

hoi_da_dat_lai_lat_ma_909497569

Cung đón Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Tự viện Drepung Lachi tại Mundgod, Ấn Độ,
ngày 16 Tháng 1 2013. Photo / Jeremy Russell / OHHDL

Nội dung chương trình như sau:

Nội dung chương trình như sau:
Ngày 17- Giới thiệu
Buổi sáng: Khảo sát Bản chất của Thực tại: các viễn cảnh Phật giáo và Khoa học
Buổi chiều: Chuyên đề: Khả năng của Khoa học: Tri thức và Bản chất của Thực tại
Ngày 18 - Chủ đề về Vật lý
Buổi sáng: Vật lý lượng tử, thuyết tương đối và Vũ trụ học
Buổi chiều: Bản chất của Thực tại
Ngày 19- Khoa Thần kinh học
Buổi sáng: Thay đổi bộ não
Buổi chiều: Khảo sát Tính linh hoạt của bộ não
Ngày 20- Thức
Buổi sáng: Thức trong Khoa học và Triết học Phương Tây
Buổi chiều: Các cách tiếp cận về Thức
Ngày 21- Các ứng dụng của Thiền Quán
Buổi sáng: Các ứng dụng của Thiền Quán trong y học trị liệu và giáo dục
Buổi chiều: Thúc đẩy sự Phát triển Con người
Ngày 22: Những định hướng tương lai
Buổi sáng: Tương lai của Giáo dục khoa học tại Tự viện và Phật giáo, Khoa học và Hiện đại.


Đức Đạt Lai Lạt Ma tới Mundgod

Tham dự buổi Hội đàmTâm thức & đời sống lần thứ 26

Mundgod, Karnataka, Ấn Độ, 16 tháng 1 năm 2013

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ Delhi đến Goa và viếng thăm Ling Rinpoche, hóa thân của thầy giáo thọ của mình. Sau đó ngài đã được Ganden Tri Rinpoche, Sharpa Choje và Jangtse Choje cùng với các thành viên của Viện Tâm thức và Đời sống (the Mind and Life) cung đón tại Lachi Drepung.

Đức Đạt Lai Lạt ma đã chia sẻ tới các Lạt ma và tăng sĩ những Phật sự của ngài trong hơn một tháng qua từ khi ngài truyền trao các giáo pháp Lam Rim. Ngài đã hài ước rằng, trong dịp đó, ngài đã luận giải các quan điểm của đức Long Thọ trong thời gian đức Long Thọ tham gia vào tranh biện với các nhà duy vật cổ Ấn Độ và lần này ngài đã đưa tới những đại diện của chủ nghĩa duy vật hiện đại, đó là các nhà khoa học tại Viện Tâm thức và Đời sống.

Ngài cũng chia sẻ về chuyến viếng thăm đến Patna, thủ phủ của Tiểu bang Bihar, nơi ngài đã gặp Bộ trưởng Nitish Kumar, và tham dự buổi Hội nghị Tăng đoàn Phật giáo quốc tế. Ngài bộ trưởng đã thuyết trình về kế hoạch phát triển khu bảo tháp Pataliputra Karuna trở thành một trung tâm tu học. Tại Sarnath, Varanasi, ngài đã truyền trao bộ luận Nhập Bồ Tát Hạnh của đạo sư Shantideva và tham dự Hội nghị quốc tế về Phật giáo và Xã hội. Ở Delhi, một vài ngày trước đây, ngài tham gia một buổi pháp đàm tại Đại học Delhi với các giảng viên và sinh viên, cùng các thành viên của viện Tâm thức và Đời sống, ngài hy vọng sẽ xây dựng một nội dung giảng dạy đưa đạo đức thế tục vào chương trình giáo dục hiện đại.

Ngài đã biết một số nhà khoa học tại Viện Tâm thức và Đời sống trong nhiều năm và rằng họ là hình mẫu về những phẩm chất của các nhà tư tưởng chân chính mà đạo sư Aryadeva đã khái quát, đó là sự khách quan và tự do khỏi định kiến; trí tuệ sắc bén và khả năng tham gia vào các lĩnh vực sâu sắc, được thúc đẩy và mong muốn khám phá để tương lai của khoa học có thể phục vụ nhân loại. Ngài dạy rằng, "mặc dù giới nguyện Bồ Tát không cho phép giành thời gian hơn 1 tuần cùng với những người không thực hành lý tưởng Đại thừa, nhưng quý vị không nên nuôi dưỡng những lo sợ như vậy khi giành một tuần với các nhà khoa học này."

