Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[10]- ÐƯỜNG ÐẾN HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG - Tổng hợp từ nhiều tài liệu

14/05/201313:29(Xem: 3603)
[10]- ÐƯỜNG ÐẾN HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG - Tổng hợp từ nhiều tài liệu

Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo

Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996

Thích Tâm Quangdịch
Chùa Tam Bảo, California, Hoa Kỳ, 2000

---o0o---

(II)

ÐỨC PHẬT VÀ GIÁO LÝ CỦA NGÀI

---o0o---

10

ÐƯỜNG ÐẾN HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG

Tổng hợp từ nhiều tài liệu

Tất cả mọi người đều muốn được sung sướng. Tất cả mọi người đi tìm hạnh phúc. Con người tìm hạnh phúc hết thời đại này đến thời đại khác nhưng chẳng bao giờ tìm thấy trong đường lối đã được tìm kiếm bằng cách thích nghi những điều kiện của thế giới bên ngoài và không lưu ý gì đến thế giới bên trong của tâm. Lịch sử thế giới chứng minh điều đó. Cải cách xã hội, cải tổ kinh tế, sửa đổi luật pháp, canh tân chính trị, tuy có ý tốtá và tính toán kỹ nhưng chưa bao giờ mang được hạnh phúc hoàn toàn và thực sự cho con người. Tại sao?

Khi một mớ hoàn cảnh bất toại nguyện này được loại bỏ, một bất toại nguyện khác lại xuất hiện, và khi bất toại nguyện này được loại bỏ thì một bất toại nguyện khác lại hiện ra. Cái xuất hiện và tái xuất hiện, cái phát sanh rồi lại tàn đi là cốt lõi của tất cả sự vật và hoàn cảnh thế gian. Không bao giờ có thể có được việc sản xuất hàng loạt hạnh phúc thực sự. Ðó là một điều gì riêng tư và cá nhân. Ðiều đó đến từ bên trong chứ không phải bên ngoài. Ðiều đó cũng không phải là vì thế giới bên ngoài mà ta đi tìm kiếm hạnh phúc mà là thế giới bên trong của tâm.

Khoa học hiện đại tuyên bố không có gì trong vũ trụ này tĩnh lặng. Mọi thứ đều năng động, mọi thứ đều chuyển động. Không có gì đứng nguyên một chỗ. Chúng ta hoặc tiến lên hoặc lùi xuống. Chúng ta hoặc trở nên tốt hơn, hạnh phúc hơn hoặc tiến về hướng tội lỗi và tích lũy phiền não. Muốn được hạnh phúc thì phải vượt qua phiền não. Muốn thắng lướt phiền não, Ðức Phật chỉ cho nhân loại con đường dẫn đến loại bỏ phiền não.

Con đường tới hạnh phúc là Ðường Bát Chánh Ðạo cao quý. Con đường này dược ai đó đặt chân vào trước khi ta có thể gọi là Con Ðường Bát Chánh Ðạo. Trong từ "Ðạo" (Ðường) vốn được nghĩ người nào đó đã giẫm bước vào trước đây.

Con Ðường không thể đột nhiên hiện hữu. Người nào đó phải trước tiên cắt rừng, làm cho quang đãng rồi mới bước đi được. Tương tự như vậy, Bát Chánh Ðạo cao quý đã được đặt bước trước đó bởi nhiều Ðức Phật và các bậc A La Hán. Ðức Phật đã khám phá ra con đường này nhưng không tạo ra nó, vì nó đã hiện hữu từ quá khứ xa xăm. Ðương nhiên đó là một con đường cổ (Parana Magga).

Bát Chánh Ðạo cao quý là Con Ðường phải bước vào. Ðường này là một điều thực tiễn thiết yếu. Muốn biết và chứng nghiệm chân lý này, ta phải giẫm bước vào con đường đó. Con đường này chứa đựng một sự tập hợp thận trọng và khôn ngoan tất cả những điều kiện quan trọng tất yếu cho việc phát triển tinh thần của con người. Bát Chánh Ðạo được phân chia thành ba nhóm: Giới (Sila: hạnh kiểm, đạo đức), Ðịnh (Samadhi:kỷ luật tinh thần), và Huệ (Panna: trí tuệ). Con đường này duy nhất với Phật Giáo, và khác biệt hẳn với tất cả tôn giáo và triết lý khác. Ðó là tiêu chuẩn về tinh thần và hạnh kiểm dẫn đến chấm dứt khổ đau, phiền não, và thất vọng để kiện toàn hòa bình, Niết Bàn.

