Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xua tan Tà kiến Vô minh của tôi: Cơ duyên nào tôi Nghiên cứu đạo Phật

15/12/202122:23(Xem: 3985)
Xua tan Tà kiến Vô minh của tôi: Cơ duyên nào tôi Nghiên cứu đạo Phật

Xua tan Tà kiến Vô minh của tôi
Xua tan Tà kiến Vô minh của tôi: Cơ duyên nào tôi Nghiên cứu đạo Phật
(Taking off my blinders: How I came to Buddhist Studies)

Tôi bắt đầu vào Đại học để học Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, trên đường theo học các lớp giáo lý sau này. Tại Đại học Ohio Hoa Kỳ, tôi tham gia lớp học về các tôn giáo thế giới từ tác giả, triết gia nổi tiếng, giáo sư triết học thâm niên tại Đại học Bang Ohio, Giáo sư Troy Organ, một Cơ Đốc nhân thực hành, người tự hào về việc giảng dạy mỗi tôn giáo từ quan điểm của một người tín ngưỡng. Nhiều năm sau, tôi biết được mục tiêu của Giáo Sư Wilfred Cantwell Smith, một nhà Thần học KiTô nổi tiếng, Giáo sư môn Tôn Giáo Thế giới và Giám đốc trung tâm nghiên cứu tôn giáo thế giới tại đại học Harvard, Hoa Kỳ đã viết về tôn giáo của người khác như thể họ đang nhìn qua vai của một người. Giáo sư Troy Organ yêu mến Ấn Độ và dạy đạo Hindu như Giáo sư sẽ dạy nếu lớp học là người theo đạo Hindu. Điều này không có nghĩa là Giáo sư không chỉ trích. Cho thấy Giáo sư đang làm việc chăm chỉ để không tham gia vào các cuộc luận chiến của Cơ Đốc giáo. 


Nhớ lại một nơi nào đó tại Đại học năm thứ nhất, tôi nhận ra rằng tôi yêu thích cách tiếp cận học thuật đối với các ý tưởng và đã thay đổi mục tiêu của tôi từ trở thành một Mục sư Cơ Đốc giáo sang trở thành một Giáo sư tôn giáo học. Theo kế hoạch, tôi đã đi học tại trường dòng, nhưng tôi chọn Đại học Drew ở Madison, New Jersey, Hoa Kỳ, bởi trường này cung cấp chương trình đào tạo tiền Tiến sĩ, cho phép tôi chọn các khóa học chuẩn bị tốt nhất theo con đường đã chọn của tôi và con đường đó đã dần phát triển. Tôi nhận ra rằng bản chất của tôi là muốn so sánh các tôn giáo hơn là chỉ nghiên cứu các truyền thống của đạo đạo Judeo-Kitô giáo. Sự hiểu biết về bản thân của tôi bắt nguồn từ thời thơ ấu của tôi, khi trưởng thành trong một trang trại vào một thời đại mà những người nông dân lớn tuổi vẫn chăn nuôi ngựa. Tôi dành hàng giờ để cưỡi trên một toa xe do ngựa kéo, và người nông dân đã bịt mắt những con ngựa có xu hướng bị phân tâm bởi những thứ xảy ra bên trái hoặc bên phải của họ. 


Hai điều hướng tôi tôi đến Ấn Độ, một từ lý lịch của tôi Drew. Cả hai đều là những vấn đề phúc cát tường tuyệt vời. Điều phúc cát tường là một mùa hè tại nông trại khi tôi 10 tuổi, cha mẹ tôi đã tổ chức một chương trình Giao lưu Thanh niên Nông trại Quốc tế cho một thanh niên đến từ Ấn Độ. Có nghĩa là thời gian trong ba tháng, tôi đã có một người anh trai tốt bụng từ Ấn Độ. Bởi anh ấy đến từ Ấn Độ nên mọi người đều nói ấy là tín đồ đạo Hindu, nhưng anh ấy lại lịch sự bảo rằng anh là tín đồ tôn giáo khác. Mãi sau này tôi mới nhận ra anh ấy là một tín đồ đạo Sikh. Một cách khách mà tôi được phúc cát tường đến Ấn Độ như một lĩnh vực quan tâm là một trong những Giáo sư kính yêu của tôi tại Drew Tiến sĩ Paul D. Clasper, giảng dạy về Thần học Baptist trong một cuộc hội thảo tại Trường Thần học Myanmar. Ảnh hưởng tổng hợp từ "người anh lớn" người Ấn Độ của tôi, bài giảng của Giáo sư Troy Organ và những câu chuyện của Giáo sư Tiến sĩ Paul D. Clasper về tình yêu thương, những Phật tử hiền hòa không hiếu chiến từ những ngày còn ở Myanmar, đã khiến tôi tập trung vào Phật giáo Ấn Độ và đặc biệt là truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Tôi nhớ là đã giải thích với bạn bè của mình rằng, một lý do tôi muốn tập trung vào Phật giáo, là một sinh viên của tôn giáo so sánh, thật hợp lý khi Cơ Đốc giáo với đạo Phật bởi vì họ quá khác nhau. 