2013-01-19-Mundgod-N04Đức Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ với những chư tăng và những thành viên
tham gia hội đàm Tâm thức và Đời sống tại Tự viện Drepung Lachi
tại Mundgod, Ấn Độ, ngày 16 tháng 1 năm 2013. Photo / Tenzin Choejor / OHHDL

Ngài chia sẻ về những tình cảm khi tới tự viên Drepung thời gian này, ngài nhắc lại rằng kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ hai, Gendun Gyatso là trụ trì tại đây, tự viện Drepung đã là nơi thực hành của các đời Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm chuyển đến Cung điện Potala khi ngài đảm nhận trọng trách là lãnh tụ tâm tinh và thế tục của Tây Tạng, và ngài suy ngẫm lại rằng nếu ngài được ở Tây Tạng thì khi rời trọng trách chính trị cách đây gần hai năm, ngài có thể sẽ không ở Potala và Norbulingka mà trở lại Drepung.

Chứng kiến hàng ngàn các học giả và các bậc thầy thuộc cộng đồng Drepung, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy hoàn toàn hợp lý khi coi tự viện Drepung là trung tâm Nalanda của Tây Tạng. Ngài luận giải, "tôi bắt đầu những cuộc đối thoại như thế này với các nhà khoa học do tính hiếu kỳ của riêng bản thân, nhưng khi sự hữu ích trở nên rõ ràng đối với các đệ tử Phật, những người đã quen thuộc với thế giới nội tâm, nhưng cũng cần hiểu biết về thực tại bên ngoài, tôi mong nguyện mở ra cho họ. Tôi mong nguyện mang sự hiểu biết khoa học tới truyền thống của chúng ta. Các chư tăng sẽ tới lắng nghe các cuộc đối thoại này và tôi cho rằng sẽ rất hữu ích được nếm trải pháp vị này".

Khóa đàm luận Tâm thức và Đời sống lần thứ 26 bắt đầu tại Drepung từ sáng ngày 17 và kéo dài trong sáu ngày.

Phúc Cường trích dịch
Nguồn: Dalailama.com/news

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2010(Xem: 21098)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
04/11/2010(Xem: 7357)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
27/10/2010(Xem: 12839)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
22/10/2010(Xem: 10268)
Từ thời Đức Thế Tôn còn tại thế, đạo Phật được truyền bá một cách sâu rộng khắp trên lưu vực sông Hằng cũng như qua các thị trấn và những quốc gia thời bấy giờ của xã hội Ấn Độ, quê hương của Phật. Phật pháp được tuyên thuyết bởi Đức Phật, cũng như các hàng Thánh chúng đến từng nhà, từng người, từng cộng đồng trong xã hội. Phật pháp đã tạo sự bình an cho con người, đã xây dựng một nếp sống đạo đức, lễ nghi hướng thượng cho tất cả.
15/10/2010(Xem: 9217)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
15/10/2010(Xem: 9142)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
10/10/2010(Xem: 10514)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 4641)
Đức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…
30/09/2010(Xem: 4612)
Nhà Phật có xác định sáu nguyên tắc để sống trong hòa hợp (Lục hòa). Vốn là để cho tăng già, nhưng nới rộng ra, đối với bất cứ một nhóm người nào cùng chung sống...
30/09/2010(Xem: 3510)
Từ khi nhân loại xuất hiện trên trái đất này cùng với những sinh vât khác, chúng ta cùng mọi sinh vật đã chỉ sống và sử dụng mọi thứ trên trái đất để tồn tại. Người ta có thể nghĩ rằng trái đất là một vật thể không có sự sống. Người ta không cần biết điều gì cuối cùng sẽ xãy ra với những gì chúng ta hành động để sinh tồn. Cho đến bây giờ, những nhà khoa học đã cho mọi người biết rằng mỗi hành đông của con người ảnh hưởng sâu đậm đến trái đất. Thêm nữa, chúng ta đang sống trên trái đất, một hành tinh sống, những gì chúng ta hành động cho đời sống của chúng ta đã làm nên sự hâm nóng địa cầu, hiệu ứng nhà kính, và đấy là một đe dọa nghiêm trọng đến môi trường, và nó cũng đặt sự sống của chúng ta trong một tình thế nguy hiểm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]