Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01-Đạo Phật và Tuổi Trẻ

06/02/201115:45(Xem: 2690)
01-Đạo Phật và Tuổi Trẻ

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ
Hòa thượng ThíchThanh Từ
-01-

Đạo Phật và TuổiTrẻ

Lâu nay đa số ngườiViệt Nam cho rằng: Ðạo Phật là dành riêng cho các bậc giànua tuổi tác, nhờ câu kinh tiếng kệ an ủi những ngày tàn;hoặc kẻ bị tình đời đen bạc hay người đã mấy phen vấpngã trên bước công danh quay về nương tựa cửa thiền, nhờgiọt nước cành dương rưới dịu đôi phần sầu hận; hoặcnhững người đau ốm tật nguyền sống thừa thãi ngoài xãhội về núp bóng từ bi, nhờ hột cơm, manh áo của đàn-natín thí để đỡ phần cơ cực... Quan niệm ấy đã ăn sâutrong tâm não dân chúng, nên khi thấy một thanh niên cạo tócxuất gia, hoặc đến chùa lễ Phật thì họ xầm xì cho làchán đời, là bi quan, là trốn nợ xã hội. Nhưng họ đâungờ đạo Phật là "đạo của tuổi thanh xuân đang căng nhựasống và tha thiết yêu đời".

Nói thế, không phải cố gò bóđạo Phật cho gần với tuổi trẻ, mà vì thật tánh củađạo Phật rất thích hợp với hàng hoa niên. Sự thích hợpấy bởi những điểm:

Thanh tịnh: Ðạo Phật cốtđào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cựclực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đangtrú ẩn trong tâm giới người. Nhưng từ lúc thanh niên, ngườita phải cất mình ra khỏi cổng nhà cha mẹ, bắt tay vào việccạnh tranh, chiến đấu với đời, từ đó những tánh xấu,tham lam, sân hận... càng ngày tập nhiễm càng sâu, đến đentối cả tâm hồn. Lúc tuổi già muốn gột rửa nó là cảmột sự khó khăn. Như chiếc áo trắng đã nhuộm chàm, muốngiặt tẩy trắng lại không phải là việc dễ. Trái lại,tuổi thiếu niên tâm hồn còn trong trắng, những tính xấunếu có, cũng chỉ một vài điểm nhỏ thôi. Nếu họ sớmbiết thức tỉnh quyết tâm tẩy trừ thì rất dễ dàng, nhưchiếc áo trắng vừa vấy vài vết nhơ, giặt tẩy rất mausạch. Vì thế tuổi thiếu niên rất thích hợp với đứcthanh tịnh của đạo Phật.

Chân thật: Ðạo Phật làđạo như thật, người tu theo đạo Phật cần phải xa lìanhững điều giả dối để trở về với sự thật. Phậtcấm nói dối và dạy quán vô thường, bất tịnh, khổ...đều nhắm mục đích này. Tuổi trẻ là ngây thơ chất phác,nghĩ sao nói vậy, nên ít biết dối trá xảo quyệt; nhưngđến lúc thành niên, để bắt chước theo thói xã giao, hoặcvì sự mưu sanh, người ta lần lần tập nhiễm những điềuxảo trá và xa dần sự thật. Khi đi xa mà muốn quay về lànhọc nhằn hơn lúc ở gần; vì thế tuổi trẻ còn chất phác,nhiều thành thật, nên rất gần với đạo Phật.

Từ bi: Ðạo Phật là đạoTừ bi, là đạo cứu khổ chúng sanh bằng mọi phương tiệnvà mọi hình thức. Người tu theo đạo Phật là hy sinh đờimình để mưu hạnh phúc cho chúng sanh, và mở tâm lượng baola trùm tất cả mọi loài trong tình thương bình đẳng. Vớitâm lượng ấy, với chí hy sinh ấy, người lưng còng, mácóp có thể đảm đang nổi chăng? Người ốm đau bệnh tậtcó thể gánh vác được không? Và người thực hiện đượcđiều này có thể gọi là bi quan yếm thế chăng? - Cố nhiênphải là người niên tráng lực cường, thân hình căng đầynhựa sống, mới đủ khả năng sớt cơm, chia áo và gánh vácnhững điều khó khổ nhọc nhằn cho chúng sanh. Hơn nữa, tuổithiếu niên là tuổi phóng tầm mắt nhìn khắp vũ trụ baola và muốn ôm cả nhân loại vào lòng; nhưng đến khi đãcột mình trong bổn phận làm vợ, làm chồng, làm cha, làmmẹ... thì chí cả ấy bị đóng khung trong gian nhà chật hẹpcủa gia đình, rồi dần dần nó bị tiêu ma như hạt sươngtan theo dưới ánh nắng. Ðang khi tâm hồn khoáng đãng củatuổi thanh xuân mà gặp được tình thương vô bờ bến củatâm lượng Từ bi thì, ôi! Sung sướng nào hơn nữa?

