Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7 Cư Sĩ với việc Từ Thiện Xã Hội

13/05/201314:29(Xem: 4162)
Chương 7 Cư Sĩ với việc Từ Thiện Xã Hội


CẨM NANG CƯ SĨ

Tâm Diệu

CHƯƠNG 7 

CƯ SĨ VỚI VẤN ĐỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.[19] [1]

Những người Phật tử thông thường mà hoà thượng Sayadaw muốn nói đến là những người học Phật tại gia. Hoà thượng muốn nhấn mạnh đến vai trò của giới cư sĩ trong tình thế hiện nay. Đạo Phật bị suy thoái, tồn tại hay được phát triển phần lớn là do giới cư sĩ chúng ta. Trọng trách này đòi hỏi chúng ta phải vận dụng trí tuệ, đến sự hiểu biết và nhất là đến từ tấm lòng từ bi của người Phật tử. Là một thành viên trong cộng đồng xã hội, chúng ta phải đối diện với tất cả mọi vấn đề liên quan đến con người và xã hội, thế nên người cư sĩ Phật giáo không thể thụ động, đứng riêng lẻ ngoài cộng đồng. Chúng ta là một thực thể trong mọi hoạt động xã hội của cộng đồng nói riêng và của dân tộc nói chung.

Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc. Cả hai đều nặng nề như nhau vì sự tồn vinh của cộng đồng dân tộc cũng là sự tồn vinh của Phật Giáo và sự tồn vinh của Phật giáo cũng là sự tồn vinh của hàng Cư sĩ. Cho nên, muốn bảo tồn, duy trì và phát triển Phật giáo, người Cư sĩ Phật Giáo phải tích cực trong nhiệm vụ chung là phụng sự con người, phụng sự xã hội và đồng hành cùng dân tộc trong công cuộc cải tiến xã hội và phát triển đất nước.

Muốn công việc cải tạo xã hội có kết quả tốt đẹpthì trước tiên cư sĩ phải tự cách mạng bản thân, sống có đạo đức. Mọi việc làm đều với mục đích trong sáng, không xuất phát vì lòng tham dục cho riêng cá nhân mình mà phải vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội và môi trường sống chung quanh. Luôn luôn lấy phúc lợi cho số đông, cho cộng đồng xã hội và cho dân tộc đất nước làm mục tiêu hành động. 

Cư sĩ nên tích cực tham gia các công tác thuộc xã hội, y tế, giáo dục, truyền thông và văn hóa, ngay cả chính trị. Tích cựctham dự vào các sinh hoạt cộng đồng từ thôn xóm đến vùng sâu vùng xa, từ thành thị đến trung ương. Có như thế, Cư sĩ mới có cơ hội tiếp cận với đồng bào của mình mà phụng sự họ để cải tạo xã hội, làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Phụng sự xã hội là giúp đỡ và chia xẻ với người khác từ tinh thần đến vật chất và đem tấm lòng từ bi và ánh sáng Phật pháp đến với mọi người, làm cho mọi người hiểu và sống an lạc hạnh phúc.

Người Cư sĩ Phật giáo làm công việc xã hội với mục đích mang niềm an vui đến cho mọi người và vì mọi người chứ không phải để gây ảnh hưởng tôn giáo của mình đến với tôn giáo khác hay tạo thanh danh cho cá nhân. Tuỳ khả năng mà sẵn sàng giúp đỡ những người chung quanh mình khi họ gặp những hoàn cảnh khổ đau,như cung cấp cho họ những gì cần thiết trong đời sống thường ngày hoặc tốt hơn nữa là chỉ cho họ cách để làm đời sống họ được thịnh vượng hơn. Sau đó mới chỉ cho họ con đường thực hành Phật pháp.

Cứu hộ người là hành động cao đẹp khiến người ta cảm mến với mình, mà về với Phật giáo. Gặp người đau khổ, chúng ta nên đặt mình trong hoàn cảnh của họ để cùng thông cảm và chia xẻ nỗi khổ đau với họ. Sự giúp đỡ nhiều hay ít tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi người, nhưng quan trọng là ở tấm lòng.

Chia cơm sẻ áo, nói bằng những lời dịu dàng, hành động bằng tấm lòng không vụ lợi và gần gũi với những người cần giúp, chính là bốn nguyên tắc thâu phục lòng người, là nghệ thuật dìu dắt người, hướng dẫn người về với chính pháp, tiến đến việc cải tạo xã hội và xây dựng đất nước.

Đạo Phật là đạo cứu khổ. Khổ có mặt khắp mọi miền đất nước. Cho nên, cư sĩ cần phải đi vào xã hội nhiều hơn nữa để thể hiện tinh thần từ bi của đạo Phật. Chúng ta nên cố gắng gây quỹ cho những công cuộc cải tiến xã hội của người dân nghèo ở khắp mọinơi, lập bệnh xá, xây nhà tình thương, nuôi trẻ mồ côi, lo cho người già neo đơn. Chúng ta nên nhắc nhở người giàu là họ sẽ tiếp tục có đời sống giàu có bằng cách làm giầu chân chính, bằng cách bố thí nhiều hơn.

