Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

52. Chuyện Đàn Chim Cun Cút

15/03/201411:01(Xem: 36629)
52. Chuyện Đàn Chim Cun Cút
mot_cuoc_doi_bia_3


Chuyện Đàn Chim Cun Cút




Đức Phật vừa rời chân đi được một thời gian thì tu viện Ghositārāma, tình trạng miệng lưỡi binh khí trở lại như cũ. Cả hai phe vẫn không ai chịu nhường nhịn ai. Ngày bố-tát cuối tháng họ cũng không ngồi lại với nhau, xen kẽ nhau trong tinh thần thương yêu, hòa hợp.

Sự việc diễn tiến như vậy nó bắt đầu lây lan sang thiện nam tín nữ. Nếu chư tăng phân thành hai phe thì cận sự nam nữ cũng phân thành hai phe, một bên đặt bát, cúng dường hộ độ cho nhóm pháp sư, một bên đặt bát, cúng dường, hộ độ cho nhóm luật sư.

Chưa thôi, tất cả địa thiên, thọ thần, dạ-xoa, phi nhân sống trong phạm vi không gian và địa giới Ghosītārāma cũng phân chia thành hai phe, tuy họ không tranh cãi nhau như loài người nhưng đã có tâm chia biệt. Rồi một có số chư thiên các cõi tâm chưa được thanh tịnh cũng chia ra làm hai phe rồi họ chỉ ủng hộ, hoan hỷ với phe của mình.

Thấy sự việc càng ngày càng trầm trọng, đức Phật cùng thị giả Nāgita trở lại lâm viên để tìm cách giảng hòa lần thứ hai.

Tại pháp đường, cả hai hội chúng đang tách ra hai nhóm mà ai cũng với khuôn mặt nặng nề tỏa ra một uất khí do tâm hận tâm sân còn lưu giữ.

Lần này, đức Phật kể lại một câu chuyện xưa:

- Thuở xưa, có một kiếp nọ Như Lai sinh làm con chim cun cút chúa, sống đoanh vây xung quanh hàng ngàn con chim cun cút tại một khu rừng sâu xanh tươi, trù phú.

Lúc bấy giờ tại làng sơn cước kế cận có một tay sợ săn khôn ngoan, trí xảo. Hằng ngày vào rừng, y thấy hằng ngàn hằng ngàn chim cun cút mập to như quả dừa, khởi tâm tham, tìm kế săn bắt. Tên thợ săn quan sát, thấy cun cút thường cất tiếng gọi nhau sau đó mới tụ họp lại. Y bèn khổ công bắt đầu bắt chước tiếng kêu ấy rồi tập luyện hằng ngày. Khi đã thành thạo rồi, y sắm một tấm lưới lớn rồi núp trốn, giả tiếng chim cun cút. Bầy chim cun cút nghe bạn gọi, tức thời sau đó một đàn lớn đáp xuống. Tên thợ săn nhanh chóng đứng dậy, tung lưới ra, úp chụp được cả trăm con, tóm tất cả chúng thành một mối, bỏ vào giỏ, mang về nhà. Y mang xuống chợ bán và nuôi sống gia đình một cách nhàn nhã.

Hôm kia, cun cút chúa thấy đàn chim cun cút hao hụt dần, khởi sự điều tra nguyên nhân thì biết rõ sự việc. Cun cút chúa họp cả đàn lại, nói chuyện như sau:

- Gã thợ săn kia giết hại bà con ta nhiều quá. Ta có phương kế thoát khỏi thảm nạn ấy, vậy các ngươi hãy đinh ninh ghi nhớ lời ta. Từ nay trở đi, khi một nhóm nào bị gã thợ săn xảo quyệt quăng lưới phủ trùm thì đừng có sợ hãi. Khi không sợ hãi, có được sự bình tĩnh, hãy quan sát từng mắt lưới. Lúc thấy mắt lưới rồi, hãy chui đầu vào mắt lưới ấy, cùng nhau hô một, hai, ba một tiếng rồi tức khắc đồng loạt, nhất loại, đồng đều, không sau, không trước cùng nhấc bổng cái lưới lên, bay lên cao rồi hạ xuống trên một lùm cây. Xong, các ngươi sẽ thoát lọt ở bên dưới. Nhớ làm theo lời ta dặn, đồng tâm, đồng sức thì mưu sâu, kế độc của gã thợ săn sẽ vô tác dụng. Và chúng ta sẽ được an toàn!

