Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo triết lý sống của thời đại

09/04/201317:09(Xem: 3999)
Phật giáo triết lý sống của thời đại

lotus_51 

PHẬT GIÁO TRIẾT LÝ SỐNG THỜI ĐẠI

HT. Thích Trí Quảng

Ngày nay, nói đến Phật giáo, người ta thường xem như một tôn giáo nặng phần cúng bái, cầu nguyện. Thiết nghĩ việc cúng lễ, cầu nguyện là điều đương nhiên không thể thiếu đối với tôn giáo.

Tuy nhiên, thực chất của đạo Phật đặt nặng vấn đề tu hành hơn, vì vậy, cầu nguyện, lễ bái cũng là một trong những phương pháp tu hành, không phải là cứu cánh. Thật vậy, đức Phật khẳng định Ngài đưa ra vô số phương tiện, thường được tiêu biểu bằng con số 84.000 pháp tu, để giúp mọi người đạt đến cứu cánh giác ngộ, giải thoát.

Pháp phương tiện đức Phật chỉ dạy nhiều như vậy, vì tùy hoàn cảnh, khả năng của từng người khác nhau, tùy phong tục tập quán, luật lệ thay đổi theo từng địa phương, và tùy thời điểm mà Ngài hướng dẫn pháp tương ứng thích hợp cho người chấp nhận được.

Một cách khách quan, chúng ta thấy rõ nhu cầu tín ngưỡng là đòi hỏi thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc sống con người ở thời đức Phật. Vì vậy, với trí tuệ của bậc Chánh Biến Tri, Ngài chấp nhận thực tại khách quan ấy, nhưng thực sự, đức Phật ít nói đến cầu nguyện, mà thường đề cập đến vấn đề tu tập để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên; đó là mục tiêu chính trong việc giáo hóa đức Phật.

Điều này thể hiện rõ nét trong hầu hết các kinh điển, đức Phật thường hướng dẫn người thực hiện ba việc: làm chủ bản thân, làm chủ xã hội và làm chủ thiên nhiên. Nói khác, Ngài khẳng định con người không lệ thuộc thần linh, nhưng buộc thần linh phải phục vụ cho người.

Trước nhất, đức Phật dạy rằng mọi người đều có khả năng thành Phật, tức đạt đỉnh cao của trí thức và làm việc siêu việt, nhưng chúng ta tự đánh mất khả năng cao quí ấy, kinh gọi là đánh mất bản tâm. Tự mình đánh mất khả năng làm chủ bản thân và tự van xin cầu nguyện, đem trao vận mạng cho thế lực thần quyền quyết định giùm, mà không hề biết họ là ai. Từ đó, con người tưởng tượng ra đủ các thứ thần có quyền năng chi phối cuộc sống họ, cần phải cầu nguyện: từ thần sông, thần núi, thần cây..., thậm chí đến thần vôi thần bếp. Vì không thấy được khả năng vô tận của mình, nên cảm thấy nhỏ bé trước thiên nhiên bao la, sợ hãi thế lực siêu nhiên đè bẹp, nên tự hạ thấp mình, cầu nguyện các thế lực khác. Và thực tế cho thấy các thế lực đó chẳng giúp được gì cho con người, nên không mấy người cầu nguyện được kết quả.

Phải chăng người cầu nguyện có kết quả là nhờ họ biết kết hợp việc cầu nguyện với sự phát huy khả năng mình. Trên tinh thần ấy, Phật giáo có chủ trương có vấn đề tha lực chi phối ta, nhưng bản thân ta cũng cần hướng về đối tượng để tự phát huy khả năng. Điển hình như người tu pháp môn Tịnh độ, nương vào đức Phật Di Đà ở cảnh giới Tây phương. Phật A Di Đà tiêu biểu cho vị Phật đã thành đạt vô lượng quang, vô lượng thọ, vô lượng công đức; nói khác, Ngài có đầy đủ trí tuệ, sức khỏe và phương tiện.

Khi đức Phật Thích Ca dạy chúng ta tu nương với Phật Di Đà hay 10 phương Phật, Ngài đều đưa ra những đức tánh tốt của những vị đó, nhằm gợi ý cho chúng ta phát huy những đức tánh ấy ở chính cuộc sống chúng ta. Nương Phật Di Đà tu cũng có nghĩa là đánh thức khả năng hiểu biết, khả năng sống lâu, khả năng sử dụng phương cách độ sanh, giúp người. Nhờ nương với vị sáng suốt, tuổi thọ cao, nhiều phước đức như Phật Di Đà, từng bước mình cũng khắc phục được mặt yếu và phát huy được bản thân.

