Phật Giáo Với Con Người
Thích Như Điển
---o0o---
CHƯƠNG HAI. (2b)
Tinh thần Phật Giáo
đối với các dân tộc Á Châu và Âu Mỹ
Sau đây là sựphát triển của Phật Giáo tại Nhật Bản.
Nhật Bản trong hiện tại thếgiới phải nghiêng mình. Lý do đơn giản là người Nhật đãtựchiến đấu đểra khỏi nghèo đói, nhất là sau thời đệnhịthếchiến họđãthua trận. Có nhiều người bảo rằng: Sởdĩngười Nhật được như ngày hôm nay là nhờtinh thần tựquyết của dân tộc, tựtồn của dân sinh; nhưng cũng có nhiều người bảo rằng: Người Nhật đãnhờchiếc nôi văn hóa của Phật Giáo bảo bọc. Có lẽcảhai lý luận ấy đều đúng. Nếu chỉ đứng vềmột phương diện đểnhìn một cách phiến diện thì không còn là người Nhật và nước Nhật ngày hôm nay nữa.
Kỹnghệhóa từthời vua Minh TrịDuy Tân (Meiji Ishin) 1868 đến nay gần 150 năm, nước Nhật ngày nay đãqua mặt MỹChâu và Âu Châu vềvấn đềkỹthuật và hiện là một người anh cảxứng đáng của Á Châu. Người Nhật biết giữcái cũvà chấp nhận cái mới một cách dễdàng. Họhọc hỏi văn minh Âu Mỹ, nhưng gạn lọc lại đểhòa đồng với văn minh của họ. Họcũng chếtạo xe hơi, học hỏi từkỹthuật của Tây Phương vào thếkỷthứ19; nhưng thếkỷ20 nầy là xe hơi của Nhật. Phật Giáo ngày nay tại Nhật có chừng 70 Đại Học và vô sốtrường Trung Học, Tiểu Học, Ấu TrỉViên, Cô Nhi Viện, trại dưỡng lão, khách sạn, trung tâm thương mại v.v... Có nhiều người thích Nhật nhưng cũng có lắm người không. Không phải vì vấn đềganh tịcá nhân hay sựphát triển, mà sựkhác biệt vềđịa lý cũng như phong tục tập quán. Ngôn ngữdẫu khó đến đâu đi chăng nữa, người ta có thểhọc hỏi và làm quen được; nhưng phong tục tậpquán thì mỗi dân tộc đều tựhào vềmình và họcốbám giữlấy. Nếu đánh rơi mất phần nầy, xem như bịđồng hóa, có lẽvì thếmà người Nhật cũng có một thếđứng riêng của họcũng nên. Họlà một dân tộc thuộc đảo quốc; nên cũng dễthâu nhận vào mà khó chi phát ra, vì vấn đềđịa lý, nhân chủng của quốc gia nầy. Ví dụnhư, khi thếgiới thấy những trận động đất kinh hồn tại Kobe ởNhật Bản năm 1995 vừa qua, ai cũng nghĩlà không ai dám đến định cư vùng nầy nữa; nhưng điều ấy đãlầm.. Ngày nay những ngôi nhà hiện đại vẫn được mọc lên nơi đó. Họphải chấp nhận đểsống còn, vì họlà người Nhật. Chỉđơn giản vậy thôi. Có ai trong chúng ta có thểnghĩrằng một thước vuông đất tại Shinjuku mua đểcất nhà từ100.000 đến 200.000 US$. Còn muốn rẻhơn, vào trong núi tìm, ít nhất cũng 3.000 US$ một thước vuông và nơi động đất tại Kobe vừa rồi, giá cũng không dưới vài chục ngàn US$ một thước vuông. Đúng là: tấc đất tấc vàng. Người Nhật cũng có thểđi ra ngoại quốc đểlập nghiệp; nhưng rồi họcũng trởvề cốhương, vì họkhông thểbỏquê cha đất tổcủa họ. Điều nầy cũng giống như người Trung Quốc, mặc dầu mấy đời con cháu của họđược sinh trưởng ra ởngoại quốc; nhưng họkhông bao giờđểcho con cái họquên tiếng mẹđẻcủa họvà bao giờcũng hướng vềTrungQuốc là nơi cốquốc của nhiều người và nhiều đời. Người Nhật Bản cũng là một trong các dân tộc Á Châu nên cũng cùng quan điểm ấy.