Có một con chim cun cút nhỏ cất tiếng ngây thơ hỏi:

- Thân tôi như trái cau thế này, làm sao mà đủ sức nhấc lưới?

- Không sao! Từng giọt nước, từng giọt nước khi kết hợp lại với nhau trở thành một dòng thác, các bạn không thấy sao?

- Thấy rồi!

- Từng màng nhện li ti tơ mành, kết hợp lại, nó có khả năng bắt được cả những con ong to, không thấy sao?

- Thấy rồi!

- Cái thân chim cun cút bằng quả cau, bằng trái dừa, kết hợp lại một trăm con, hai trăm con, sức mạnh bằng cả con voi con đấy các bạn!

- Phải rồi!

Tin vào sự thông minh, khôn ngoan của cun cút chúa, bọn chúng làm như vậy và thành công. Khi thấy tấm lưới được bầy chim đồng lòng nhấc lên rồi quăng bỏ trên đầu một bụi gai; tên thợ săn bứt óc, bứt tai; chỉ có việc gỡ lưới ra không đã đến lúc mặt trời lặn. Sau đó, chỉ việc hậm hực mang giỏ không mà về nhà.

Suốt một tuần lễ như vậy, tên thợ săn thất bại, bữa nào cũng tối mịt mới thất thểu lê chân về.

Người vợ tức giận nói:

- Ngày nào ông cũng hai bàn tay không mà trở về! Hay là ông đã trao chim để nuôi dưỡng một bà, một cô nào rồi?

Tên thợ săn sừng sộ:

- Này bà, đừng có nói móc, xỉa xói bậy bạ như thế! Hãy nuốt lưỡi đi cho tôi nhờ. Những con chim cút bây giờ chúng đã trở thành ma, thành quỷ chớ không còn là giống chim nữa. Chúng đã đồng lòng nhấc lưới lên một loạt. Rồi với sức mạnh của con chim đại bàng, chúng vút lên cao, bỏ xuống một lùm cây gai rồi chúng thoát ở bên dưới. Khổ thân tôi, chỉ việc tháo gỡ lưới ra thôi cũng đã tối mịt trời.

Người vợ hiểu cớ sự, thương chồng, dọn cơm nước cho chồng, nói lời an ủi:

- Dù sao chúng cũng chỉ là chim thôi, đâu thể khôn ngoan bằng giống người. Tôi biết ông sẽ có mưu kế khác, trừng trị nó mà!

Tên thợ săn ăn xong, mỉm cười:

- Ta sẽ tóm chúng, nhất định rồi, nhưng bây giờ thì chưa được bà mày ạ!

- Tại sao?

- Hiện tại, chúng hòa hợp và đoàn kết quá! Trăm con mà tâm đồng như một con. Hai trăm cái đầu mà chúng kết dính với nhau như chỉ một cái đầu. Phải đợi đến lúc nào chúng cãi cọ, tranh chấp, gấu ó, chửi mắng nhau, lúc ấy mọi kết hợp sức mạnh đều rệu rã, phân ly, tan tác... Đấy là lúc ta túm tất cả bọn chúng!

Hào hứng quá, tên thợ săn nói lên một câu kệ:

- Khi chúng sống hòa hợp

Đồng lòng nhấc lưới đi

Nếu bất hòa, tranh cãi

Túm chúng có khó gì!

Hôm kia, một con chim cun cút đậu xuống chỗ ăn, vô ý bước lên đầu một con chim khác.

- Đứa nào vô lễ bước trên đầu ta?

- Xin lỗi, tôi hơi vô ý!

Con chim kia hằm hằm nói:

- Bộ ông tưởng rằng chỉ có một mình ông là nhấc nổi lưới lên chăng?

Một chỗ khác. Khi một con cun cút làm rơi một rác khô lên mình con chim kia, sau đó chúng đã gây ra một cuộc cắn mổ rụng lông, xơ cánh...

