Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Niết Bàn

14/12/201016:32(Xem: 5895)
10. Niết Bàn

NIẾT BÀN

Tiến trình sanh tử sẽ tiếp tục mãi cho đến khi dòng luân hồi này chấm dứt nghĩa là đạt tới cảnh giới Niết Bàn, mục đích cùngtột của người Phật tử.

Danh từ Pali “Nibbàna” gồm có hai phần “Ni” và “Vàna”. Ni là hình thức phủ định: không và Vàna có nghĩa là lòng ham muốn hay ái dục. “Gọi là Niết Bàn vì Niết Bàn là sự dứt bỏ, xa lìa ái dục (Vàna)". Theo ngữ nguyên, Niết Bàn là không còn tham đắm.

Niết Bàn cũng có thể định nghĩa là sự đoạn diệt lòng tham, sân và si. Ðức Phật dạy: “Toàn thế gian nằm trong nhà lửa. Lửa gì đã tạo nên những ngọn lửa ấy? Chính do các lửa tham, sân và si; lửa sanh, già, chết, khổ, đau, ta thán, phiền não, buồn rầu và thất vọng đã nhúm lên những ngọn lửa ấy”.

Chúng ta không nên hiểu Niết Bàn là trạng thái của hưvô hay hủy diệt để dẫn đến sự kiện cho rằng chúng ta không thể nhận biết được Niết Bàn với kiến thức thế gian của chúng ta. Người ta không thể bảo rằng không có ánh sáng chỉ vì anh mù không thấy nó. Như trong câu chuyện mà chúng ta ai cũng biết về con cá tranh cãi với con rùa, (vàcon cá) kết luận bảo là không có đất liền.

Niết Bàn của người Phật tử không phải là hư vô, cũng không có nghĩa là trạng thái của sự hủy diệt mà đó là điều không có ngôntừ nào có thể giải thích rốt ráo được. Niết Bàn là giáo pháp (Dhamma) “không sanh, không bắt đầu, không cấu tạo và không hình thể”.

Cho nên, Niết Bàn là vĩnh cửu, đáng được ham muốn và hạnh phúc.

Trong Niết Bàn không có gì gọi là sự khổ, không có gì gọi là vĩnh viễn hay tiêu diệt.

Theo kinh điển giải thích thì Niết Bàn vừa có nghĩa “Hữu Dư Niết Bàn” (Sopàdisena) và “Vô Dư Niết Bàn” (Anupàdisena). Thực vậy điều này cho thấy không có hai loại Niết Bàn mà duy nhất chỉ có một Niết Bàn nhưng với hình thức khác nhau tùy theo phương cách người chứng đắc Niết Bàn trước hoặc sau khi chết.

Niết Bàn không ở bất cứ đâu, cũng không phải là cảnh giới Trời mà nơi đó một cá thể siêu việt đang cư trú. Niết Bàn là một trạng thái tùy thuộc ở ngay thân xác này. Nó là một Pháp (Dhamma), sự chứng đắc mà mọi chúng sanh đều có thể thanh tựu. Niết Bàn là một trạng thái cao siêu mà con người có thể đạt tới ngay trong đời này. Phật Giáo không dạy rằng mục đích tối thượng đó chỉ có thể đạt thành trong kiếp sau. Ðây là sự khác biệt căn bản giữa quan niệm Niết Bàn của người Phật tử và không Phật tử về một cõi Trời vĩnh cửu chỉ có thể đạt được sau khichết; hoặc sự hòa hợp với đấng Thần Linh hay Thượng Ðế ở kiếp sau. Khi đạo quả Niết Bàn thành tựu ngay trong cuộc sống hiện tại với thân người đang còn thì gọi là “Hữu Dư Niết Bàn”. Lúc một vị A La Hán sau khi thân xác hủy diệt không còn lại vật chất chứng đắc Niết Bàn, lúc ấy gọi là “Vô Dư Niết Bàn”.

Như thi hào Eddwin Arnold (53) diễn tả:

“Nếu có ai dạy rằng Niết Bàn là sự chấm dứt,

Bạn hãy bảo người đó nói dối.