Khi xã hội phát triển thì các tệnạn khác của xã hội cũng phát triển theo; nên đãlàm hoen ốđi phần nào văn minh của xứNhật nói riêng, cũng như nói chung khắp nơi trên thếgiới; nhưng cái thiện bao giờcũng phải thắng cái ác. Lúc bây giờthì sựthật lại hiển bày. Cũng như thếấy, suốt hai ba nghìn năm qua, các tôn giáo chơn chánh vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, còn các chủnghĩa, thay đổi không biết bao nhiêu là chính quyền. Các thếlực chính trịthay đổi từlúc đời sống kinh tếtập thểsơ khai, đến thời kỳđồđồng, đồđá; rồi đến các chếđộquân chủđộc tài, đến cộng sản, dân chủpháp trịv.v... rồi đây còn thểchếnào xuất hiện nữa thì không ai biết được; nhưng thếgiới luôn đổi thay, vì tánh bất ổn của nó. Tựthểcủa chính trịlà một sựthay đổi; nên không thểso sánh với sựphát triển của tôn giáo được. Tôn giáo quý trọng ởlãnh vực tinh thần, bảo gọc giữgìn những cái gì cũkỹ. Trong khi đókhoa học và chính trịthì ngược lại, cái gì càng mới càng được ưa chuộng. Nếu hai điều nầy bổsung được cho nhau thì thếgiới có thểphát triển gần giống như một mô hình của nước Nhật trong hiện tại. Trên đây chỉlà một ý niệm nhỏvềsựphát triển của nước Nhật ngày nay. Bây giờchúng ta thửđi sâu vào cội nguồn căn rễcủa xứnầy từnhững ngày đầu tiên khi Đạo Phật mới đến đây, xem thửPhật Giáo đãđóng góp như thếnào cho xứnầy?
Nhật Bản ngày xưa cũng ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa như Việt Nam và Đại Hàn đãảnh hưởng. Vì vậy Phật Giáo đến xứnầy bằng chính người Trung Hoa buôn bán bằng thương thuyền với Nhật Bản; nhưng cũng có sửliệu cho rằng: Phật Giáo đến nước Nhật qua ngõ Đại Hàn. Nhưng giữa thếkỷthứ5, thứ6, Đại Hàn cũng giống như Việt Nam, đều dùng chữHán đểgiao dịch hằng ngày; nên có thểnói rằng Phật Giáo Đại Hàn cũng đãảnh hưởng rất sâu đậm của nền văn hóa Trung Quốc. Ngoài ra cũng có một sốquý vịTăng sĩNhật Bản qua thẳng Trung Quốc đểhọc đạo, sau đómang giáo lý nầy vềtruyền bá lại cho nước Nhật, trong đócó Ngài Dogen là một trong những Thiền Sư thuộc Tào Động Tông lúc bấy giờ. Đạo Phật đến nước Nhật cũng như Đạo Phật đến Trung Quốc thuởxưa. Vì lẽvăn hóa của Phật Giáo hòa nhập vào văn hóa của dân tộc nên người Nhật cũng đãchấp nhận Phật Giáo một cách dễdàng.
Các vịThiền sư Nhật Bản qua Trung Quốc học Thiền và Tịnh Độcũng như Mật Giáo. Đây là 3 môn phái chính của Phật Giáo Đại Thừa. Ngoài ra Hoa Nghiêm Tông, Pháp Tướng Tông, Thành Thật Tông v.v... cả10 Tông phái của Trung Hoa đương thời cũng đãđược truyền sang Nhật Bản. Ngoài những giáo lý căn bản nầy học được, các vịThiền sư Nhật còn học võ đạo, kiếm đạo, thơ đạo, trà đạo và nhất là nghệthuật biến chếsuối nước nóng thiên nhiên đểchữa bịnh cho dân chúng cũng rất thành công thuởbấy giờvà ngay cảbây giờ. Trung Hoa cũng có trà đạo, thơ đạo và võ đạo; nhưng những loại nầy khi du nhập vào Nhật Bản nó đãbiến thành của người Nhật, chứkhông còn của Trung Hoa nữa. Đây là cách hấp thụtài tình của người Nhật, đểkhông trởthành kẻlai căn, mất gốc và nhất là đánh mất đi nền văn hóa cá biệt của mình. Đây là sựthành công rất lớn của Phật Giáo cũng như dân tộc Nhật Bản mà trên thếgiới ít có dân tộc nào làm được.
