Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[D] Kinh Tam Bảo

24/05/201319:34(Xem: 4212)
[D] Kinh Tam Bảo



Đức Phật và Phật Pháp
(The Buddha and His Teachings)
Hòa thượng Narada, 1980
Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998

---o0o---

Phụ Bản 4

Tam Bảo Kinh
(Ratana Sutta)

---o0o---

1.Bất luận ai tụ hội nơi đây, hoặc chúng sanh trên địa cầu hoặc chúng sanh ở cảnh Trời, ngưỡng mong tất cả đều an lành hạnh phúc! Tất cả hãy chăm chú lắng nghe những lời này [1].

2. Tất cả hãy chú tâm suy niệm; hãy biểu lộ lòng từ ái đối với chúng sanh trong cảnh người; ngày đêm hằng dâng cúng [2]. Hãy tận tình hộ trì những người ấy.

3. Dù kho tàng quý giá nào trên đời hay trong một cảnh giới khác, dù châu báu [3] trong những cảnh Trời [4], không có gì sánh bằng Đức Thế Tôn.

Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

4. Bậc Thiện Trí [5] dòng Sakya (Thích Ca) đã viên mãn Chấm Dứt phiền não, Ly Dục và thành đạt trạng thái Vô Sanh Bất Tử Vô Thượng. Không có gì sánh bằng Giáo Pháp (Dhamma).

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc.

5. Các bậc Thánh Nhân mà Đức Phật Tối Thượng tán dương, được mô tả là "tâm an trụ không gián đoạn" [6]. Không có gì như tâm an trụ ấy.

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

6. Tám Vị Thánh ấy [7], hợp thành bốn đôi, được bậc thiện trí tán dương; Các Ngài là những bậc đáng được cúng dường, là đệ tử của Đấng Thiện Thệ - vật dâng cúng đến các Ngài sẽ đem lại quả phúc dồi dào.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

7. Với ý chí kiên trì vững chắc, sống trọn vẹn trong Giáo Huấn của Đức Gotana, không ái dục, các Ngài đã thành đạt những gì cần thành đạt [8] và thể nhập quả vị Bất Tử, các Ngài an nhàn thọ hưởng cảnh Thanh Bình An Lạc.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

8. Như trụ cột [9] chôn sâu trong lòng đất không thể bị gió bốn phương lay chuyển, cùng thế ấy, Như Lai tuyên ngôn, con người chánh trực đã chứng ngộ Tứ Thánh Đế cũng như vậy.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

9. Những bậc đã thấu đạt rõ ràng các Thánh Đế mà bậc Trí Tuệ thậm thâm đã giáo truyền, dầu dể duôi phóng dật, vẫn không tái sanh đến lần thứ tám [10].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

10. Người chứng ngộ Minh Sát [11], ba điều kiện [12] nếu còn, sẽ được loại trừ , đó là - thân kiến [13], hoài nghi [14], và giới cấm thủ. Không bao giờ sa đọa vào bốn khổ cảnh [15] và không còn có thể vi phạm sáu trọng nghiệp bất thiện [16].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

11. Bất luận hành động nào mình đã làm bằng thân, khẩu hay ý, bậc Thánh Nhân không thể giấu; bởi vì người đã thấy Con Đường không thể còn phạm lỗi.

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

12. Cũng dường như cây trong rừng [17] đua nhau đâm chồi nở mọng trên ngọn [18] khi mùa hè bắt đầu ấm nóng [19], Giáo Pháp Tối Thượng dẫn đến Niết Bàn đã được giáo truyền vì Lợi Ích Tối Thượng cũng cùng thế ấy.

Đúng vậy, Giáo Pháp là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

13. Đức Thế Tôn Vô Thượng, bậc Toàn Giác, bậc Thánh Nhân đã ban bố, bậc đã Đem Đến và Giáo Truyền Pháp Cao Siêu Tối Thượng.

Đúng vậy, Đức Phật là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

14. Quá khứ đã chấm dứt, vị lai không còn nữa, tâm không dính mắc trong một kiếp tái sanh vị lai, tham ái không khởi sanh [20] - các bậc trí tuệ ấy siêu thoát như ngọn đèn kia chợt tắt [21].

Đúng vậy, Tăng Già là châu báu thù diệu.
Do sự thật này, ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

15. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

16. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc!