Tám yếu tố của Bát Chánh Ðạo là:

HUỆ:

1. Chánh Kiến
2. Chánh Tư Duy

GIỚI:

3. Chánh Ngữ
4. Chánh Nghiệp
5. Chánh Mạng

ÐỊNH:

6. Chánh Tinh Tấn
7. Chánh Niệm
8. Chánh Ðịnh

Nhắc đến con Ðường này, trong bài thuyết giảng đầu tiên, Ðức Phật gọi con đường này là Trung Ðạo (Majjihima patipada), vì nó tránh hai cực đoan. Quá say mê lạc thú nhục dục trần tục thấp hèn dẫn đến tai hại là một cực đoan, tự hành xác dưới hình thức tu khổ hạnh làm cho đau đớn, thấp hèn dẫn đến tai hại là một cực đoan.

Ta phải nhớ rằng 'con đường' chỉ là cách diễn đạt bóng bẩy. Theo quy ước chúng ta nói về đi trên con đường, trong nghĩa ý nghĩa tột cùng, tám bước có nghĩa tám yếu tố tinh thần. Chúng phụ thuộc và liên quan lẫn nhau và ở mức độ cao nhất, chúng hành hoạt đồng thời, chúng không hoạt động lần lượt theo số thứ tự. Ngay cả ở mức độ thấp, mỗi yếu tố có đượm vẻ chánh kiến ở một mức độ nào đó, vì đó là ý chủ đạo của Phật Giáo.

Với lời nói mạnh mẽ, Ðức Phật đã cảnh cáo tín đồ không được chỉ chú ý vào sách vở như sau:

- Dù tụng nhiều kinh, mà không hành động phù hợp, con người vô ý này giống như người chăn bò đếm trâu bò không phải của mình (không có được sản phẩm về bò). Người đó không có phần thành quả của một người tĩnh lặng.

- Dù tụng kinh ít, nhưng hành động đúng theo giáo lý, bỏ tham, sân si, có chánh kiến, tâm người đó hoàn toàn giải thoát, không vương mắc điều gì ngay bây giờ và sau này, người đó có phần thành quả của người tĩnh lặng. (Kinh Pháp Cú)

Sự đạt được mục tiêu cuối cùng của Phật Giáo (Niết Bàn) không đòi hỏi sự tinh thông triết lý sâu xa và thâm thúy của Phật Giáo. Ðiều đòi hỏi là sự phát triển không ngưng tâm ý qua quá trình đạo đức và thiền định. Ðúc Phật tuyên bố: "Giữ giới và rèn luyện tâm ý, ta chứng nghiệm kiến thức dẫn đến giải thoát".

Giới

Vậy thì, giới, căn cứ trên tình thương yêu và lòng từ bi, gồm có ba yếu tố của Bát Chánh Ðạo. Ðó là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp vá Chánh Mạng.

Ðức Phật dẫn giải giáo lý của Ngài vì lợi ich cho chúng sanh, vì hạnh phúc cho chúng sanh xuất phát từ lòng từ bi cho thế giới.

Giới,giai đoạn tiên khởi của Bát Chánh Ðạo, căn cứ vào lòng từ ái này. Tại sao ta nên kìm hãm, không hãm hại và cướp bóc người khác? Phải chăng vì thương chính mình và người khác? Tại sao ta nên cứu trợ kẻ nghèo kẻ thiếu thốn và những người trong nguy khốn? Phải chăng vì lòng từ bi với họ?

Tránh tội lỗi và làm điều thiện là chức năng của giới, chuẩn tắc hạnh kiểm đạo đức dạy trong Phật Giáo. Chức năng này không bao giờ làm mất giá trị lòng từ ái. Giớibao gồm những đức tính của tâm như thương yêu, nhũn nhặn, khoan dung, hiếu thảo, nhân từ, và vui vẻ với sự thành công của người khác.