Nếu có người dạy rằng Niết Bàn là còn sống,

Bạn hãy nói người ấy đã lầm”.

Theo quan điểm siêu hình, Niết Bàn là sự giải thoát mọi khổ đau. Về mặt tâm lý học, Niết Bàn là diệt bỏ tự ngã. Trên phương diện đạo đức, Niết Bàn là sự đoạn dứt lòng tham, sân và si.

Một vị A La Hán còn tồn tại hay không sau khi chết?

Ðức Phật trả lời: - “Vị A La Hán khi không còn thân ngũ uẩn là thực cao siêu, không thể đo lường được như đại dương bao la. Nếu bảo rằng vị đó tái sanh là điều không đúng. Nếu nói rằng vị ấy khôngtái sanh nữa hay cũng không không tái sanh đều không thích hợp”.

Người ta không thể bảo rằng một vị A La Hán tái sanh khi mà mọi ái dục gây nên sự tái sanh ấy, đã tận diệt; cũng như không thể nói rằng vị A La Hán tiêu tan (trở thành hư vô) vì không còn gì để phải tiêu mất.

Robert Oppenheimer (54) một khoa học gia viết:

“Ví dụ, nếu hỏi rằng vị trí của điện tử có nằm yên một chỗ không, ta phải trả lời 'không'; nếu hỏi điện tử có theo thời gian biến đổi không, ta phải trả lời 'không'; nếu hỏi điện tử có dừng nghỉ không, ta phải trả lời 'không'; nếu hỏi điện tử có di động không, ta phải trả lời 'không'.

“Ðức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi hiện trạng con người sau khi chết. Nhưng chúng không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học trong thế kỷ mười bảy và mười tám”.

