Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11

09/10/201116:04(Xem: 7663)
11

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

XI

B

ạn sẽ nhớ rằng chúng ta đang nói về sợ hãi. Lúc này, liệu sợ hãi chịu trách nhiệm cho sự tích lũy của hiểu biết? Đây là một chủ đề khó, vì vậy chúng ta hãy xem thử liệu chúng ta có thể thâm nhập vào nó, chúng ta hãy suy xét về nó thật tỉ mỉ.

Những con người tích lũy và tôn thờ hiểu biết, không chỉ hiểu biết khoa học nhưng còn cả hiểu biết tạm gọi là tinh thần. Họ nghĩ rằng hiểu biết rất quan trọng trong sống – hiểu biết về việc gì đã xảy ra, về việc gì sẽ xảy ra. Toàn qui trình này của tích lũy thông tin, của tôn thờ hiểu biết – liệu nó không nảy sinh từ nền tảng của sợ hãi? Chúng ta sợ hãi rằng nếu không có hiểu biết chúng ta sẽ bị hụt hẫng, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để hướng dẫn chính chúng ta. Vì vậy, qua đọc điều gì những vị thánh nhân đã nói, qua những niềm tin và những trải nghiệm của những người khác, và cũng qua những trải nghiệm riêng của chúng ta, chúng ta dần dần dựng lên một nền tảng của hiểu biết mà trở thành truyền thống; và đằng sau truyền thống này chúng ta ẩn náu. Chúng ta nghĩ hiểu biết hay truyền thống là cốt lõi, và nếu không có nó chúng ta sẽ bị hụt hẫng, chúng ta sẽ không biết phải làm gì.

Bây giờ, khi chúng ta nói về hiểu biết, chúng ta có ý gì qua từ ngữ đó? Chúng ta biết gì về nó? Bạn thực sự biết gì, khi bạn phải suy nghĩ về hiểu biết mà bạn đã tích lũy? Tại một mức độ nào đó, trong khoa học, ngành kỹ sư, và vân vân, hiểu biết là quan trọng; nhưng ngoại trừ điều đó, chúng ta biết gì?

Bạn có khi nào suy nghĩ về toàn qui trình của sự tích lũy hiểu biết này? Tại sao bạn học hành, tại sao bạn vượt qua những kỳ thi? Hiểu biết là cần thiết tại mức độ nào đó, đúng chứ? Nếu không có hiểu biết về toán học và những chủ đề khác, người ta không thể là một kỹ sư hay một người khoa học. Sự liên hệ xã hội được thiết lập dựa trên hiểu biết như thế, và chúng ta sẽ không thể kiếm sống nếu chúng ta không có nó. Nhưng ngoại trừ loại hiểu biết đó, chúng ta biết gì? Ngoại trừ điều đó, bản chất của hiểu biết là gì?

Bạn có ý gì khi bạn nói rằng hiểu biết là cần thiết để tìm được Thượng đế, hay rằng hiểu biết là cần thiết để hiểu rõ về chính mình, hay rằng hiểu biết là cần thiết để tìm ra một phương cách thoát khỏi những lao dịch của sống? Ở đây, chúng ta có ý hiểu biết như trải nghiệm; và trải nghiệm này là gì? Chúng ta biết gì qua hiểu biết? Hiểu biết này không bị lợi dụng bởi cái ngã, ‘cái tôi’, để củng cố chính nó, hay sao?

Ví dụ, tôi đã đạt được một chỗ đứng nào đó trong xã hội. Trải nghiệm này, cùng những cảm thấy của thành công, của thanh danh, của quyền hành, trao tặng tôi một ý thức nào đó của bảo đảm, của thanh thản. Vì vậy, hiểu biết của sự thành công của tôi, hiểu biết rằng tôi là người nào đó, rằng tôi có địa vị, quyền hành, củng cố ‘cái tôi’, cái ngã, đúng chứ?

Liệu bạn không nhận thấy những học giả đã phô trương hiểu biết như thế nào, hay hiểu biết trao tặng người cha của bạn, người mẹ của bạn, giáo viên của bạn như thế nào thái độ của ‘Tôi đã trải nghiệm nhiều hơn bạn; tôi biết và bạn không biết’, hay sao? Vì vậy, hiểu biết mà chỉ là thông tin, dần dần trở thành chất nuôi dưỡng của sự tự phụ, thực phẩm của cái ngã, ‘cái tôi’. Bởi vì cái ngã không thể tồn tại nếu không có hiểu biết này hay hình thức nào đó của sự phụ thuộc ăn bám.