Những ngày tháng phôi thai của Phật Giáo mới truyền vào đãđược quần chúng hấp thụmột cách nhanh chóng trong thếkỷthứ6, đểchỉcần một thếkỷsau, ảnh hưởng của Đạo Phật đãlan rộng vào chốn cung đình. Trên từvua quan, hoàng hậu, thứphi, dưới đến bàn dân thiên hạ. Tất cảđều quy ngưỡng vềPhật Giáo. Đólà thời Thánh Đức Thái Tử(Sotoku Taishi) trịvì vào thếkỷthứ7 tại Nhật Bản. Vịvua nầy đãáp dụng ngũgiới của nhà Phật vào hiến pháp đểtrịdân, giống như vua A Dục đãlàm tại Ấn Độcách đó1.000 năm vềtrước. Mỗi ngày nhà vua quay vềhướng đông lạy 7 lạy đểtôn kính 7 vịPhật trong quá khứ, trước khi lâm triều. Thời nầy các vịTăng sĩcũng được mời tham dựcác công việc quốc sự. Vì lẽthuởbấy giờ, trong dân chúng Tăng sĩlà từng lớp được trọng vọng nhiều nhất sau các bậc quan quyền. Không phải vì họcó địa vị, chức tước, phẩm quyền, mà vì họcó học. Tam Tạng kinh điển bằng chữHán, nếu học cho hết được, đây cũng là một đại tác phẩm văn hóa cho cuộc sống tâm linh, mà các vịSư Tăng là những người tiêu biểu. Vảlại cuộc sống thanh bần của các Ngài cũng đãlàm cho nhân dân cũng như triều đình khâm phục; nên nhờthếmà Phật Giáo có một chân đứng rất vững chải trong cuộc sống tâm linh của mọi người. Các Ngài tuy có quyền uy trong chính quyền với tư cách là cốvấn cho nhà vua; nhưng các Ngài không tham danh vọng; tính thoát tục đó, đãlà một bài học cao quý và đáng tin tưởng cho mọi người rồi.
Đạo Phật phát triển mạnh nhất có thểnói là thời của Thánh Đức Thái Tửtrịvì và ngày nay nếu có ai đóđến Nhật Bản, tìm đến Nara, nơi cốcung nầy vẫn còn những ngôi chùa như Horyuji vẫn còn ghi đậm nét văn hóa của thời Thánh Đức Thái Tử. Hơn 1.000 năm đãtrôi qua trong lịch sử; nhưng chắc chắn rằng nhiều ngàn năm khác trong tương lai dân tộc Nhật Bản cũng không bao giờquên công lao của các bậc quân vương, của các bậc quốc sư đãmang đạo vào xã hội Nhật và đólà nền tảng của xã hội Nhật Bản ngày nay. Chùa Todaiji tại Nara cũng còn sừng sững với gió sương, mặc dầu cũng đãtrải qua nhiều năm tháng. Đây là kiến trúc, là nghệthuật tiêu biểu thời vàng son của Phật Giáo dưới thời Thánh Đức Thái Tửtrịvì.
Đến thếkỷthứ10, 11 và 12 Phật Giáo phát triển mạnh hơn và trong lúc nầy các vịTổSư của Nhật Bản đãxuất hiện đểminh thịgiải bày giáo lý của Đạo Phật hoàn toàn theo nhãn quan của Phật Giáo Nhật Bản. Đólà Ngài Shinran Shonin của Tịnh ĐộChơn Tông và Ngài Nichiren Shonin của Pháp Hoa Tông. Sau đây chúng ta sẽđi vào từng chi tiết một của 2 tông phái nầy.