Khi kết hợp tha lực với tự lực tạo được sức mạnh bản thân, lúc ấy, chủ động được cuộc sống, nên không cần nhờ đến sự giúp đỡ bên ngoài nữa, và giảm thiểu việc cầu nguyện để tự giải quyết. Quá trình tiến tu này đạt kết quả nhờ khéo kết hợp cầu nguyện và tu hành. Trái lại, chỉ cầu nguyện mà không tu, giao phó toàn bộ cho Phật làm giùm ta, chắc chắn không thể được và cũng không phải là điều Phật muốn.

Ngày nay, chúng ta nương theo đức Phật Di Đà tu, suy nghĩ về vô lượng thọ của Ngài, tức vấn đề sức khoẻ, tại sao Ngài sống đạm bạc mà lại khỏe mạnh, trường thọ. Từ đó, chúng ta tu, làm chủ bản thân hay làm thế nào để xây dựng cuộc sống mình không bị khổ sở vì bệnh tật thể xác lẫn tinh thần hành hạ.

Kinh nghiệm cho thấy ốm đau sanh ra vì sống không hợp lý, như người tu khổ hạnh ép xác, không đủ dinh dưỡng, tất phải bệnh. Ngược lại, các vị Thiền sư sống rất đơn giản nhưng lại rất khỏe mạnh, tuổi thọ cao. Quan sát thấy rõ các Ngài thường sống ở môi trường không khí trong lành, yên tĩnh, lượng thực phẩm đủ dinh dưỡng dùng cho cơ thể, và sống không tốn hại cho các loài , không tranh chấp, tính toán vơ vét lợi cho mình. Phương cách sống như vậy hoàn toàn phù hợp với tinh thần khoa học ngày nay. Thật vậy, qua các kiểm nghiệm khoa học cho biết không khí ô nhiễm, ăn uống quá độ, ăn nhiều thứ độc tố, cùng với đủ thứ stress vì lo toan, thủ lợi cho cá nhân một cách quá tham lam, mù quáng, cộng với vô số tiếng động đinh tai nhức óc hoặc chạy theo biết bao bận rộn không cần thiết trong cuộc sống... tất cả đã tác hại rất nhiều cho sức khoẻ, gây ra đủ thứ bệnh tật, làm giảm tuổi thọ con người.

Vì vậy, trên bước đường tu theo Phật giáo, làm chủ lấy mình, tự lành mạnh hóa thân tâm, cố làm sao bớt lệ thuộc vật chất, ăn mặc, giảm tiêu hao năng lượng, tránh gây ồn náo, bớt tác hại ô nhiễm môi sinh, hạn chế tranh giành hơn thua, đừn quá tham lam ích kỷ. Thực hiện phần nào những điều ấy, tinh thần chúng ta chắc chắn có được phần nào sảng khoái, có thể tươi vui, khỏe mạnh.

Bước thứ hai của người tu phát tâm Đại thừa, giáo hóa chúng sanh thường nghĩ chúng ta không thể nào sống một mình và không thể tốt với xã hội không tốt. Chúng ta ý thức sự tác hại lớn lao của ô nhiễm môi sinh, không dám làm gì tổn hại, nhưng người khác không nhận thức như vậy, hoặc quá tham lam cứ gây ô nhiễm, tất nhiên cuộc sống ta cũng bị vạ lây. Hoặc chúng ta đạo đức trong xã hội tuột dốc, sa đọa, nhiều tệ nạn nhiễu nhương, thì cũng khó lòng an ổn.

Vì vậy, Bồ tát hành đạo không tìm chỗ trong lành, yên tĩnh, an nhàn như giai đoạn một, mà tiến một bước xa hơn nhằm tịnh hóa xã hội và thiên nhiên, tức con người và thế giới con người. Bấy giờ, Bồ Tát lo giải quyết việc cho người, làm sao giúp họ hiểu được gây ô nhiễm tác hại cho sự sống của họ, của tất cả mọi người, mọi vật trên hành tinh này. Bồ Tát đã lo xong phần tự giác và đến giai đoạn giác tha, dùng vô số phương tiện để nâng hiểu biết của người, khiến họ ý thức được tốt xấu, lợi hại, điều đáng làm và điều không nên làm.