Người khoa học lợi dụng hiểu biết của anh ấy để nuôi ăn sự tự phụ của anh ấy, để cảm thấy rằng anh ấy là người nào đó, giống như những học giả. Những giáo viên, những cha mẹ, những đạo sư – tất cả họ đều muốn là người nào đó trong thế giới này, thế là họ lợi dụng hiểu biết như một phương tiện dẫn đến mục đích đó, để thành tựu ham muốn đó; và khi bạn thâm nhập đằng sau những từ ngữ của họ, họ thực sự biết cái gì? Họ chỉ biết những quyển sách chứa đựng điều gì, hay họ đã trải nghiệm điều gì; và những trải nghiệm của họ phụ thuộc vào nền tảng của tình trạng bị quy định của họ. Giống như họ, hầu hết chúng ta đều nhét đầy những từ ngữ, những thông tin mà chúng ta gọi là hiểu biết, và nếu không có nó chúng ta bị hụt hẫng; vì vậy, luôn luôn có sợ hãi rình rập đằng sau bức màn này của những từ ngữ, của những thông tin.

Nơi nào có sợ hãi không có tình yêu; và hiểu biết mà không có tình yêu hủy diệt chúng ta. Đó là điều gì đang xảy ra trong thế giới tại thời điểm hiện nay. Ví dụ, lúc này chúng ta có dư thừa hiểu biết để nuôi ăn những con người khắp thế giới; chúng ta biết làm thế nào để cung cấp lương thực, quần áo và chỗ ở cho nhân loại, nhưng chúng ta không đang thực hiện nó bởi vì chúng ta bị phân chia thành những nhóm thuộc quốc gia, mỗi nhóm với những theo đuổi ích kỷ riêng của nó. Nếu chúng ta thực sự có mong ước để kết thúc chiến tranh, chúng ta có thể làm điều đó; nhưng chúng ta không có mong ước đó, và cũng vì cùng lý luận. Vì vậy, hiểu biết mà không có tình yêu trở thành một phương tiện của sự hủy diệt. Nếu chúng ta không hiểu rõ điều này, chỉ vượt qua những kỳ thi và kiếm được những vị trí của thanh danh và quyền hành chắc chắn sẽ dẫn đến sự thoái hóa, đến sự suy sụp, đến sự tàn tạ từ từ của phẩm giá con người.

Chắc chắn, hiểu biết tại những mức độ nào đó là điều cần thiết, nhưng thậm chí còn quan trọng hơn nhiều khi thấy hiểu biết đã bị lợi dụng cho cái tôi như thế nào, cho những mục đích ích kỷ như thế nào. Hãy quan sát về chính bạn và thấy sự trải nghiệm bị lợi dụng bởi cái trí như một phương tiện của tự-bành trướng như thế nào, như một phương tiện của quyền hành và thanh danh như thế nào. Hãy quan sát những người lớn tuổi và bạn sẽ thấy họ ham muốn địa vị và bám vào thành công của họ như thế nào. Họ muốn xây dựng một cái tổ ấm của sự an toàn cho chính họ, họ muốn quyền hành, thanh danh, uy quyền – và hầu hết chúng ta, trong những cách khác nhau, đều theo đuổi cùng sự việc. Chúng ta không muốn là chính chúng ta, dù chúng ta là gì; chúng ta muốn là những người nào đó. Chắc chắn, có một khác biệt giữa đang là và đang mong muốn để là. Sự ham muốn để là hay để trở thành được tiếp tục và được củng cố qua hiểu biết, mà được sử dụng cho tự-bành trướng.

Rất quan trọng cho tất cả chúng ta, khi chúng ta đang chín chắn, thâm nhập vào những vấn đề này và hiểu rõ chúng, để cho chúng ta không kính trọng một con người chỉ bởi vì anh ấy có một tước hiệu hay một địa vị cao, hay được nghĩ là có nhiều hiểu biết. Thật ra, chúng ta chẳng biết bao nhiêu. Chúng ta có lẽ đã đọc nhiều quyển sách, nhưng chẳng mấy người có lẽ có trải nghiệm trực tiếp về bất kỳ thứ gì. Chính là trải nghiệm trực tiếp của sự thật, của Thượng đế, mới có sự quan trọng cốt lõi; và để có được điều đó, phải có tình yêu.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24411)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
16/11/2010(Xem: 11369)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
29/10/2010(Xem: 4246)
The topic of our discussion today is “Buddhism and the Young people”. Such title tends to create an impression that Buddhism comes in many different forms...
27/10/2010(Xem: 12858)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 3130)
Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.
17/09/2010(Xem: 3851)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
10/09/2010(Xem: 58792)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61658)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3809)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 5117)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]