Ngài Shinran Shonin chủtrương và cũng là giáo tổcủa Tịnh ĐộChơn Tông tại Nhật Bản; Tông nầy được thành lập từthếkỷthứ13 tại Nhật. Đây cũng là một Tông phái mạnh nhất và có sốtín đồđông nhất tại đảo quốc 99% theo Phật Giáo nầy. Đức Phật Thích Ca lúc còn tại thếđãgiới thiệu cảnh giới cực lạc của Đức Phật A Di Đàcho Hoàng Hậu Vi ĐềHy khi bà còn ởtrong ngục thất, do A Xà Thế, con mình ám hại. Ngoài ra tại KỳViên Tịnh Xá ởnước Xá Vệ, Đức Phật cũng đãnói kinh A Di Đànầy, diễn tảvềthếgiới cực lạc đểchúng sanh khi lâm chung, phát nguyện vãng sanh vềđóđểgặp Đức A Di Đàvà hai vịđệtửhầu cận của Ngài là Đức Quán ThếÂm và Đại ThếChí BồTát. Xuất xứtừẤn Độrồi được truyền qua Trung Hoa, từTrung Hoa truyền qua Nhật Bản. Kểtừthời Đức Phật đến thời Tông nầy được thịnh hành ởNhật Bản là 1.800 năm. Sau 1.800 năm giáo lý Đại Thừa Tịnh ĐộTông đối với Nhật Bản hay nói đúng hơn là người Nhật, là của riêng xứsởmình, chứkhông phải từchỗkhác đến. Ngày nay vào chùa Nhật, họchỉthờTổ, có rất ít chùa thờPhật Thích Ca hay ngay cảĐức Phật A Di Đàlà giáo chủcủa cõi Tây Phương cực lạc nhưng họthờcũng khiêm nhường hơn là vịgiáo tổcủa họ. Điều này đãnói lên tinh thần quốc gia của xứNhật. Đây là một điều hay; nhưng ngược lại cũng là một điều dở. Vì khi dạy cho tín đồ, chư Tăng không giải thích hết cội nguồn, từđâu mà Đạo Phật đến được Nhật và do đâu mà Đạo Phật được tồn tại đến ngày hôm nay. Phật Giáo Nhật Bản chủtrương tức thân thành Phật. Nghĩa là sau khi chết, sẽthành Phật, cho nên có rất nhiều tín đồtin rằng không có đời sau. Vì ai cũng thành Phật cả. Đây có thểcũng là một chủtrương rất táo bạo của Phật Giáo Nhật Bản mà ít có quốc gia Phật Giáo nào có thểlàm. Dĩnhiên theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca, tất cảchúng sanh đều có tánh Phật, với Phật tánh nầy tu hành sẽthành Phật. Khi nào thành Phật lệthuộc vào người hành đạo. Lâu hay mau không hạn định, không phải chỉgiới hạn trong một đời người. Ngay Đức Phật ngày xưa, Ngài đãbao nhiêu kiếp làm thú dữ, chim muông, hùm beo, sư tử, đểrồi đầu thai thành người tu hành tinh tấn mới thành Phật được trong kiếp nầy. Còn tất cảchúng ta, chúng sanh trong cõi dục giới nầy, mặc dầu làm được thân người đãlà quý hóa lắm rồi; nhưng nếu không tu hành chơn chánh vẫn bịđọa lạc trầm luân như thường, không phải ai cũng cóthểthành Phật được.
