Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Sự Phục Vụ Của Đức Phật Cho Nhân Loại Trên Thế Gian Này

01/01/201108:39(Xem: 6888)
03. Sự Phục Vụ Của Đức Phật Cho Nhân Loại Trên Thế Gian Này

SỰ PHỤC VỤ CỦA ÐỨC PHẬT 

CHO NHÂN LOẠI TRÊN THẾ GIAN NÀY

Ðức Phật thị hiện nơi cuộc đời này nhằm mục đích xua tan cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại con đường đi đến sự đoạn tận của khổ đau.

Ðức Phật là sự hiện thân của tất cả những phẩm hạnh do Ngài thuyết giảng. Trong suốt 45 năm thực hiện thành công sứ mệnh và để lại những sự kiện quan trọng của Ngài, Ngài đã chuyển dịch tất cả những ngôn từ, lời nói của Ngài thành những hành động cụ thể thiết thực. Không có lúc nào mà Ngài không chỉ ra sự yếu đuối và nỗi đam mê thấp hèn của con người. Giới hạnh của Ðức Phật là tấm gương hoàn hảo nhất mà thế gian đã từng chứng kiến.

Hơn 25 thế kỷ, hàng triệu con người đã tìm thấy nguồn cảm hứng và sự khuây khoả nơi giáo lý của Ngài. Sự vĩ đại của Ngài vẫn còn toả sáng mãi cho đến ngày nay giống như mặt trời chói sáng rực rỡ hơn ánh sáng mờ đục của những vật sáng kém hơn. Giáo pháp của Ngài vẫn vẫy tay mời gọi phái đoàn hành hương mệt lã người đến nơi an toàn và cảnh giới an lạc của Niết-bàn. Không có một nhân vật nào ngoài Ngài đã hy sinh quá nhiều những thú vui vật chất của mình vì nỗi khổ đau của nhân loại.

Ðức Phật là bậc đạo sư đầu tiên trong lịch sử nhân loại khiển trách và chống lại nghi thức tế lễ động vật cho quỷ thần vì bất cứ một lý do nào khác và kêu gọi nhân loại không nên làm hại các loài sinh vật sống.

Ðối với Ðức Phật, tôn giáo không phải là một sự giao kèo trong mua bán mà là một con đường đưa đến sự giác ngộ. Ngài không muốn chư đệ tử Ngài tin một cách mù quáng mà Ngài muốn họ hãy suy nghĩ một cách tự do và thông thái.
Toàn thể nhân loại trên thế gian này được ban phước bằng sự hiện hữu của Ngài.
Chưa từng có khi nào Ðức Phật bày tỏ thái độ không thân thiện đối với một ai. Thậm chí đối với những địch thủ và kẻ thù xấu xa nhất của Ngài, Ngài cũng không bày tỏ thái độ không thân thiện đối với họ. Có một vài người mang đầu óc thành kiến muốn chống đối lại Ngài và tìm mọi cách giết hại Ngài; song Ðức Phật không bao giờ đối xử với họ như là kẻ thù. Có một lần Ðức Phật nói: 

“Ta như voi giữa trận,
Hứng chịu cung tên rơi,
Chịu đựng mọi phỉ báng,
Ác giới rất nhiều người”. 
(Pháp cú - 320)

Trong biên niên sử thế giới, chưa có một nhân vật nào có thể được công nhận là đã tự hiến dâng quá nhiều cho những lợi ích của chúng sanh như Ðức Phật đã làm. Ngay từ giây phút giác ngộ cho đến lúc nhập diệt, Ngài phấn đấu không biết mệt mỏi để nâng cao địa vị con người. Ngài chỉ dành hai tiếng đồng hồ trong một ngày cho việc ngủ nghỉ của mình. Mặc dù 25 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi bậc đạo sư vĩ đại này đã nhập diệt, song thông điệp về tình thương và trí tuệ của Ngài vẫn còn hiện hữu trong hình thức thuần khiết tinh khôi. Thông điệp này vẫn có ảnh hưởng quan trọng đối với vận mệnh của nhân loại. Ngài là bậc thầy từ bi nhất đã làm toả sáng thế gian này bằng tình thương và lòng nhân từ.