Theo Phật Giáo một người hoàn hảo phải phát triển hai đức tính bằng nhau: một mặt từ bi và một mặt trí tuệ. Nơi đây từ bi tượng trưng bằng tình thương yêu, nhân từ, tử tế, khoan dung, và những đức tính cao quý như vậy về mặt cảm xúc hay những đức tính của con tim, trong khi trí tuệ đứng về mặt trí thức hay đức tính của tâm ý. Nếu một người chỉ phát triển mặt cảm xúc và không lưu ý đến phần trí thức, có thể trở nên một người ngốc tốt bụng; trong khi chỉ phát triển mặt trí thức, không lưu ý mặt cảm xúc, có thể trở thành một người tri thức nhẫn tâm không có sự thông cảm với người khác. Cho nên muốn hoàn toàn, ta phải phát triển đồng đều cả hai.

Chánh Ngữ có nghĩa không:

* nói dối,
* nói xấu, vu khống và nói năng có thể mang sân hận, thù oán, chia rẽ và bất hòa giữa cá nhân hay nhóm người.
* nói lời cục cằn, thô lỗ, không lễ độ, hiểm độc và những lời sỉ nhục, và
* chuyện phiếm, chuyện bép xép vô ích và dại dột, ngồi lê dôi mách. Khi ta gìn giữ không nói những lời sai trái và có hại như vậy, đương nhiên ta nói điều chân thật, dùng những lời nói thân hữu và nhân đức, vui vẻ và lịch sự, có ý nghĩa và ích lợi. Ta không nên nói bừa bãi: lời nói phải đúng lúc và đúng chỗ. Nếu không nói được điều ích lợi, ta nên giữ im lặng cao thượng.

Chánh Nghiệplà gìn giữ không:

* giết,
* trộm cắp, và
* tà dâm, nên trau dồi từ bi, chỉ lấy khi được cho, và sống thanh tịnh và trong sạch.

Chánh Mạnglà bỏ lối sống sai trái mang tai hại và khổ đau cho người khác: Buôn lậu

* súng ống và vũ khí gây chết người,
* súc vật để giết thịt,
* người (tức mua bán nô lệ lan tràn trong thời Ðức Phật)
* các thứ nước uống có chất say; và
* thuốc độc

và nên sống bằng nghề nghiệp không ai chê trách, không làm hại mình, hại người.

Ta có thể nhìn thấy rõ ràng nơi đây Phật Giáo chống lại mạnh mẽ bất cứ hính thức chiến tranh nào, buôn bán súng ống và vũ khí giết người là một tội lỗi và là phương cách kiếm sống bất chính.

Nên hiểu rằng đạo đức và hạnh kiểm luân lý (Giới) của Phật Giáo nhằm vào vận động một đời sống hạnh phúc và hài hòa cho cá nhân và xã hội. Giới được coi như nền tảng cần thiết cho tất cả đạt quả vị tinh thần cao hơn. Tinh thần không thể phát triển được nếu không có luân lý căn bản ấy. Những nguyên tắc luân lý này mục đích làm xã hội an ninh bằng cách vận động đoàn kết, hòa hợp, sự quan hệ đứng đắn giữa người dân.

Trong Phật Giáo, đạo đức chưa phải là mục đích. Nó chỉ là một phương tiện để đi đến mục đích. Hạnh kiểm toàn hảo tách ra khỏi mục đích, không tiến về mục đích mong muốn, có rất ít ý nghĩa từ quan điểm của người Phật Tử. Không chỉ tội lỗi mà điều thiện cũng phải được siêu việt. Cả đến giáo lý của Ngài phải siêu việt. Ðức Phật so sánh giáo pháp của Ngài với một cái bè sử dụng bởi chúng ta Nissaranatthaya tức chỉ với mục đích vượt qua sông, và Nagahanatthaya - tức không phải giữ bè lại. Khi chúng ta sang được bờ bên kia, chúng ta không cần phải mang theo cái bè ấy nữa. Bè đó phải được bỏ lại.