Giáo lý của Đức Phật A Di Đànương vào tha lực; nhưng tựlực nếu không thực hiện thì nghiệp chướng vẫn còn đó, không ai có thểlàm cho mình tiêu cái nghiệp của mình ngoại trừmình ra. Mỗi chúng sanh đều có tội lỗi. Tội nầy ví như một hạt cát nhỏ. Dù nhỏđến đâu nhưng bỏvào trong nước cũng chìm. Một tội khác to lớn hơn, giống như tảng đá, nếu có ghe thuyền chởthì đákia vẫn nổi. Thuyền ởđây dụcho tha lực của chư Phật. Với tha lực ấy có thểlàm cho chúng ta được vềcực lạc; nhưng phải hiểu rằng khi vềđó, hạt cát vẫn là hạt cát, tảng đávẫn là tảng đá, chứtảng đákhông biến thành hạt cát và hạt cát cũng không thểtựtiêu hủy được, nếu mình không tựtu hành. Vềđược thếgiới cực lạc không phải là ai cũng có khảnăng thành Phật. Phải tu hành và chờđến nhiều kiếp mới sanh lên được thượng phẩm thượng sanh, mới đến điểm cuối cùng của BồTát đệthập địa. Còn vô sốnăm tháng ngày giờngười ta mới có thểthành được đạo quảvô thượng ấy. So ra chủtrương ấy của Đạo Phật Nhật Bản chỉcó thểkhẳng định được một điều là con người có khảnăng thành Phật và khi đãvềthếgiới cực lạc rồi thì không còn bịluân hồi sanh tửnữa. Điều ấy đúng hơn là sẽthành Phật liền sau khi chết đi.
Đólà Tịnh ĐộChơn Tông, còn Nhật Liên Tông họchủtrương như sau:
Nhật Liên Tông lấy kinh Pháp Hoa làm chủyếu của Tông phái nầy do Ngài Nichiren Shonin khai sáng ra; nhưng đặc biệt phẩm Phương Tiện thứ2 và phẩm Như Lai Vô Lượng Thọthứ16 hầu như được trì tụng hằng ngày và triển khai trong mọi vấn đềthuộc phạm vi giáo lý trong hai phẩm nầy.
Ngài Nhật Liên thành lập Tông nầy vào giữa thếkỷthứ13. Ngài chủtrương rằng: Đức Thích Ca Mâu Ni là Phật đãđi vào quá khứ, hiện tại phải có Phật ra đời đểgiáo hóa chúng sanh như trong tinh thần của phẩm Như Lai Vô Lượng Th���có nói. Vì vậy sau khi Ngài Nhật Liên tịch diệt, các tín đồPhật Giáo theo Tông nầy tại Nhật đãtôn xưng Ngài gần như là một vịPhật tái thếởkiếp nầy. Thếkỷthứ13 là thếkỷmà Mông Cổquấy phá khắp Á Châu và qua đến tận Âu Châu, đâu đâu cũng ngại giặc Mông Cổxâm lăng. Lúc bấy giờNgài Nhật Liên có làm một công hàm đểgởi lên triều đình gọi là: "Lập chánh an quốc luận" Đây là một bài tấu nói vềcách an dân trịnước và chống ngoại xâm. Triều đình lúc bấy giờkhông tin lời dựước của Ngài là quân Mông Cổsẽtấn công sang đến Nhật; nên đãđày Ngài lên nhốt tại đảo Sado. Sau đóquảnhiên quân Mông Cổđến và chiếm xứNhật, giống như những gì Ngài đãdựđoán; nên sau đótriều đình lại tha cho Ngài vềvà lúc bấy giờdân chúng ca ngợi Ngài như là một bậc Thánh nhân và ngày nay tại Tokyo, khu Shinagawa gần nhà ga Gotanda có một Đại Học Phật Giáo của Nhật Liên Tông đãthành lập hơn 100 năm nay cũng mang tên là Risso (Lập Chánh). Lập Chánh cũng có nghĩa là tựlập chính sách của mình trong cách an dân trịnước mà cũng có nghĩa là thành lập Tông phái chánh tông đểgiúp dân giúp nước vậy. Đây là một nhà tư tưởng không nhỏcủa Phật Giáo Nhật Bản; nên cuộc đời của Ngài cũng đãdệt nên những huyền thoại rất nhiều. Ví dụnhư khi được triều đình tha bổng từSado trởvềđất liền Ngài đãdùng thần thông đi trên mặt nước không cần thuyền bè. Khi bịđi đày thì sóng to gió lớn; nhưng nhờthần lực của Ngài nên sóng yên biển lặng.