Sau khi nhập Niết-bàn, Ðức Phật đã để lại một bức thông điệp bất tử vẫn còn gái trị đối với chúng ta. Ngày nay, chúng ta phải đương đầu với một sự đe doạ kinh hoàng về nền hoà bình của thế giới. Không có thời điểm nào trong lịch sử thế giới mà bức thông điệp của Ngài lại cần thiết hơn như hiện nay.

Ðức Phật thị hiện nơi cõi đời này nhằm mục đích xua tan đi cái bóng tối của vô minh và chỉ cho nhân loại cách chấm dứt khổ đau và bệnh tật, già và chết và tất cả những nỗi lo lắng và khổ sở của kiếp sống nhân sinh.

Theo một số tôn giáo, một số vị thần linh thỉnh thoảng sẽ xuất hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những con người ác độc và che chở cho những con người lương thiện. Ngược lại, Ðức Phật không thị hiện trên cõi đời này để tiêu diệt những kẻ ác mà là để chỉ cho họ con đường đi đúng đắn.

Trong lịch sử thế giới mãi cho đến thời kỳ Ðức Phật, chúng ta đã từng nghe bất cứ một vị đạo sư nào có tấm lòng chan chứa tình yêu thương và nỗi cảm thông đối với nỗi khổ đau của nhân loại như Ðức Phật chăng? Ðồng thời với Ðức Phật, chúng ta nghe một số triết gia thông thái tại Hy Lạp như: Socrates, Plato và Aristole và nhiều nhà hiền triết khác, song họ chỉ là những triết gia, những nhà tư tưởng và những nhà đi tìm chân lý; họ thiếu đi tình yêu thương cảm kích đối với nỗi khổ đau của nhân loại.

Con đường cứu độ nhân loại của Ðức Phật là dạy cho họ cách làm thế nào để tìm được sự giải thoát, an lạc. Ngài không quan tâm đến việc làm dịu một vài trường hợp liên quan đến chứng bệnh về thân và tâm. Ngài quan tâm nhiều hơn với việc tiết lộ con đường mà tất cả mọi người có thể đi theo.

Chúng ta hãy đem tất cả những triết gia, tâm lý gia, khoa học gia, nhà duy lý, những nhà cải cách xã hội, những tư tưởng gia vĩ đại và những vị đạo sư của các tôn giáo khác, với một tinh thần không thiên vị, so sánh sự vĩ đại, đức hạnh, tinh thần phục vụ và trí tuệ của chư vị đối với đức hạnh, lòng từ bi và sự giác ngộ của Ðức Phật. Chúng ta có thể hiểu được địa vị của Ðức Phật đứng ở đâu trong số tất cả những bậc vĩ nhân này.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7448)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: «Nói dân tộc Viêt nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!».
09/04/2013(Xem: 5595)
Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này tự đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v...v...
09/04/2013(Xem: 4776)
Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, . . .
09/04/2013(Xem: 5057)
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth) thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe) đó là thuyết "Big Bang".
09/04/2013(Xem: 4287)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 B(efore) C(onfusion): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), . . .
09/04/2013(Xem: 4140)
Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.
09/04/2013(Xem: 4725)
Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.
09/04/2013(Xem: 4077)
"Có kiến thức học vấn giỏi. Trình độ ngoại ngữ lưu loát. Thông thạo vi tính. Bản tánh vui vẻ". Đây là tiêu chuẩn chọn nhân viên cho các tổ chức.
09/04/2013(Xem: 5463)
Hiện nay, có ý kiến cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và sự lớn mạnh không ngừng của tinh thần duy lý, lãnh vực của tôn giáo - hiểu như một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội - sẽ dần dần thu hẹp lại.
09/04/2013(Xem: 4380)
Ngày nay, nói đến Phật giáo, người ta thường xem như một tôn giáo nặng phần cúng bái, cầu nguyện. Thiết nghĩ việc cúng lễ, cầu nguyện là điều đương nhiên không thể thiếu đối với tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]