Tôi rất vui vì đã chọn Columbia để nghiên cứu và bảo vệ Luận án Tiến sĩ. Giáo sư chính của tôi là Tiến sĩ Alex Wayman (1921-2004), gốc Do Thái, một nhà Tây Tạng học và Cảm xạ học, Giáo sư tiếng Phạn tại Đại học Columbia. Ông có một kiến thức uyên bác tuyệt vời và đánh giá cao về Phật giáo Đại thừa và Kim Cương thừa, nhưng nói đến Phật giáo Nguyên thủy thì không nhiều như vậy.  Ông nói với tôi rằng hãy cố gắng tập trung vào tiếng Pali và Phật giáo Nguyên thủy (Theravada). Khi đó tôi không nhận ra điều đó nhiều lắm, nhưng tôi không nghĩ rằng ông đã chia sẻ sự quan tâm của tôi đến việc tôn giáo diễn ra như thế nào trong đời sống xã hội của những người tín ngưỡng tôn giáo. Tôi đã phúc duyên được học với Giáo sư Tiến sĩ Alex Wayman. 


Giáo sư Tiến sĩ Alex Wayman quảng kiến đa văn, học rộng nhớ nhiều và tiếp cận Phật giáo như một truyền thống được ngưỡng mộ. Nền tảng người Do Thái của ông ấy không bao giờ xuất hiện trong các bài giảng của ông hoặc trong các cuộc thảo luận tại văn phòng, điều này khiến tôi càng ngạc nhiên hơn khi nghe những người khác kể lại câu chuyện về việc một triết gia và một nhà Phật học lỗi lạc người Anh (gốc Đức) Edward Conze (1904-1979) đã bị ông hạ gục trong biện thuyết, mà không trực tiếp nêu tên vị triết gia ấy, bằng cách nói rằng ở đó chưa bao giờ là một nhà Phật học uyên thâm là người Do Thái. Tại các hội nghị, tôi đã nghe đồn đãi về sự tranh luận triết lý nẩy lửa giữa nhị vị Giáo sư Edward Conze và Alex Wayman. Theo như tôi nhớ thì Giáo sư Alex Wayman chưa bao giờ nhắc đến Giáo sư Edward Conze hay các tác phẩm của ông ấy. Có lẽ đây là cách Giáo sư Alex Wayman xử lý xung đột? Và sinh viên chúng tôi đề phòng không đề cập đến công việc của Giáo sư Edward Conze!


Giáo sư Alex Wayman là một học giả đáng kính trọng nhưng cấu trúc các lớp học của ông khá vô tổ chức. Ngày này qua ngày khác, sinh viên chúng tôi hiếm khi biết chủ đề sẽ được thảo luận. Ông giảng về thực hành Bồ tát đạo 'ông từ chối gọi đề tài giảng là giáo lý' một lớp học không kết thúc và sau đó lớp học tiếp theo ông sẽ giảng dạy về một chủ đề mới. Trong một số lớp học tiếp theo, ông trở lại chủ đề thực hành Bồ tát đạo. Ông có thể giao một cuốn sách giáo khoa, nhưng thực sự nó không giống trong khóa học hoặc bài kiểm tra thực tế. Sau đó, khi ở trong văn phòng của ông là người giám sát luận án của tôi, tôi đã hiểu tại sao các khóa học của ông không hoàn hảo trong kế hoạch. khi ông đã chợt nhận ra rằng một lớp học sắp bắt đầu, ông sẽ đi đến một giá sách và tìm một số bài báo hoặc bài phê bình sách mà ông đã viết, sau đó vội vàng giảng dạy về chủ đề đó. 