Tinh tấn:Phật quả là mộtquả vị vô thượng. Người muốn đạt được quả vị nàyphải trải lắm công phu nhọc nhằn khổ sở, với thời giandài đằng đẵng, đâu phải tu một sớm một chiều mà chứngđược, trừ những bậc Bồ-tát thị hiện. Công trình tu tậpnhư một bộ hành trèo núi cao mấy mươi cây số; muốn đếnđược đỉnh, người bộ hành phải dẫm qua lắm đoạn đườngchông gai, đá sỏi, vượt qua nhiều vách đá cheo leo và trảiqua những đèo cao, hố thẳm, nhiên hậu mới mong ngồi bóngmát trên đầu non chót vót và ngắm xem bức sơn thủy muônmàu ngàn sắc của trần gian. Như vậy, muốn thực hiện đượccông phu này, phải đòi hỏi ở người có cặp chân cứngrắn, đôi mắt tinh anh, sức lực dồi dào và đủ tinh thầnquả cảm. Thanh niên là tuổi máu nóng đang lên, nhựa sốngcăng thẳng, đời sống còn dài, nên dễ thực hiện đượccông tác này. Ðức Thích-ca ngày xưa nếu đợi sáu, bảy mươituổi mới đi tu, chắc ngày nay chúng ta không biết đượcmùi pháp vị là gì.

Trí tuệ: Ðức Phật là đấngđã giác ngộ. Người tu theo đạo Phật là noi theo con đườngsáng suốt của Ngài đã qua để đến thành trì giác ngộ.Muốn được giác ngộ cần phải có trí tuệ, vì trí tuệlà ánh sáng quét sạch màn đêm và soi tỏ mọi vật, khiếnchúng hiện bày chân tướng dưới mắt người. Tuy nhiên, muốncó trí tuệ ta cần phải có thân hình tráng kiện, như nói:"Một tâm hồn sáng suốt trong một thân thể tráng kiện";hay ngược lại, cũng thế. Như vậy tuổi trẻ rất dễ phátkhởi trí tuệ, người già yếu trí tuệ cũng bị ảnh hưởngphải lu mờ. Bằng chứng, cùng một bài học mà người trẻhọc mau thuộc, người già học rất lâu. Do đấy nên tuổitrẻ là tuổi rất thích hợp với đạo Phật.

Mặc dù đạo Phật rất thích hợpvới tuổi trẻ, nhưng với bậc lão thành, với người khổsở, với kẻ chán đời... vẫn được đạo Phật tiếp độ.Vì đạo Phật là đạo bình đẳng, giáo lý Phật là giáolý phổ biến vậy. Mái tóc xanh gần đạo Phật ở đức thanhtịnh... thì người đầu bạc cũng nhờ "tín" của đạo Phậtmà vui vẻ những ngày tàn. Tuổi hoa niên thể theo đức từbi mở rộng lòng thương, thì người khổ sở cũng nhờ bàntay từ bi ấy xoa dịu đôi phần đau khổ. Hàng tráng niênđến với đạo Phật là cầu giác ngộ, cầu thành Phật quả;người chán đời đến với đạo Phật để nhờ câu kinhthâm diệu, nhịp mõ trầm hùng, tiếng chuông cảnh tỉnh màlần lần cổi sạch mọi nỗi oán hờn.

Tóm lại, đạo Phật là đạo chungtất cả, nhưng thích hợp nhất là tuổi trẻ. Vì tuổi trẻmới có đủ phương tiện thực hiện triệt để giáo lý caosiêu của Phật, và tuổi trẻ mới đủ bầu nhiệt huyếthăng hái quả cảm trên con đường tự giác, giác tha, dù gặpmọi gian nguy khó khổ. Do đó nên Phật dạy bốn pháp kiêncố đến quả Bồ-đề, "tuổi trẻ biết mộ đạo tu hành"là một trong bốn điều ấy vậy. Tuổi trẻ là tuổi thíchhợp với đạo Phật, vậy những bạn thanh niên không nênluống phí thời giờ, phí thời kỳ quí báu ấy, đợi đếnkhi sức kiệt hơi tàn, có hối tiếc cũng không kịp. Phậtdạy: "Ngươi nói: 'Tôi còn trẻ cần phải chơi bời vuivẻ, đến ngày già sẽ tu'. Nhưng cái chết có khác nào kẻcướp cầm gươm bén theo rình rập ngươi, một miếng mồingon của nó; như vậy làm sao ngươi chắc mà đợi đến ngàygià đặng đưa tâm trí qua đường Ðạo đức?".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 59293)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
22/07/2010(Xem: 13406)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 17170)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 14172)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14654)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]