Trên tinh thần ấy, bước thứ hai, Bồ tát đã thực hiện công việc giáo dục người; vì theo Phật dạy, tất cả thành bại đều do con người quyết định. Hướng dẫn cho người đồng tình với mình trong việc bảo vệ thiên nhiên, làm cho xã hội lành mạnh, đó chính là xây dựng Tịnh độ ở Ta Bà.

Với ý thức như vậy, Bồ Tát dấn thân không biết mệt mỏi, giúp người an lành là giúp mình an lành, cứu người thoát khổ là cứu mình khỏi khổ. Mang tinh thần giáo dục rộng lớn ấy mà Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cho biết tất cả chúng sanh thành Phật, thì Ngài mới thành Phật; hoặc Địa Tạng Bồ Tát phát nguyện nếu còn chúng sanh trong địa ngục thì Ngài không thành Phật.

Tóm lại, Phật giáo hướng dẫn triết lý sống đúng đắn, lành mạnh, đạo đức cho riêng mỗi người, được hàng Thanh Văn tu tập, ứng dụng ở giai đoạn một. Sau khi đạt được thành quả tốt đẹp ở bước đường tự giác xong, Thanh Văn tiến tu Bồ Tát đạo, giáo dưỡng cho người hướng thiện, xây dựng xã hội tốt đẹp, thế giới hòa bình, an lạc. Triết lý sống tròn đủ Chân-Thiện-Mỹ của Phật giáo đã trường tồn hơn 25 thế kỷ, và cũng sẽ là mô hình lý tưởng hiện đại và trong tương lai cho nhân loại nương theo để kiến tạo ngôi nhà chung xanh sạch, đầy cảm thông hiểu biết, đầy tình thương, hạnh phúc, ấm no.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 26602)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22642)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 36120)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
01/06/2013(Xem: 6559)
Theo truyền thống Phật giáo Theravāda, Vesak là lễ kỷ niệm ba sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc đời Đức Phật: ngày Đức Phật Đản sinh, ngày Đức Phật Thành đạo, và ngày Đức Phật nhập Niết-bàn.
09/04/2013(Xem: 5498)
Duyên hạnh ngộ với làng Mai: Tôi nghe nói về làng Mai từ lâu. Trước đó là làng Hồng. Không phải là làng trồng hoa hồng, mà là cây hồng ăn quả, như hồng Lạng sơn ở bên nhà. Trồng hồng không được tốt, quả không sai, không ngọt, nên chuyển sang trồng mai.
09/04/2013(Xem: 4268)
Giáo dục Phật giáo lấy tư tưởng nhất thừa làm cứu cánh. Mọi sự phân chia thứ bậc chỉ là phương tiện để đạt tới cứu cánh giải thoát Niết bàn. Với tư tưởng nhất thừa, giải thoát không có nghĩa là trốn chạy và Niết bàn không phải là một cõi hư ảo xa xôi.
09/04/2013(Xem: 4297)
Truyền thông là là một trong những phương tiện biểu đạt tư tưởng thông tin đến cho mọi người, ngày nay nhân loại sử dụng nó như là một công cụ hửu hiệu nhất nhằm phục vụ trong tất cả các lảnh vực khác nhau trong đời sống.
09/04/2013(Xem: 3891)
Hiện nay, trên khắp các châu của địa cầu, Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc, chỉ trừ châu Nam cực, ở đâu cũng có đồng bào Việt Nam chúng ta sinh sống. Số đồng bào đó có khoảng 2,3 triệu người, tức là cứ khoảng 100 người Việt, . . .
09/04/2013(Xem: 4126)
Chính vào những giai đoạn xáo trộn như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu.
09/04/2013(Xem: 3363)
Ở đây chúng tôi không có ý định viết một bài thuần túy nghiên cứu. Tôi muốn đặt vấn đề và xác nhận lập trường về một bàn cãi có tính cách thời đại: xét lại mối tương quan giữa Khổng giáo và phát triển. Vấn đề này đã và đang gây sôi nổi trên thế giới cũng như trong giới nghiên cứu Hoa kiều và Việt kiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567