Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Phật Giáo Là Tôn Giáo Bi Quan, Tiêu Cực?

01/01/201108:42(Xem: 7322)
06. Phật Giáo Là Tôn Giáo Bi Quan, Tiêu Cực?

PHẬT GIÁO LÀ TÔN GIÁO BI QUAN, TIÊU CỰC?

Phật giáo không bi quan cũng không lạc quan mà Phật giáo là một tôn giáo thiết thực.

Có một số nhà phê bình cho rằng Phật giáo là tôn giáo bệnh hoạn, u sầu, yếm thế, luẩn quẩn xung quanh mặt đen tối và bóng râm của cuộc đời, một kẻ thù của những thú vui vô tội, và là một kẻ giẫm đạp không có cảm giác lên những niềm vui ngây ngô của cuộc đời. Họ cảm thấy Phật giáo như là một tôn giáo bi quan, như là một sự nuôi dưỡng một thái độ tuyệt vọng đối với cuộc đời, là một sự khích lệ mang tính mơ hồ, một cảm giác tổng quan rằng khổ đau và tội lỗi ngự trị trong những lợi ích của con người. Những nhà chỉ trích này căn cứ quan điểm của họ trên Chân lý thứ nhất rằng tất cả các pháp hữu vi trong trạng thái đau khổ. Dường như họ quên rằng Ðức Phật không chỉ dạy nguyên nhân và sự chấm dứt khổ đau mà ngài còn dạy phương pháp để chấm dứt khổ đau. Trong bất kỳ trường hợp nào, liệu có một bậc đạo sư nào tán thành đời sống thế tục này và khuyên chúng ta hãy chấp lấy nó không?

Nếu bậc thầy sáng lập của tôn giáo này-Ðức Phật- là một con người bi quan như thế thì người ta không mong đợi nhân cách của Ngài phải được miêu tả bằng những đường nét mộc mạc hơn là đã được vẽ như trước đây. Hình ảnh Ðức Phật chỉ là một sự nhân cách hóa của tình thương, hoà bình, chân thành, hy vọng và thiện chí. Nụ cười hấp dẫn và toả rạng của Ðức Phật, được cho là huyền bí và khó hiểu, là tấm gương hoàn hảo nhất của giáo lý của Ngài. Ðối với những con người lòng đầy lo lắng và nản lòng, nụ cười giác ngộ và niềm hy vọng của Ngài là chất cam lồ bổ dưỡng và êm dịu vô tận.

Ðức Phật rải tình yêu thương và lòng từ bi của Ngài trong khắp tất cả các phương hướng. Một con người như thế khó lòng mà gán cho là một con người bi quan. Và khi thanh kiếm của những bậc vua chúa và hoàng tử hạnh phúc lắng nghe ngài, họ nhận ra rằng sự chinh phục chân thật duy nhất là sự chinh phục của tự ngã và cách tốt nhất để chiến thắng được con tim của nhân loại là dạy họ biết cách trân trọng Pháp-Chân lý.

Ðức Phật tu tập tính hài hước của Ngài đến mức cao độ đến nỗi những đối thủ không đội trời chung với Ngài được làm nguôi giận với một sự thoải mái vô cùng. Thường thì họ không thể không mỉm cười chính họ. Ðức Phật có một ảnh hưởng rất tuyệt vời; ngài lau chùi sạch sẽ những hệ thống độc tố vô cùng nguy hiểm của họ và sau đó họ trở thành nhiệt tình theo gót chân Ngài. Trong các bài thuyết giảng, thảo luận và hội thoại của Ngài, Ngài xác nhận sự tự tin và thái độ bình tĩnh khiến Ngài được mọi người kính trọng và yêu mến. Làm thế nào chúng ta có thể kết tội cho một nhân vật như thế là bi quan, tiêu cực?

Ðức Phật không bao giờ mong đợi chư đệ tử Ngài thường xuyên suy nghĩ liên miên về nỗi khổ đau của cuộc đời và sống một cuộc sống khổ đau và bất hạnh. Ngài chỉ dạy sự thật khổ đau để mà Ngài có thể chỉ cho nhân loại làm thế nào để vượt qua nỗi đau khổ này và tiến đến con đường của hạnh phúc. Ðể trở thành một con người giác ngộ, người ta phải có niềm hoan hỷ, một trong những yếu tố mà Ðức Phật yêu cầu chúng ta phải tu tập. Niềm vui hay sự hỷ lạc hầu như đâu phải là bi quan.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 25895)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 18981)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 2193)
Mọi cố gắng so sánh Phật giáo Trung Hoa (PGTH), vào thời kỳ kiến tạo và phát triển (từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 6 Tây lịch), với Ky-tô giáo, được truyền bá tại Trung Hoa (TH) bởi những giáo sứ dòng Tên (*4) vào thế kỷ 17, mới nhìn có vẽ như vô ích và thừa thải.
08/04/2013(Xem: 10469)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14428)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
04/04/2013(Xem: 2263)
Trong cuộc sống hằng ngày, có ai tránh khỏi những hoàn cảnh trái ý nghịch lòng, khiến ta phải khổ đau, phiền não. Ðó là vì tâm yếu đuối của chúng ta không thể xem chướng ngại như cơ hội để ta rèn giới hạnh ...
01/04/2013(Xem: 6714)
Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các người chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta ...
01/04/2013(Xem: 6502)
Bài pháp này đã được Đức Phật thuyết cho ẩn sĩ Subhadda ngay vào lúc sắp viên tịch Níp Bàn giữa hai cây Sàlà (vườn Ingyin) gần thành Kusinãra, xin trích đoạn sau ...
01/04/2013(Xem: 5825)
Nhiều người cho rằng đức tin và trí tuệ trong thiền quán (vipassanà) đối nghịch nhau, mâu thuẫn và không thể phối hợp. Không phải vậy! chúng thân hữu và là hai nội lực quan trọng. Trong thông tin vừa rồi, tôi đã viết về những điểm đặc thù và khác biệt giữa các hành giả châu Aù và phương Tây.
07/03/2013(Xem: 8809)
Không ít ngôi chùa hiện nay đang có chiều hướng “tư nhân hoá” dưới danh nghĩa trùng tu lại, xoá sạch dấu vết gắn bó một thời của người dân địa phương, trở thành sở hữu riêng của vị trụ trì và một số đại gia có tiền bạc và quyền thế. Văn hoá Phật giáo Việt Nam sẽ hội nhập như thế nào với thế giới? Phật giáo Việt Nam sẽ đưa hình ảnh gì của mình ra bên ngoài? Những câu hỏi này được đặt ra từ lâu trước thực tế các quốc gia, dân tộc, tôn giáo trên thế giới đang ngày càng có nhiều hoạt động thúc đẩy quảng bá cho sức mạnh mềm văn hoá.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]