17. Chúng ta tụ hội nơi đây, dù là chúng sanh ở địa cầu hay thiên giới, hãy đảnh lễ Đức Thế Tôn, bậc được chư Thiên và nhân loại kỉnh mộ tôn vinh. Ngưỡng mong được an lành hạnh phúc! [22]

---o0o---

Chú Giải Tam Bảo Kinh:

[1] Bản Chú Giải mô tả trường hợp Đức Thế Tôn giảng bài Kinh này như sau:

Vào một lúc nọ dân chúng trong thị trấn Vesali trù phú cùng một lúc gặp phải ba thiên tai - nạn chết đói, nạn bị ma quái phá rầy và nạn dịch hạch. Trước tiên, vì mùa màng thất thoát, những người nghèo không đủ ăn, phải chết đói. Xác chết nằm la liệt, mùi hôi thúi thu hút cảnh âm bất thiện, và sau cùng bệnh dịch hạch truyền nhiễm tai hại.

Trước những tai trời ách nước vô cùng nguy hiểm này, trong lúc dân chúng đang xôn xao bấn loạn thì bỗng nhiên họ nảy sanh ý nghĩ cung thỉnh Đức Phật, lúc ấy đang lưu ngụ tại thành Rajagaha (Vương Xá) gần đó.

Hai vị quý tộc dòng Licchavi hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu liền lên đường sang Rajagaha hầu Phật và thuật lại tình trạng đau thương vô cùng tuyệt vọng của họ. Đức Thế Tôn chấp nhận lời thỉnh cầu và cùng Đức Ananda và đông đảo chư Tăng rời Rajagaha sang sông Ganges, đến Vesali.

Khi Đức Phật vừa đến thành Vesali một trận mưa tầm tã ào xuống, quét sạch thành phố và thanh lọc ô nhiễm trong không khí. Khi ấy Đức Phật giảng bài Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) cho Ngài Ananda, rồi dạy Ngài cùng với chư Tăng và đông đảo dân chúng vừa đi khắp thị trấn vừa đọc tụng Kinh này. Ngài Ananda ôm theo bình bát của chính Đức Phật, đựng nước trong đó, và rải nước có đọc kinh cùng khắp. Bản Chú Giải ghi rằng khi chư Tăng vừa đọc những chữ "yam kinci", thì các chúng sanh bất thiện trong cõi âm hoảng sợ rút lui. Bệnh dịch hạch cũng dần dần tan biến. Sau khi chư Tăng đọc kinh để bảo vệ dân chúng trong thành phố xong thì trở về Hội Trường, có Đức Phật chờ nơi đó.

Nhân cơ hội, Đức Phật giảng giải bài Ratana Sutta (Tam Bảo Kinh) cho toàn thể đám đông.

[2] Bản Chú Giải ghi rằng người ta vẽ hình chư Thiên, hoặc đục khắc trên gỗ, rồi làm những bàn thờ nhỏ treo trên cây và hằng ngày đem lễ vật đến cúng.

[3] Danh từ Ratana có nghĩa là trân châu bảo ngọc quý giá. Nơi đây danh từ Ratana, bảo vật, hàm ý là Tam Bảo: Đức Phật, Giáo Pháp và Tăng Già. Theo đúng ngữ nguyên, danh từ "ratana" gồm ba âm - ra, ta và na. "Ra" là thu hút, "ta" là vượt xuyên qua và "na" là dẫn đến. Phật, Pháp, Tăng gọi chung là Ratana, châu báu, bởi vì Tam Bảo có đức hạnh thu hút tâm của bậc thiện trí; là phương tiện đưa chúng sanh vượt qua đại dương của vòng luân hồi (Samsara); và dẫn đến các cảnh Trời và Niết Bàn cho những ai tìm nương tựa nơi Tam bảo.

[4] Danh từ cảnh Trời ở đây bao gồm luôn cả những cảnh Phạm Thiên (Brahma) từ thấp nhất đến cao nhất - Akanittha (Bản Chú Giải).

[5] Gọi như vậy vì Ngài đã hoàn toàn tận diệt mọi ái dục (Bản Chú Giải).

[6] Magga (Đạo) được gọi là Anantarika Samadhi, tâm định liên tục, không gián đoạn, bởi vì Phala (Quả) theo sau tức khắc không có thời gian gián đoạn.

[7] Tám vị Thánh Nhân ấy là: (i) Vị đã chứng đắc Sotapatti, Tu Đà Huờn Đạo, và (ii) Tu Đà Huờn Quả; (iii) vị đã chứng đắc Sakadagami, Tư Đà Hàm Đạo, và (iv) Tư Đà Hàm Quả; (v) vị đã chứng đắc Anagami, A Na Hàm Đạo, và (vi) A Ha Hàm Quả, (vii) vị đã chứng đắc Arahant, A La Hán Đạo, và (viii) A La Hán Quả.

Như vậy tính từng cá nhân thì có tám vị, tính cặp thì có bốn đôi.

[8] Tức A La Hán Quả.

[9] Indakhila-Inda, có nghĩa Sakka, Vua Trời Đế Thích. Danh từ Indakhila có nghĩa là trụ cột đã được vững chắc chôn sâu trong lòng đất, vừa cao vừa vững như trụ cột của Vua Trời Sakka.

Bản Chú Giải ghi rằng những Indakhila (trụ cột) này được trồng bên trong thành phố để làm đẹp, hoặc bên ngoài như một dấu hiệu bảo vệ. Thông thường những trụ cột này, hình bát giác, được xây lên bằng gạch hoặc bằng gỗ tốt. Phân nửa cây trụ được chôn sâu dưới đất - do đó có thành ngữ: vững chắc như trụ cột Indakhila.

l10] Người đã thành đạt tầng Thánh đầu tiên (Sotapatti, Tu Đà Huờn) chỉ còn tái sanh nhiều lắm là bảy lần.

[11] Tức lần đầu tiên nhoáng thấy Niết Bàn.

[12] Trong mười Samyojana, thằng thúc (kiết sử), tức mười dây trói buộc cột chặt chúng sanh vào vòng luân hồi, ba thằng thúc đầu được loại trừ.

[13] Thân Kiến, Sakkayaditthi - sự tin tưởng cho rằng thân này hiện hữu, tức quan niệm có một linh hồn hay tự ngã thường còn. Đây là một trong ba "Mannana", hay ý niệm, phát sanh liên quan đến thân. Hai ý niệm kia là Tanha (ái dục) và Mana (ngã mạn) -- Bản Chú Giải. Buddhist Psychology, trang 257.

[14] Lòng hoài nghi (i) Buddha, Đức Phật; (ii) Dhamma, Giáo Pháp; (iii) Sangha, Tăng Già; (iv) Giới Luật; (v) quá khứ,;(vi) vị lai; (vii) quá khứ và vị lại; (viii) Paticca Samuppada, Định Luật Phát Sanh Tùy Thuộc. Xem Buddhist Psychology, trang 260.

[15] Bốn khổ cảnh là: địa ngục (niraya), cảnh thú, cảnh ngạ quỷ (Peta) và A-tu-la (Asura).

[16] Abhithanani, sáu trọng nghiệp bất thiện là: (i) giết mẹ, (ii) giết cha, (iii) giết một vị A La Hán, (iv) làm chảy máu Đức Phật (v) chia rẽ Tăng Già và (vi) khư khư chấp thủ tà kiến (Niyata Miccha Ditthi).

[17] Vanappagumbe. Bản Chú Giải giải thích rằng danh từ này do hai thành phần họp lại, Vane pagumbo, chồi cây trong rừng. Nơi đây định sở cách (locative) được dùng trong ý nghĩa của chỉ chủ cách (nominative).

[18] Đây cũng vậy, định sở cách được dùng trong ý nghĩa chỉ chủ cách.

[19] Cũng như vào lúc đầu mùa Hạ cây cối đâm ở mọng xinh tươi sáng sủa, Giáo Pháp (Dhamma) với nhiều lời dạy quý báu, được Đức Phật ban truyền rộng rãi, cũng tươi sáng vinh quang cùng thế ấy.

[20] Một vị A La Hán không còn tái sanh vì đã tạo nghiệp trong quá khứ. Những hành động của các Ngài được gọi là Kiriya (hành) không tạo nghiệp vì đã không còn mảy may ô nhiễm tham ái.

[21] Chỉ ngọn đèn được thắp lên để cúng dường chư Thiên trong thành phố, ngay lúc ấy vừa tắt.

[22] Khi Đức Bổn Sư chấm dứt thời Pháp thoại và ban rải những tư tưởng an lành hạnh phúc đến dân chúng thành Vesali, Vua Trời Sakka (Đế Thích) đọc tụng ba câu kệ cuối cùng và bái từ Đức Phật, cùng với đoàn tùy tùng ra về.

Bản Chú Giải ghi rằng Đức Thế Tôn thuyết giảng bài Kinh này liên tiếp bảy ngày tại Vesali.

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả |

--- o0o ---

Chân thành cám ơn anh Hứa Dân Cường và các thiện hữu đã phát tâm giúp tổ chức đánh máy vi tính; đạo hữu Bình Anson đã gửi tặng phiên bản điện tử bộ sách này.
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Trình bày : Nguyên Hân Ngọc Hạnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2019(Xem: 16297)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 12946)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
04/01/2019(Xem: 82498)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11188)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/06/2018(Xem: 5868)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
03/06/2018(Xem: 21730)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
13/03/2018(Xem: 11364)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 23199)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 5776)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 76854)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567