Phần lớn sự nghiệp giảng dạy của tôi tại Trường Đại học Windsor (UW), Canada. Mặc dù không sử dụng nhiều sách giáo khoa, Giáo sư Alex Wayman đánh giá cao các giáo sư đã viết sách giáo khoa tốt, và tôi diễm phúc được biên tập sách giáo khoa về tôn giáo thế giới và tác giả các chương về Phật học. Trong nhiều năm, tôi đã giảng dạy chuyên Khoa Nghiên cứu Tôn giáo, nhưng khi chương trình đó bị đình chỉ, tôi chuyển sang chuyên Khoa học Chính trị. Tôi vẫn đang giảng dạy về Phật học và các tôn giáo trên thế giới, nhưng bây giờ trọng tâm là vai trò của tôn giáo trong các sự kiện hiện tại. Trong các khóa học của tôi giảng dạy về chủ nghĩa chính thống tôn giáo và chính trị, tôi đã từng tự hào nói rằng, không có thứ gì gọi là Chủ nghĩa Chính thống của Phật giáo. 


Với những phát triển gần đây tại Sri Lanka và Myanmar, tôi không thể nói điều đó được nữa. Tôi cảm thấy mình đã đi một chặng đường dài từ viện Nghiên cứu Phật học, tập trung vào Thánh điển và giáo lý của những ngày còn là sinh viên học đại học sang việc tập trung vào vai trò của đạo Phật trong đời sống chính trị, xã hội hiện nay. Sự nghiệp của tôi là một ví dụ về kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật rằng "Nhất thiết duy Tâm tạo" hay "Vạn pháp duy Thức biến" và cái gì do Tâm tạo, Thức biến đều bị chi phối bởi thời gian, không gian, số lượng hạn chế (vô thường) và hệ lụy bởi Nhân Quả!


Tháng 2 năm 2018  


Tác giả Tiến sĩ Roy C. Amore

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Wilfrid Laurier University Press)

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4756)
Ngày nay thế giới đã thật sự bước qua ngưỡng cửa của thời kỳ trung đại hay chưa? một thời kỳ được xem là đen tối nhất của nhân loại, thời kỳ kỳ thị chủng tộc màu da và tôn giáo, đã gieo rắt nỗi kinh hoàng từ Âu sang Á.
09/04/2013(Xem: 5658)
Trong cuộc sống, không chỉ là cuộc sống của loài người, mà tất cả chúng sanh, xuống đến loài côn trùng nhỏ bé nhất, đều muốn có được hạnh phúc, và cuộc sống con người là cuộc tìm kiếm hạnh phúc, mưu cầu hạnh phúc.
09/04/2013(Xem: 7619)
Buổi sáng, trời hơi se lạnh và ẩm ướt âm u, hồi đêm hình như rất gió và ầm ì những tiếng sấm gợi lại những lo sợ xa xôi của thời còn chinh chiến. Nhìn ra khung cửa, đồi cỏ vẫn trải dài thoai thoải, những khu vườn xung quanh đã rực rỡ những đóa hoa xuân.
09/04/2013(Xem: 3626)
Sinh hoạt Phật giáo của các tỉnh, thành cả nước cũng như toàn thể Tăng Ni Phật tử đang nô nức hướng về Đại hội Phật giáo toàn quốc kỳ V sắp tổ chức vào cuối năm nay. Đây là Đại hội Phật giáo của đầu thiên niên kỷ 3, . . .
09/04/2013(Xem: 4854)
Vào tháng 2 năm 1993, nhà viết phim Pháp Jean Claude Carrière đến Dharamsala, Ấn Độ, để nói chuyện cởi mở với Đức Đạt lai Lạt ma về những vấn đề mà thế giới hiện tại đang phải đối đầu.
09/04/2013(Xem: 5517)
Nhân loại hôm nay cũng như trước đây 2511 năm đã tự soi vào mình để phát giác ra rằng: mình đang hiện hữu trong một nghiệp dĩ khổ đau, giữa một xã hội phi lý bất ổn,trong một vũ trụ vật lý vô nghĩa ma sát giới hạn khắt khe sinh mạng con người.
09/04/2013(Xem: 5748)
Sống giữa giai đoạn xã hội chuyển tiếp con người hôm nay đã và đang nếm trải mọi thử thách ác liệt do các ý thức hệ bạo hành gây ra; càng cố vùng vẫy, con người càng cảm thấy bất lực, sa lầy thêm sâu trong tình trạng mất hướng, mất tự tín. Những vết tàn phế của xã hội đang hằn lên nét mặt lo âu của mọi người, . . .
09/04/2013(Xem: 10198)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 13379)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 26129)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]