Trong các hoạt động công tác từ thiện xã hội, cư sĩ chúng ta phải quan niệm như là một con đường tu tập, một con đường lý tưởng để phụng sự chúng sinh, thể hiện giáo lý từ bi của đạo Phật, chứ không phải là phương tiện truyền đạo. Người cư sĩ Phật tử không thể tìm phúc lợi cho cá nhân mình mà không quan tâm đến người khác. Phúc lợi của mình luôn gắn bó với phúc lợi của chúng sinh. Sự tồn tại của đạo Phật không ở nơi sự nguy nga tráng lệ của chùa chiền và uy quyền của tổ chức giáo hội mà ở sự thực hành giáo pháp hầu đem lại sự sống an lạc hạnh phúc của Phật tử, của dân chúng và sự thanh bình của cộng đồng xã hội.

Có rất nhiều cách để bảo tồn, duy trì và phát triển Phật giáo ngay trong thời đại này. Nhưng dù cho ý định hay kế hoạch thực thi có xuất sắc cách mấy đi nữa mà không có tấm lòng vị tha, không có sự hợp tác chân thành và thống nhất ý chí giữa những cư sĩ thì Phật giáo sẽ bị đẩy lùi ra sau và ra xa những tôn giáo khác trong một tương lai rất gần.



[1]Ven.Sayadaw U. Sumana - Dịch và tóm tắt: Diệu Mỹ - Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism) http://www.thuvienhoasen.org/miendien-phatgiaothinhsuy.htm

---o0o---


---o0o---


Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2013(Xem: 4005)
Quan điểm của Phật giáo trước các vấn đềhiện đại” là một tuyển tập các bài viết của các giáo sư Phật học và các nhàkhoa học nổi tiếng thế giới về các vấn đề thời đại, dưới cái nhìn Phật giáo.Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm đã dày công sưu tầm và phiên dịch các bài nghiên cứu đặcsắc và có giá trị nghiên cứu này, góp phần làm phong phú nền Phật học Việt Nam.
04/05/2013(Xem: 3937)
Có thể nói rằng một trong những học thuyết nổi bật của Phật giáo Đại thừa là học thuyết Bồ-tát, mặc dù khái niệm Bồ-tát đã xuất hiện trước đó trong Phật giáo Theravāda. Với việc xây dựng hình tượng Bồ-tát lý tưởng đi cùng với những nguyên tắc tu tập và thệ nguyện cứu độ chúng sanh, Phật giáo Đại thừa thể hiện là một tôn giáo đề cao tinh thần nhập thế tích cực.
30/04/2013(Xem: 5141)
Bạo lực, khủng bố đã xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong những trường hợp khác nhau có liên quan đến cuộc đời của đức Phật... Thích Huệ Pháp dịch
10/04/2013(Xem: 10084)
Ngày nay, tuy đời sống vật chất phong phú nhưng lại thiếu kém về mặt tinh thần, tâm linh trống rỗng, không nơi nương tựa. Trong khi thời xưa, đời sống tinh thần lại có phần sung túc hơn. Nguyên nhân do đâu? Và làm thế nào để cải thiện?
09/04/2013(Xem: 12458)
Có hai hình ảnh quen thuộc gợi lên ý tưởng biến dịch: như dòng sông và như ngọn lửa bốc cháy trên đỉnh núi. Mỗi hình ảnh lại gợi lên một ý nghĩa tương phản: tác thành và hủy diệt. Trời đất như đã thay loài người nói lên ý nghĩa của sự sống, . . .
09/04/2013(Xem: 5672)
Trong cuộc sống, không chỉ là cuộc sống của loài người, mà tất cả chúng sanh, xuống đến loài côn trùng nhỏ bé nhất, đều muốn có được hạnh phúc, và cuộc sống con người là cuộc tìm kiếm hạnh phúc, mưu cầu hạnh phúc.
09/04/2013(Xem: 7363)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phần xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách, …Đức Lạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội tham của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
09/04/2013(Xem: 5518)
Dưới đây là một bài phỏng vấn trong chương trình Phật giáo hàng tuần của Đài truyển hình chính phủ Pháp (đài France 2), phát hình vào ngày chủ nhật 02.12.2007. Buổi phát hình này mang chủ đề « Ánh Hào Quang của Phật » (Lumières du Bouddha).
09/04/2013(Xem: 5206)
Khoảng vài ba mươi năm trước đây, bất cứ người nào ở các nước Tây Phương có cảm tình với Phật giáo đều được coi là hạng người thiếu suy xét. Vào thời đó, . . .
09/04/2013(Xem: 6089)
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các nữ tu và cư sĩ Phật giáo góp mặt trong quyển sách nầy về sự hỗ trợ, trí tuệ cũng như lòng ưu ái của họ. Tôi mang ơn sâu xa đối với tất cả quý tăng ni và giới cư sĩ đã tử tế giúp đỡ tôi trong các chuyến đi thu thập các tài liệu, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com