Rồi ba vụ, bốn vụ, năm vụ xảy ra chỗ này chỗ kia tương tợ như vậy nữa.

Thấy có sự xô xát, đụng độ nhau không đáng có, chim cun cút chúa tìm cách giảng hòa, khuyên giải rồi tóm tắt bằng bài kệ:

- Nếu thương yêu, hòa hợp

Sẽ tăng thịnh, an vui

Bằng giận nhau, xô xát

Bị họa hại tức thì!

Tuy nhiên, lũ chim lại ngoan cố, cứng đầu không chịu nghe. To nhỏ, cặn kẽ giảng giải nhiều lần mà chúng cũng cứ trơ trơ, vẫn cãi nhau om sòm, vẫn cắn mổ nhau rụng lông, tươm máu, chim cun cút chúa tự nghĩ: “Khi bọn chúng tranh cãi, phá vỡ sự đoàn kết thì nơi này không còn an toàn nữa. Cái lưới trên đầu chúng làm sao còn nhấc lên nổi? Gã thợ săn xảo quyệt sẽ nắm ngay cơ hội ấy để tóm tất cả chúng. Cả đoàn sẽ bị hoại diệt, tử vong! Thôi thì ta đành phải tự cứu mình vậy!” Nghĩ thế xong, chim cút chúa với một đàn nhỏ biết nghe lời bèn vội vàng thiên di sang phương khác.

Tên thợ săn rình núp nơi này nơi kia, biết chuyện bất hòa giữa đàn chim nên đã kịp thời quăng lưới.

Ngay lúc tính mạng nguy hiểm như thế mà chúng còn tranh cãi:

- Ngươi giỏi thì tự mình nhấc lưới đi!

- Nghe nói, ngươi không cần ta mà!

Đại loại như thế. Và do lũ chim không chịu đồng lòng với nhau nữa nên tên thợ săn đã dễ dàng từng lúc từng lúc tóm thâu chúng! Thế là đàn chim cút bất hòa đã tự mình hủy diệt chính mình!

Sau khi kể lại chuyện túc sanh, như một tấm gương sáng rỡ như vậy, đức Phật còn cất giọng từ hòa nói tiếp:

- Này các thầy tỳ-khưu! Nơi nào có khẩu chiến, xô xát, bất hòa, tương tranh thì nơi ấy đưa đến ly tán, họa hại, hủy diệt! Nơi nào thương yêu, đoàn kết, vô tranh, hòa hợp thì nơi ấy có được sự an vui, hưng thịnh và thanh bình! Đấy là định luật tương đối trên thế gian này! Chim cút là vật thiểu trí nhưng chúa của chúng tỏ ra là bậc thiện trí, đã thấy rõ đâu nhân đâu quả, đã hết lòng khuyên bảo, răn dạy vẫn vô ích mà thôi!

Chẳng lẽ nào các thầy, một tỳ-khưu, một sa-môn trong giáo hội của Như Lai, học pháp và luật của Như Lai lại chỉ như bọn chim cút cứng đầu, tự giết hại chính mình mà không tự biết hay sao?

Mỗi người hãy tự chiêm nghiệm, tự quán sát để giác ngộ bài học.

Sau pháp thoại, đại đức Ānanda tự nghĩ:“Bài học thật là thấm thía. Đằng sau câu chuyện còn nổi bật một sự thật: Nếu hai nhóm tỳ-khưu không tìm cách sống hòa hợp, đoàn kết với nhau thì cũng giống như lũ chim cút cứng đầu, vô trí kia mà thôi!”

Rồi đại đức chợt cảm thấy buồn khi đức Thế Tôn đã lao tâm, khổ tứ, đã mỏi hơi, mỏi miệng đối với chư tăng Ghositārāma, nhưng mà những lời giáo giới chí tình ấy thì lại như nước đổ đầu vịt!


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24418)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
16/11/2010(Xem: 11371)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
29/10/2010(Xem: 4250)
The topic of our discussion today is “Buddhism and the Young people”. Such title tends to create an impression that Buddhism comes in many different forms...
27/10/2010(Xem: 12863)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 3130)
Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.
17/09/2010(Xem: 3851)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
10/09/2010(Xem: 58822)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61671)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3810)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 5121)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]