Ngày nay Tông nầy chia ra làn 3 phái chính. Đólà: Nichiren Shonin (Nhật Liên Chánh Tông), Risso Koseikai (Lập Chánh Giảo thành hội) và Sokagakkai (Sáng Giá học hội). Nhật Liên Chánh Tông thì duy trì những chùa viện cũtừthếkỷthứ13 đến nay và cách đào tạo Tăng sĩcó tính cách cổtruyền. Ví dụ, những ai muốn làm trụtrì một ngôi chùa của Tông nầy thì trong suốt cuộc đời tu sĩấy phải đi tu 3 tháng khổhạnh gọi là Aragyo, mỗi ngày vào mùa Đông tắm nước lạnh nhiều lần, đểrâu tóc không cạo và ăn cháo đạm bạc. Những ai không kham nổi đời sống nầy, rất khó được tín đồtin cậy.
Risso Koseikai cũng là một phái từNhật Liên Chánh Tông mà ra. Phái nầy do Ngài Nichidatsu (Nhựt Đạt) đềxướng vào đầu thếkỷthứ20 nầy. Phái nầy chủtrương hòa bình của thếgiới phải tôn trọng, không được dùng bom nguyên tửvà chất hóa học đểgiết hại lẫn nhau; có ít nhiều màu sắc chính trịchủhòa.
Phái Soka Gakkai (Sáng Giá học hội) được thành lập bởi một Cư sĩPhật Giáo tên là Ikeda, vào sau đệnhịthếchiến. Phái nầy chủtrương mang đạo vào đời và phải thực tiễn giúp đỡmọi người trong hai lãnh vực vật chất cũng như tinh thần. Các tín đồcủa giáo phái nầy tựgiúp đỡvới nhau vềcông ăn việc làm và học hỏi giáo lý với nhau. Họcó tài sản rất lớn như Đại Học riêng, Tổđình riêng và có một đảng phái có chân trong Quốc Hội lấy tên là Komeito (Công Minh Đảng). Đảng nầy chính thức lấy giáo lý của kinh Pháp Hoa làm trọng tâm đểhoạt động. Vịtrí của các Tăng sĩtrong phái nầy chỉcó tính cách lễnghi, các việc hành chánh và truyền bá giáo lý của phái nầy tất cảđều do các Cư sĩnhiệt tâm lãnh trách nhiệm. Kểra cũng đáng tán thưởng cho việc hiện đại hóa Phật Giáo của giáo phái nầy; nhưng nhiều khi vì tiền bạc và thếlực có sẵn, người ta dễđi vào chỗhối mại quyền hành, tìm cách che giấu thủđoạn chính trịv.v... mà điều nầy ngay từlúc ban đầu Đức Phật đãchối từđểxuất gia tu hạnh giải thoát. Vua Minh Trị(Meiji) là một vịvua rất được dân chúng Nhật Bản tôn sùng. Ông ta trịvì cuối thếkỷthứ19. Năm 1868 có cuộc canh tân, mọi guồng máy tổchức trong chính quyền theo chếđộquân chủlúc bấy giờvà lấy mẫu mực của văn hóa, kỹthuật Tây Phương đểáp dụng vào nước Nhật cho đến ngày nay. Ông là thân phụcủa vua Taisho (Đại Chánh). Theo sách sửnói ông vua Đại Chánh có bệnh tâm thần, có lẽđólà một cái bệnh chung của các dòng họvua chúa trên thếgiới qua tính di truyền. Hoàng tộc họlấy nhau và vì máu huyết không hợp nhau; nên sanh ra chứng bịnh ấy gọi là: bịnh Hoàng Tộc. Nhưng trong đời của ông đãtriệu tập được những bậc danh Tăng đểnhuận sắc lại trọn bộTam Tạng kinh điển bằng chữHán 100 quyển và sau nầy có sửa đổi ít nhiều nên gọi là Đại Chánh Đại Tạng Kinh và Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh.
