Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Cái Gốc Của Ghẻ Lở, Mụn Nhọt

19/03/201408:06(Xem: 23075)
30. Cái Gốc Của Ghẻ Lở, Mụn Nhọt
blank

Cái Gốc Của Ghẻ Lở, Mụn Nhọt


Do hối hận, do ăn năn, do ray rứt, sau một đêm trằn trọc không yên, không ngủ được, sáng ngày đức vua Ajātasattu nổi ghẻ lở, mụn nhọt cả hạ phần, lưng, bụng và cổ, vừa ngứa ngáy, vừa đau nhức rất khó chịu.

Thần y Jīvaka được triệu đến.

Sau khi xem bệnh, ông nói:

- Đây chỉ là cái bệnh ngoài da, sẽ có thuốc để chữa trị. Hạ thần sẽ đặc chế một loại thuốc bột, bôi xoa lên vài lần thì nó sẽ lành, xin đại vương an tâm.

Quả đúng như vậy, mấy hôm sau là da dẻ đức vua trở lại bình thường, ông vui mừng nói:

- Cảm ơn ông nhiều lắm! Quả là thần y! Quả là danh bất hư truyền!

Thần y Jīvaka không tỏ vẻ vui mừng, lại cất giọng có vẻ lo ngại:

- Tuy đã lành bệnh, lành cái bệnh ngoài da nhưng cái gốc bệnh bên trong vẫn còn, đại vương chớ vội lạc quan, xem chừng nó sẽ còn tái phát đấy!

- Ta chưa hiểu!

Thần y Jīvaka gật đầu:

- Phải! Đại vương chưa hiểu mà đa phần mọi người cũng không ai hiểu. Trên thế gian này, chỉ có đức Toàn Giác mới biết rõ, thấy rõ cả gốc lẫn ngọn!

Thừ người, đăm chiêu giây lát, đức vua nói:

- Ông là thầy thuốc giỏi đệ nhất thiên hạ, ông chữa được ngoài da thì chắc ông có cách chữa trị tận gốc chứ?

- Hạ thần chỉ biết chút ít!

- Vậy ông hãy nói rõ cái gốc ấy cho ta nghe!

- Đấy là “cái tâm”, tâu đại vương!

- Ta vẫn chưa hiểu!

- Tâu đại vương! Cái thân nó chỉ là một cỗ máy, còn vận hành cái cỗ máy ấy là do ý chí, do tư tưởng, tức là do cái tâm quyết định. Tâm an thì thân an. Tâm mát mẻ, vô bệnh thì thân sẽ mát mẻ, vô bệnh. Tâm là chủ. Tâm tạo tác nên tất cả. Nếu đại vương giữ được cái tâm vắng lặng, an bình, hơi thở điều hòa, nhịp tim điều hòa thì khí huyết sẽ điều hòa. Khi mà khí huyết điều hòa thì các sinh thể vi bào sẽ không bị nhiễm độc. Và khi máu huyết trong lành, các sinh thể vi bào trong lành thì thân hoàn toàn vô bệnh!

Đức vua Ajātasattu nhíu mày:

- Ta hiểu còn rất mơ hồ! Ông cũng chưa nói ra cái gốc? Cái gốc sanh ghẻ lở, mụn nhọt?

- Tâu đại vương! Khi khí huyết và các sinh thể vi bào bị nhiễm độc thì nó sẽ phát sanh ghẻ lở, mụn nhọt lên thân!

Đức vua lại cau mày:

- Vậy cái gì làm cho khí huyết và các sinh thể vi bào bị nhiễm độc?

- Xin đại vương tha tội! Hạ thần chỉ hiểu ngang đó thôi, chỉ nên nói ngang đó thôi!

Đức vua Ajātasattu chợt như với niềm vui vỡ òa trong lòng, đứng bật dậy, cất tiếng cười ha hả, hào sảng rất ít nghe, rất ít thấy:

- Ông giỏi lắm! Ông khôn lắm! Ông kín đáo và tế nhị lắm! Ông bắt ta suy nghĩ để tìm ra cái gốc, còn ông thì không chịu nói. Ông sợ ta nổi giận. Không sao đâu. Ta hiểu rồi! Sở dĩ máu huyết, vi thể tế bào bị nhiễm độc là do tâm sân. Sân là lửa, là độc chất. Những trạng thái ray rứt, ăn năn, hối hận, sầu buồn, ưu lự, chán nản - gốc của tâm sân - lâu ngày làm máu huyết bị nhiễm độc nên sinh ra ghẻ lở, mụn nhọt. Ta hiểu rồi.

Thần y Jīvaka quỳ sụp xuống:

- Cảm ơn đại vương! Đại vương là bậc trí tuệ! Đại vương đã tự chữa trị cái gốc bệnh cho mình được rồi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2010(Xem: 2808)
Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.
17/09/2010(Xem: 3552)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
10/09/2010(Xem: 50910)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 52551)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3563)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 4712)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
28/08/2010(Xem: 51767)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
22/07/2010(Xem: 12160)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15171)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 12746)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567