Kỷ Luật Tinh Thần

Tiếp theo là kỷ luật tinh thần gồm có ba yếu tố trong Bát Chánh Ðạo là Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh.

Chánh Tinh Tấnlà sự nỗ lực kiên trì:

* để ngăn chặn các tư tưởng tội lỗi và bất thiện chưa phát sanh,
* loại bỏ những tư tưởng tội lỗi đã phát sanh,
* làm cho phát sanh và phát triển tư tưởng thiện chưa phát sanh, và
* đẩy mạnh, củng cố tư tưởng thiện đã phát sanh.

Cho nên chức năng của Chánh Tinh Tấn là thận trọng, kiểm soát tất cả những tư tưởng không lành mạnh, trau dồi, thúc đẩy và duy trì tư tưởng thiện và trong sạch phát sanh trong tâm con người.

Người khôn ngoan làm chủ lời nói và hành động nhờ Giới (sila) gắng sức nghiên cứu kỹ lưỡng tư tưởng và các yếu tố tinh thần của mình, và tránh làm rối tư tưởng.

Chánh Niệmlà luôn tỉnh thức, chú ý và lưu tâm đến:

* những hoạt động của thân (kaya),
* cảm giác hay cảm nghĩ (vedana),
* những hoạt động của tâm (citta), và
* ý kiến, tư tưởng, quan niệm và pháp (dhamma)

Tu tập về tập trung hơi thở (anapanasati) là một trong những phương pháp rèn luyện có quan hệ với thân để phát triển tinh thần. Có một vài phương cách khác để phát triển sự chú ý liên quan đến thân - những phương pháp về thiền.

Về cảm giác và cảm nghĩ, ta nên tỉnh thức với tất cả các dạng cảm giác và cảm nghĩ, hài lòng, không hài lòng và cảm giác không rõ rệt, chúng phát sinh và biến đi trong ta như thế nào.

Về hoạt động của tâm, ta nên tỉnh thức xem có phải tâm ta có đầy dục vọng hay không, có sân hận hay không, có lừa dối hay không, có xao lãng hay tập trung vân vân.. Theo cách đó, chúng ta nên giác tỉnh xem tất cả những hoạt động của tâm xuất hiện và biến đi như thế nào.

Về ý kiến, tư tưởng, quan niệm và pháp, ta nên biết bản chất của chúng, chúng xuất hiện và biến đi ra sao, phát triển ra sao, bị đè nén và tiêu diệt ra sao vân vân.

Ðiều thứ ba và là yếu tố cuối cùng của Kỷ Luật tinh thần là Chánh Ðịnhdẫn đến bốn giai đoạn của Thiền, thường được gọi là nhập định. Ở tầng thứ nhất, những ham muốn say mê, và một số tư tưởng bất thiện như dâm dục, ác ý, bạc nhược, lo lắng, bồn chồn, và nghi ngờ bị loại bỏ, và cảm nghĩ vui và hạnh phúc được duy trì với một số hoạt động tinh thần. Ở tầng thứ hai, tất cả những hoạt động tinh thần bị loại bỏ, tĩnh lặng và nhất điểm tâm phát triển, và cảm nghĩ hỉ lạc, hạnh phúc vẫn còn. Ở tầng thứ ba, cảm nghĩ hỷ lạc, là một cảm giác tích cực, cũng biến đi, trong khi khuynh hướng hỷ lạc vẫn còn thêm vào sự thanh thản trong tâm. Ở tầng thứ tư, tất cả những cảm giác, cả dến hạnh phúc hay không hạnh phúc, vui và phiền não, biến đi, và chỉ còn lại sự tĩnh lặng thanh tịnh và tỉnh thức còn lại.

Cho nên tâm được huấn luyện, rèn luyện và phát triển nhờ Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Ðịnh.

Huệ

Hai yếu tố còn lại là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy thuộc về Huệ.

Chánh Tư Duygồm tư tưởng bao hàm các ý nghĩ về từ bỏ trần tục, thiện chí, từ bi hay không làm hại. Những tư tưởng này phải được trau dồi và mở rộng tới tất cả các chúng sanh không phân biệt giống nòi, đẳng cấp xã hội, bè này phái kia. Vì chúng bao gồm tất cả những điều cần thiết nên không có giới hạn. Những tư tưởng cao quý như vậy không thể có được nơi một người vị kỷ, chỉ biết mình.

Một người có thể là thông minh, uyên bác, và học rộng, nhưng thiếu tư tưởng chính đáng, theo như giáo lý của Ðức Phật, người đó là người ngốc nghếch (bala) không phải là một người hiểu biết chính đáng và tuệ giác. Nếu nhìn sự vật với nhận thức vô cảm, chúng ta sẽ hiểu rằng ham muốn vị kỷ, sân hận và bạo lực không thể đi đôi với Trí Huệ thực sự. Chánh Kiến và Huệ (Trí Huệ) bao giờ cũng thấm nhuần với tư tưởng chính đáng, không bao giờ làm mất chúng.

Chánh Kiếnlà hiểu biết sự vật chúng đúng là như thế, Tứ Diệu Ðế giải thích sự vật chúng đúng như thế nào. Cho nên Chánh Kiến chủ yếu là hiểu rõ Tứ Diệu Ðế. Sự hiểu biết này là trí tuệ cao cả nhất nhìn thấy Sự Thật Tối hậu.

Theo Phật Giáo có hai loại hiểu biết: Cái mà ta thường gọi hiểu biết là kiến thức về một sự tích lũy của trí nhớ, một sự tóm thâu trí thức của một vấn đề theo một số dữ kiện. Ðiều này gọi là 'cái-biết-phù-hợp'. Nó không sâu lắm. Hiểu biết thật sâu xa gọi là 'thâm nhập' (pativedha), nhìn sự vật theo đúng bản chất, không phải tên và nhãn hiệu. Sự thâm nhập này chỉ có thể có được khi nào tâm đã gột rửa được hết những bất tịnh và đã hoàn toàn phát triển qua thiền định.

Chánh Kiến hay thâm nhập Trí huệ là kết quả của sự tu tập thiền định không ngưng, kiên trì hay sự trau dồi cẩn thận về tâm. Một người có Chánh Kiến không thể có một quan điểm mờ mịt về hiện tượng, với người đó không thể còn nhiễm những bất tịnh vì đã đạt được sự giải thoát không lay chuyển về tâm.

Ði Theo Ðường Ðạo

Những lời dạy của Ðức Phật giải thích chức năng, mục đích cua việc trau dồi đức hạnh, kỷ luật tinh thần, và trí tuệ. Giải thoát có nghĩa là kinh nghiệm sống về sự chấm dứt được ba nguyên nhân gốc rễ tội lỗi, Tham Sân Si và vô minh tấn công vào tâm con người. Những nguyên nhân gốc rễ ấy phải được loại bỏ bằng giới hạnh, kỷ luật tinh thần và trí tuệ.

Cho nên rõ ràng giáo lý của Ðức Phật nhằm vào sự thanh tịnh hóa cao nhất, tinh thần lành mạnh toàn hảo, thoát khỏi tất cả những thôi thúc ô uế.

Vậy thì sự giải thoát này khỏi ô nhiễm tinh thần, khỏi ác ý, hoàn toàn và tuyệt đối nằm trong tay của chính mình chứ không phải người nào khác hay thần thánh. Ngay cả đến Ðức Phật tối thượng cũng không chuộc con người khỏi các gông cùm của cuộc sống ngoại trừ chỉ cho người ấy biết con đường.

Con đường Giới, Ðịnh, Huệ đôi khi được tham chiếu như Tam (vô lậu) học (tividhasikkha), một trong ba cũng không phải là mục đích, mỗi một chỉ là phương tiện để đi đến mục đích. Một không thể hoạt động độc lập riêng rẽ mà không tùy thuộc những cái kia. Giống như trường hợp một kiềng ba chân sẽ ngã khi một chân bị lấy đi, nơi đây cũng vậy, môt không thể hoạt động được nếu không có sự hỗ trợ của những chân kia. Ba cái cùng nhau hành hoạt, cái này hỗ trợ cái kia. Giới hay đạo đức củng cố Kỷ luật tinh thần, và Kỷ Luật tinh thần (Ðịnh) đến lượt đẩy mạnh Huệ (Trí Huê). Trí huệ giúp ta nhìn rõ sự vật - nhìn đời đúng như nó là thế - phải nhìn đời sống và tất cả sự vật thuộc đời sống phát sanh và mất đi ra sao.