Đến thời con vua Đại Chánh là vua Showa (Chiêu Hòa). Vịvua nầy đãtrải qua một giai đoạn lịch sửsôi động nhất của nước Nhật trong 2 kỳđệnhất và đệnhịthếchiến. Nhật đãthua trận với Mỹvề2 quảbom ởHiroshima và Nagasaki; nhưng ngược lại nhờsựthua trận đómà người Nhật đãcốgắng đểvươn lên, mà ngày nay thếgiới phải cúi đầu khâm phục vềsựphát triển kỹnghệtrong thếkỷthứ20 nầy. Vua Chiêu Hòa đãbăng hà, con ông là Thái Tửlấy niên hiệu Bình Thành (Hirasei) lên kếvịtrong một đời sống ổn định vềkinh tếcũng như ngoại giao và vịtrí chính trịtrên thếgiới ngày nay ít có nước nào có khảnăng làm được. Bốn đời vua của Nhật đãtrải qua gần 150 năm, nước Nhật vẫn tiến bộ, mặc dầu các ông vua nầy không phải là Phật Tử, vì họcó Thần Đạo của họgiống như Anh Giáo của Hoàng tộc xứAnh; nhưng không thểnói họlà những người Thiên Chúa được. Thiên Chúa mặc dầu đến Nhật ngày nay đãhơn 400 năm nhưng chỉcó một phần trăm dân chúng ngưỡng mộ, còn 99% kia là Phật Giáo và Thần Đạo. Thần Đạo xét cho cùng cũng giống như Khổng Giáo tại Trung Hoa, do đóĐạo Phật rất dễhòa đồng với các tôn giáo cổtruyền nầy.
Cuộc cách mạng của vua Minh Trịđãlàm cho Phật Giáo cũng bịảnh hưởng lây. Do đóSư Sãi, chùa viện cũng phải thay đổi. Có lẽlúc đóchếđộcúng dường không còn được thừa nhận nữa; nên chư Tăng phải tựlực cánh sinh làm việc và từđóđãsinh ra thếtục hóacửa Thiền. Người Tăng sĩlấy vợ, lập gia đình và sinh con đẻcái. Đây không phải là một điều xấu so với xã hội Nhật Bản; nhưng là một điều rất mới lạso với cái nhìn của các xứPhật Giáo trên thếgiới ngày nay. Chẳng biết đây là một điều hay hoặc là điều dở; nhưng đócũng là một điều thay đổi trong nội bộPhật Giáo qua sựtiến bộcủa xã hội loài người. Vì vậy Phật Giáo phải thích hợp với trào lưu tiến hóa của nhân loại chăng? Các nước Nam phương Phật Giáo đa sốvẫn còn trong đời sống nông nghiệp, cuộc sốngcủa nông dân và Tăng sĩtương đối nhàn hạhơn; nhưng nếu một mai đây hay ngay cảThái Lan trong hiện tại, kỹnghệphát triển như Nhật, lòng người chạy theo vật chất, không biết rằng họcó đủthì giờđểđi chùa lễPhật, nghe thuyết pháp như trong hiện tại không? hay cũng chỉđợi đến già, đến chết mới vào chùa và lúc ấy tôn giáo chỉcòn là một hình thức bán mua đểlinh hồn được thanh thản vơi non bồng nước nhược?
Đạo Phật khi còn thịnh hành tại bất cứxứnào, chính giáo lý ấy đãđóng góp cho học thuật, văn hóa, ngôn ngữmột cách đa dạng và làm thăng hoa cuộc sống tâm linh của con người. Nhưng khi Đạo Phật bịtàn suy, vì lý do bên trong hay ngay cảbên ngoài, Phật Giáo chỉcòn là một tôn giáo đểcầu đảo. Mặc dầu Đức Phật không phải là một vịthần; nhưng nhiều người đãlầm Ngài là một vịthần có đầy đủquyền uy đểban ơn giáng họa trong việc cầu đảo. Các vịSư Tăng trong giai đoạn Đạo Pháp suy vi nầy cũng chỉlà những người môi giới đểtiêu thụsốgiáo điều vốn dĩmột thời thịnh hành ấy thành một phương tiệnthiện xảo trong cuộc sống hằng ngày của mình.
Đócó lẽlà một định luật thịnh suy trong cuộc đời, chúng ta phải chấp nhận. Cây có lúc non lúc già, người có lúc đau lúc mạnh, trời đất có Xuân, Hạ, Thu, Đông, thì giáo pháp của Đức Phật cũng phải trải qua các thời kỳsanh, trụ, dị, diệt mà thôi.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường