Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tựa Nhận thức & Tánh Không - TT Tuệ Sỹ

08/05/201318:00(Xem: 5253)
Tựa Nhận thức & Tánh Không - TT Tuệ Sỹ


Tìm hiểu Trung Luận

NHẬN THỨC VÀ KHÔNG TÁNH

Hồng Dương
---o0o---


TỰA

Có người nói rằng, cái lý tưởng Đại thừa được thắp sáng trên 20 thế kỷ ấy, đã chạy suốt cả một vùng Á châu rộng lớn, nhưng rồi, nghèo đói, bất công, áp bức vẫn là bóng tối dễ sợ đè nặng, mà ở đó Trí Bát Nhã chỉ là ánh lửa đom đóm lập lòe không đủ báo hiệu những hiểm họa nào đang rập rình phía trước. Nội hàm của những khái niệm “từ bi, bình đẳng, trí tuệ…” cần phải thay đổi để nhìn rõ hơn, thiết thực hơn, những giá trị phổ quát của nhân loại.

Nhận định ấy tất nhiên không sai. Người học Phật đã quen với tập quán tư duy của mình, thì không hoan hỷ cũng không phản đối. Những tập quán tư duy vốn được huân tập trong nhiều kiếp, cho nên vẫn phải nhìn thế giới theo nhãn quang của mình. Nghĩa là, “pháp nhĩ như thị”. Pháp tính bản lai là như thị, không do Phật xuất hiện hay không xuất hiện mà đổi khác, mà như thế này hay như thế kia. Nhưng sự thực có đổi khác, trong từng sát na, hay trong từng thế kỷ, hoặc thiên kỷ.

Bạn đọc sẽ gặp câu nói của Dharmakìrti được Giáo sư Hồng Dương nhắc rất nhiều lần trong tập sách này: “Cái gì thực hữu, cái đó có tác dụng. Cái gì có tác dụng, cái đó thực hữu”. Pháp tính mà có thể nhận thức được, bằng hiện lượng hay bằng tỉ lượng, thì tự căn bản pháp tính hiện thực “ở đâu đó”. Thế nhưng, “nơi nào đó” có tác dụng, nơi đó pháp tính mới được nỗ lực quán chiếu để phát hiện. Trước Newton vô thủy, và sau Newton vô chung, trái táo, và mọi thứ trái khác, vẫn rơi; cả tâm của chúng sinh cũng rơi. Ở phương Tây người ta thấy điều đó. Ở phương Đông, người ta cũng thấy như vậy. Trên mặt phẳng của sự rơi, dưới đáy hố thẳm siêu hình của sự rơi, pháp tính vẫn thường nhiên. Trong mỗi pháp được nhận thức, có vô biên điều kỳ diệu. Nhưng chỉ tại một điểm nào đó trong một xứ và một thời nhất định, mà một quy luật được phát hiện từ pháp tính. Mỗi phát hiện đều có cơ làm thay đổi sắc diện của thế giới. Người ta gieo hạt để thâu hoạch những thứ mình cầu, hay muốn.

Dầu sao, biện luận như thế cũng không đủ vững để cho biết, vì sao phương Tây, theo một ý nghĩa rất cụ thể, lại phát hiện nhiều quy luật từ pháp tính làm cho đời sống con người “văn minh” hơn”?

Phục Hy phát hiện khái niệm nhị phân bằng hai hào. Ông chồng ba bit-hào thành một quẻ; thu hoạch được tám quẻ. Rồi chồng nữa, ông có bộ nhớ 6 bit-hào, nhận được 64 ký tự-quẻ, nói đủ để ghi tất cả mọi hiện tượng, từ thiên nhiên, xã hội, con người. Ghi bất cứ cái gì mà con người có thể suy nghĩ và tưởng tượng.

Nhưng phát hiện của Phục Hy được thấy là hữu ích cho việc bói toán hơn là hỗ trợ bộ óc của con người, như vi tính ngày nay. Tại sao?

Người học Phật chỉ có thể nói: căn, cảnh, thức; ba sự hòa hiệp xúc. Duyên xúc phát sinh thọ. Xúc dị biệt nên cảm thọ dị biệt. Không cùng môi trường “thức ăn” thì không thể nhìn giống nhau được. Hai bờ sông Ngân có hai chòm sao. Từ Đông sang Tây, nhìn lên đều thấy. Ở bên này Thái bình dương nhìn lên, đó là Ngưu lang, người chăn bò, và Chức nữ, cô gái dệt lụa. Và một thiên tình sử não lòng. Còn bên kia Đại tây dương nhìn lên, đó là con thiên ưng và cây đàn bảy dây. Không có dấu hiệu gì chứng tỏ con chim đang cố vượt sông Ngân để sang bờ bên kia nghe đàn, mà được thấy là đang đi tìm trái tim của vị thần ăn cắp lửa. Cách nhìn khác nhau vạch ra định hướng lịch sử khác nhau, và tạo dựng những nền văn minh khác nhau.

Dù giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào, ngày nay thế giới vẫn đang tuột dốc, cũng có thể đang lên dốc, theo hướng mà văn minh phương Tây đã chọn. Giá trị phổ quát ở đây có thể rút gọn theo một phát biểu: “Nhất thiết chúng sinh giai y thực trụ”. Tất cả chúng sinh đều nhờ thức ăn mà tồn tại. Cho đến một thời điểm lịch sử, thức ăn mà văn minh phương Tây cung cấp có vẻ thích hợp khẩu vị cho số đông. Nền văn minh đó hình như phát triển theo hướng: từ định nghĩa “Con người là một cây sậy biết tư tưởng” cho đến định nghĩa “Con người là loại động vật biết tiêu thụ”. Trong cả hai định nghĩa, con người là một thực thể nhị nguyên phát triển đồng thời theo hai hướng khác nhau. Một hướng, từ thực vật đến động vật. Hướng khác, từ khả năng tư duy đến khả năng tiêu thụ. Còn ở phương Đông này, cái thời của “an bần lạc đạo” không còn được kính trọng mấy.

Chân lý không nằm ở bên này hay bên kia, nhưng cần biết điểm quy ước của thời đại nằm ở đâu, để trí tuệ quán chiếu có thể tập trung lên đó. Không phải với ước vọng tự thân sẽ là ngọn đèn soi đường cho thế gian. Điều khẩn thiết là tự mình thắp sáng ngọn đèn của mình để tự nhìn thấy mình đang ở đâu trong thế giới này, và đang đi về đâu. Đó là cần phải quán chiếu pháp giới trong phạm vi tục đế để thâm nhập pháp tính trong chân đế. “Nhận thức và tánh không” là một nỗ lực của một nhà khoa học đang cố xác định điểm đúng quy ước của mình để có thể chiêm quan thế giới. Những “hý luận” trong đây tất nhiên không phải là những đề tài giải trí, được dùng để tiêu khiển cho hết ngày tháng phù du, nhạt nhẽo của đời sống. Cậu bé Tự Tại Chủ ngồi đếm cát trên bãi biển cố nhiên chỉ là “trò chơi của trẻ con”. Nhưng không hẳn chỉ dành riêng cho trẻ con, cho nên Thiện Tài theo dấu chỉ của Bồ tát Văn-thù đã phải bạt thiệp hiểm nguy tìm học cho được cái trò chơi trẻ con ấy.

Một nhà toán học viết: “Nhìn vào số không, bạn chẳng thấy gì. Nhưng hãy nhìn xuyên qua số không, bạn sẽ thấy cả thế giới”. (Robert Kaplan, The Nothing that is). Với một người đắm mình trong những trầm tư về tánh Không, điều đó có thể không khiến cho giật mình kinh ngạc. Một bài tụng trong Trung Luận cũng có thể đã nói đến một ý nghĩa nào đó gần như thế; và có thể là nói nhiều ý nghĩa hơn thế: “Dĩ hữu Không nghĩa cố, nhất thiết pháp đắc thành”. Bạn đọc sẽ thấy phát biểu đó xuất hiện nhiều lần trong tập sách này, và được nhận thức từ nhiều góc cạnh khác nhau. Tần số xuất hiện như vậy rất có ý nghĩa với một nhà toán học. Tôi nghĩ như thế. Bởi vì tác giả là một nhà toán học. Tuy nhiên, đối với mọi người chuyên học tánh Không, thì phát biểu số không trong thế giới được nhìn như là cấu trúc của những con số, không khỏi ngạc nhiên đầy hứng thú. Rồi từ đó tìm lại những hình ảnh quen thuộc tưởng chừng như khó tìm thấy, hay tưởng chừng như bị cố tình quên lãng, trong thế giới tư duy Phật giáo.

Làm sao tính được điểm khởi đầu của thời gian? Làm sao nhìn suốt tận cùng vị lai của thế giới? Rốt lại, tư tưởng con người bị đong đưa giữa hai cực: “tiền tế vô cùng, hậu tế minh khắc”. Để có giải thích hợp lý, phù hợp với tri giác cảm quan thường nghiệm, người ta đề nghị đặt các điểm vô thủy và vô chung trên một đường tròn. Nhưng các Bồ tát trên hội Hoa Nghiêm không làm thế. Các ngài đặt thế giới vô tận vào trong một hạt cát. Nhà “toán học trẻ con” Tự Tại Chủ gật đầu: một hạt cát là một tập hợp vô hạn vi hạt cát.

Chúng ta đang đi lần vào “Nhận thức và Tánh Không”. Đi từ thế giới trống không, không sinh, không diệt, cho đến thế giới của lăng kính trùng vô tận. Những bài viết của Giáo sư trong tập sách này là cảnh giới tư tưởng được nỗ lực khám phá theo hai nhãn tuyến: tánh Không và tư duy toán học. Nó là điểm giao hội của hai nguồn mạch tư tưởng Đông và Tây, mà lịch sử nhân loại phải thừa nhận là đã đổ xuống không biết bao nhiêu máu và nước mắt nhưng vẫn không tìm ra nghiệm cho một phương trình vi phân chỉ vì chưa ai xác định được văn minh loài người đang ở điểm nào trên đường cong tuột dốc. Tuy vậy, mỗi cá nhân phải tự tìm cho mình một giải đáp để có thể sống bình yên, không bị khốn quẫn bởi thực tế đời thường, cũng không bị dày vò bởi những ám ảnh siêu hình.

Nhà triết học Hy-lạp Aristotle nói: “Tự bản chất, mọi người đều muốn biết”. Đồng thời với ông, Trang Tử lại nói: “Sự sống có hạn mà cái biết thì vô cùng. Đem cái hữu hạn đuổi theo cái vô cùng, nguy thay!”. Người học tánh Không đang ngồi đếm cát trên bãi biển, nhìn ra khơi, tự hỏi: “Có cái gì không, ở bên ngoài vô tận kia?”. Bất giác nhìn lại lòng tay, giữa hai hạt cát đang đếm, giữa hai con số hay hai điểm lân cận, là một Pháp giới vô biên, vô tận. Điều này có huyễn hoặc chăng? Không huyễn hoặc hơn quả cam mà Stalin đang bóc vỏ để chứng minh sự sụp đổ của thế giới vật-tự-thân của Kant.

Tuy nhiên như vậy, người học Phật, tin tưởng kho tàng minh triết trong Kinh điển Phật giáo, thì không dâng hiến cả đời mình cho khát vọng hiểu biết chỉ để mà hiểu biết. Dục vọng vật chất, hay khát vọng tinh thần, đều là những vị ngọt của đời sống, là dưỡng chất tất yếu của tồn tại. Đó là thực tại không thể từ chối. Cho nên, người học Phật, như Thiện Tài Đồng Tử, không phải suốt đời lẻo đẻo theo chân Sư phụ Bồ tát Văn-thù; cũng không suốt đời cô độc trên đỉnh Diệu phong với Đức Vân để mà trầm tư mặc tường; nhưng đã dấn thân trong mọi nẻo đường đời. Không phải chỉ học những cái chỉ cần thiết cho mình, mà tất cả những gì cần thiết cho thế gian. Trang nghiêm Phật độ, thành tựu chúng sinh, không phải tự mình gầy dựng một hoa viên để rồi khép cửa vườn hồng, an nhàn tự tại mà tiêu pha năm tháng. Người học Phật vì thế mà không thể dửng dưng trước những phát hiện chưa biết là họa hay phúc của loài người, trước những tiến bộ hay thoái hóa của khoa học, của tư duy triết học, trước những thăng trầm trên con đường chính hay tà, thiện hay ác, của các tôn giáo.

Không biết khi “nhà toán học trẻ con Tự Tại Chủ” mang bọc cát vào chùa, làm phẩm vật cúng dường Tam bảo, có Thầy, Cô, hay Phật tử nào cho là xúc phạm mà xua đuổi đi chăng?

Phật lịch 2545
Quảng Hương Già-lam,
Tuệ Sỹ
Cẩn bút
.



---o0o---

Chân thành cảm ơn Đạo hữu Phúc Trungđã gởi tặng tài liệu này.
Vi tính: Hải Hạnh
Trình bày:
Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/04/2024(Xem: 618)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 417)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
07/02/2024(Xem: 2693)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
19/12/2023(Xem: 5107)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
13/12/2023(Xem: 11227)
Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
13/12/2023(Xem: 10494)
Đức Phật của Chúng Ta (Sách pdf của HT Thích Minh Châu)
09/06/2023(Xem: 2245)
Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana)
08/06/2023(Xem: 3216)
Đọc một quảng cáo trên mục rao vặt “vị trí tuyển dụng” của tờ báo The Star. Danh sách này là từ Cư sĩ lâm Thiên bách Phật giáo (Chempaka BudChempaka Buddhist Lodge, 千百家佛教居士林) ở Petaling Jaya, thành phố ở bang Selangor, Malaysia. Các cơ hội việc làm cho các tu sĩ Phật giáo ở Đông Nam Á là phổ biến và xuất hiện cùng với các cơ hội việc làm thế tục như nhân viên bán hàng
19/05/2023(Xem: 3590)
Tôi đã rất ấn tượng bởi một số chủ đề trùng lặp mà tôi gặp phải từ một số tác giả rất khác nhau. Cụ thể tôi đã thưởng ngoạn tác phẩm “Sapiens: Lược Sử Loài Người” (קיצור תולדות האנושות‎, Ḳitsur toldot ha-enoshut) của Tác giả, Thiền giả, Giáo sư Khoa Lịch sử tại Đại học Hebrew Jerusalem, Cư sĩ Yuval Noah Harari, một tác phẩm nói bao quát về lịch sử tiến hóa của loài người từ thời cổ xưa trong thời kỳ đồ đá cho đến thế kỷ XXI, tập trung vào loài "Người tinh khôn" (Homo sapiens). Được ghi chép lại với khuôn khổ được cung cấp bởi các ngành khoa học tự nhiên, đặc biệt là sinh học tiến hóa.
19/05/2023(Xem: 5043)
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIV, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng đã kêu gọi đạo Phật ở thế kỷ 21, với sự nhấn mạnh không phải vào nghi lễ, cầu nguyện và lòng sùng mộ, đúng nghĩa hơn là nghiên cứu, tu học đặc biệt là các tác phẩm của 17 vị Luận sư vĩ đại thuộc Nalanda trường Đại học đầu tiên của Phật giáo. Để phù hợp với phương tiện thiện xảo của Đức Phật, nghiên cứu cần phải thích nghi với hoàn cảnh của thế kỷ 21, và phù hợp với các phương pháp truyền thống của Thời đại kỹ thuật số. Nhằm duy trì hiệu quả trong giáo dục Phật giáo, thì phải thích ứng với những nhu cầu thời đại, như nó đã luôn thực hành trong quá khứ. Đặc biệt là để tiếp tục truyền thống vĩ đại của giáo dục Phật giáo Nalanda, cần phải đáp ứng với các phương pháp giáo dục hiện đại, để cung cấp cho các thế hệ trẻ khả năng tiếp cận. Tôi xin dẫn chứng một số bối cảnh lịch sử để chứng minh rằng việc thích nghi với thời đại là phù hợp với truyền thống đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567