Nibbana
This process of birth and death continues ad infinitum until this flux is transmuted, so to say, to Nibbànadhatu, theultimate goal of Buddhists.
The Pali word Nibbàna is formed of Ni and Vàna. Ni is a negative particle and Vàna means lusting or craving. “It is called Nibbàna, in that it is a departure from the craving which is called Vàna, lusting”. Literally, Nibbàna means non-attachment.
It may also be defined as the extinction of lust, hatred and ignorance. “The whole world is in flames”, says the Buddha. “By what fire is it kindled? By the fire of lust, hatred and ingnorance,by the fire of birth, old age, death, pain, lamentation, sorrow, grief and despair it is kindled”.
It should not be understood that Nibbàna is a stateof nothingness or annihilation owing to the fact that we cannot perceive it with our worldly knowledge. One cannot say that there existsno light just because the blind man does not see it. In that well knownstory, too, the fish arguing with his friend, the turtle, triumphantly concluded that there exists no land.
Nibbàna of the Buddhists is neither a mere nothingness nor a state of annihilation, but what it is no words can adequately express. Nibbàna is a Dhamma which is “unborn, unoriginated, uncreated, and unformed”.
Hence it is eternal (Dhuva), desirable (Subha), and happy (Sukha).
In Nibbàna nothing is “eternalised”, nor is anything “annihilated”,besides suffering.
According to the Books references are made to Nibbàna as Sopàdisesa and Anupàdisesa. These, in fact, are not two kindsof Nibbàna, but the one single Nibbàna, receiving its name according tothe way it is experienced before and after death.
Nibbàna is not situated in any place nor is it a sort of heaven where a transcendental ego resides. It is a state which is dependent upon this body itself. It is an attainment (Dhamma) which is within the reach of all. Nibbàna is a supramundane state attainable even in this present life. Buddhism does not state that this ultimate goal could be reached only in a life beyond. Here lies the chief difference between the Buddhist conception of Nibbàna and the non-Buddhist conception of an eternal heaven attainable only after deathor a union with a God or Divine Essence in an after-life. When Nibbàna is realized in this life with the body remaining, it is called Sopàdisesa Nibbàna-dhàtu. When an Arahat attains PariNibbàna, after the dissolution of his body, without any remainder of physical existence it is called Anupàdisesa Nibbàna-dhàtu.
In the words of Sir Edwin Arnold -
“If any teach Nirvana is to cease
Say unto such they lie.
If any teach Nirvana is to live
Say unto such they err”.
From a metaphysical standpoint Nibbàna is deliverance from suffering. From a psychological standpoint Nibbàna is the eradication of egoism. From an ethical standpoint Nibbàna is the destruction of lust, hatred and ignorance.
Does the Arahat exist or not after death?
The Buddha replies - “The Arahat who has been released from the five aggregates is deep, immeasurable like the mighty ocean. To say that he is reborn would not fit the case. To say that he is neither reborn nor not reborn would not fit the case”.
One cannot say that an Arahat is reborn as all passions that condition rebirth are eradicated; nor can one say that theArahat is annihilated for there is nothing to annihilate.
Robert Oppenheimer, a scientist, writes: -
“If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say “no”; if we ask whether the electron's position changes with time, we must say “no”; if we ask whether the electron is at rest, we must say “no”; if we ask whether it is in motion, we must say “no”.
“The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of man's self after death; but they are not familiar answers from the tradition of the 17th and 18th centuryscience”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2020(Xem: 9102)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 24295)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 13407)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
30/03/2020(Xem: 10825)
Những người Cơ đốc giáo thường đặt vấn đề: Thượng đế có phải là một con người hay không? Nếu Thượng đế không phải là một con người thì làm sao chúng ta có thể cầu nguyện? Đây là một vấn đề rất lớn trong Cơ đốc giáo. (God is a person or is not a person?)
23/03/2020(Xem: 12108)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
01/03/2020(Xem: 13637)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được Phật cho đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
29/02/2020(Xem: 4905)
Trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay, con người đã đạt đến trình độ khoa học kỹ thuật cao, điều đó cho phép con người lý giải được nhiều hiện tượng tự nhiên mà trước đây chưa thể giải thích được. Điều đó cũng khiến cho con người cho rằng mình đã chế ngự được tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục tùng và vì thế con người cũng làm nhiều việc trái với tự nhiên, khai thác, bóc lột tự nhiên một cách thái quá làm ảnh hưởng, tác động đến chính cuộc sống của mình.
06/01/2020(Xem: 12950)
Đức Tổng Giám mục Colombo, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith người Sri Lanka,Chủ tịch Hội đồng Giám mục Sri Lanka, phục vụ Giáo hội Công giáo La Mã của Thánh Matthew ở Ekala, Sri Lanka, gần đây đã nói điều gì đó dọc theo dòng “Nhân quyền đã trở thành tôn giáo mới nhất ở phương Tây. . . Người dân Sri Lanka đã nghiêng về con người thông qua Phật giáo, truyền thống tôn giáo chính thống của họ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. . . Những người không thực hành tôn giáo là những người bị treo lên Nhân quyền”.
04/01/2020(Xem: 8415)
Bài viết nhan đề “Góp Ý Với Sư Cô Thích Nữ Thanh Tâm” của Cư sĩ Thiện Quả Đào Văn Bình trên mạng Thư Viện Hoa Sen hiển nhiên là nhiều thiện ý, đã đưa ra các nhận định mang tính xây dựng. Từ đó, tất nhiên có phản ứng, và những ý kiến trái nghịch được đưa ra. Trong mọi trường hợp, tất cả những dị kiến nên xem như chuyện bình thường.
04/01/2020(Xem: 9425)
Trong Ngũ Đăng Hội Nguyên có thiền truyện thuật lại cuộc hỏi đáp giữa Triệu Châu và Nam Tuyền: " Triệu Châu hỏi Nam Tuyền: 'Thế nào là đạo?' Nam Tuyền đáp : ‘Tâm bình thường là đạo’ (Bình Thường Tâm thị Đạo). _’Lại có thể nhằm tiến đến chăng?’ _ ‘Nghĩ nhằm tiến đến là trái’. _ ‘Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?’ _ ‘Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết. Biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy’. Ngay nơi lời này Triệu Châu ngộ lý, bèn đi thọ giới...." Vậy, thế nào là “Tâm Bình Thường”?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]