Mặc dù kiến thức khoa học lớn mạnh vững vàng, con người trên thế giới vẫn bồn chồn và nhức nhối với sợ hãi và bất mãn. Họ vẫn say sưa với lòng ham muốn thích được nổi tiếng, có của cải, quyền hành, và làm vừa lòng giác quan. Thế giới hỗn loạn này vẫn sôi động với hận thù, ngờ vực, ham muốn vị kỷ, và bạo lực, lúc này cần thiết hơn bao giờ hết thông điệp tình thương và hiểu biết của Ðức Phật, Bát Chánh Ðạo, dẫn đến việc chứng nghiệm Niết Bàn. Chỉ có kiến thức về con Ðường không thôi, tuy đầy đủ, sẽ không kết quả. Trong trường hợp này, bổn phận của chúng ta là phải theo con đường và giữ lấy nó.

Ðuơng nhiên con đường này là khó khăn nhưng chúng ta luôn luôn chú ý và giác tỉnh hoàn toàn, bước vào từng bước một, một ngày nào đó chúng ta sẽ tới đích. Ðứa trẻ học đứng học đi cũng gặp khó khăn. Cũng vậy, có những vĩ nhân trải qua giai đoạn này đến giai đoạn khác tuy chồng chất nhiều thất bại nhưng cuối cùng vẫn đi đến thành công. Ðó là con Ðường dẫn đến sự chứng nghiệm Sự Thật Tối Hậu, tự do hoàn toàn, hạnh phúc, hòa bình nhờ sự toàn hảo về luân lý, tinh thần.

Từ bản tường trình tóm tắt này, ta có thể nhìn thấy đó là cách sống phải theo, tu tập và phát triển bởi mỗi cá nhân. Ðó là sự tự kỷ luật về thân, khẩu và tâm ý, sự tự phát triển và sự tự thanh tịnh hóa. Con đuờng này không có liên quan gì đến niềm tin, cầu nguyện, sùng bái, hay lễ nghi.

---o0o---



Source : BuddhaSasana Home Page

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2019(Xem: 10821)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11272)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 16225)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
17/05/2019(Xem: 3506)
Williams kể lại trong sách về cuộc đời nhiều người bị rung chuyển vì biến đổi gay gắt và trong các chuyện đời đó đã tìm thấy một hòa lẫn của trí tuệ Phật Giáo và kinh nghiệm Hoa Kỳ: “Những chuyện bỏ quên từ lâu về các Phật Tử gốc Nhật nỗ lực xây dựng một Hoa Kỳ tự do – không phải là một quốc gia Thiên Chúa Giáo, nhưng một quốc gia của tự do tôn giáo – không chứa đựng những câu trả lời tận cùng, nhưng các chuyện này dạy chúng ta về sức năng động của chuyển hóa: những gì mang ý nghĩa trở thành Hoa Kỳ -- và Phật Tử -- như một phần của một thế giới chuyển biến năng động và tương liên.”
10/05/2019(Xem: 12868)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
02/03/2019(Xem: 7570)
Con người là một sinh vật thượng đẳng, tối linh. Theo thuyết tiến hóa của Charles Darwin, mọi hiện tượng tự thích nghi với hoàn cảnh chung quanh, dần dà phát sinh những hiện tượng kế tục được gọi là tiến hóa hay còn gọi là biến thể để thăng tiến. Giám mục Leadbeater) người Anh, nhiều năm sống với các vị chân sư trên núi Tuyết Hy Mã tiết lộ: “Một vị chân sư còn cho biết thêm rằng toàn thể Thái dương hệ của chùng ta cũng đang tiến hóa từ thấp lên cao, không những các hành tinh đang tiến hóa mà các sinh vật trong đó cũng đều tiến hóa trong một cơ trời vĩ đại,mầu nhiệm vô cùng.
12/02/2019(Xem: 6764)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 82075)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11126)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 5320)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567